So sánh kiểu dạy học truyền thống với kiểu dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Day học lấy học sinh làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [853.18 KB, 35 trang ]



Bài 2:
DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

MỤC TIÊU
TẬP HUẤN
Hiểu được cách tiếp cận dạy học lấy học sinh
làm trung tâm [ HS TT]
Biết được các dấu hiệu đặc trưng của dạy học
truyền thống và dạy học lấy HS TT
qua bảng so sánh
Xác định được các hoạt động mà GV và HS
có thể tiến hành dạy học theo HS TT
trong quy trình một bài học

NỘI DUNG
TẬP HUẤN

1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là gì?
2. Những đặc trưng của dạy học lấy học sinh làm trung tâm
5. Vai trò của giáo viên trong một bài học sử dụng
phương pháp HS -TT
6. Vai trò của học sinh trong một bài học sử dụng phương
pháp HS- TT
3. Một số kĩ năng cơ bản có thể sử dụng trong dạy học
theo PP lấy HS làm trung tâm
4. Thiết kế kế hoạch bài học sử dụng cách tiếp cận lấy học
sinh làm trung tâm
7. Chia sẻ, rút kinh nghiệm


Trò chơi : Vẽ hình
Cách chơi
- Người tham gia trò chơi vẽ vào tờ giấy A4 .
- Người hướng dẫn nêu yêu cầu, học viên vẽ theo lệnh đã nghe.
- Chỉ có thông tin một chiều - tức là giảng viên hướng dẫn cho học viên và học viên không
được nói gì.
- Người hướng dẫn không quan sát hình vẽ của học viên và học viên cũng không được hỏi
gì, thậm chí cũng không được góp ý hay nghe lời bình luận nào của GV.

* Hoạt động 1: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là gì?
HV hiểu được bản chất của dạy học lấy HS làm trung tâm và sự cần thiết phải áp dụng dạy học
lấy HS làm trung tâm.

* Hướng dẫn cách vẽ:
- Vẽ một hình tam giác
- Dưới hình tam giác vẽ 2 hình tròn
- Dưới 2 hình tròn vẽ một hình chữ nhật
- Dưới hình chữ nhật vẽ một hình elip
- Dưới hình elip vẽ tiếp 2 hình tròn
- Dưới 2 hình tròn là một đoạn thẳng.


Kết quả của hình học viên đã vẽ không giống nhau, vì học viên chỉ vẽ theo lệnh của
giảng viên; lệnh của giảng viên đưa ra mỗi người sẽ hiểu theo một cách khác nhau, không
có sự trao đổi giữa học viên với học viên và giữa giảng viên với học viên. Điều này tương
tự như phương pháp [ PP] dạy học mà "thầy giảng, học sinh nghe thụ động".
Kết quả:
Hình vẽ của học viên không giống nhau.
Ý nghĩa trò chơi:


Cách chia:
Điểm danh từ 1 đến 6 theo hàng ngang cho đến hết;
Các đ/c mang số 1 ngồi vào một nhóm, số 2 vào một nhóm, tương tự số 3,4,6.

b. Chia nhóm
* Các thành viên suy nghĩ 3 phút và ghi lại ít nhất 1 điều đã học thành công trong
cuộc đời mình.
Ví dụ:
lái xe ô tô, xe gắn máy , chơi một nhạc cụ, bắt cá bằng lưới hay cần câu, xây nhà,
trồng rau, trồng lúa, khiêu vũ, may quần áo, làm đồ dùng bằng tre, chơi bóng đá, chơi
cầu lông, bơi lội, nuôi tôm, nuôi cá vv

- Mỗi đ/c nêu một thành công trong cuộc đời mình.
Đ/c học như thế nào mà thành công như vậy?


* Trước đây người ta tin rằng trẻ em chỉ học hiệu quả nhất nếu giáo viên giảng giải kiến
thức một cách rõ ràng, còn HS thì nghe và ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó. Trọng tâm của dạy học
là kiến thức mà các em thu được.
* Nếu hoạt động dạy học chỉ là tiến trình một chiều thì tất cả chúng ta đều có thể học được
từ sách, băng video, ti vi, đài và như vậy có lẽ GV là không cần thiết. Tuy nhiên, dạy học lại là
một quá trình hoạt động hai chiều trong đó:
- HS có thể hỏi GV để được giải thích những điểm còn mơ hồ hoặc làm sáng tỏ những
điểm khó mà các em có thể gặp phải khi học.
- GV cần những thông tin phản hồi từ HS về những gì các em hiểu hoặc chưa hiểu.
* Các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em học hiệu quả nhất khi các em được tích cực
tham gia vào quá trình học tập. Dạy học đã chuyển từ giảng giải, ghi nhớ sang việc tổ chức của
GV và hoạt động học tập của HS.
*Dạy học lấy học sinh làm trung tâm đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học,
tạo cơ hội tới mức tối đa để HS tham gia tích cực vào quá trình dạy học thông qua các hoạt

động:

Trải nghiệm:
Giao tiếp:
Tương tác:
Học qua thực tế, học từ kinh nghiệm, thông qua việc làm và qua khám phá tìm tòi.
Chia sẻ những điều đã học và cách học với người khác.
Chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè và học hỏi từ bạn bè cũng như người lớn.
Rút kinh nghiệm:
Suy nghĩ về kinh nghiệm học tập của mình, vận dụng những điều đã lĩnh hội
để áp dụng vào tình huống khác.

Học bằng kinh nghiệm, bằng cách nhìn, lắng nghe, làm thử - thành công,
thỉnh thoảng phạm sai lầm và thất bại, và phải gắng làm lại lần nữa. Chúng ta học
bằng cách đối diện với các vấn đề trong cuộc sống và giải quyết các vấn đề đó. Trải
nghiệm là người thầy tốt nhất.
Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn nghĩ cách tạo cho các em cơ hội trải
nghiệm, càng nhiều càng tốt, tại trường học bằng cách cho phép các em học qua
LÀM!
Năm 450 trước công nguyên, Khổng Tử đã nói về việc học như sau:
Tôi nghe và tôi quên; tôi nhìn và tôi nhớ;
tôi làm và tôi hiểu.


Bước 1:
- Học viên suy nghĩ và nêu những hiểu biết về cách dạy học lấy HS làm trung
tâm .
- Mỗi nhóm ghi lên mạng ý nghĩa nhưng ý kiến về dạy học HS -TT của các
thành viên:
* Hoạt động 2: Những đặc trưng của dạy học lấy học sinh làm trung tâm

HV biết và hiểu được một số dấu hiệu đặc trưng của dạy học lấy HS TT, những nhân tố
chính đảm bảo sự thành công trong việc áp dụng phương pháp HS - TT

Giáo viên khuyến
khích và hỗ trợ cho
học sinh hoạt động
Học sinh tự trình bày
sản phẩm
Học sinh hoạt động
là chủ yếu
Học sinh trao đổi
giúp đỡ lẫn nhau
Giáo viên quan
tâm nhiều đến tất
cả HS
Học sinh phát
huy tính chủ
động tích cực
Học sinh trực tiếp
sử dụng đồ dùng
dạy học
Học sinh có cơ hội
học từ những gì
các em làm
Học sinh đánh giá
sản phẩm của
nhau
Học sinh có cơ hội
giao tiếp và trao
đổi với bạn bè và

giáo viên
Dạy học
lấy học sinh
làm trung tâm

Bước 2: Thảo luận nhóm và chọn những yếu tố đặc trưng của dạy học lấy học sinh làm trung
tâm đã có trên mạng ý nghĩa [ thể hiện ở hoạt động của GV, HS ] và điền vào 2 cột sau:
Giáo viên Học sinh









Bước 3: Các nhóm trình bày và chia sẻ kết quả thảo luận:
Các yếu tố đặc trưng của dạy học lấy HS - TT
Giáo viên Học sinh
- Là người cố vấn, tổ chức hoạt động,
giúp đỡ và hỗ trợ HS học tập
- Quan tâm đến tất cả HS
- Khuyến khích, gợi mở, giao việc cho
HS thực hiện các hoạt động phù hợp với
trình độ và nhu cầu học tập của HS.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả đồ dùng
dạy học
- Động viên, khuyến khích HS khi các em
có tiến bộ

-

- Phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo trong hoạt động học tập
- Có cơ hội được trao đổi với GV, bạn
học và được giúp đỡ lẫn nhau
- Trình bày kết quả thảo luận trước bạn
bè thầy cô, được đánh giá bạn cùng học
và tự đánh giá bản thân
- Được sử dụng đồ dùng dạy học
- Có các hoạt động để thực hiện và học từ
những gì các em làm
-


Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là thuật ngữ dùng để miêu tả cách dạy
của GV và cách học của HS nhằm tạo cơ hội cho HS tự khám phá, tìm tòi các khái
niệm và các thông tin mới với sự hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn của GV [ mà
không chỉ dựa vào việc lắng nghe và ghi nhớ những gì GV nói].

Bước 4: HV tham khảo bảng so sánh dưới đây giữa dạy học tập trung vào người dạy [ GV là
trung tâm] và dạy học lấy HS làm trung tâm:
Dạy học tập trung vào người dạy
- GV chú ý nhiều đến việc trình bày kiến
thức.
- Các kỹ năng sư phạm tập trung vào việc
giảng giải.
- HS tiếp thu kiến thức thụ động.
- HS tập trung vào việc nhớ, luyện tập và làm
theo.

- GV quan tâm đến sản phẩm cuối cùng và
đánh giá theo định kì bằng bài kiểm tra để
đánh giá mức độ hiểu của HS.
- GV là người gợi mở, hỗ trợ HS tìm ra kiến
thức dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết đã
có.
- HS có cơ hội thực hành, tương tác với bạn và
với môi trường xung quanh.
- HS có vai trò tích cực trong học tập.
- HS có cơ hội học tập thông qua quan sát, tìm
hiểu, khám phá, thử nghiệm, giao tiếp trao đổi với
nhau và tự rút kinh nghiệm.
- GV quan tâm đến toàn bộ quá trình học và
cách học của HS cũng như kết quả mà HS đạt
được hàng ngày dựa trên những nhận xét, đánh
giá kịp thời của GV.
- HS thường làm việc đơn lẻ.
- GV tập trung vào việc dạy rập khuôn theo
chương trình, sách giáo khoa; không chú ý
đến sự tiếp thu của HS.
- HS thường làm việc theo cặp hoặc theo nhóm.
- GV tập trung vào việc dạy HS và đáp ứng nhu
cầu học tập của HS theo đúng trình độ tiếp thu
của chúng.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

* Thảo luận nhóm câu hỏi sau:
- Khi tiến hành dạy học lấy HS làm trung tâm, GV cần biết các kĩ năng cơ bản gì ở các giai
đoạn:
+ Chuẩn bị kế hoạch bài học ?

+ Thực hiện kế hoạch bài học ?
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm ?
- Hãy nêu quy trình dạy học thể hiện ở 3 giai đoạn trên.
* Hoạt động 3: Một số kỹ năng cơ bản có thể sử dụng trong dạy học lấy HS làm trung
tâm.
- HV xác định được một số kỹ năng cơ bản có thể sử dụng trong dạy học lấy HS làm trung
tâm.
- HV có thể vận dụng các kỹ năng trong dạy học lấy HS làm trung tâm.

Để áp dụng dạy học lấy HS làm trung tâm GV phải có những hiểu biết về lí luận và
có các kĩ năng hỗ trợ cần thiết. GV cũng cần biết vận dụng những hiểu biết và kĩ năng đó vào
công việc dạy học. Các kĩ năng dạy học rất đa dạng và có ở tất cả các phần trong quá trình
dạy học và được thể hiện trong hoạt động dạy học thực tế của mỗi bài học. Trước hết phải kể
đến các kĩ năng nhằm truyền đạt thông tin - đó là kĩ năng: đặt câu hỏi, giải thích, hướng dẫn,
minh họa, thiết lập mối quan hệ với HS, khen ngợi HS, quản lý lớp học và đánh giá kết quả
học của HS. Với việc dạy học lấy HS làm trung tâm, cũng cần có những kỹ năng dạy học
khác, đặc biệt xoay quanh 2 yếu tố cơ bản là sử dụng nhóm và tổ chức các hoạt động tích
cực.
Để HS thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học, GV phải luôn hướng vào
người học, dựa vào nhu cầu của người học trong suốt quá trình dạy học. Quá trình này được
biểu thị qua 3 giai đoạn chính trong quy trình dạy học. Kèm theo mỗi giai đoạn sẽ có các kĩ
năng cụ thể mà chúng ta cần phải biết và thực hiện. Sau đây là sơ đồ biểu thị 3 giai đoạn
chính trong một quy trình dạy học, kèm theo mỗi giai đoạn là các kĩ năng cụ thể mà GV cần
biết vận dụng.

Đánh giá,
rút kinh nghiệm
Thực hiện
kế hoạch bài học
[ Dạy - học ]

Chuẩn bị
kế hoạch bài học
[ mục tiêu, các hoạt động dạy
học, đồ dùng dạy học]

Một số kĩ năng chính
ở từng giai đoạn của
quá trình dạy học
- Xác định mục tiêu [ mục đích yêu cầu] của từng bài dạy.
- Viết mục tiêu dưới
dạng cụ thể, đo được với ngôn từ phù hợp.
- Soạn cẩn thận nội dung của từng phần trong bài dạy để đạt
được mục tiêu đề ra .


- Lựa chọn nội dung trong từng hoạt động sao cho HS lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản
để tự mình khám phá kiến thức mới.
- Lựa chọn các hoạt động dạy học để đáp ứng đúng nhu cầu học tập của cá nhân hay của
nhóm HS.
- Chuẩn bị cách chia nhóm HS.
- Lên kế hoạch về việc phân bố thời gian cho các hoạt động tương ứng.
- Tự làm hay thu thập các đồ dùng hỗ trợ dạy học.
- Dự kiến các tình huống sư phạm.
a. Chuẩn bị kế hoạch bài học áp dụng dạy học HS - TT:


Một số kĩ năng chính
ở từng giai đoạn của
quá trình dạy học
b. Thực hiện kế hoạch bài học:

- Các kĩ năng giao tiếp và trình bày [ cái gì cần trình bày,
trình bày như thế nào và ở đâu, cách sử dụng giọng nói như âm
thanh to nhỏ, nhanh chậm, lên xuống, cách diễn đạt, lựa chọn
cách sử dụng từ, cách diễn đạt bằng nét mặt, cách di chuyển, tư
thế đứng ]
-
Giải thích [ sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng ngôn ngữ ]
- Hướng dẫn, minh họa.
- Tổ chức thảo luận.
- Đặt câu hỏi [ khuyến khích, hướng dẫn suy nghĩ của trẻ]
- Giúp đỡ HS trong khi dạy học [ tiến hành các hoạt động trong bước phát triển bài]
- Đánh giá kết quả học tập của HS [ gồm cả kĩ năng quan sát, nhận biết và đánh giá quá trình
học tập của HS cũng như chấm điểm bài làm cho các em]
- Đặt ra mục tiêu học tập [ là một cách để khuyến khích và thúc đẩy HS học tập]
- Sử dụng trò chơi [ gồm cả cách tổ chức các trò chơi một cách hiệu quả]
- Khuyến khích HS tự phản ánh quá trình nhận thức của các em và cách các em diện đạt.
- Khen thưởng nhằm động viên khuyến khích kịp thời sự cố gắng của HS
- Quản lí lớp học [ gồm cả hành vi thể hiện trong hoạt động học tập]
- Tổ chức sắp xếp đồ dùng dạy và học
- Giải quyết vấn đề [ gồm cả việc ứng xử với các tình huồng sư phạm nảy sinh trong quá trình
dạy học ]

Một số kĩ năng
chính ở từng giai
đoạn của quá trình
dạy học
c. Đánh giá, rút kinh nghiệm:
- Xem xét cách đánh giá, đánh giá lần cuối kết quả học tập
của HS từ bài học, nội dung bài học và tự đánh giá bản thân GV
[ điều gì đã làm tốt, điều gì cần rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn

và phải làm như thế nào?]
- sử dụng thông tin đánh giá việc thiết kế bài học và thực
hành dạy học cho các bài tiếp theo [ gồm cả kĩ năng lưu trữ kết
quả và tư liệu].
d. Các kĩ năng khác:
-
Có khả năng tạo được môi trường học tập mà ở đó HS có mối quan hệ thân thiện và tin
tưởng để các em cảm thấy mình có giá trị. [ ví dụ : Kĩ năng tổ chức sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi,
không gian lớp học để các em có thể cùng học với nhau cũng như dễ dàng theo dõi GV và cách
trang trí tạo môi trường học tập hấp dẫn, vừa học tập vừa vui chơi]
- Xây dựng nội quy lớp học và thời gian biểu cho HS để giúp các em thực hiện đúng giờ và
hiểu được cách cư xử đúng mực, phù hợp trong lớp.
- Đảm bảo cơ hội công bằng để tất cả các HS trong lớp có thể tiếp cận với các hoạt động học
tập và có sự hỗ trợ của GV và các bạn.
- Phối hợp với cán bộ khác, với phụ huynh HS và cộng đồng để họ hỗ trợ quá trình học tập
của HS.

Video liên quan

Chủ Đề