So sánh chiến lược và chính sách

Vấn đề có ý nghĩa thực tế hơn là hệ thống hóa các chínhsách có liên quan với nhau trong việc giải quyết một vấn đề kinh tế - xã hội. Những phân tích ở trên đã cho thấy rằng, khi phân tích một chính sách về một vấn đề, một nhóm mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, cần triển khai thực hiện một hệ thống các giải pháp và hoạt động có liên quan với nhau. Những giải pháp và hoạt động như thế có thể được [và thường được] điều chỉnh bằng những chính sách cụ thể. Do đó, việc hệ thống hóa các chính sách có liên quan tới một hoặc một nhóm vấn đề, một hoặc một nhóm mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho các cán bộ phân tích, đánh giá các chính sách này hình dung một cách tổng thể các chính sách cụ thể có liên quan, từ đó tập hợp các tư liệu, các văn bản về chính sách đế xem xét, phân tích và đánh giá. Hệ thống các chính sách có liên quan có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một trong những hình thức trình bày đơn giản nhất hệ thống chính sách có liên quan tới một chính sách cụthể [đối tượng trung tâm của việc phân tích, đánh giá] là phân chia các chính sách thành các nhóm chính sách ở những cấp độ khác nhau mà tiêu chí xác định cấp độ chính sách có thể là phạm vi tác động, chủ thể ban hành chính sách, quan hệ giữa các nhóm đối tượng tác động [hoặc đối tượng thụ hưởng của chính sách],...

Sau đó, những chính sách có cùng cấp độ được sắp xếp cùng nhóm, các chính sách ở cấp độ cao hơn được xếp vào nhóm trên [hoặc các nhóm trên, nếu chúng ở nhiều cấp độ cao hơn], các chính sách ở cấp độ thấp hơn được xếp vào nhóm dưới [tương tự, có thể là ở nhiều nhóm cấp thấp hơn nếu qua phân loại mà các chính sách có liên quan thuộc về những nhóm ở nhiều cấp độ thấp hơn].

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tìm ra đầy đủ các chính sách có liên quan và sắp xếp chúng vào hệ thống như thế nào cho dúng vị trí trong hệ thống chính sách nhằm giải quyết mục tiêu này? Hai câu hỏi lần lượt trả lời là mục tiêu của chính sách [câu hỏi rộng hơn chính là: vấn đề mà chính sách cần giải quyết là gì? Và chính sách nào hướng dẫn/cụ thể hóa/ chính sách nào?

Trả lời cho câu hỏi đầu tiên, có thể xác định được các giải pháp thực hiện mục tiêu của chính sách, từ đó xác định được chính sách/những chính sách có liên quan tới việc thực hiện mỗi giải pháp; chúng sẽ được tổng hợp thành hệ thống các chính sách.

Từ câu hỏi thứ hai có thể xác định các chính sách đồng cấp với chính sách cần phân tích [tức là những chính sách không nhằm cụ thể hóa chính sách đó mà cũng không phải là chính sách chung cần cụ thể hóa]. Khung lôgíc là một công cụ thích hợp để phân tích và xác định những yếu tố cấu thành chính sách được sắp xếp theo trình tự sau:

Vấn đề và bất cập \=> Mục tiêu [giải quyết vấn đề] \=> Kết quả cần đạt [để đạt mục tiêu] \=> Giải pháp chính sách/biện pháp triển khai \=> Nguồn lực cần bảo đảm.

Hệ thống chính sách liên quan tới một vấn đề cũng có thể được trình bày và mô tả theo mô hình lấy vấn đề cần giải quyết và mục tiêu cần đạt khi giải quyết vấn đề làm trung tâm. Trên cơ sở này, người ta xác định phương thức giải quyết vấn đề gắn với mục tiêu đó và biện pháp cụ thể cần thực hiện. Ở vòng ngoài, ứng với mỗi biện pháp [hoặc nhóm biện pháp], người ta sẽ liệt kê những chính sách có liên quan. Theo cách diễn đạt này, một chính sách có thể được ghi nhận ở nhiều vị trí, ứng với những giải pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu dự kiến. Đương nhiên, khi đi vào cụ thể, mỗi vị trí trong sơ đồ sẽ đề cập tới những nội dung cụ thể của chính sách được sắp xếp [hay được định vị] theo một lôgíc nhất định [không trùng lặp].

Ví dụ, mô hình này được thể hiện qua hệ thống chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công giúp mô tả một cách hệ thống và toàn diện [để không bỏ sót] nội dung của một chính sách.

Mô tả hệ thống chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với mục đích giúp người có công cải thiện được điều kiện ở của họ. Các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Hỗ trợ tài chính để người có công tự xây dựng/cải tạo nhà ở. Để thực hiện chính sách này cần có những chính sách hỗ trợ như chính sách ưu đãi người có công khi vay tiền cải tạo nhà ở, chính sách nhà ở, chính sách đất đai, .v.v…

- Biện pháp 2: Hỗ trợ người có công phát triển kinh tế để tự cải thiện nhà ở của họ. Đối với biện pháp này thì cần có các chính sách cụ thể hỗ trợ như chính sách ưu đãi người có công vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo, truyền nghề cho người có công và gia đình của họ..v.v..

- Biện pháp 3: xây nhà mới cho người có công.

Trong trường hợp cần hệ thống hóa những chính sách có phạm vi rộng, theo đuổi nhiều mục tiêu, mô hình mô tả hệ thống chính sách trên lại có thể được mở rộng.

2. Mối quan hệ giữa hệ thống chính sách với hệ thống pháp luật

Theo cách diễn đạt về các phạm trù triết học, chính sách là nội dung, các văn bản pháp luật là hình thức và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sau khi các chính sách được hoạch định, nội dung của chúng sẽ được “luật hóa", tức là được chuyển hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật. Việc đưa nội dung nào của chính sách vào văn bản luật nào tuy có căn cứ khách quan, nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan [thói quen của các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sách, tập quán pháp lý, chủ trương, nguyên tắc của các cán bộ có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan tới cả nội dung chính sách cũng như cấu trúc của các văn bản luật cụ thể,...]. Ngay cả các hình thức chế tài, xử lý các trường hợp vi phạm, không tuân thủ hoặc đi ngược lại chính sách - một nội dung rất quan trọng được quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật - cũng thường đã được cân nhắc và xác định ngay trong các chính sách.

Quá trình chuyển hóa nội dung của một chính sách vào các văn bản pháp luật nhiều khi đòi hỏi phải cụ thể hóa, thay đổi cách diễn đạt, thậm chí điều chỉnh một số nội dung, khía cạnh hoặc chủ thể chịu tác động của chính sách. Một chính sách có nội dung bao quát càng nhiều lĩnh vực thì càng được điều chỉnh bằng nhiều văn bản luật. Khi đó, nó sẽ chịu sự chi phối của càng nhiều văn bản luật cả về nội dung lẫn hình thức. Trong những trường hợp này, hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, có thế làm cho nội dung của chính sách bị lệch đi so với thiết kế ban đầu. Nhiệm vụ của công tác phân tích, đánh giá chính sách là phát hiện ra những sai lệch này để có phương thức xử lý thích hợp [thay đổi những nội dung có liên quan để bảo đảm sự nhất quán hoặc khắc phục những sai lệch này].

Ở chiều ngược lại, các văn bản luật lại là căn cứ để xem xét, xử lý các trường hợp không tuân thủ, vi phạm hoặc làm trái các chính sách. Hơn nữa, do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thường có cấu trúc theo chức năng [các “ngành luật" và các văn bản pháp lý kèm theo] nên mỗi văn bản quy phạm pháp luật thường điều chỉnh những nội dung thuộc nhiều chính sách khác nhau. Theo nghĩa này, về mặt hình thức, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo ra chỗ dựa để bảo đảm rằng các chính sách được thực thi.

Như vậy, hệ thống chính sách và hệ thống pháp luật về tổng thể là có sự tương đồng, nhưng đối với từng quan hệ xã hội, một hệ thống chính sách cụ thể và một hệ thống văn bản pháp lý về một quy phạm pháp luật cụ thể lại có sự khác biệt, độc lập đối với nhau. Một chính sách có thể được triển khai ở nhiều bộ luật, trong khi một bộ luật thường điều chỉnh một cách toàn diện một quan hệ xã hội, bao gồm những nội dung có liên quan tới nhiều chính sách khác nhau.

Ngoài ra, giữa hệ thống chính sách và hệ thống pháp luật còn có sự khác biệt ở chỗ nội dung một chính sách có thể được thể hiện dưới những hình thức khác, không phải là văn bản pháp luật. Chắng hạn, khi có những vấn đề phát sinh liên tới một chính sách cần được xử lý tức thời, những cán bộ, nhân viên có thẩm quyền có thể có những chỉ đạo, hướng dẫn tức thời [có tính chất xử lý tình huống] dựa trên những nguyên tắc đã được thống nhất nhưng chưa có quy định pháp lý nào được ban hành.

3. Mối quan hệ giữa hệ thống chính sách với hệ thốngkế hoạch

Hệ thống chính sách và hệ thống các chương trình, kế hoạch, chiến lược có mối quan hệ đa chiều, có lúc chúng tương đồng với nhau, có lúc chúng bao hàm nhau, có lúc chính sách được cụ thể hóa [và được tổ chức thực hiện] qua các kế hoạch, chương trình, chiến lược và ngược lại.

Thông thường, một chính sách sẽ được tổ chức thực hiện qua một hoặc một số chương trình, kế hoạch, thậm chí là qua những quy hoạch, chiến lược bao quát cả một khoảng thời gian khá dài. Theo nghĩa đó, các chương trình, kế hoạch là công cụ để tổ chức thực hiện một chính sách. Các chương trình, kế hoạch này có vai trò vừa cụ thể hóa mục tiêu, giải pháp hoạt động mà các chính sách đã hoạch định, vừa phân kỳ, xác địnhtiến độ thực hiện, vừa phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các chủ thế liên quan, vừa phân bổ nguồn lực cho các chủ thể, các hoạt động/giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu cũng như từng mục tiêu cụ thể mà chính sách đề ra.

Tuy nhiên, cũng có những chương trình, kế hoạch, quy hoạch hoặc chiến lược có tính tổng thể cao, bao trùm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, được thực hiện ở nhiều địa phương, lôi cuốn của nhiều tầng lớp dân cư, nhiều nhóm chủ thể xã hội khác nhau và được thực hiện trong những khoảng thời gian dài. Trong trường hợp này, để thuận tiện cho công tác tổ chức thực hiện vàphù hợp với cơ cấu tổ chức đã có sẵn, người ta có thể xây dựng và

Chiến lược khác gì so với sách lược?

Chiến lược là một tập hợp các kế hoạch được tổng hợp bao gồm nhiều phương pháp, cách thức mang tính thống nhất và xuyên suốt mọi hoạt động. Sách lược là một tập hợp các cách thức công vụ để đề ra thực hiện hoàn thành được 1 hay nhiều chiến lược được xây dựng.

Kế hoạch và chiến lược khác nhau như thế nào?

Chiến lược là một kế hoạch tốt nhất về chức năng được chọn để có được kết quả mong muốn. Một kế hoạch là một thiết kế hành động được chuẩn bị sau khi suy nghĩ thấu đáo cho các hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Đó là con đường – được chọn để đạt được mục tiêu mong muốn.

Chiến lược sản phẩm bao gồm những gì?

Chiến lược sản phẩm bao gồm quyết định, hướng đi của doanh nghiệp, các hoạt động phân tích về sản phẩm/ dịch vụ này phục vụ ai, vị trí địa lý như thế nào, mang lại giá trị gì cho người tiêu dùng và mục tiêu của doanh nghiệp trong suốt vòng đời sản phẩm.

Khái niệm quản trị chiến lược là gì?

- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. - Quá trình quản trị chiến lược bắt buộc nhà quản lý phải phân tích và dự báo các điều kiện trong tương lai gần và tương lai xa.

Chủ Đề