Sử dụng điện thoại cho việc học

Bằng Linh   -   Chủ nhật, 20/09/2020 10:24 [GMT+7]

Từ ngày 1.11.2020, Bộ GDĐT cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp. Ảnh: M.H

Đầu tiên phải nói về lợi ích của điện thoại thông minh. Điện thoại bây giờ không không chỉ là nghe gọi mà còn là nơi cung cấp kho tàng kiến thức bằng việc kết nối Internet, 4G. Bởi vậy không sai khi nói rằng điện thoại di động phải được cho là một công cụ giáo dục. Với điện thoại thông minh, học sinh ngày nay có khả năng tiếp cận rất nhiều nguồn kiến thức khác nhau bổ sung cho kiến thức mà giáo viên và sách giáo khoa cung cấp.

Trong bối cảnh hiện nay, điện thoại chính là để duy trì mối liên hệ giữa phụ huynh và học sinh. Có điện thoại, phụ huynh bớt lo lắng về những bất trắc ngoài xã hội [bị trấn lột, cướp], giảm mối lo về việc con cái đi đâu, làm gì sau tan học, nhất là với lượng học sinh đi xe tuyến.

Tuy nhiên, điện thoại thông minh cũng mang đến một số nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng tiếp thu của học sinh như nguy cơ nghiện game, sa đà vào nội dung xấu trên mạng xã hội, khả năng tăng tỉ lệ cận thị và giảm giao tiếp với thế giới xung quanh.

Vậy nên làm thế nào? Cách làm của trường Marie Curie [Hà Nội] là cho học sinh mạng điện thoại đến trường nhưng đầu giờ học bắt buộc phải để chế độ im lặng và nộp điện thoại. Chỉ đến cuối giờ, trước khi ra về các con mới được cầm điện thoại, ngay cả giờ ra chơi học sinh cũng không được dùng điện thoại. Học sinh nào sử dụng điện thoại sẽ bị giáo viên tịch thu có thời hạn và trả về cho phụ huynh.

Cũng cần phải nhắc lại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT không hẳn là “bỏ quy định cấm dùng điện thoại trên lớp” mà cho phép các trường tự ra các quy định. Cụ thể, học sinh THCS, THPT chỉ không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học và không được giáo viên cho phép.

Nghĩa là giao quyền cho giáo viên quyết định việc học sinh có được dùng điện thoại trên lớp hay không, phụ thuộc vào từng tiết học, từng môn học và nhu cầu của môn học đó.

Giáo sư Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - từng cho rằng: “Việc cấm điện thoại trong trường học tồn tại hai cái khó. Thứ nhất là xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện thoại của học sinh, đặc biệt là đối với các em học sinh cấp 2 trở lên. Các em có thể dùng điện thoại để liên hệ với gia đình khi có việc cần hoặc dùng điện thoại là phương tiện học tập, tìm hiểu kiến thức. Đây là 2 nhu cầu thật của học sinh mà chúng ta phải hết sức quan tâm và trân trọng.

Thứ 2, việc cấm điện thoại trong giờ ra chơi hay cấm mang theo người là khó khả thi vì đó là quyền của các em, mà người lớn không nên xâm phạm. “Không thể cái gì không quản được thì cấm”.

Giáo dục học sinh bây giờ không chỉ đơn thuần là ra một lệnh cấm và bắt tất cả phải làm theo. Học sinh cũng có rất nhiều lý lẽ mà các em cho rằng lý lẽ đó là đúng, do vậy quan trọng nhất vẫn là nhận thức của các em chứ không phải là những hình thức cấm đoán”.

Nếu thực hiện đúng được yêu cầu của Thông tư 32, tăng trách nhiệm giám sát của giáo viên thì điện thoại thông minh sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập.

Nên quản chứ không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp.

Bạn có đồng quan điểm với bài viết trên? Mời bạn đọc chia sẻ ý kiến của mình trong phần bình luận dưới bài viết. Những bình luận phù hợp sẽ được đăng tải sớm nhất.

Học sinh có nên dùng điện thoại trong lớp học?

[ĐCSVN] - Những ngày qua, dư luận đang có những ý kiến trái chiều sau khi Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành. Điều gây tranh cãi là học sinh có thể được sử dụng điện thoại trong lớp học.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet]

Tại điểm 4, Điều 37Thông tư 32 của BộGiáo dục và Đào tạo ngày 15/9/2020, quy định: Các hành vi học sinh không được làm ghi: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Như vây, có thể hiểu học sinh có thể sử dụng điên thoại di đông khi được giáo viên cho phép.

Đối với học sinh, đây là thông tin rất vui khi các em có thể không bị giới hạn về viêc sử dụng điên thoại. Nhiều ý kiến đồng tình vì cho rằng, trong lớp các cháu rất cần điên thoại thông minh để tra cứu thông tin, tài liêu phục vụ ngay cho viêc học tâp. Măt khác, khi có viêc khẩn cấp cần liên hê với gia đình, không thể thiếu điên thoại.

Nhiều phụ huynh đã đồng tình với quan điểm này vì cho là có lý. Họ còn viên dẫn thêm, thời đại công nghệthông tin phát triển nhanh như vũ bão mà để cho học sinh không được tiếp cân với những thông tin, tri thức tiến bộcủa loài người thì thât là lạc hâu và bất công. Rằng, không thể cứ không quản lý được thì cấm. Rằng, giáo viên buộc phải quản lý học sinh ở cả nôi dung này.

Tuy nhiên, nhiều thầy giáo, cô giáo và phụ huynh lại tỏ ra lo ngại trước thông tin này. Các ý kiến đó cho rằng, trong một lớp học đông học sinh, có khi lên đến 50 em thì việc một giáo viên quản lý các em xem thông tin gì trong điiện thoại thông minh với một tiết học 45 phút hầu như là bất khả kháng. Bởi vì, chỉ cần một cái gạt ngón tay, màn hình đã chuyển ngay sang nội dung khác. Câu nói, “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” luôn đúng trong các tình huống như vậy. Hơn nữa, giáo viên cũng không thể vừa giảng bài vừa quản lý mấy chục học sinh của mình đang xem gì trên điện thoại. Vì như vậy sẽ gây mất tập trung cho cả lớp và bài giảng cũng khó hoàn thành.

Nhiều phụ huynh thẳng thắn bày tỏ quan điểm, không đồng ý cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Nếu chỉ vì để tra cứu kiến thức, nhà trường có thể sử dụng máy chiếu, máy vi tính trong các phòng chuyên dụng. Hoặc có thể tra cứu khi kết thúc giờ lên lớp. Nếu chỉ vì để liên lạc với phụ huynh thì có thể sử dụng điện thoại của nhà trường hoặc ngoài giờ lên lớp. Các trường hợp đặc biệt cũng có nhưng ít xảy ra.

Những quan điểm này cho rằng, học sinh đến lớp là để tiếp thu kiến thức từ nhà trường mà trực tiếp là giáo viên. Nếu như, mỗi học sinh ôm một cái điện thoại thông minh rồi chăm chăm vào đó thì làm sao có thể tiếp thu kiến thức và phương pháp mà giáo viên muốn truyền tải. Thậm chí, phụ huynh còn gay gắt và tiêu cực phản bác các phụ huynh có ý kiến trái chiều: Nếu thấy trong điện thoại thông minh đã có đủ tri thức, các vị nên cho con ở nhà xem điện thoại, đừng làm ảnh hưởng đến những học sinh khác. Bản thân những phụ huynh này cũng cho biết, họ rất vất vả trong việc quản lý con cái ở nhà về thời gian sử dụng và những nội dung được phép xem trong điện thoại thông minh.

Không ai có thể phủ nhận những tiện ích của điện thoại thông minh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích đó, nếu không được kiểm soát cặt chẽ sẽ là những hệ lụy khôn lường. Tác hại đầu tiên cho sức khỏe có thể thấy rất rõ khi xem điện thoại thông minh nhiều là khiến cho thị lực bị giảm đi nhanh chóng, nhất là với trẻ em thì tác hại khôn lường. Nhiều cháu đã phải đi cấp cứu về mắt. Khi xem nhiều sẽ gây nghiện và mất tập trung với những việc xảy ra xung quanh. Đồng thời sẽ ỉ vào đó mà hạn chế tư duy độc lập, sáng tạo. Việc này, người lớn cũng mắc phải.

Mặt khác, ai dám đảm bảo rằng, các em chỉ tìm kiếm những thông tin liên quan đến nội dung bài học? Ai dám đảm bảo rằng, các em không tranh thủ dùng điện thoại để chát chít, chơi game, vào các trang mạng xã hội để xem những thông tin khác, trong đó có những nội dung không lành mạnh, sai kiến thức, thiếu tính thẩm mỹ, nhảm nhí, thiếu tính giáo dục…?

Bên cạnh những điều trên, nếu vệc này được chấp nhận công khai, sẽ gây ra sự phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa các học sinh. Điều này là tối kỵ trong môi trường giáo dục. Đó là sự đua đòi của các học sinh về những dòng máy đắt tiền có tính năng sử dụng ưu việt. Trong khi, với nhiều học sinh con nhà nghèo, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, việc sắm và sử dụng một chiếc điện thoại thông minh không phải dễ dàng.

Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các nhà trường, giáo viên, phụ huynh cân nhắc kỹ lợi - hại khi cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học./.

Thiên Kim

Video liên quan

Chủ Đề