Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay như thế nào? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về chủ đề này thì cùng theo dõi nào.

Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 8 năm 2017 đánh dấu một bước phát triển mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh đã được đón nhận rộng rãi của cộng đồng nhà đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm đến thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Mặc dù mới ra đời hơn 3 năm nhưng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán trong nước. Bài viết này sẽ nói về tổng quan thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay, qua đó giúp các nhà đầu tư dễ dàng tìm được chỗ đầu tư hợp lý cho bản thân mình.

Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời được cộng đồng đầu tư tìm hiểu và đón nhận rộng rãi

Tổng quan thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay

Đến nay, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã vận hành tốt với 2 sản phẩm giao dịch là: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán VN30 và Hợp đồng tương lai 5 trái phiếu Chính phủ 5 năm.

Tính chung cả năm 2020, tổng hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đạt 39.914.205 hợp đồng, tăng 79,91% so với năm 2019. Khối lượng giao dịch bình quân/phiên năm 2020 đạt 158.390 hợp đồng/phiên, tăng 78,49% so với năm 2019, gấp 2 lần năm 2018 và gấp hơn 14 lần năm 2017.

Trong đó, phiên có khối lượng giao dịch cao nhất là ngày 29/7/2020 với 356.033 hợp đồng. Đây là con số mà Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Đài Loan [TAIFEX] mất 13 năm, Sở giao dịch phái sinh Thái Lan [TFEX] mất 7,5 năm mới đạt được.

Nếu năm 2019, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước là 92,51% và nhà đầu tư tổ chức trong nước là 7,03% thì năm 2020, các tỷ lệ này là 85,86%. và 13,29%. Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức trong nước đối với thị trường chứng khoán phái sinh ngày càng tăng.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tiếp tục phát triển. Tại thời điểm cuối tháng 12, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 173.395 tài khoản, tăng 7,09% so với tháng trước và tăng 88% so với cuối năm 2019. Tính đến cuối năm 2020, thị trường phái sinh có 20 thành viên đều là công ty chứng khoán và có gần 80 triệu hợp đồng được giao dịch.

Về giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, trong tháng 12/2020 không có hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ nào được giao dịch. Tính chung trong năm 2020, có 18 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được giao dịch.

Số lượng tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh vẫn liên tục gia tăng hàng tháng

Sau 3 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng rất tốt, vượt kỳ vọng. Thị trường ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ phòng rủi ro, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường cơ sở, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tổng quan thị trường chứng khoán phái sinh có mấy loại?

Thị trường chứng khoán phái sinh có 2 loại:

  • Thị trường tập trung: Là thị trường mà các hoạt động mua và bán được thực hiện liên tục, được niêm yết bởi sở giao dịch chứng khoán.
  • Thị trường phi tập trung: Là thị trường các công cụ phái sinh được giao dịch mà không được niên yết trên sở giao dịch chứng khoán.

Những thuận lợi của thị trường phái sinh Việt Nam

Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời được cộng đồng đầu tư tìm hiểu và đón nhận rộng rãi

Quy mô của thị trường chứng khoán cơ sở liên tục tăng lên. Sự gia tăng quy mô của thị trường chứng khoán cơ sở được thể hiện rõ nét qua sự gia tăng giá trị vốn huy động, số lượng chứng khoán niêm yết và nhà đầu tư tham gia thị trường.

Những thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh đơn giản để phòng ngừa rủi ro được đẩy lên mạnh mẽ.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.

Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó quy định rõ việc cơ cấu lại thị trường chứng khoán. Cơ cấu mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng sau:

  • Tổ chức giao dịch chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có một sở giao dịch chứng khoán.
  • Phân định khu vực thị trường thành thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường trái phiếu.

Kết luận

Bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ lựa chọn được cho mình một kênh đầu tư hợp lý.

Trong tháng 8 này, dự kiến thị trường chứng khoán phái sinh sẽ chính thức được vận hành. Điều này giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiến một bước dài tới giai đoạn hoàn chỉnh mô hình của một thị tr

Đối với một thị trường chứng khoán non trẻ như thị trường Việt Nam, ngay bản thân hoạt động giao dịch cổ phiếu cũng chưa thật sự phổ biến nếu tính trên dân số. Theo số liệu mới nhất đến đầu tháng 8/2017 của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổng số lượng tài khoản đầu tư được mở trên thị trường chỉ là hơn 1,81 triệu tài khoản, trong đó nhà đầu tư trong nước đứng tên gần 1,79 triệu tài khoản. Do đó việc ra đời một sản phẩm tài chính cao cấp - dù là đơn giản nhất - trên thị trường chứng khoán phái sinh cũng là một nỗ lực rất lớn.

Tuy nhiên việc xây dựng thị trường phái sinh luôn là bước đi tất yếu và phải có để tiến tới một thị trường tài chính hiện đại. Vấn đề không chỉ là có sản phẩm mới để đầu tư, mà còn là đáp ứng đòi hỏi của dòng vốn quốc tế.

Chậm nhưng chắc

Sau hơn 15 năm thị trường chứng khoán cơ sở - là thị trường cổ phiếu - ra đời, thị trường chứng khoán phái sinh mới được khởi động. Nhưng trên thực tế, mô hình của thị trường với đầy đủ các cấu phần đã được định hướng từ đầu. Vấn đề không chỉ là đem một mô hình của thị trường phát triển vào Việt Nam, mà phải xây dựng nền móng vững chắc, bắt đầu từ khung pháp lý, tới hệ thống các thành viên thị trường và đặc biệt là cơ sở nhà đầu tư có chất lượng cao.

Thị trường cổ phiếu đã từng chứng kiến những bùng phát và suy thoái đem lại nhiều hậu quả to lớn. Trải qua những thăng trầm đó, nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cũng bắt nguồn từ các sản phẩm phái sinh quá phức tạp mà khung pháp lý của những thị trường phát triển cũng không điều tiết nổi. Do đó, việc đi chậm và an toàn mới là điều cần được chú trọng vì mở cửa một thị trường mới không khó, nhưng để vận hành an toàn và ngày càng phát triển cao hơn mới là điều cốt lõi.

Thị trường chứng khoán phái sinh của Việt Nam ra đời trong tháng 8/2017 cũng không phải là tụt hậu. Trong khu vực Đông Nam Á hiện cũng chỉ mới có 4 thị trường có sản phẩm phái sinh được giao dịch tập trung là Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Việt Nam sẽ là thị trường thứ 5 có các sản phẩm này, đồng thời sẽ gia nhập cộng đồng 41 quốc gia trên thế giới có thị trường tài chính bậc cao này.

Sản phẩm đơn giản

Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi giao dịch nhiều công cụ tài chính phái sinh khác nhau được chuẩn hóa. Sáng tạo tài chính trên thế giới là vô hạn và có rất nhiều các sản phẩm phái sinh được giao dịch. Tuy nhiên với một thị trường sơ khai như Việt Nam, ban đầu sẽ chỉ có hai sản phẩm đơn giản nhất được giao dịch. Đó là Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ. Trước mắt khi thị trường mở cửa, sẽ chỉ có Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được giao dịch.

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là một công cụ tài chính mà giá trị của nó dựa trên giá trị của một chỉ số chứng khoán, cụ thể sẽ là chỉ số VN30-Index hiện đang tồn tại. Chỉ số này được tính bằng điểm số, nhưng để có giá trị thì điểm số đó sẽ được nhân với 100.000 đồng. Lấy ví dụ chỉ số VN30-Index đang là 700 điểm thì giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index sẽ có giá trị 70 triệu đồng.

Giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index sẽ là mua hay bán giá trị hợp đồng đó trên cơ sở đặt cược chỉ số sẽ tăng hay giảm. Chẳng hạn nếu chỉ số VN30-Index tăng lên 710 điểm thì việc mua Hợp đồng tương lai chỉ số ở mức 700 điểm sẽ là có lời, vì giá trị Hợp đồng tăng lên cùng với điểm số của chỉ số.

Dạng Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được giao dịch trên tất cả các thị trường phái sinh toàn cầu vì là sản phẩm đơn giản nhất. Lợi thế lớn nhất là nhà đầu tư không cần bỏ ra toàn bộ số tiền tương ứng với giá trị Hợp đồng, mà chỉ phải bỏ ra 10% để đặt cọc. Ví dụ với giá trị Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index là 70 triệu đồng thì nhà đầu tư chỉ cần 7 triệu đồng là có thể giao dịch. Ngoài ra, đầu tư một vài cổ phiếu cụ thể có rủi ro rất lớn liên quan đến doanh nghiệp thua lỗ, vỡ nợ… thì đầu tư Hợp đồng tương lai chỉ số không phải gánh chịu những rủi ro vi mô như vậy.

Giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số có nhiều nét tương đồng về kỹ thuật như giao dịch với cổ phiếu, vốn là hoạt động đã khá quen thuộc qua 15 năm vận hành. Việc định giá Hợp đồng và thanh toán lời lãi cũng đơn giản và an toàn tuyệt đối qua cơ chế bù trừ trung tâm. Vì vậy Hợp đồng tương lai chỉ số phù hợp với nhu cầu đầu tư của cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức.

Triển vọng tăng trưởng cao

Dự kiến thị trường phái sinh sẽ chính thức vận hành trong tháng 8/2017 và không thể trông đợi một sự sôi động ngay lập tức. Sản phẩm mới sẽ cần thời gian để nhà đầu tư làm quen. Tuy nhiên từ những thông lệ quốc tế, chỉ sau 3-6 tháng thị trường phái sinh đều tăng trưởng theo cấp số nhân.

Theo các số liệu thống kê quốc tế, chỉ tính riêng Hợp đồng tương lai và quyền chọn, giá trị giao dịch tăng mạnh từ năm 2006 - 2011, trong đó, các hợp đồng liên quan tới chỉ số cổ phiếu và cổ phiếu riêng lẻ thu hút nhà đầu tư nhất. Trong 3 năm từ 2012 đến 2014 trung bình mỗi năm có trên 15 tỷ hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được giao dịch, chỉ đứng sau giao dịch tiền tệ và hàng hóa. Trong năm 2015, khối lượng công cụ phái sinh giao dịch trên sàn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng tới 39% giá trị. Năm 2015, khu vực này cũng dẫn đầu thế giới về giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh, với 28 Sở giao dịch với mức tăng trưởng 33,7%.

Ngay trong khu vực, Sở giao dịch Singapore là một ví dụ điển hình với việc sở hữu hơn 25 sản phẩm phái sinh tài chính, gần 60 sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất và hàng hóa khác nhau.

Việc thị trường phái sinh Việt Nam sẽ hấp dẫn nhà đầu tư đến mức nào vẫn cần thời gian để trả lời. Tuy nhiên từ thực tế của thị trường cổ phiếu, cần một thời gian không ngắn để thị trường này đạt một quy mô đủ lớn. Điều thuận lợi chính là việc cộng đồng nhà đầu đã có sẵn qua 15 năm “đào tạo” trên thị trường cổ phiếu. Nói cách khác, thị trường phái sinh được hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của thị trường cổ phiếu.

Một yếu tố không thể không nhắc đến, chính là dòng vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường phái sinh là công cụ bổ trợ và tăng độ hấp dẫn cho thị trường cổ phiếu. Nhu cầu chính của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp là những công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh giống như công cụ bảo hiểm và trong nguyên tắc hoạt động của các tổ chức đầu tư nước ngoài, điều này luôn được đặt ra. Chính vì vậy, thị trường phái sinh vừa là kết quả của một bước phát triển mới của thị trường tài chính Việt Nam nói chung, nhưng cũng là xuất phát từ yêu cầu cao hơn của chính thị trường.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề