So sánh điểm thi đại học các năm

Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, Điểm chuẩn Đại học 2021, 2022

Với hơn 8 năm cung cấp dịch vụ tra cứu điểm thi: Diemthi.TuyenSinh247.com tự hào là trang web cập nhật  nhanh và chính xác kết quả thi và những thông tin hữu ích mùa thi tới hàng triệu thí sinh trên cả nước.

Bộ GD&ĐT vừa công bố kết quả đối sánh điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 của 9 môn. TS Lê Thống Nhất cho rằng, kết quả đối sánh điểm học bạ và điểm thi của nhiều tỉnh thành cơ bản trùng.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số địa phương điểm học bạ và điểm thi chênh nhau đến hơn 3 điểm, điển hình là môn Lịch sử và tiếng Anh. Điều này cho thấy việc đánh giá học sinh ở các trường phổ thông trên tỉnh, thành phố này cần thay đổi.  

10 tỉnh, thành chênh giữa học bạ và điểm thi môn Lịch sử cao nhất cả nước:

Tỉnh, thành phố Điểm học bạ Điểm thi Chênh
Hà Nội 4,855 8,231 3,376
Long An 4,931 8,321 3,371
Phú Yên 4,561 7,926 3,366
Sóc Trăng 4,707 8,046 3,339
Hải Phòng 5,142 8,310 3,168
Bến Tre 5,132 8,265 3,133
Bình Định 4,567 7,731 3,164
Bắc Ninh 4,889 7,904 3,015
Đà Nẵng 4,526 7,587 3,061
Quảng Ninh 4,876 7,792 3,006

Qua kết quả đối sánh, TS Thống Nhất cho rằng, còn sự chênh lệch điểm thi và học bạ thì chứng tỏ chúng ta không thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Khi nào điểm thi trùng điểm học bạ thì mới bỏ được kỳ thi, nhưng cái đích đó còn khá xa mới có thể thực hiện được.

Trong khi đó, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức [Đại học Quốc gia Hà Nội] nhận xét, kết quả đối sánh điểm thi và điểm học bạ các môn Toán, Ngữ văn, Hoá học, Địa lý, Vật lý, Sinh, Giáo dục công dân khác biệt không lớn. Điều này giúp các trường đại học xét tuyển đầu vào bằng học bạ có thể yên tâm sử dụng phương thức này.

Phân tích cụ thể đối sánh điểm thi và học bạ của từng môn, có thể thấy môn Toán và Ngữ Văn độ chênh lệch giữa điểm thi với điểm học bạ của tất cả các địa phương là tương đối thấp. Độ chênh với môn Toán cao nhất là 1,6, môn Văn là 1,4, nhưng số lượng địa phương có mức chênh lệch này rất ít.

Trong khi đó ở các môn khác, một số địa phương tương đối ổn đinh, cũng xuất hiện địa phương chênh lệch điểm thi và học bạ lớn. Điều này cho thấy, trên cả nước 2 môn Toán, Văn vẫn được chú trọng trong dạy học nhiều nhất.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2021.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường đại học FPT, điểm khá hay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hai năm nay là Bộ GD&ĐT thực hiện đối sánh điểm thi và điểm học bạ. Mức chênh lệch giữa trung bình điểm học bạ lớp 12 và trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay so với năm trước gần như tương đồng.

Ví dụ năm 2020, chênh lệch điểm của Bình Dương rất ít thì năm nay cũng vậy. Một số tỉnh độ chênh nhiều thì năm nay vẫn nằm trong danh sách độ lệch cao. Điều này rất dễ cho các trường đại học khi xét tuyển bằng học bạ.

Ông Tùng cho rằng, điểm chênh lệch này giống như hệ số điều chỉnh, các trường hoàn toàn có thể dựa vào đó để điều chỉnh cho phù hợp.

Kết quả so sánh cụ thể từng môn của 63 tỉnh, thành như sau:

Hà Cường

Thí sinh đang làm thủ tục trước giờ thi môn ngoại ngữ tại điểm thi Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng với ảnh hưởng dịch COVID-19 trong thời gian qua, mức độ khó của đề thi và dự đoán phổ điểm của các giáo viên THPT là hoàn toàn phù hợp. Đề thi có độ phân hóa tốt, phổ điểm có thể biến động nhưng điểm chuẩn của các trường ĐH rất có thể không có sự biến động lớn so với năm 2021. 

"Hiện nay với nhiều phương thức xét tuyển, các trường ĐH đã chủ động trong việc xác định tỉ lệ trúng tuyển của mỗi phương thức để không tạo sự thay đổi lớn về điểm chuẩn. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng đào tạo là rất quan trọng nên điểm chuẩn/chất lượng đầu vào sẽ được các trường cân nhắc giữ ổn định tương đối so với các năm trước" - ông Lý nhận định.

Xét tuyển bằng điểm thi THPT sẽ tăng

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - với thực tế đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022, dự báo chỉ môn ngoại ngữ vùng điểm 9-10 số lượng ít hơn năm ngoái, trong khi các môn còn lại như toán, lý, hóa, sinh, văn... số thí sinh có mức điểm 9-10 khả năng bằng hoặc ít hơn năm ngoái một chút.

"Chính vì vậy, tổng số thí sinh tổ hợp A01 đạt điểm 26 - 30 sẽ giảm, còn các tổ hợp A00, C00, D01... sẽ xấp xỉ năm ngoái. Tuy nhiên, do năm nay các trường ĐH dành chỉ tiêu cho xét tuyển theo điểm thi THPT thấp hơn năm ngoái, đồng thời do Bộ GD-ĐT sẽ siết chỉ tiêu thông qua phần mềm nên số chỉ tiêu xét học bạ sẽ dồn qua diện xét tuyển theo điểm thi THPT. 

Một yếu tố nữa ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng thí sinh đăng ký vào các trường là nhiều trường chuyển sang tự chủ nên mức học phí khá cao khiến cho nhiều em mặc dù mong muốn nhưng không chọn nguyện vọng 1 vào các trường này. Nhiều khả năng điểm chuẩn vào các ngành "hot" của các trường tốp trên sẽ bằng điểm chuẩn năm 2021, trừ tổ hợp A01 giảm 0,25 - 0,5 điểm" - ông Dũng dự báo.

Trong khi đó, ThS Nguyễn Anh Vũ - trưởng phòng tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho rằng với những dự đoán phổ điểm, để đạt điểm 7-8 không khó, nhưng điểm 9-10 sẽ ít hơn năm trước. Như vậy, điểm chuẩn các trường tốp dưới và tốp giữa sẽ không thay đổi nhiều. 

"Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, năm nay cơ cấu tỉ lệ chỉ tiêu dành cho các phương thức xét tuyển không thay đổi so với năm trước, trong đó chỉ xét điểm thi THPT 60 - 65%. Với quy định tuyển sinh của Bộ GD-ĐT năm nay, ở các phương thức xét tuyển sớm thí sinh chưa được xác nhận nhập học.

Trong khi các năm trước, thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ THPT hay xét điểm thi đánh giá năng lực có thể xác nhận nhập học luôn, không đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT nữa. Nhưng năm nay các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức khác vẫn được đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT. Do vậy, dù một số trường có giảm chỉ tiêu xét điểm thi THPT nhưng chắc chắn số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức này sẽ tăng. Do vậy, dự báo điểm chuẩn vào các trường tốp trên có thể như năm trước hoặc giảm nhẹ một chút ở vài ngành" - ông Vũ nói.

Ngành "hot" điểm vẫn sẽ rất cao

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho rằng khi đề thi có sự phân hóa tốt sẽ giúp các trường ĐH có sử dụng kết quả thi xét tuyển thuận lợi hơn, chọn được đúng thí sinh thật sự giỏi. 

"Về nguyên tắc, nếu đề thi tốt nghiệp THPT năm nay có sự phân hóa tốt thì phổ điểm sẽ thấp hơn các năm. Đề khó thì số thí sinh đạt điểm cao giảm, nhưng đối với các em có năng lực nổi trội vẫn làm được các câu hỏi rất khó trong đề thi nên mức điểm của những em này cũng sẽ đạt được 9-10. 

Đối với Trường ĐH Y dược TP.HCM, chỉ tiêu tuyển sinh luôn ít, trong khi số thí sinh đăng ký xét tuyển rất đông và đều là thí sinh rất giỏi, nên dù đề có khó hơn một chút nhưng điểm chuẩn của trường cũng sẽ không thay đổi nhiều. Vì thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường đều có mức điểm nằm ở tốp trên, cao nhất" - ông Khôi dự báo.

ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho rằng: "Vẫn như những năm trước, dù phương thức nào đi nữa, các ngành nhiều thí sinh quan tâm [ngành "hot"] thì cơ hội trúng tuyển vẫn khó hơn các ngành khác. Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT cũng vậy, điểm chuẩn các ngành "hot" sẽ cao, thậm chí cao hơn các năm trước. 

Tuy nhiên, các ngành khó tuyển [ít thí sinh chọn] lại có điểm chuẩn rất thấp, nhiều khi bằng ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào [điểm sàn] mà các trường công bố. Nhóm điểm chuẩn các năm trước từ 18 - 24 điểm cần chờ sau khi Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm thi THPT sẽ biết xu hướng tăng hay giảm".

Tương tự, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cũng cho rằng dù đề thi phân hóa tốt nhưng những thí sinh giỏi, những ngành "hot", trường "hot" vẫn lấy điểm cao. 

"Đề thi phân hóa sẽ tạo điều kiện cho các trường chọn đúng người học giỏi như mong muốn. Tuy nhiên, tôi cho rằng các ngành có điểm chuẩn cao các năm trước thì năm nay vẫn sẽ tiếp tục cao vì các thí sinh xuất sắc dù đề thi kiểu nào chắc chắn họ vẫn đăng ký vào những trường, ngành "top". Riêng tại trường chúng tôi năm nay dành 50 - 60% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi THPT. Với thực tế tác động của dịch bệnh và đề thi vừa qua, nhiều khả năng điểm chuẩn các ngành "hot" cũng sẽ như năm ngoái" - ông Hạ dự đoán.

Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2022

Thí sinh tỉnh Kiên Giang vui vẻ và thoải mái sau khi thi môn ngoại ngữ vào chiều 8-7 - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ngay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, ngày 24-7 báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học [Bộ GD-ĐT] tổ chức Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 đồng thời tại TP.HCM và Hà Nội.

Tại TP.HCM, ngày hội được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa [268 Lý Thường Kiệt, quận 10]. Ngày hội tại Hà Nội được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội [số 1 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng]. Tại ngày hội, các chuyên gia từ Bộ GD-ĐT và các trường đại học sẽ tư vấn cho thí sinh cách xét tuyển vào trường, ngành phù hợp.

Bắt đầu chấm thi tốt nghiệp THPT

Từ sáng 9-7, nhiều địa phương đã bắt đầu triển khai công tác chấm thi tốt nghiệp THPT. Các hội đồng thi tổ chức chấm thi, gửi dữ liệu kết quả thi về bộ và đối sánh kết quả thi hoàn thành chậm nhất ngày 22-7. Bộ GD-ĐT sẽ công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24-7.

Theo ông Lê Mỹ Phong - phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT], việc chấm thi năm nay cơ bản thực hiện như năm 2021. Trong khâu làm phách với bài thi tự luận, địa phương được quyết định phương án làm 1 vòng hay 2 vòng nhưng đều phải quán triệt thực hiện theo quy định. "Nếu như năm trước điện thoại cố định vòng ngoài chỉ cần có loa ngoài thì năm nay yêu cầu phải có chức năng ghi âm và có loa ngoài do công an kiểm soát liên tục 24 giờ/ngày để liên lạc với hội đồng thi/ban chỉ đạo thi các cấp; mọi liên lạc qua điện thoại đều phải ghi âm, bật loa ngoài, ghi biên bản có chữ ký của các thành phần liên quan; việc chấm bài thi của thí sinh F0 cũng được lưu ý" - ông Phong cho hay.

Cẩn trọng xếp thứ tự nguyện vọng

ThS Phùng Quán cũng lưu ý năm 2022 do Bộ GD-ĐT có sự điều chỉnh về đăng ký xét tuyển ĐH nên việc đăng ký nguyện vọng các phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống rất quan trọng. Việc đăng ký nguyện vọng của phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT, đồng thời với đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của các phương thức xét tuyển sớm [không giới hạn số lần] trong thời gian quy định, nên thí sinh cần cẩn trọng đưa ra quyết định xếp thứ tự các nguyện vọng. Nguyện vọng ưu tiên nhất, nguyện vọng số 1 là nguyện vọng yêu thích nhất. Mỗi phương thức có một tỉ lệ tuyển nhất định, nên nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mà thí sinh yêu thích bằng phương thức xét tuyển sớm thì thí sinh nên để nguyện vọng 1.

Tuyển sinh 2022: Xét tuyển thẳng đại học ra sao?

TRẦN HUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề