Soạn văn bài ôn tập phần tiếng việt năm 2024

– Truyền thuyết: Truyện dân gian kể về các nhân vật và những sự kiện lịch sử từ xa xưa, có chứa nhiều yếu tố thần kỳ.

– Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về những cuộc đời, những số phận của một số nhân vật quen thuộc [người mồ côi, người mang vẻ ngoài xấu xí, người mẹ, người em, người dũng sĩ] có chứa nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

– Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian thường mượn yếu tố, hình ảnh về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió chuyện con người.

– Truyện cười: Truyện dân gian thường dùng hình thức gây cười, những yếu tố hài hước để mua vui hoặc đả kích, phê phán.

Phần giải thích những từ ngữ đó có cái điểm chung là đều từ truyện dân gian, nên là từ ngữ có nghĩa rộng hơn [cấp độ khái quát của nghĩa từ vựng cao hơn].

Khi giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ nào đó khác, ta cần phải xác định được từ ngữ có cấp độ khái quát cao hơn [hoặc có nghĩa rộng hơn].

  1. Ví dụ về một biện pháp tu từ nói giảm nói tránh hoặc nói quá trong ca dao Việt Nam:

– Nói quá:

Tiếng đồn cha mẹ em hiền.

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ hai.

– Nói giảm nói tránh:

Áo anh rách chỉ đã lâu

Hay mượn cô ấy về khâu cho cùng.

  1. Viết hai câu trong đó có sử dụng từ tượng hình hoặc từ tượng thanh:

– Từng hạt mưa rơi tí tách trên những tàu lá chuối.

– Bộ váy mới mua của em gái tôi trông thật sặc sỡ giống như con tắc kè hoa.

II – NGỮ PHÁP

1. Lý thuyết [Câu 1 trang 158 Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1]

– Lý thuyết về trợ từ, thán từ

– Lý thuyết về tình thái từ

– Lý thuyết về câu ghép

2. Thực hành [Câu 2 trang 158 Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1]

a]

– Em của Ngọc đi du lịch nước Thái Lan những nửa tháng á? [câu có sử dụng trợ từ và tình thái từ]

– Trời ơi, chính tôi là người đã đánh đổ cái bình của mẹ. [dùng trợ từ và thán từ]

  1. Câu ghép có trong đoạn văn trên:

– Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

– Nếu tách cái câu ghép đã xác định kia thành những câu đơn thì ý nghĩa của câu không hề thay đổi nhưng mà cách diễn đạt của người viết sẽ bị biến đổi.

  1. Câu ghép

– Chúng ta/không thể nói được tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta/không thể nào phân tích được cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

– Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh vì độc lập, vì Tổ quốc của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

⇒ Cách nối: nối bằng các quan hệ từ [in đậm].

Như vậy chúng ta đã cùng nhau soạn thảo xong bài Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt rồi các em học sinh thân mến. Những kiến thức trên đều thật sự rất bổ ích và điều cần thiết ngay bây giờ là các em phải thực hành thật thường xuyên hơn, áp dụng những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ấy vào thực tiễn nhiều hơn nữa. Để tìm thêm cho mình những bài học khác nữa, các em có thể truy cập website

Bài soạn Ôn tập phần tiếng Việt​ sẽ giúp các em ôn lại toàn bộ những kiến thức về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại và cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Đồng thời biết vận dụng những kiến thức này để hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SGK.

1. Tóm tắt nội dung

  • Phương châm hội thoại
  • Xưng hô trong hội thoại
  • Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

2. Hướng dẫn soạn bài

2.1. Phương châm hội thoại

Câu 1. Ôn lại nội dung các phương châm hội thoại

  • Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
  • Phương châm về lượng: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
  • Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.
  • Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
  • Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2. Kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

Em cho thầy biết sóng là gì?

Học sinh trả lời:

Thưa thầy Sóng là bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh.

Gợi ý:

  • Ví dụ trên đã vi phạm phương châm về chất.

2.2. Xưng hô trong hội thoại

Câu 1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng.

  • Các từ ngữ xưng hô rất phong phú, đa dạng: mình, chúng mình, ta, chúng ta, anh, em, bác, cháu, mình, cậu…
  • Tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.

Câu 2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm "xưng khiêm, hô tôn". Em hiểu phương châm đó như thế nào? cho ví dụ minh họa.

  • Xưng khiêm: Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường.
  • Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn kính.

Ví dụ:

  • Quý bà, quý ông,... để gọi người đối thoại tỏ ý tôn kính.
  • Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em.

Câu 3. Thảo luận về vấn đề: Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Gợi ý:

  • Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ xưng hô.
  • Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tình cảm. Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tình cảm của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: Tình cảm thân hay sơ, khinh hay trọng.
  • Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả trong giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.

2.3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

  • Dẫn trực tiếp
    • Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.
    • Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.
  • Dẫn gián tiếp
    • Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.
    • Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2. Đọc đoạn trích trang 191 và trả lời câu hỏi: Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.

  • Trong lời đối thoại, tự xưng hô là "Mình" [Ngôi thứ nhất], "Chúa công" [Ngôi thứ hai] thì chuyển thành "Nhà vua","Vua Quang Trung" [Ngôi thứ ba] trong lời dẫn gián tiếp.
  • Từ chỉ địa điểm "Đây" trong lời đối thoại thì trích lược trong lời dẫn gián tiếp.
  • Từ chỉ thời gian "Bây giờ" thì đổi thành "Bấy giờ" trong lời dẫn gián tiếp.

Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Ôn tập phần tiếng Việt.

3. Hỏi đáp về bài Ôn tập phần tiếng Việt

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

  • Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu quê hương tôi có con sông... Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu sau: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
  • Dựa vào phương châm hội thoại hãy lý giải Tục ngữ có câu Lời nói... Tục ngữ có câu ''Lời nói gói vàng''.Ca dao lại có câu ''Lời nói chẳng mất tiền mua.Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''.Có phải mâu thuẫn nhau không?Dựa vào phương châm hội thoại hãy lý giải điều đó.
  • Viết đoạn văn về anh thanh niên có sử dụng câu ghép, câu đặc biệt,... viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa có sử dụng câu ghép , câu đặc biệt , khởi ngữ và thành phần biệt lâp

Từ chân được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển trong các câu Đuề huề lưng túi...

Câu 3: Từ "chân" trong các trường hợp sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa ? a] Đuề huề lưng túi gió trăng Sau chân theo một vài thằng con con. b] Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển bóng đá của trường. c] Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Chủ Đề