So sánh công tác xã hội và từ thiện

Thứ sáu, 21 tháng 03 2014 16:54

Nhằm phân biệt rõ sự khác nhau giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện, sáng 16-03-2014, dự án Sống độc lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và phát triển DRD dưới sự tài trợ của quỹ Nippon Foundation và Hiệp hội Chăm sóc Con người Nhật Bản [Human Care Association] đã tổ chức chuyên đề “Phân biệt Công tác xã hội và Từ thiện”. Chương trình thu hút 25 người tham gia gồm anh chị khuyết tật, người hỗ trợ cá nhân, tình nguyện viên. 


Chị Thu Huyền chia sẻ ý kiến về khác nhau giữa Công tác xã hội và từ thiện

Bên cạnh lý thuyết, tham dự viên đã thảo luận sôi nổi các tình huống thực tế và có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề được giải thích cặn kẽ bởi Thạc sĩ Lưu Thị Ánh Loan và nhân viên dự án.

Theo đó hoạt động từ thiện chủ yếu xuất phát từ lý do cá nhân muốn làm điều tốt để giúp đỡ người khác. Các hình thức của hoạt động từ thiện thường là tặng quà [nhu yếu phẩm, quần áo, bánh kẹo…] hoặc xây nhà, xây cầu. Tuy nhiên thời gian thực hiện ngắn chỉ từ một buổi đến một vài tháng, không có sự tham gia của người dân, tính bền vững và hiệu quả giúp đỡ không được lâu dài. 


Nhóm thảo luận về Công tác xã hội và từ thiện.

Trong khi đó, hoạt động công tác xã hội là một ngành khoa học có phương pháp nhằm giúp cá nhân hay cộng đồng tự giải quyết những vấn đề của họ. Hoạt động này gồm có 5 bước cụ thể: Xác định và định nghĩa vấn đề, Phân tích vấn đề, Lên kế hoạch giải quyết, Thực hiện kế hoạch và Lượng giá hoạt động. Công tác xã hội quan tâm đến nhiều đối tượng khác nhau như: người khuyết tật, người cao tuổi, người nghèo, bệnh nhân trongbệnh viện, lao động trong nhà máy, học sinh trong trường học, tội phạm…

Bảy nguyên tắc nghề nghiệp trong công tác xã hội:

  • Chấp nhận thân chủ.
  • Tạo điều kiện, tình huống để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề.
  • Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ.
  • Cá biệt hóa. Xem thân chủ như một thực thể riêng biệt, không so sánh.
  • Kín đáo, giữ bí mật.
  • Luôn ý thức về vai trò của mình.
  • Xây dựng mối quan hệ công việc với thân chủ 

Bản tin DRD


Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?

Hợp tác Đóng góp

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Công tác xã hội có phải là hoạt động từ thiện?

Khi hỏi “bạn hiểu công tác xã hội là gì?”chúng tôi đã nhận được nhiều câu trả lời cho rằng công tác xã hội là làm từ thiện, tình nguyện. Vậy cách hiểu này có đúng hay không?

Công tác xã hội và hoạt động từ thiện có điểm tương đồng là những hoạt động trợ giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn giải quyết vấn đề, giúp họ có cơ hội vươn lên và hoà nhập cộng đồng. Cũng chính vì đặc điểm này nên từ lâu người ta thường nghĩ công tác xã hội là những hoạt động mang tính từ thiện.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện thể hiện sâu sắc ở động cơ trợ giúp, phương pháp trợ giúp, yêu cầu về chuyên môn và kết quả của sự trợ giúp đó. Hoạt động từ thiện chủ yếu hướng tới giúp đỡ đối tượng giải quyết vấn đề tức thời như tặng quần áo, hỗ trợ lương thực... giúp họ tạm thời vượt qua khó khăn ở thời điểm hiện tại. Công tác xã hội hướng tới mục đích cơ bản là trợ giúp cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn giải quyết vấn đề không chỉ tại thời điểm hiện tại mà còn giúp họ nâng cao năng lực và thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề, kết nối giữa người dân với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội để họ có kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề trong tương lai một cách hiệu quả.

Các chức năng của CTXH đó là:

- Chức năng phòng ngừa: Ví dụ như những hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cá nhân hay gia đình, việc cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến thức về ma tuý để phòng tránh... đều có ý nghĩa cho công tác phòng ngừa.

- Chức năng can thiệp: Ví dụ như hoạt động trợ cấp khi cộng đồng bị lũ lụt, thiên tai, hoạt động can thiệp bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ bị bạo hành, hoạt động tham vấn, trị liệu khủng hoảng khi một bé gái bị xâm hại tình dục... là hoạt động can thiệp giải quyết vấn đề.

- Chức năng phục hồi: Ví dụ như giúp những người đói nghèo xoá được đói, vượt khỏi nghèo; hỗ trợ người khuyết tật phục hồi các chức năng [sinh hoạt, lao động, xã hội]; giúp trẻ lang thang trở về với gia đình; giúp người nghiện ngập, mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng; trợ giúp những trẻ em bị vi phạm pháp luật được giáo dục hoà nhập...

- Chức năng phát triển: Ví dụ như các chương trình giải quyết việc làm, các dịch vụ đào tạo kỹ năng cho người thất nghiệp, hướng dẫn các gia đình nghèo làm kinh tế, chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ...

Như vậy, công tác xã hội KHÔNG PHẢI là hoạt động từ thiện, mà là hoạt động mang tính chuyên nghiệp, một nghề chuyên môn, nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực và tăng cường các chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ, giúp mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Công tác xã hội đượcquy định rõ tại Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.

Một số hoạt động của giảng viên và sinh viên Khoa Tâm lý Giáo dục và Công tác xã hội Trường Đại học Tân Trào

Chu Thị Mỹ Nga- Khoa Tâm lý GD&CTXH

Nhìn bên ngoài, công tác xã hội và công tác từ thiện đều là hành động giúp đỡ người khác, nhưng so sánh kỹ hơn thì cả hai lại khác xa nhau về mặt phương pháp, hiệu quả và có khi ngay cả động cơ. Trước đây, người ta hay dùng cụm từ “xoa dầu cù là” để nói về tính hiệu quả nhất thời của công tác từ thiện. Có thể hiểu rõ hơn thông qua một ví dụ, khi thấy 1 đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ, người cho đứa trẻ đó tiền hoặc đồ ăn, thức uống để nó có được bữa ăn no bụng thì hành động đó chính là công tác từ thiện. Nhưng sau hành động đó, đứa trẻ ấy vẫn sẽ tiếp tục đi ăn xin và hình thành tính ỉ lại, lười lao động. Ngược lại, nếu ai đó có thể đưa đứa trẻ tới một trung tâm xã hội, ở đấy đứa trẻ sẽ được học chữ, học nghề, được rèn luyện đạo đức thì biết đâu sẽ trở thành 1 người tốt và có ích cho xã hội. Thay vì cho tiền, việc giúp người yếu thế trở nên tự lực là cần thiết hơn, để làm được điều này đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học, nhiều công phu và thời gian. Lúc này, đòi hỏi sự can thiệp của một nhà chuyên môn gọi là nhân viên xã hội chuyên nghiệp được đào tạo về công tác xã hội một cách bài bản.

Đừng lầm tưởng công tác xã hội với công tác từ thiện

Công tác xã hội – “Giúp người để người tự giúp”

Người xưa có câu “cho cần câu thay vì cho cá” và công tác xã hội được hiểu nôm na là “Giúp người để người tự giúp”.Muốn làm được như vậy, nhân viên công tác xã hội cần phải hiểu rõ đối tượng và nhu cầu của họ, giúp họ khắc phục mặt yếu kém và nhất là phát huy mặt mạnh để tự vươn lên.

Công tác xã hội không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp phòng ngừa chúng, góp phần cải tạo và phát triển xã hội, mục đích cuối cùng mà nghề công tác xã hội hướng đến là công bằng xã hội và an sinh xã hội cho mọi người. Công tác xã hội là nghề không chỉ làm việc cá nhân, mà cả nhóm, tập thể và cộng đồng.

Để hoạt động có hiệu quả thì người muốn làm công tác xã hội phải được đào tạo bài bản. Việc học không khó bởi hiện nay có rất nhiều trường tuyển sinh ngành công tác xã hội, do đó, bạn có thể theo học từ các khóa ngắn hạn đến các bậc trung cấp, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,…

>>> Học ngành công tác xã hội ở đâu ?

Công tác từ thiện – Chỉ cần lòng tốt

Công tác xã hội cần phải học còn công tác từ thiện thì chỉ cần lòng tốt, nhưng lòng tốt không được soi sáng, lắm khi có tác hại.

Bạn đã bao giờ nghe về câu chuyện chú khỉ tốt bụng chưa? Chú khỉ đang ngồi trên cành cây bỗng 1 cơn bão ập tới, ngó xuống dòng suối dưới chân mình khỉ thấy có 2 con cá đang bơi. Tưởng những con cá đang gặp tình cảnh giống mình, khỉ sợ cá chết đuối nên nhảy xuống vớt chúng lên để lên cành cây. Khi mưa tạnh khỉ ngạc nhiên không biết tại sao các chú cá lại vô ơn không nói lời cảm ơn mình. Hóa ra khi được vớt lên, do thiếu nước cá đã chết lúc nào không hay. Qua câu chuyện có thể rút ra bài học, giúp mà không hiểu bản chất và nhu cầu đối tượng thì có thể sẽ phản tác dụng và vô tình hại lại đối tượng đó.

>>> Cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội

Điều quan trọng cho mọi hành động là động cơ, Công tác xã hội có động cơ duy nhất là lợi ích của đối tượng được giúp đỡ, Công tác từ thiện phần lớn cũng có động cơ như vậy, tuy nhiên cũng có những động cơ không phải là người có nhu cầu.

Trên thực tế, có không ít người đi làm từ thiện để thỏa mãn nhu cầu tâm lý riêng của mình [để nổi tiếng, để xoá đi mặc cảm hay nỗi buồn nào đó]. Ai cũng có nhu cầu tâm lý riêng nhưng phải đặt nhu cầu của người mình muốn giúp lên trước, có như vậy việc làm mới có hiệu quả.

Hiện nay ở nhiều quốc gia, nếu các doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận cho công tác nhân đạo thì sẽ được miễn giảm thuế. Ở nước ta, các doanh nghiệp cũng ngày càng có xu hướng bảo trợ các chương trình nhân đạo. Điều này rất tốt nếu các nguyên tắc khoa học cũng như đạo đức nghề Công tác xã hội luôn được tôn trọng. Với một nhân viên công tác xã hội, cần hết sức nhạy bén về động cơ giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và về các mặt khác nhau của hiệu quả cuối cùng.

Bạn đã thực sự hiểu rõ về ngành công tác xã hội ? Tham khảo thêm thông tin tại đây:

✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

  • Tuyển sinh ngành Dược
  • Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
  • Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
  • Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
  • Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
  • Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
  • Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
  • Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
  • Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
  • Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
  • Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
  • Tuyển sinh ngành Kế toán
  • Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
  • Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội [Đối diện ĐH Thương Mại]

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email:

 Website chính thức| //htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| //www.facebook.com/htt.edu.vn/

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Video liên quan

Chủ Đề