So sánh các biện pháp bảo đảm thi hành an dân sự

Các biện pháp bảo đảm thi hành án

Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014, quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án:

1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.

2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:

a] Phong toả tài khoản;

b] Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

c] Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. 

Điều 13 Nghị định 62/2015 hướng dẫn Điều 67 Luật thi hành án dân sự về việc Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án

1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.

2. Ngoài những trường hợp không tổ chức cưỡng chế thi hành án do Luật Thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.

3. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Chủ tịch Ủy bannhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo Tư lệnh quân khu và tương đương ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 172, Khoản 2 Điều 173 và Khoản 2 Điều 174 của Luật Thi hành án dân sự.

4. Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản.

Người đã nhận tài sản có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản yêu cầu người chiếm lại tài sản trả lại tài sản cho họ. Nếu người chiếm lại tài sản không trả lại thì người đã nhận tài sản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email:

Bản án, quyết định dân sự đưa ra mà không có thi hành thì bản án đấy là vô nghĩa. Vì vậy luật thi hành án ra đời. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thi hành hợp pháp, cơ quan thi hành án phải có căn cứ nhất định. Cơ quan thi hành án dân sự có hai biện pháp tiến hành gồm: Biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế. Để hiểu hơn hai biện pháp này, VPLS Long Việt xin gửi quý khách phần so sánh sau :

1. Điểm khác

VPLS Long Việt xin gửi quý khách phần so sánh sau phân biệt theo bảng sau

STT Tiêu chí Biện pháp bảo đảm Biện pháp cưỡng chế
1. Khái niệm – Là biện pháp lý đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm  ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Như vậy, ta thấy biện pháp bảo đảm là tiền đề bảo đảm cho biện pháp cưỡng chế sau này

– Là biện pháp thi hành dân sự dùng quyền lực nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.
2. Căn cứ áp dụng Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng

[Như vậy là chưa cần bản án, quyết định của tòa ; Quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì chấp hành viên có thể tự áp dụng]

Căn cứ gồm:

1. Bản án, quyết định;

2. Quyết định thi hành án;

3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.

3. Hình thức bên ngoài  Bao gồm:

– Phong toả tài khoản;

–  Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

–  Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Bao gồm:

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

2. Điểm giống

Hai biện pháp này được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước do chấp hành viên áp dụng

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LONG VIỆT

Địa chỉ: 

Tầng 1, tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437 

Email:

                                                                                   Tư vấn viên : Nguyễn Xuân Hiếu

Quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án

  • 1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
  • 2. Phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ

1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, người được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng những biện pháp mang tính quyền lực nhà nước, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, định đoạt tài sản để trốn tránh việc thi hành án. Những biện pháp này có tính chất bảo toàn tình trạng tài sàn, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ thi hành án của họ, bảo đàm hiệu quả của việc thi hành án dân sự nên được gọi là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Khi tổ chức thi hành án dân sự, tuỳ từng trường hợp chấp hành viên có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm như phong toả tài khoản; tạm giữ giấy tờ, tài sản của người phải thi hành án; tạm dừng việc đăng kí, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đều là biện pháp được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước do chấp hành viên áp dụng trên tài sản của người phải thi hành án nhưng tính chất cưỡng chế ở các cấp độ khác nhau. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, chấp hành viên đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt. Việc áp dụng biện pháp này có tác dụng ngăn ngừa việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản để trốn tránh việc thi hành án đồng thời tạo áp lực, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của họ thì cơ quan thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự pháp luật quy định để buộc người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ thi hành án của họ.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí mang tính quyền lực nhà nước, do đó toong trường hợp cần, thiết chỉ cần có căn cứ cho rằng tài sản mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang quản lí, sử dụng thuộc sở hữu của người phải thi hành án là cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp này. Sau khi đã áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án và nếu có căn cứ khẳng định tài sản đó thuộc quyền sờ hữu của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phù hợp.

thi hành các nghĩa vụ của mình đã được xác định trong bản án, quyết định được đưa ra thi hành.

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự sau này, bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án dân sự. Sau khi bị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm buộc người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ của họ. Các tài sản của người phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt hoặc bị cấm định đoạt trước đây sẽ được xử lí để thi hành án.

2. Phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ

Biện pháp phong toả tài khoản là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Việc áp dụng biện pháp phong toả tài khoản nhằm cô lập, đặt tài khoản của người phải thi hành án trong tình ứạng bị phong toả, không thể sử dụng được, ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản. Từ việc áp dụng biện pháp bảo đảm này có thể chuyển thành việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khấu trừ tiền trong tài khoản cùa người phải thi hành án để thi hành án nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án.

Biện pháp phong toả tài sản ở nơi gửi giữ là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong hành án phong toả tài khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, chấp hành viên phải ra quyết định phong toả tài khoản, tài sản. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lí tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản. Biên bản, quyết định phong toả tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong trường họp này qụyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong toả.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ kí của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó. Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chúc không nhận quyết định phải chịu ừách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sàn cung cấp. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa của đương sự, để đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án nếu xét thấy cần thiết thì chấp hành viên có thể đồng thời tạm giữ cả tài sản của người phải thi hành án.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ranh giới giữa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự với biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thu giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án không thật rõ ràng. Xét theo logic của vấn đề, tạm giữ tài sản, giấy tờ chỉ là biện pháp bảo toàn mang tính tạm thời được áp dụng đối với tài sản, giấy tờ mà người phải thi hành án đang quản lí, sử dụng khi chưa có căn cứ để khẳng định một cách chắc chắn là tài sản, giấy tờ đó thuộc sở hữu của người phải thi hành án. Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ này sẽ được chuyển đổi thành biện pháp thu giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án khi có căn cứ khẳng định các tài sản, giấy tờ bị tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án. Trong trường hợp có căn cứ để khẳng định ngay tài sản, giấy tờ mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang giữ là thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì chấp hành viên không áp dụng biện pháp bảo đảm thi hảnh án dân sự tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự mà áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thu giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án để thi hành án.

Theo quy định tại Điều 68 Luật thi hành án dân sự và Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 thì chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lí, sử dụng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện hợp tài sảỉi tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Nếu người bị tạm giữ giấy tờ, tài sản hoặc nhân thân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ kí của chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng.

Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ. Trường hợp cần thiết, chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu toà án, cơ quan có thẩm quyền xác định người có quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; trường hợp có cãn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng. Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tàỉ sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền. Chấp hành viên đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chúc, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của chấp hành viên về chấm dứt việc tạm dừng đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Quyết định tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sàn. Trường hợp cần thiết, chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu toà án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu huỷ giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đặng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

trường hợp, người phải thi hành án mặc dù có điều kiện thi hành án nhưng vẫn không tự nguyện thi hành trong thời hạn mà cơ quan thi hành án đã ẩn định, tìm cách trì hoãn, trốn tránh việc thi hành án. Trong những trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, bào đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh thì việc cưỡng chế thi hành án là hết sức cần thiết. Theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự, sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Như vậy, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải Thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc biệt của nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

Việc cưỡng chế thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Người được thi hành án không có quyền tự mình dùng sức mạnh để buộc người phải thi hành án thi hành pháp cưỡng chế thi hành án được xem là giải pháp cuối cùng và cần thiết nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người được thi hành án và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của người phải thi hành án.

Thứ ba, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án.

Khác với cưỡng chế thi hành án hình sự, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án hình sự là quyền tự do thân thể hoặc tính mạng của con người còn đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án. Theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền, giấy tờ có giá; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xừ lí tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, quyền tài sản; buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện hành vi nhất định đều không nhằm mục đích trừng trị người phải thi hành án mà chỉ nhằm mục đích buộc họ phài thực hiện những nghĩa vụ dân sự của mình đối với người được thi hành án.

Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người bị áp dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định do toà án tuyên họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

Người phải thi hành án có bổn phận thi hành các nghĩa của họ đã được xác định trong bản án, quyết định. Việc người phải thấy trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nếu không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì sẽ không thể thi hành án được.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là công cụ quan trọng để bảo vệ triệt để quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. Bởi lẽ, các biện pháp cưõng chế thi hành án dân sự được áp dụng sẽ buộc người phải thi hành án phải thực hiện một cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của họ, từ đó thực sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Ngoài ra, trong chừng mực nào đó thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án còn có ỷ nghĩa kết thúc việc thi hành án, tránh cho người phải thi hành án không phải chịu những tổn phí về tiền lãi suất do việc chậm thi hành án đem lại.

Ngoài hai ý nghĩa trên, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự còn có tác dụng lớn trong việc răn đe, giáo dục ý thức pháp luật cho mọi công dân, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật trong việc thi hành án đồng thời là cơ sở để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề