So sánh nghệ thuật truyện kiều và lục vân tiên

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?

Bùi Thị Trang
Bài Kiểm Tra
Thứ ba - 03/10/2017 17:35
  • In ra
Đặc biệt chú ý chú thích của những từ địa phương. Có thể so sánh ngôn ngữ thơ ở đây với ngôn ngữ Truyện Kiều đã học.
Qua đoạn trích này chúng ta thấy Nguyễn Đình Chiểu rất khác Nguyễn Du về mặt sử dụng ngôn ngữ. Nếu như nhà thơ Tiên Điền cầu kì, điêu luyện, bác học bao nhiêu thì nhà thơ xứ Gia Định chất phác, hồn hậu bấy nhiêu trong nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ ở đây không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉnh chu. Ngôn ngữ đổi thoại ở đây rất thực, rất sống, rất tự nhiên:

Thằng nào dám tới lẫy lừng ở đây
Trước gây việc dữ tại mày
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng...

Kể cả nhưng nhân vật rất nho nhã như Lục Vân Tiên, ngôn ngữ cũng tự nhiên như vậy:

... Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Từ chàng Kim Trọng hào hoa phong nhã với những câu nói đầy điển tích:

Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.

đến Lục Vân Tiên là một khoảng cách rất xa.

Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu dùng rất nhiều phương ngữ: tiểu thơ; chi; đàng, mầy, thiệt... Những từ đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ ấy đã khiến truyện Lục Vân Tiên mang một sắc thái rất riêng. Dường như hơi thở cuộc sông quê hương của chính nhà thơ đã ùa vào thiên truyện.
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Bằng những hiểu biết về truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình chiểu ,hãy chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ

Giá trị nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên [Nguyễn Đình Chiểu]

Xuất bản ngày 14/05/2019 - Tác giả: Giangdh

Giá trị nghệ thuật truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu là gì? Hãy cùng Đọc tài liệu tìm hiểu nhé

Để tìm hiểu giá trị nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên được tác giả sử dụng như thế nào thì trước hết chúng ta tìm hiểu qua tác giả và tác phẩm nhé

-------------

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác: khoảng đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 19 [1850]

2. Thể loại

: Truyện thơ Nôm – 2082 câu thơ lục bát.
  • Mang tính chất để kể nhiều hơn để đọc, để xem nên chú trọng đến hành động của nhân vật hơn là miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật cũng được bộc lộ chủ yếu qua việc làm, lời nói, cử chỉ.

3. Kết cấu: theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa là theo từng chương hồi, xoay quanh cuộc đời các nhân vật chính.

B. Giá trị nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên

1. Kết cấu:

  • Kết cấu không khác mấy so với truyện thơ Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, là vẫn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau nhưng trong Lục Vân Tiên sự đối lập được thể hiện trong từng cặp nhân vật một: Hớn Minh > xây dựng kiểu kết cấu này giúp tác giả trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình.

2. Sự chuyển ý:

  • Lục Vân Tiên là một tác phẩm được sáng tác để kể hơn là để xem nên cách chuyển ý rất đơn giản và thoải mái. Từng chương, mục trong tác phẩm không đòi hỏi sự liền mạch và nhất quán vì ở mỗi chương, mục là một nội dung, là một câu chuyện riêng. Ta vẫn có có thể đọc từng hồi, từng thứ, từng đoạn nhưng vẫn hiểu mục đích và nội dung của tác phẩm. Chẳng hạn như đoạn thương ghét của ông Quán, sự triết lý của ông Quán, ông Ngư, ông Tiều về sự đời, hay những đoạn chế giễu sự khoác lác, bịp bợm của bọn lang băm, thầy bói, thầy pháp… đều gây ấn tượng mạnh mẽ:

Pháp rằng: án đã cao tay

Lại thêm phù chú xưa nay ai bì

Qua sông cá thấy xếp vi

Vào rừng cọp thấy phải quỳ lại thưa

Cuối cùng cũng lộ rõ mục đích thực dụng của chúng:

Có ba lạng bạc trao sang

Thì Thầy sắm sửa lập đàn chạy cho.

3. Ngôn ngữ:

  • Tác phẩm này được sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa nên nhiều chỗ còn thô vụng. Tuy nhiên ngôn ngữ trong Lục Vân Tiên phục vụ đắc lực cho việc kể. Phần nhiều là những lời thơ nôm na, mộc mạc, chất phác, dễ nhớ, dễ truyền miệng trong dân gian.

4. Sử dụng thành ngữ, ca dao:

  • Thành ngữ, ca dao đã tham gia hình thành Lục Vân Tiên khá độc đáo. Thí dụ như đoạn đối đáp của ông quán với Trịnh Hâm…

5. Ðiển cố:

  • Ðiển cố được lấy từ tích các truyện Tàu, là những điển tích quen thuộc với nhân dân. Ví dụ như đoạn Tử Trực mắng cha con Võ Thể Loan; đoạn thương ghét của ông Quán…

6. Xây dựng tính cách nhân vật:

  • Trong tác phẩm Lục Vân Tiên có đoạn nhà thơ đặt chân vào hoàn cảnh có kịch tính, có nhiều chỗ nhân vật cần bộc lộ tâm trạng nhưng nhà thơ chưa thể hiện hết tâm trạng đó. Vì vậy, tâm lý nhân vật còn nhiều khô khan, gò bó, gượng gạo. Ðoạn Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga, đoạn sum họp.
  • Lục Vân Tiên là tác phẩm cuối cùng kết thúc một giai đoạn văn học. Tác phẩm đã kế thừa nhiều mặt truyền thống củ văn học nhân gian, của truyện thơ Nôm bình dân, đã thể hiện trữ tình đạo đức và tính nhân dân sâu sắc.

7. Giá trị nghệ thuật

  • Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.
  • Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

Trên đây là nội dung nói về giá trị nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu. Hy vọng đã phần nào giúp các em hiểu hơn dụng ý sác tác và cách sử dụng biện pháp nghệ thuậtcủa tác giả trong mỗi tác phẩm. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 9

Video liên quan

Chủ Đề