Sốc điện là gì

  • 18:00 08/12/2021
  • Xếp hạng 4.91/5 với 20290 phiếu bầu

Sốc điện là phương pháp điều trị giúp dập tắt, bình ổn nhanh chóng các rối loạn nhịp tim. Có 2 phương pháp sốc điện đang được sử dụng gồm: Sốc điện chuyển nhịp và sốc điện phá rung.

Sốc điện là phương pháp sử dụng năng lượng điện để khôi phục lại nhịp tim bình thường cho bệnh nhân. Đây là phương pháp đơn giản và có tác dụng nhanh trong điều trị một số trường hợp rối loạn nhịp nhanh: Rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, rung thất,... Cụ thể, sốc điện có vai trò dập tắt các rối loạn nhịp nhanh đang chiếm quyền chủ nhịp của nhịp xoang, giúp nhịp xoang trở lại với vai trò chủ nhịp.

*Lưu ý: Không nên hiểu sai rằng sốc điện là phương pháp dùng dòng điện kích thích tim đập.

Thiết bị được sử dụng phục vụ kỹ thuật sốc điện là máy sốc điện. Dòng điện do máy sốc điện phóng ra để điều trị rối loạn nhịp là dòng điện 1 chiều. Một số loại máy sốc điện thường được sử dụng gồm:

  • Máy sốc điện ngoài lồng ngực loại điều khiển bằng tay;
  • Máy sốc điện ngoài lồng ngực loại bán tự động;
  • Máy sốc điện ngoài lồng ngực loại tự động;
  • Máy sốc điện với điện cực áp vào tim khi thực hiện phẫu thuật tim hở;
  • Máy sốc điện chuyển nhịp - phá rung cấy được vào cơ thể;
  • Áo sốc điện ngoài lồng ngực.

Ở phụ nữ có thai, sốc điện hoàn toàn an toàn, không gây ảnh hưởng tới nhịp tim và các vấn đề sức khỏe khác của thai nhi. Sốc điện ở những người đã được cấy máy tạo nhịp hoặc máy phá rung tự động cũng có thể tiến hành an toàn, chỉ cần lưu ý tới một số vấn đề khi thực hiện thủ thuật như bản cực sốc điện cần để cách máy tạo nhịp tối thiểu 12cm,...


Ở phụ nữ có thai, sốc điện hoàn toàn an toàn, không gây ảnh hưởng tới nhịp tim và các vấn đề sức khỏe khác

Có 2 loại sốc điện gồm:

  • Sốc điện chuyển nhịp: Phóng dòng điện đồng bộ hóa với phức bộ QRS của bệnh nhân để chuyển nhịp;
  • Sốc điện phá rung: Phóng dòng điện ở bất kỳ chu chuyển tim nào của bệnh nhân [không đồng bộ].

2.1 Sốc điện phá rung

Sốc điện phá rung là sốc điện không đồng bộ. Dòng điện từ tụ điện được phóng ra qua bản cực sốc ngay khi bác sĩ ấn nút phóng điện.

Chỉ định sốc điện phá rung trong các trường hợp:

  • Rung thất;
  • Nhịp nhanh thất vô mạch.

Chống chỉ định sốc điện phá rung:

  • Vô tâm thu;
  • Nhịp tự thất rời rạc;
  • Hoạt động điện vô mạch.

Lưu ý khi sốc điện phá rung tuyệt đối không ấn nút Sync vì nếu ấn nút này, dòng điện sẽ tích tụ ở tụ điện không phóng ra.

Mức năng lượng của sốc điện phá rung:

  • Máy sốc điện 1 pha: 360J;
  • Máy sốc điện 2 pha: 120J - 200J tùy loại máy [thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ điều trị]. Nếu lần sốc điện đầu tiên thất bại, nên tăng mức năng lượng ở những lần sốc sau nếu máy cho phép.

2.2 Sốc điện chuyển nhịp

Sốc điện chuyển nhịp là sốc điện đồng bộ. Khi ấn nút đồng bộ [Sync] trên máy sốc điện, máy sẽ tự động dò theo phức bộ QRS, đánh dấu vị trí sẽ phóng điện. Khi ấn nút phóng điện, năng lượng sẽ tích tụ ở tụ điện, chờ tới đúng thời điểm có phức bộ QRS mới phóng điện. Khi ấn nút phóng điện, kỹ thuật viên thực hiện sốc điện cần phải giữ nguyên bản cực sống cho tới khi cú sốc được phóng ra và tránh làm nghiêng bản cực.

Chỉ định sốc điện chuyển nhịp:

  • Rung nhĩ;
  • Cuồng nhĩ;
  • Tim nhanh nhĩ;
  • Tim nhanh trên thất do vòng vào lại;
  • Tim nhanh thất có huyết động ổn định.

Chống chỉ định sốc chuyển nhịp:

Chống chỉ định tương đối ở bệnh nhân ngộ độc Digitalis vì phương pháp này tiềm ẩn gây thêm rối loạn nhịp cho người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị rung thất hoặc tim nhanh thất vô mạch có chỉ định sốc điện thì cần kết hợp với điều trị Lidocain, bồi phụ Kali,... đúng theo phác đồ chuẩn.

Sốc điện phá rung

Mức năng lượng của sốc điện chuyển nhịp:

Tùy theo máy sốc điện [1 pha hay 2 pha] và dạng rối loạn nhịp nhanh [cuồng nhĩ, rung nhĩ, tim nhanh thất, tim nhanh trên thất] sẽ có mức năng lượng phù hợp.

Biến chứng của sốc điện chuyển nhịp:

  • Tụt huyết áp;
  • Suy hô hấp do thuốc an thần;
  • Thay đổi sóng ST - T thoáng qua;
  • Block nhĩ thất hoặc nhịp chậm xoang;
  • Rối loạn nhịp thất hoặc rối loạn nhịp nhĩ;
  • Tổn thương cơ tim;
  • Tắc mạch do huyết khối;
  • Phù phổi cấp;
  • Bỏng da.

Khi được chỉ định thực hiện sốc điện chuyển nhịpsốc điện phá rung trong các trường hợp cấp cứu tim mạch, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo khả năng thành công của kỹ thuật.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY


XEM THÊM

Máy shock điện được phát minh vào năm 1899 do hai nhà sinh lý học người Y là Prevost và Batelli. Hai ông nhận thấy trong thực nghiêm trên chó có thể chuyển tình trạng rung thất về nhịp xoang nhờ shock điện. Trường hợp đầu tiên hồi sức cấp cứu thành công nhờ shock điện là một ca bệnh nhi 14 tuổi đang mổ ngực bị rung thất, được báo cáo bởi bác sĩ phẫu thuật người Mỹ là Claude S. Beck và cộng sự vào năm 1947.

SỐC TIM LÀ GÌ:

Sốc tim là tình trạng giảm cung lượng tim không đáp ứng được nhu cầu oxy của các tổ chức trong cơ thể. Chẩn đoán sốc tim đặt ra sau khi đã loại trừ các sốc khác: sốc giảm thể tích, sốc phản vệ, sốc nhiễm khuẩn.

Các rối loạn huyết động đặc trưng trong sốc tim:

  • Cung lượng tim giảm với chỉ số tim < 2,2 lít/phút/m2.
  • Áp lực tĩnh mạch trung tâm cao [> 10 mmHg] và áp lực mao mạch phổi bít cao [> 15mmHg].
  •  Chênh lệch oxy giữa máu mao mạch và máu tĩnh mạch cao [DA-VO2 lớn hơn 0,55ml O2/lít] do rối loạn trong sốc tim là do tổn thương chức năng tim không phải do rối loạn ở ngoại vi.

Trong điều trị sốc tim: một mặt khẩn trương điều trị triệu chứng và hồi sức toàn diện, mặt khác cần tìm và giải quyết nguyên nhân sớm nếu có thể được.Suy tim trong bệnh cảnh sốc tim là vấn đề lâm sàng lớn bởi vì tỉ lệ tử vong cao lên tới 30 – 90%. Tiên lượng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra sốc tim và khả năng can thiệp của thầy thuốc.

Đây là tình trạng cần được cấp cứu tại chỗ và vận chuyển bằng xe ôtô có trang thiết bị cấp cứu ban đầu đến khoa hồi sức.

PHÂN LOẠI MÁY SỐC ĐIỆN TIM:

Có 3 loại máy sốc điện:

  • Máy sốc điện cầm tay [Manual Defibrillators, or Defibrillator Paddles]
  • Máy sốc điện bên ngoài tự động [Automatic ExternalDefibrillators [AEDs]
  • Máy sốc điện chuyển nhịp cấy dưới da tự động [Automatic Implantable Cardioverter Defibrillator]

CẤU TẠO MÁY SỐC ĐIỆN:

Máy sốc điện bao gồm:

1. Bộ phận tạo xung điện là một tụ điện tích điện từ nguồn điện xoay chiều có khả năng phóng ra được dòng điện với các tính chất mong muốn theo yêu cầu sốc điện.

2. Bản sốc điện có kích cỡ thay đổi tùy sốc trong hay ngoài lồng ngực, người lớn hay trẻ em. Đối với người lớn sốc điện qua thành ngực, đường kính cần ≥ 80cm.

3. Dây điện cực với 3 – 5 điện cực.

4. Màn huỳnh quang [Monitor] hiển thị sóng điện tim thu từ các điện cực hoặc bản sốc điện và các thông số kỹ thuật.

5. Nút hoặc phím để chọn phương thức sốc điện đồng bộ [SYN = synchronization]

6. Nút hoặc phím lựa chọn mức năng lượng [tính bằng joules hoặc watt]. Các mức 5-50j chủ yếu dùng cho sốc điện trực tiếp trên tim khi phẫu thuật mở lồng ngực; các mức cao hơn thường dùng cho sốc điện ngoài lồng ngực.

7. Nút/ phím nạp điện [CHARGE]

8. Nút phóng điện

CÁC LOẠI MÁY SỐC TIM DO VIỆT PHAN CUNG CẤP:

Máy sốc tim Medical Hàn Quốc CU-SP1

Máy sốc tim Medical Hàn Quốc CU-SP1

Máy phá rung tim tạo nhịp Cardiostart – USDefib Mỹ

Máy phá rung tim tạo nhịp Cardiostart – USDefib Mỹ

Máy sốc tim-D500-Mediana Hàn Quốc

Máy sốc tim-D500-Mediana Hàn Quốc

Video liên quan

Chủ Đề