So sánh văn hóa miền bắc và miền nam

Tại TP HCM, nhiều quán bar và hộp đêm mở cửa đến sáng. Nhưng đến Hà Nội, khách nước ngoài phải mất công tìm nếu muốn tiệc tùng thâu đêm.

Dưới đây là những điều Matthew Pike, cây bút đến từ Canada, quan sát được trong quá trình khám phá mảnh đất hình chữ S.

Ngôn ngữ

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính trên khắp Việt Nam, nhưng có sự thay đổi nhau theo từng vùng miền. Người miền Bắc và Nam sử dụng những từ, cụm từ, ngữ âm khác nhau, vì vậy đôi khi họ không thể hiểu nhau. Có lẽ bạn sẽ bối rối khi ai đó định nhắc bạn "rẽ phải" nhưng lại nói là "rẻ". Đó cũng là phản ứng của chính người Việt khi nói chuyện với một người đến từ vùng miền khác.

Những cơn mưa

Mùa mưa ở Việt Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Tại miền Nam, cơn mưa đến rất nhanh với những cơn gió lạnh cảnh báo bạn, mưa lớn hiếm khi kéo dài hơn vài giờ. Tuy nhiên, tại miền Bắc, trời có thể mưa rả rích cả ngày.

Mùa mưa không phải thời điểm lý tưởng để du lịch Việt Nam. Ảnh: Staffan Scherz/Flickr.

Mùa khô

Miền Nam luôn nóng, và nhiệt độ hiếm khi xuống dưới 20°C tại TP HCM, ngay cả ban đêm. Ở miền Bắc, nhiệt độ có thể hạ thấp đến 17°C từ tháng 1 đến tháng 3. Đó là lúc người dân miền Bắc mặc áo khoác dày, trời đặc biệt lạnh vào buổi sáng, thậm chí nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10°C. Đi về phía Bắc vào mùa đông, bạn có thể thấy tuyết hay băng giá trên những vùng núi cao.

Cà phê

Cà phê đá là đồ uống phổ biến ở miền Nam. Sữa đặc và cà phê Robusta hoặc cà phê đen, thêm chút đường sẽ xoa dịu cơn nóng ở đây. Ở miền Bắc, quán cà phê ít hơn và nhiều người chuộng uống trà.

Bữa ăn thường ngày

Người miền Bắc thích bún phở hơn. Những đặc sản quen thuộc như bún riêu, bún chả và phở có nguồn gốc từ miền Bắc. Trong khi đó miền Nam sản xuất nhiều vật nuôi, gạo và trái cây nhờ khí hậu ấm áp. Người miền Nam thích cơm tấm ăn với thịt heo, trứng, hải sản...

Thời trang

Với vô số cửa hàng và thương hiệu nước ngoài, TP HCM là kinh đô thời trang của Việt Nam. Nhờ nền kinh tế bùng nổ, các nhà thiết kế thời trang Việt Nam cũng phát triển mạnh. Khi một thương hiệu mới xuất hiện ở TP HCM, tin tức lan truyền nhanh chóng và giới trẻ sẽ chờ đợi hàng giờ để săn lùng những mẫu mã mới nhất. Trong khi đó, thời trang ở phía Bắc có vẻ cổ điển hơn.

Đồ ăn nhanh

Giới trẻ ở miền Nam yêu thích đồ ăn nhanh kiểu Mỹ. Bạn sẽ tìm thấy hàng loạt thương hiệu như KFC, Popeye, Lotteria, Burger King, McDonald ở TP HCM. Những chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh tương tự cũng tồn tại ở miền Bắc, nhưng với số lượng khiêm tốn hơn.

Ẩm thực đường phố

Hàng quán vỉa hè là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật tại Việt Nam, với những món ăn ngon, rẻ phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Tại miền Nam, hàng rong thường là những chiếc xe đẩy bằng nhôm trong khi những người bán hàng rong ở miền Bắc truyền thống hơn, vẫn sử dụng quang gánh.

Một gánh bún bán rong tại Hà Nội. Ảnh: Rachel BlackFlickr.

Cuộc sống về đêm

Tại TP HCM, nhiều quán bar và hộp đêm mở cửa đến sáng, đặc biệt tại khu phố Tây Bùi Viện. Tuy nhiên, khi đến Hà Nội, bạn sẽ phải tìm kiếm và sáng tạo một chút nếu muốn tiệc tùng thâu đêm. Người Hà Nội thường gặp nhau hơn sau giờ làm việc, và kết thúc cuộc vui vào một khung giờ "có trách nhiệm".

Lòng hiếu khách

Người miền Nam thường dễ dàng vui cười với người lạ trong vài giây, trong khi người miền Bắc có vẻ xa cách hơn trong mắt khách nước ngoài, dù chắc chắn có trường hợp ngoại lệ. Từ kinh nghiệm của Matthew, nhân viên tại khách sạn và nhà hàng ở miền Bắc rất lịch sự và có tác phong công nghiệp. Họ có thể không cười nhiều, nhưng khách có thể tin tưởng nhờ họ giúp đỡ. Nếu tiếp xúc đủ lâu, bạn sẽ có thể phá vỡ vẻ ngoài xa cách và trò chuyện gần gũi hơn với họ.

Phố bia Tạ Hiện tại Hà Nội. Ảnh: Texx1978/Flickr.

Địa điểm du lịch

Khách du lịch đến miền Bắc vì cảnh đẹp tự nhiên và lịch sử. Từ vịnh Hạ Long đến những cung đường uốn lượn bất tận xuyên qua núi non trùng điệp. Miền Bắc Việt Nam sở hữu cảnh đẹp đa dạng và nhiều di tích xưa. Miền Nam lại có những bãi biển và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khách nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đến nghỉ ngơi trên những bãi biển hoang sơ của miền Nam, và hầu hết họ có thể tận hưởng cảnh đẹp chỉ cách TP HCM một chuyến xe hoặc một chuyến bay ngắn, chi phí hợp lý.

Mới đây, đọc trên blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn ở trong nước, tôi bắt gặp một đoạn nhan đề “Gợi ý từ một nhà kinh tế” với một số nhận xét bất ngờ và thú vị. Đoạn viết khá ngắn, tôi xin phép được chép nguyên văn:

“Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc.

Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.

Nhìn rộng ra thấy không chỉ kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt, mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn.

Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét lại chăng?

Tôi sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận …

Nhưng càng đọc Đặng Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.”

Đúng như Vương Trí Nhàn nói, điều Đặng Phong và ông nhận xét “gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết”. Bản thân tôi đã nghe một nhận xét như thế từ một bậc tài hoa nhưng nổi tiếng bảo thủ ở miền Bắc: nhà phê bình Hoài Thanh. Sau năm 1975, Hoài Thanh và bà vợ dọn vào Sài Gòn ở. Có hai hay ba lần gì đó, đâu khoảng 1980, một người thầy cũ thường rủ tôi đến thăm ông. Câu chuyện thường lan man từ văn học đến xã hội. Một lần, Hoài Thanh chép miệng nói, đại khái: “Bản chất của chế độ nguỵ là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo con người giỏi thế. Ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào.”

Đặng Phong so sánh về kinh tế, Hoài Thanh nói về văn hóa ứng xử, còn Vương Trí Nhàn bàn về văn hóa nói chung. Người ta có thể thắc mắc: Vậy, ở những lãnh vực khác thì sao? Như văn học, mỹ thuật hay âm nhạc, chẳng hạn? Có gì khác giữa miền Nam và miền Bắc cũng như giữa miền Nam trước đây và cả nước bây giờ?

Trong một bài phỏng vấn do Thụy Khuê thực hiện, in trên tạp chí Hợp Lưu số 103 ra vào tháng 1 và 2, 2009, sau, đăng lại trên trang Viet-studies của Trần Hữu Dũng, cũng chính Vương Trí Nhàn đã nêu lên một nhận xét sơ khởi. Theo ông, so với văn học miền Bắc, văn học miền Nam thể hiện “rõ hơn” và “đầy đủ hơn” những “đau khổ của con người” và những “tình thế bi thương, đau đớn, cả sự bơ vơ, bất lực, trong đời sống”. Khác với văn học miền Bắc, văn học miền Nam, một mặt, tiếp nối được truyền thống cách tân trong văn học tiền chiến; mặt khác, tiếp cận được với văn học thế giới, “sử dụng các quan niệm các phương thức của văn hóa phương Tây để diễn tả đời sống con người hiện đại”. Văn học miền Nam cũng có những yếu tố hiện thực và nhân đạo mà văn học miền Bắc không có.

Tất cả những nhận xét nêu trên, về kinh tế, văn hóa hay văn học đều khá sơ lược. Một sự so sánh công bằng và chính xác cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Vần cần xuất phát từ một tầm nhìn cao hơn nữa. Tiếc, những nỗ lực và tầm nhìn ấy, cho đến nay, vẫn còn tiềm ẩn đâu đó. Trên sách vở cũng như trong học đường, văn học và văn hóa miền Nam vẫn còn để trống, không ai nhắc đến, hoặc nếu nhắc, cũng nhắc với sự xuyên tạc và mạ lị như trong thời kỳ còn chiến tranh. Cách đây mười mấy năm, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội dự định nghiên cứu về Thanh Tâm Tuyền và nhóm Sáng Tạo ở Sài Gòn vào nửa sau thập niên 1950, tuy nhiên, ông đã bị đả kích kịch liệt, cuối cùng, đành bỏ cuộc. Hiện nay, theo chỗ tôi biết, cũng chưa có ai tiếp tục.

Cũng xin nói luôn, trích lại đoạn văn của Vương Trí Nhàn cũng như kể lại lời nhận xét của Hoài Thanh, tôi không hề muốn khoét sâu vào óc kỳ thị địa phương vốn đầu độc mối quan hệ giữa những người cùng một nước. Thứ nhất, sự kỳ thị và chia rẽ vùng miền ở Việt Nam đã quá trầm trọng; chúng ta không cần và cũng không nên làm trầm trọng thêm nữa. Nó không có ích gì cả. Ở một thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, khi mọi người đang tìm cách xoá mờ dần ranh giới và những khoảng cách giữa các quốc gia cũng như giữa các nền văn hoá, luôn luôn đề cao sự khoan dung và cởi mở, cổ xuý cho cách nhìn liên văn hoá [intercultural] và xuyên văn hoá [cross-cultural] mà người Việt mình cứ lại nhấp nhổm với chuyện Nam/Trung/Bắc thì không những vô duyên mà còn nguy hiểm, không những lạc hậu mà còn phản tiến hoá. Thứ hai, không nên quên, liên quan đến con người, bất cứ sự khái quát hoá vội vã nào cũng đều bất cập và rất dễ sai lầm: ở miền Nam, không hiếm người thô bạo, thậm chí, thô bỉ, ngược lại, ở miền Bắc, không hiếm người cực kỳ nhã nhặn và lịch sự, rất “hiện đại” và ở tầm văn hoá cao. Thứ ba, cũng không nên quên, trước đây, ít nhất là trước năm 1954, ở miền Bắc, đặc biệt, ở Hà Nội, người dân nổi tiếng là thanh lịch. Sau này, gặp lại một số người Hà Nội thuộc thế hệ cũ, tôi vẫn bắt gặp cái dáng vẻ thanh lịch truyền thống ấy. Ngôn ngữ họ thanh lịch. Tác phong họ thanh lịch. Cách hành xử của họ cũng thanh lịch. Nét thanh lịch ấy không còn thấy ở các thế hệ trẻ hơn.

Cho nên, những khác biệt giữa hai miền, Nam và Bắc, không nằm ở con người. Cũng không nằm ở truyền thống, nơi ưu thế rõ ràng là nghiêng hẳn về phía miền Bắc. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở chế độ. Liên quan đến chế độ, ở khía cạnh chúng ta đang bàn, yếu tố quan trọng nhất là văn hoá, trong đó nổi bật nhất là văn hóa chính trị, tức những cách diễn dịch cũng như những quy phạm và quy ước mà mọi người cùng chia sẻ về quyền lực và trách nhiệm. Những quy ước và những quy phạm ấy không phải tự nhiên mà có. Chúng là những gì người ta thụ đắc trong môi trường giáo dục, từ gia đình đến học đường và xã hội. Trong việc thụ đắc ấy, vai trò của chế độ đóng vai chủ đạo: Chính chế độ, cụ thể là nhà nước, quyết định về chương trình giáo dục cũng như nội dung của truyền thông đại chúng, qua đó, hình thành những mẫu người mà họ cần và muốn. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, lúc nào nhà cầm quyền cũng tuyên dương hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn lại, chúng ta chỉ thấy có một điểm trong mẫu hình con người mới ấy thành hiện thực và được phổ biến: tính thiếu thật thà.

Nghiên cứu về văn học cũng như văn hóa miền Nam trong tương quan so sánh với miền Bắc hay cả nước hiện nay không phải nhằm phục hồi chế độ miền Nam vốn đã thuộc về quá khứ xa lắc và cũng không nhằm gây chia rẽ vùng miền. Mà, theo tôi, chỉ nhằm hai mục đích chính: thứ nhất, công bằng với lịch sử; và thứ hai, để nhận diện đầy đủ hơn những thất bại trong chính sách văn học và văn hóa hiện nay, từ đó, tìm cách khắc phục.

Cứ quay lưng lại với thực tế và cứ ra rả với những khẩu hiệu láo khoét rỗng tuếch về những thành tựu đầy ảo tưởng, chúng ta chỉ kéo dài sự thất bại mà thôi.

Chả hay ho gì.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cái mền miền Bắc gọi là gì?

Chăn theo cách gọi của miền Bắc cũng là sản phẩm dùng để đắp, phủ lên cơ thể khi nằm. Tuy nhiên chăn có điểm khác biệt so với tên gọi “anh em” là mền của mình như: ►Chăn hè hay chăn chần bông là loại chăn được đệm thêm 1 lớp bông ở giữa giống như “Mền” được dùng ở khu vực miền Nam.

Tại sao miền Bắc và miền Nam có giọng nói khác nhau?

Sự khác biệt về giọng vùng miền được tạo thành bởi rất nhiều yếu tố. Trước hết, xét về yếu tố địa lý, lãnh thổ Việt Nam thống nhất tương đối thành một dải hình chữ S, tuy nhiên xen kẽ các vùng chuyển tiếp được ngăn cách bởi khá nhiều dãy núi, con sông lớn.

Tại sao Việt Nam có 3 miền?

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam gồm nhiều miền địa lý khác nhau, đây là kết quả của quá trình Nam tiến kéo dài suốt một ngàn năm trong lịch sử Việt Nam. Do lịch sử và theo mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, địa lý lãnh thổ Việt Nam được chia thành các miền theo những cách khác nhau.

Khí hậu ở miền Bắc và miền Nam nước ta khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông mát và khá lạnh. Khí hậu Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam.

Chủ Đề