Sự thất bại của Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho cách mạng Việt Nam

Bài học từ chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh năm 1930 – 1931

BHG - Tuy vừa mới ra đời, nhưng Đảng Cộng sản đã kịp thời phát động và lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Đây là mốc son chói lọi mở đầu trang sử oanh liệt của cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.

Tượng đài Xô Viết – Nghệ Tĩnh, Can Lộc, Hà Tĩnh

Bắt nguồn từ sự kiện kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5.1930 tại Vinh - Bến Thủy [Nghệ An], dưới sự lãnh đạo của Địa bộ phận Trung ương ở Trung Kỳ, hàng ngàn nông dân các huyện thuộc 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh từ Nghi Lộc, Hương Nguyên, Thanh Chương đến Nghi Xuân, Can Lộc… phối hợp với công nhân Bến Thủy sát cánh bên nhau đứng lên biểu tình đòi tăng lương, bớt giờ làm, giảm sưu thuế, phản đối khủng bố… Với khí thế hào hùng, phong trào lan tỏa ra nhiều địa phương trong hai tỉnh với nhiều hình thức đấu tranh phong phú

Ngày 9/12/1961, về thăm quê nhà lần thứ hai, Bác Hồ chụp ảnh với chiến sĩ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh 1930 - 1931 [ảnh tư liệu]

Tiếp đó, ngày 1.8.1930 hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình nổ ra hầu hết các huyện của Nghệ - Tĩnh. Tại huyện Can Lộc [Hà Tĩnh] nông dân hai tổng Phù Lưu và Lai Thạch dương cao cờ búa liềm kéo vào huyện lỵ, buộc tri huyện phải cúi đầu chấp nhận yêu sách của quần chúng cách mạng. Ngày 30.8.1930, nông dân huyện Nam Đàn [Nghệ An] kéo về huyện lỵ phá nhà giam, tiến thẳng vào huyện đường buộc tri huyện phải ký văn bản: “Tri huyện Nam Đàn xin hứa không nhũng nhiễu dân”…

“Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh” được thể hiện qua tranh sơn dầu. Ảnh: Sưu tầm

Đến tháng 9.1930, phong trào tiếp tục nổi lên rầm rộ, xuất hiện các Đội tự vệ đỏ và Nông hội đỏ… dẫn đầu đoàn biểu tình kéo về các huyện lỵ như ở Thanh Chương, Hưng Nguyên [Nghệ An], Kỳ Anh, Cẩm Xuyên [Hà Tĩnh]... Ở nhiều huyện, các hương, lý ở làng bỏ chạy, các cấp bộ Nông hội đã đứng ra quản lý, điều hành công việc của làng xã, hình thành nên chính quyền theo kiểu Xô - viết như ở Liên Xô. Đến cuối năm 1930 đầu 1931, ở Hà Tĩnh đã có tới 170 làng và Nghệ An 200 làng Xô - viết.

Có thể nói, lần đầu tiên những người nông dân ở Nghệ An - Hà Tĩnh đã đứng lên thành lập được chính quyền của công - nông ở Việt Nam, sản phẩm kết tinh của cuộc đấu tranh do quần chúng cách mạng làm nên. Tuy tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng chính quyền Xô viết đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của “Nhà nước công nông” do Đảng lập ra và nhân dân quản lý.

So với các hình thức Xô viết trong lịch sử thế giới như Công xã Pari năm 1871 tồn tại 72 ngày, Công xã Quảng Châu năm 1927, Xô viết Nga năm 1905, Xô viết ở Đức năm 1919… thì Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tồn tại trên 7 tháng vào hai năm 1930-1931 và dù còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn về một Nhà nước công - nông chưa có tiền lệ trong lịch sử ở một đất nước bị chìm đắm trong nô lệ, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do của quần chúng lao khổ. Sự tồn tại của các Xô viết ở Nghệ - Tĩnh cho đến cuối tháng 6.1931 thì bị những thủ đoạn thâm độc của chính quyền thực dân đàn áp dã man nên đã tan rã cùng với sự thất bại của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Từ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng với việc lập nên chính quyền Xô viết đầu tiên trong lịch sử ở Việt Nam đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là bài học về sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò của tổ chức Đảng ở các địa phương và cơ sở đã chủ động sáng tạo khi có thời cơ giành chính quyền; bài học về xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và Nhân dân, về mối quan hệ liên minh công - nông; bài học về tổ chức lực lượng cách mạng và vai trò của các Hội quần chúng, của Tự vệ đỏ... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc cách mạng Tháng Tám sau này”, trong đó có vấn đề giành và giữ chính quyền cách mạng.

Kỷ niệm 90 năm Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng với đất nước kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, cũng là thời gian chiến đấu để giành và giữ vững chính quyền cách mạng của Nhân dân ta. Đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam với Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã đưa đất nước đạt được những thành tựu vẻ vang trên các lĩnh vực và đang trên con đường “Sánh vai cùng cường quốc năm châu”. Phát triển sức mạnh tổng hợp để xây dựng và tiếp tục thực thi thể chế chính trị do Đảng lãnh đạo, dân làm chủ trong tình hình mới, việc phát huy những bài học được đúc kết từ lịch sử có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh của quần chúng Nhân dân và sự sáng tạo trong việc thành lập các Xô viết của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vẫn còn nguyên giá trị. Vì chỉ có trên cơ sở Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ thì mới tập hợp được rộng rãi lực lượng quần chúng Nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện sự nghiệp đổi mới; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Đặng Duy Báu

Phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh [12-9-1930]: Bài học hiện nay

Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 9 2016 15:45Lượt xem: 8517
[TGAG]- Cách đây 86 năm, với khí thế tiến công thần tốc, nhân dân ta đã làm nên một cao trào cách mạng vô cùng mạnh mẽ - cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân bùng lên mạnh mẽ từ đầu năm 1930 trên khắp cả ba miền Bắc Trung Nam. Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ tháng Ngày Quốc tế lao động 1-5-1930, lần đầu tiên công nông và dân chúng tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. Từ thành phố đến nông thôn, trên cả ba miền đất nước đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành thị uy. Cao trào cách mạng do Đảng chủ trương và phát động đã diễn ra trên 25 tỉnh thành trong cả nước, trong đó Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.

Ngày 1/8/1930, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tổng bãi công, đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến. Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ - Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ kéo đến các huyện đường Can Lộc [ngày 4/8], Nam Đàn [ngày 6/8 và 30/8], Thanh Chương [ngày 12/8], Nghi Lộc [ngày 29/8] và lan rộng ra hầu khắp các huyện trong 2 tỉnh.

Tháng 9/1930, phong trào công - nông phát triển tới đỉnh cao; quần chúng đã vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy có vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền của địch ở địa phương. Đặc biệt, cuộc đấu tranh của hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên nổ ra ngày 12/9/1930 để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy, phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và phong kiến tay sai. Thực dân Pháp cho máy bay tới ném bom, làm 217 người chết, 125 người bị thương, càng làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân vùng lên như bão táp, bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Các tổ chức cơ sở đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, thực hiện nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết.

Chính quyền Xô viết đã ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân như: Ban bố quyền tự do dân chủ, tổ chức cho quần chúng tham gia các đoàn thể cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh; chia lại công điền, công thổ cho nông dân, thực hiện giảm tô, xóa nợ, thủ tiêu các thứ thuế vô lý… Chính quyền Xô viết cũng tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của mình - thực sự là một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Xô viết Nghệ - Tĩnh đã trở thành ngọn cờ quy tụ và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng lao động trong cả nước.

Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng bảy tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ. Quốc tế Cộng sản đã nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao phong trào. Báo Vô sản Pháp số ra tháng 10/1931 đã đánh giá: “Cuộc vận động này là một bước lớn trong cuộc phản đế và điền thổ, có ảnh hưởng to lớn trong lịch sử giải phóng Đông Dương”.

Thành quả lớn nhất của Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ -Tĩnh là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng đánh đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đây chính là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ đặt ra vấn đề liên minh công nông, vấn đề ruộng đất và dân cày, mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, vấn đề đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, từng bước tạo thế và lực để dân tộc ta đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở nước ta. Từ phong trào này, lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chính quyền cách mạng ở một số vùng nông thôn đã ra đời. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Hồ Chí Minh đã viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này”. Từ Xô viết Nghệ - Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã từng bước thực hiện thắng lợi những mục tiêu của con đường đã lựa chọn.

Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã để lại bài học lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân của Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của nhân dân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm lịch sử quý báu là bao giờ nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, thì họ sẽ tích cực, tự giác tham gia hưởng ứng. Và chính Đảng ta ngay từ đầu đã giúp nhân dân cảm nhận được những lợi ích cơ bản và cấp bách của mình thông qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn là giành độc lập thoát khỏi ách nô lệ, giành ruộng đất, nhà máy về tay công - nông, thực hiện những quyền dân sinh, dân chủ cơ bản đầu tiên...; từ đó khơi dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong quần chúng.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với xu thế phát triển thời đại và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân để hình thành động lực, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề đặt ra là hình thành và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế như thế nào để sự phát triển của đất nước phải thực sự gắn liền với lợi ích vật chất - tinh thần của mọi tầng lớp, mọi con người Việt Nam thì mới tạo được động lực thúc đẩy và phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân, của các tổ chức trong xã hội. Việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thực hiện được tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ và khát vọng cháy bỏng của các chiến sĩ Xô viết Nghệ - Tĩnh là giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu; ai cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà để ở và tiến tới được ăn ngon, mặc ấm, mặc đẹp, có nhà ở khang trang; ai cũng được học, học có chất lượng; người có bệnh được chữa bệnh chu đáo; mọi người sống với nhau có nghĩa có tình, đầm ấm, hạnh phúc... Đó chính là động lực cách mạng to lớn trong thời kỳ mới.

86 năm đã trôi qua nhưng tinh thần, hào khí của Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn bất diệt. Tinh thần Xô viết Nghệ - Tĩnh không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay./.

H.Bình [Tổng hợp]

Xô viết - Nghệ Tĩnh đã trở thành mốc son chói lọi, lịch sử hào hùng, oanh liệt của cách mạng Việt Nam

[ĐCSVN] – Cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam như một khúc tráng ca bất diệt, được ví như là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và quần chúng nhân dân chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Đó là minh chứng rõ nét về truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo, soi đường…
Chương trình nghệ thuật “Ngọn lửa Xô Viết” tái hiện lại phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh những năm 1930 đầy sục sôi, khí thế. [Ảnh: Thành Duy]

Sức mạnh quần chúng làm nên lịch sử

Cách đây 90 năm, khi nhân dân ta còn phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” lầm than nô lệ dưới xiềng xích thực dân, phong kiến. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930, vừa mới ra đời Đảng đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào quần chúng lớn mạnh, xưa nay chưa từng có trong cả nước mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh, uy tín của mình trong việc đoàn kết, tập hợp quần chúng Nhân dân đứng lên chống lại ách nô lệ của thực dân, phong kiến. Nhân dân Nghệ Tĩnh một lòng nồng nàn yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng đứng lên dưới ngọn cờ của Đảng để đòi cơm áo, tự do.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của Nhân dân bùng lên mạnh mẽ từ đầu năm 1930 trên khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế lao động 01/5/1930, lần đầu tiên công nông và dân chúng tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. Từ thành phố đến nông thôn, trên cả ba miền đất nước đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành thị uy. Cao trào cách mạng do Đảng chủ trương và phát động đã diễn ra trên 25 tỉnh thành trong cả nước, trong đó Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.

Ngày 01/8/1930, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tổng bãi công, đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến. Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ - Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ kéo đến các huyện đường Can Lộc [ngày 4/8], Nam Đàn [ngày 6/8 và 30/8], Thanh Chương [ngày 12/8], Nghi Lộc [ngày 29/8] và lan rộng ra hầu khắp các huyện trong 2 tỉnh.

Tháng 9/1930, phong trào công - nông phát triển tới đỉnh cao; quần chúng đã vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy có vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền của địch ở địa phương. Đặc biệt, cuộc đấu tranh của hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên nổ ra ngày 12/9/1930 để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy, phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và phong kiến tay sai. Thực dân Pháp cho máy bay tới ném bom, làm 217 người chết, 125 người bị thương, càng làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân vùng lên như bão táp, bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Các tổ chức cơ sở đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, thực hiện nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết.

Một góc Hà Tĩnh ngày nay. [Ảnh: Thành Chung]

Chính quyền Xô Viết đã ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách đem lại lợi ích chính đáng cho Nhân dân như: Ban bố quyền tự do dân chủ, tổ chức cho Nhân dân tham gia các đoàn thể cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh; chia lại công điền, công thổ cho nông dân, thực hiện giảm tô, xóa nợ, thủ tiêu các thứ thuế vô lý... Chính quyền Xô Viết cũng tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của mình - thực sự là một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã trở thành ngọn cờ quy tụ và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân lao động trong cả nước.

Ngay từ khi ra đời, Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội cho nông dân. Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông - Xô viết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được thể hiện rõ rệt. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xô viết.

Sáng mãi tinh thần Xô viết – Nghệ tĩnh

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở nước ta. Từ phong trào này, lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chính quyền cách mạng ở một số vùng nông thôn đã ra đời. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này” [1].

Từ Xô Viết - Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã từng bước thực hiện thắng lợi những mục tiêu của con đường đã lựa chọn.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: Phong trào đấu tranh cách mạng trong giai đoạn 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đã trở thành mốc son chói lọi, mở đầu cho lịch sử hào hùng, oanh liệt của cách mạng Việt Nam; Đánh dấu việc Đảng ta – một Đảng cách mạng dù còn rất non trẻ, lần đầu tiên đã thể hiện rõ vai trò, bản lĩnh, uy tín, sức chiến đấu và khả năng to lớn trong việc lãnh đạo, đoàn kết và huy động quần chúng nhân dân; là minh chứng hùng hồn về sự thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam và cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khẳng định: Xô viết - Nghệ Tĩnh là thiên anh hùng ca bất diệt trong chương đầu “pho sử bằng vàng” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiêu biểu khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam và quê hương xứ Nghệ. Sự ra đời và hoạt động của chính quyền Xô viết là minh chứng sinh động việc vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; Khẳng định tính đúng đắn của việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản của dân tộc Việt Nam; tỏ rõ tính ưu việt và bản chất tiến bộ của một chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân. Khẳng định vai trò, vị trí tiên phong, năng lực lãnh đạo và tổ chức quần chúng của Đảng ta; đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông niềm tin ở sức mạnh của mình, niềm tin vững chắc vào đường lối cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; đào tạo cho cách mạng một đội ngũ cán bộ rất lớn, rất vững vàng qua thử thách ác liệt, sẵn sàng vững bước trong chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc ở phía trước. Chính từ cao trào cách mạng này, nghệ thuật chỉ đạo cách mạng, nhất là đấu tranh cách mạng của Đảng đã bước đầu hình thành và ngày càng được bổ sung, phát triển trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một góc Nghệ An ngày nay. [Ảnh: Thu Hà]

Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, ngày càng có tác dụng sâu xa vào tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi về sau. Đó là bài học về kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc, quyết không chịu làm nô lệ; về đảm bảo vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng, thường xuyên đấu tranh chống “tả khuynh” và “hữu khuynh” để đảm bảo tính chất giai cấp công nhân của Đảng, làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bài học to lớn về sức lôi cuốn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn của Đảng, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của nhân dân; thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bài học về nghệ thuật sử dụng những hình thức và phương pháp cách mạng thích hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể để giành, giữ chính quyền…

Tiếp nối truyền thống Xô viết anh hùng, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã làm trọn nhiệm vụ hậu phương, cung ứng đến mức cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến, tham gia đánh thắng chiến tranh phá hoại, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta.

Bước vào công cuộc đổi mới, nhất là thời gian gần đây, thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, Nghệ An đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu khá toàn diện trên các mặt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2019 khá cao, đạt 8,47%, riêng năm 2019 đạt 9,03%; Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hàng năm đạt và vượt so với dự toán được giao, năm 2019 đạt hơn 16.600 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có nhiều khởi sắc, là điểm sáng của cả nước về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. An sinh xã hội, đời sống của nhân dân được quan tâm, nâng cao; Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được chú ý toàn diện trên các mặt; Tinh thần đoàn kết, dân chủ được lan tỏa rộng rãi; Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đối ngoại được tăng cường, mở rộng, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với bạn bè trong nước và quốc tế.

Theo đồng chí Lê Đình Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện mô hình chính quyền cách mạng của nhân dân lao động. Đó là những “làng đỏ” hình thành ở một số vùng nông thôn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, luật lệ của chính quyền thuộc địa bị xóa bỏ, quần chúng nhân dân đã làm chủ vận mệnh của mình. Từ đó ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, chính quyền Xô Viết đã hình thành và hoạt động công khai, bán công khai.

Phát huy truyền thống cách mạng và khí phách Xô viết, sau 30 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từ một tỉnh có thu ngân sách, GRDP bình quân đầu người đạt rất thấp đã vươn lên trở thành tỉnh có thu ngân sách đạt trung bình khá, đứng thứ 21 của cả nước; quy mô kinh tế thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ. Thời gian tới, Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đạt chuẩn tỉnh nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

Kỷ niệm 90 năm Ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh là dịp để chúng ta cùng ôn lại một mốc son chói ngời trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, bản lĩnh, khát vọng vươn lên của cả dân tộc, khát vọng độc lập tự do, của ý chí tự lực, tự cường và quyết tâm “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, nhất là tinh thần tiến công cách mạng, huy động sức mạnh toàn dân, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm xây dựng và phát triển đất nước ta ngày càng giàu mạnh trong giai đoạn mới./.

1- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 10. tr. 9.

Hoa Hiền

Video liên quan

Chủ Đề