Nội dung chính của cải cách Nguyễn Trường to la gì vì sao cải cách that bại

Vì sao Nguyễn Trường Tộ thấtbại?

Posted on Tháng Một 1, 2008 by hoangxuanba

Nguyễn Trường Tộ thông minh xuất chúng

Nguyễn Trường Tộ sinh ra trước khi quân Pháp chính thức xâm chiếm Việt Nam [1858] đúng 30 năm. Vào năm 1858, khi hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn thì ông được giám mục Gauthier đưa qua Hương Cảng, Singapore, Thuỵ Sĩ. Trên đường đi ông có ghé Roma yết kiến Giáo hoàng rồi cuối cùng sang Paris theo học trong gần 2 năm.

Với tư chất là một người thông minh, có hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa Việt Nam, là người có khả năng hấp thu những tư tưởng mới, những tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong thời gian ngắn ngủi này, ông đã miệt mài học tập tiếp thu tri thức khoa học hiện đại, tìm hiểu thực tế xã hội phương Tây, với mong muốn trở về giúp ích cho đất nước.

Để dễ dàng hình dung, chúng ta hãy dùng một hình tượng xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ đang bị sống trong một căn nhà là một thể chế chính trị phong kiến tập quyền, đứng đầu là vua Nguyễn. Căn nhà ấy được xây dựng trên nền tảng tư tưởng Nho giáo rất lạc hậu và bảo thủ so với trào lưu tư tưởng tiến bộ của phương Tây lúc bấy giờ.

Một du học sinh thông minh và đỉnh ngộ như lúc 30 tuổi được tiếp thu những tư tưởng tinh hoa của thế giới phương Tây đã cảm thấy như được “khai sáng”. Ông nghĩ rằng chế độ phong kiến VN cần phải thay đổi, học tập và áp dụng những tư tưởng phương Tây để bắt kịp với thế giới. Chính vì thế khi trở về nước, trăn trở những những tụt hậu của đất nước lúc bấy giờ ông đã đã liên tiếp gửi lên triều đình Huế 59 bản điều trần đề xuất canh tân xây dựng đất nước giàu mạnh. Gần sáu chục bản điều trần này đề cập đủ mọi lĩnh vực, các mặt chủ yếu:

* Về mặt kinh tế: ông quan tâm đến công, nông, thương nghiệp. Mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước ngoài, mời các công ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài lợi, sửa đổi thuế khoá làm sao cho “nước giàu dân cũng giàu”….

* Về mặt văn hóa – giáo dục: ông đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử mở mang việc học hành, thay đổi nội dung giáo dục, lấy quốc âm thay thế chữ Hán, lập trại tế bần…

* Về mặt ngoại giao: ông phân tích cho triều đình thấy rõ cục diện chính trị trên toàn thế giới thời đó, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa Pháp với Anh và Tây Ban Nha, khuyên triều đình nên ngoại giao trực tiếp với chính phủ Pháp tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn Pháp bên này, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ, xác lập “tư thế làm chủ đón khách”….

* Về mặt quân sự: thời đó, tuy ông “chủ hoà” nhưng không có tư tưởng “chủ hàng” một cách nguyên tắc. Ông khuyên triều đình cải tu võ bị, trọng võ trọng văn, ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước…

Những kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ thật sự mang lại một bước đột phá mới trong nhận thức của giới trí thức tinh hoa lúc bấy giờ.

Học giả Lê Thước phê bình công nghiệp bình sinh của ông:

“…Nguyễn Trường Tộ là nhà khoa học, nhà chính trị và cũng là nhà tân học nước ta xưa. Tư tưởng và kiến thức của tiên sinh hơn người đồng thời muôn nghìn.”

Tuy nhiên ông đã thất bại trong việc thuyết phục vua quan nhà Nguyễn tin vào những kiến nghị canh tân của mình. Lịch sử VN ghi nhận lại rằng triều đình thời vua Tự Đức cũng không hề quan tâm.

Mộ “nhà cải cách không gặp thời” Nguyễn Trường Tộ

Một nhà nghiên cứu đã nhận xét triều đình thời vua Tự Đức: “Vì đầu óc bảo thủ, vì sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với dân với nước mà vua quan triều đình bỏ qua những chủ trương táo bạo, đúng đắn vào lúc đất nước đang cần mạnh lên hơn bao giờ hết”.

Có một vấn đề cần đặt ra ở đây đó chính là tư duy và sự suy nghĩ của một người không thể vượt ra khỏi nền giáo dục, văn hóa mà người đó nhận thức được.

Vua Tự Đức hay bộ máy quan lại trong triều đình ông cũng thế, trước những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, họ có hai sự lựa chọn.

1. Chấp nhận bản điều trần của ông, mở cửa đất nước cho người Pháp và những người ngoại quốc vào giao thương với Việt Nam

2. Bác bỏ bản điều trần của ông, đóng cửa biên giới, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Đứng ở thời điểm hiện tại, nhìn về quá khứ mỗi người chúng ta dễ dàng nhận thấy sự sai lầm của vua quan triều Nguyễn lúc bấy giờ trong việc “bế quan tỏa cảng”. Thế nhưng dưới một cái nhìn khách quan, nếu như với suy nghĩ của triều đình thời Nguyễn lúc bấy giờ thì rõ ràng việc để cho những người ngoại quốc tự do ra vào đất nước và lãnh thổ của mình sẽ gây ra nhiều mối bất lợi. Rõ ràng là với suy nghĩ và nhận thức của vua quan lúc bấy giờ, họ không thể nào hình dung ra được khi thực hiện những điều trong bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ thì đất nước sẽ phát triển, còn ngược lại thì sẽ bị thực dân Pháp xâm lược.

Một con người, dù đó là vua thì cũng không thể vượt ra khỏi nhận thức về mặt tư tưởng so với thời đại mình đang sống. Chúng ta có bao giờ đặt ngược lại vấn đề: giả sử như vua Tự Đức đồng ý với bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ nhưng cả một hệ thống quan lại bên dưới không đồng ý và không biết cách thực hiện nó như thế nào thì mọi việc sẽ ra sao.

Để thực hiện những kiến nghị của bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cần phải thay đổi tư tưởng của cả một hệ thống bộ máy cầm quyền từ vua cho đến các quan lại bên dưới.

Nguyễn Trường Tộ không làm được điều đó. Đó thật sự là một thất bại lớn nhất trong cuộc đời của ông. Ông chỉ biết cách nêu ra ý tưởng nhưng không đề ra được những giải pháp để ý tưởng trở thành hiện thực.

Trở lại vấn đề canh tân đất nước, nói đúng hơn là để tạo ra một sự thay đổi trong xã hội VN dựa trên quan điểm của John Kotter về làm sao thay đổi một cách hữu hiệu:

Muốn tạo ra 1 sự thay đổi trong xã hội thì người ta cần phải có những yếu tố sau:

1] Nhu cầu muốn thay đổi hay một tình huống khẩn cấp đòi hỏi đưa tới thay đổi

2] Sự có mặt của một đội ngũ nòng cốt lớn mạnh và có khả năng lãnh đạo đưa tới sự thay đổi

3] Đội ngũ lãnh đạo này phải có tầm nhìn xa và lý tưởng rõ ràng: họ muốn thay đổi điều gì, họ muốn xây dựng điều gì và mục đích cũng như lợi ích của lý tưởng đó với moi người

4] Đội ngũ lãnh đạo này phải có khả năng truyền đạt lý tưởng và tầm nhìn của mình đến với đa số quần chúng chung quanh để tạo nên sự đồng thuận giữa mọi người đưa đến một sức mạnh khổng lồ khiến cho sự thay đổi sẽ diễn ra

5] Đội ngũ lãnh đạo phải có phương hướng và kế hoạch cụ thể để đối phó với mọi trở ngại trong việc thay đổi, họ nên có những kế hoạch phòng bị cần thiết để giải quyết các tình huống xảy ra trong khi tiến hành sự thay đổi.

6] Đội ngũ lãnh đạo này phải có kế hoạch cụ thể từng bước để đánh giá sự thành công trong quá trình thay đổi.
…..

Xét về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, yếu tố đầu tiên: “nhu cầu muốn thay đổi hay một tình huống khẩn cấp đòi hỏi đưa tới thay đổi” đã có trong xã hội VN. Đất nước đang đứng trên một bờ vực bị thực dân xâm chiếm, triều đình phong kiến của Huế mong muốn có sự thay đổi, canh tân đất nước.

Tuy nhiên xét đến yếu tố thứ hai: “sự có mặt của một đội ngũ nòng cốt lớn mạnh và có khả năng lãnh đạo đưa tới sự thay đổi” thì rõ ràng trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ chưa có được yếu tố này.

“Một con én không làm nên mùa xuân”, Nguyễn Trường Tộ chỉ là một con én nhỏ nhoi trong một xã hội phong kiến băng giá lúc bấy giờ. Ông chỉ lên tiếng phê phán xã hội thực tại, đề xướng ra những cải cách mà theo ông là sẽ giúp cho xã hội phát triển nhưng ông không biết cách vận động những người có thể ủng hộ ông, những người có khả năng biến những cải cách của ông thành hiện thực.

Nguyễn Trường Tộ là một nhà có tư tưởng cải cách xã hội. Tư tưởng của ông vượt lên trước xã hội phong kiến thời bấy giờ. Tuy nhiên ông không biết cách biến tư tưởng của ông trở thành hiện thực.

Điều đáng ghi nhận ở ông chính là việc ông cương trực, khẳng khái, có tinh thần yêu nước trong việc gởi lên triều đình những kiến nghị có giá trị, đề nghị chánh quyền cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…

Lẽ dĩ nhiên nếu các kiến nghị của ông được áp dụng thì sẽ là một sách lược lớn biến Việt Nam trở thành một nước hùng cường, tạo nên chuyển biến quan trọng trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra là tại sao những bản điều trần của ông không được quan tâm đến?

Chúng ta hãy thử hình dung xã hội phong kiến triều Nguyễn lúc bấy giờ được bao bọc bởi một ngôi nhà đóng cửa khép kín để cố chống chọi sự nguy cơ xâm chiếm của thực dân Pháp lúc bấy giờ đang hiện hữu trước mắt.

Khi từ vùng đất phương Tây tràn ngập ánh sáng văn minh trở về quê nhà, Nguyễn Trường Tộ ra sức gởi các bản điều trần để “kêu gọi” triều đình nhà Nguyễn “mở cửa” trong việc giao thương với các nước phương Tây.

Ông giống như một người đi xa từ một vùng đất ngập tràn ánh sáng trở về ngôi nhà căn nhà tối tăm và khép kín và bảo với mọi người trong ngôi nhà rằng ở ngoài kia có rất nhiều ánh sáng, hãy mở cửa để cho ánh sáng tràn vào.

Thế nhưng ông chưa bao giờ nghĩ tới việc một người khi đã sống trong bóng tối thì trong nhận thức của mình họ luôn nghĩ rằng bóng tối là cần thiết cho cuộc sống của họ, họ không cần đến một thứ ánh sáng xa lạ, một thứ ánh sáng mà theo họ có thể kèm theo đó là những cơn gió độc.

Về mặt thay đổi nhận thức thì ông chỉ có thể thay đổi nhận thức của chính bản thân mình nhưng chưa thay đổi nhận thức của xã hội ông đang sống lúc bấy giờ. Rõ ràng là đến cuối đời ông đã tuyệt vọng và chán chường và đã phải thốt lên:

Nhất thất túc, thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ…
[Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm…]

Ông là một người có ý tưởng để canh tân đất nước, tuy nhiên ông đã thất bại trong việc không tìm ra được những phương cách tích cực nào để biến ý tưởng của mình thành hiện thực.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

Filed under: Giáo dục, Lịch sử | Tagged: Lịch sử, Nguyễn Trường Tộ, Pháp thuộc |

6 bình luận

  1. bao ton truyen thong VIET, on Tháng Một 14, 2008 at 1:40 chiều said:

    ong la mot anh hung,nhung rat tiec ong lai chon thien chua giao la niem tin cua minh,dang le vao thoi do thi ong phai nhan thay rang thien chua giao chi dua vao thuc dan de truyen ba anh hung cua no cho no dau co tot dep gi dau,thoi Nguyen co nhung sai lam het suc trm trong nhung co mot cai ta phai cong nhan la dung dan la bac bo kito giao ra khoi dat nuoc ta,vi muc dich chinh cua kito giao chi la tho mot ong mat xanh mui lo,con dan toc thi cu bo,thuong cho ong tiec cho ong

    Trả lời
  2. cao thi thao, on Tháng Năm 25, 2008 at 12:12 chiều said:

    nguyen truong to la mot con nguoi uu tu cua dan toc .nhung cai cach cua ong tuy that bai nhung no da de lai nhung bai hoc nhung gia tri lich su ko chi cho thoi dai luc bay gio ma ca ngay nay .chung ta thu chiem nghiem lai trong thoi daidat nuoc mo cua nhu hien nay phai chang nhung cai cach cu nguyen truong to dang tro lai dang thap thoang trong nhung chinh chinh sach phat trien kinh te xa hoi cua dat nuoc .da co y kien cho rang nhung cai cach cua ong la lac hau ong ko phai la la mot nha cai cach mot nha chinh tri can suy xet lai .nhung cai cach cua co le se thanh cong se dua dat nuoc phat trien neu ong duoc sinh ra dung thoi that tiec ong mat qua som de ko thay duoc nhung cai cach cua ong ko that bai va dang duoc hoi sinh trong thoi dai hien nay

    Trả lời
  3. Hoang Ngoc THach, on Tháng Tám 27, 2008 at 11:10 sáng said:

    Nguyen Truong To la 1 tin do cong giao,thoi ong song la thoi ki trieu dinh dang cam dao gat gao,lieu day co phai la 1 nguyen nhan khien cho cac ban dieu tran cua ong khong duoc chap nhan?

    Trả lời
  4. Nguyen van ngoc _ cu nhan lich su khoa khtn& xh - DHTN, on Tháng Chín 20, 2008 at 9:13 sáng said:

    truoc tien phai khang dinh nhung tu tuong cai cach cua nguyen truong to la vo cung tien bo. the nhung do tu tuong bao thu lac hau xuat phat tu y thuc he phong kien da loi thoi. trieu dinh nha nguyen da khuoc tu nhung phung an canh tan dat nuoc do. su that bai cua nguyen truong to co the 1 phan do ong la nguoi theo ki to giao nen ko duoc trieu dinh nguyen tin tuong- do la 1 dieu rat dang tiec cho on. nhung phai khang dinh rang nguyen nhan chinh la do su bao thu cua trieu nguyen chu khong phai la do ong theo ki to giao. vi neu ong ko theo ki to giao thi lieu ong co duoc tiep can voi van minh phuong Tay de co nhung tu tuong tien bo ay hay ko? vi the nen toi hoan toan ko dong y voi y kien cua ban tren dau. neu co the ban hay cho minh dia chi hoac sdt de chung ta cung ban luan ve van de nay. rat mong su hop tac nhiet tinh cua cac ban! thank….

    Trả lời
  5. neofob, on Tháng Mười 7, 2008 at 2:31 sáng said:

    Cải cách hay không phải là do nhu cầu thực tế tạo sự thúc đẩy
    cho đa số dân chúng. Nếu đa số dân chúng không thấy điểm đó
    mà tầng lớp “ưu tú” thấy được thì cần có sự tín nhiệm của đa
    số để tầng lớp “ưu tú” lãnh đạo dân chúng đi theo hướng cải cách.
    Sự áp đặt thay đổi xã hội của tầng lớp ưu tú mà không có sự tín
    nhiệm chỉ dẫn đến thất bại. Công cuộc canh tân của nhà Hồ là
    minh chứng cho điều này.

    Cho nên giáo dục là chìa khóa tiên quyết trong nhiều chìa khoá
    để mở kho tàng tín nhiệm trong dân chúng để thúc đẩy cải cách.

    Trả lời
  6. Ẩn danh, on Tháng Mười Hai 3, 2009 at 11:56 sáng said:

    Tác giả viết:
    “Vua Tự Đức hay bộ máy quan lại trong triều đình ông cũng thế, trước những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, họ có hai sự lựa chọn.

    1. Chấp nhận bản điều trần của ông, mở cửa đất nước cho người Pháp và những người ngoại quốc vào giao thương với Việt Nam”

    Đây là một ký luận có tính lạc dẫn, nhằm biện hộ cho ông NTT: Pháp không phải chỉ muốn vào “giao thương” mà thôi ! “Mở cửa” hay “Không mở cửa” thì VN cũng nằm trong tầm nhắm của toàn bộ chiến lược Đông Phương của Đế chế Pháp và Đế quốc Vatican lúc bấy giờ. Lịch sử sau đó đã chứng minh như thế bằng xương máu của bao thế hệ người dân VN.

    Trả lời

Trả lời Hủy trả lời

Nhập bình luận ở đây...

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

Email [Địa chỉ của bạn được giấu kín]
Tên
Trang web

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com [Đăng xuất/ Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Google [Đăng xuất/ Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter [Đăng xuất/ Thay đổi]

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook [Đăng xuất/ Thay đổi]

Hủy bỏ

Connecting to %s

Nhắc email khi có bình luận mới.

Nhắc email khi có bài viết mới.

Δ

Mục lục

Thân thế và sự nghiệpSửa đổi

Ông sinh ra trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu[4] [xã Hưng Trung], huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.[5]

Những năm học tậpSửa đổi

Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng như Tú Giai ở Bùi Ngọa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc [huyện Lộc Hà, Nghệ An]. Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ".[6]

Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài [nay là toà giám mục Xã Đoài thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An]. Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier [tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846] dạy cho học tiếng Pháp và giúp ông có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.[7]

Cuối năm 1858, ông đi cùng Giám mục Gauthier vào Đà Nẵng tránh nạn "phân tháp" [sáp nhập hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo, chứ không cho ở tập trung như trước].[8]

Đầu năm 1859, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng [Hồng Kông][9] và một số nơi khác...[10]

Làm phiên dịch cho quân PhápSửa đổi

Đầu tháng 2 năm 1861, sau khi chiến tranh ở Ý và ở Trung Quốc kết thúc, Đô đốc Léonard Charner được lệnh gom quân ở Trung Quốc đem về Sài Gòn mở rộng vùng chiếm đóng. Với quyết tâm này, Charner đã thuyết phục được một số giáo sĩ Pháp đang lánh nạn ở Hồng Kông, trong số đó có Giám mục Gauthier, về Sài Gòn cộng tác. Nhận lời, Giám mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ cùng về với mình. Sau đó, ông Tộ nhận làm "từ dịch" [phiên dịch các tài liệu chữ Hán] cho thực dân Pháp.

Trong bài "Trần tình" [viết xong ngày 7 tháng 5 năm 1863], Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn [đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bị tấn công thành Gia Định], quân Pháp có mời ông cộng tác. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ [tháng 2 năm 1861], ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm...[11]

Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc.

Hết lòng vì đất nướcSửa đổi

Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...[12] nên đến đầu tháng 5 năm 1863 thì ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận".

Nhận thức được bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định:

Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ.[13]

Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864 ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa [hiện thất lạc][14] để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao.

Trong thời gian phái bộ Phan Thanh Giản ở Pháp về Sài Gòn chờ tàu để đi Huế [từ ngày 18 đến 24 tháng 3 năm 1864], ông đã đến tiếp xúc với các chánh phó sứ để thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, ông viết "Lục lợi từ" [còn có tên "Dụ tài tế cấp bẩm từ", tháng 6 năm 1864] rồi gửi lên Triều đình, nhưng sau đó cũng không được phúc đáp. Ông đã viết bài tấu lên vua "Người da trắng nếu ta đối xử tốt với họ, họ cũng sẽ đối xử tốt với mình. Còn nếu không, họ sẽ chiếm nước ta thành thuộc địa, giống như người da đen".

Trong quãng thời gian đó, năm 1862-1864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đã thiết kế và chỉ đạo việc xây cất tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn [nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng]. Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay.[15]

Thành công ấy đã làm cho tiếng tăm Nguyễn Trường Tộ lan rộng. Khoảng năm 1864, ông được người Anh mời sang dự một hội nghị khoa học ở Anh, nhưng bị họ Phạm ngăn cản không cho liên lạc với người Anh.[16]

Khoảng cuối năm 1864 cho đến đầu năm 1865, Nguyễn Trường Tộ đã gửi liên tiếp một số văn bản gửi lên vua và triều đình. Ông nói rằng: "Những người phương Tây nếu được đối đãi tử tế cũng sẽ đối đãi tử tế với mình, còn nếu không họ sẽ chiếm làm thuộc địa giống như các nước ở châu Phi", nhưng chưa kịp gửi lên triều đình thì bị họ Phạm ngăn cản. Còn ba văn bản gởi cho ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy" [cuối 1864], "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy" [tháng 2 năm 1865] và "Khai hoang từ" [tháng 2, 1866].[17]

Sau đó, Nguyễn Trường Tộ được triệu ra Huế để giải quyết vụ tàu London. Về vụ việc này, sách Đại Nam thực lục kể đại ý như sau: "Trước đây, Hoàng Văn Xưởng đi Hương Cảng có đặt mua tàu London. Không ngờ bị Phô Na [chủ hãng tàu] lừa dối, tàu đã cũ nát, chưa đi tới nơi thì đã bị sóng gió làm hư hại. Sau khi sửa chữa ở Gia Định, họ đưa tàu đến cửa Thuận An [Huế] bắt phải mua.[18] Nhưng sau khi đệ trình lên cách giải quyết, thì không được thi hành nên ông có lẽ chán nản, và xin về Nghệ An [ngày 10 tháng 4 năm 1866].[19] Trong bức thư gửi Trần Tiễn Thành [viết từ Nghệ An đề ngày 15 tháng 6 năm 1866], thì tâm trạng của ông lúc bấy giờ khá u uất. Một phần vì ông nóng lòng việc canh tân đất nước, một phần vì thấy vua và một số quan lại bảo thủ hãy còn nghi kỵ mình...[20]

Mặc dù vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không nản chí. Về tới Nghệ An, việc đầu tiên ông làm là viết thư cho Triều đình để báo tin về việc Giám mục Gauthier nhận lời đi Pháp để mua các thứ cần thiết về mở trường kỹ thuật ở Huế. Sau đó, ông được lệnh đi cùng Giám mục Gauthier ra Huế để chuẩn bị đi Pháp. Khi ấy là giữa tháng 8 năm 1866.

Trong khoảng 3 tháng ở quê nhà, ông giúp Tổng đốc Nghệ An Hoàng Tá Viêm đào kênh Sắt ở Hưng Nguyên. Truyện "Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ" kể:

Năm Tự Đức 19, Bính Dần [1866], ngũ nguyệt [tháng 5], Bộ sai quan Tổng đốc Nghệ An là Hoàng Tá Viêm ra đào Kênh Sắt... Người viết thư cậy ông Tộ đi khám xem hình đất, thế đất, chỉ lối cho mà đào... Kênh hoàn thành, ông Tộ có làm bài thơ mừng Kênh Sắt.[21]

Ngày 17 tháng 8 năm 1866, Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier và Linh mục Nguyễn Điều tới Huế. Lần này, Nguyễn Trường Tộ được vua Tự Đức tiếp kiến ở nhà Tả Vu trong Tử Cấm thành [Huế], được hỏi han nhiều điều, và được nhà vua nghe theo.

Ngày 15 tháng 9 năm đó, phái đoàn Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ đi tàu của nhà vua vào Sài Gòn, và ở đó chờ tàu. Trong thời gian lưu lại, hai ông đã có những cuộc tiếp xúc với Đô đốc La Grandière và Lãnh sự Tây Ban Nha để nắm tình hình theo yêu cầu của Triều đình. Sau đó, Nguyễn Trường Tộ đã có sáu bản báo cáo gởi về Huế. Qua các văn bản này, ông trình bày cho Triều đình thấy là có một khác nhau giữa ý đồ của Pháp soái [tức Đô đốc La Grandière] ở Sài Gòn và chính sách của chính phủ ở Pháp. Pháp soái thì muốn bằng mọi cách thôn tính hoàn toàn sáu tỉnh Nam Kỳ và áp đặt trên phần đất còn lại của Việt Nam một hiệp ước bảo hộ; trong khi ấy ở chính quốc, thì có nhiều dư luận chống đối các cuộc phiêu lưu quân sự ở các vùng đất xa xôi...[22]

Ngày 10 tháng 1 năm 1867, phái đoàn đáp tàu L’Orne đi Pháp. Trong 8 tháng ở đây, họ đã mua sách vở, dụng cụ, máy móc... để lập trường học kỹ thuật ở Huế. Ngoài ra, Giám mục Gauthier cũng đã tới Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hàng hải và Thuộc địa Pháp để xin tài trợ cho các chương trình của mình; đồng thời tiếp xúc với một số thương gia và kỹ nghệ gia người Pháp. Ngày 25 tháng 11 năm 1867, phái đoàn trở về Việt Nam.

Theo Linh mục Trương Bá Cần [tác giả sách Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo], thì có lẽ Nguyễn Trường Tộ đã theo Giám mục Gauthier sang Rôma [Ý], rồi được vào chầu Giáo hoàng Piô IX nhân chuyến đi này.[22]

Ngày 29 tháng 2 năm 1868, phái đoàn Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ về tới Huế. Cùng theo về còn có hai Linh mục, một giáo dân [bác sĩ Hemaiz] và một người thợ máy [tất cả đều là người Pháp, và đều do Giám mục Gauthier vận động được]. Sau khi xem xét các thứ mua về cho trường học và các thứ mà Bộ Hàng hải Pháp gửi tặng, vua Tự Đức cho phép Giám mục Sohier được xây trường học kỹ thuật trên mảnh đất đã đề nghị [nằm giữa nhà thờ Kim Long và Tòa Giám mục Huế]...[23] Theo tờ tấu của Viện Cơ mật đề ngày 4 tháng 3 năm 1868, thì sau đó các thành viên trong đoàn đều được nhà vua ban thưởng tiền và lụa...

Đi Pháp về, trong thời gian từ cuối tháng 2 cho tới cuối tháng 4 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ đã gởi cho Triều đình ít nhất là 9 văn bản. Ngoài văn bản đầu tiên [sau khi về tới Huế], nói về việc mở trường và phát triển đất nước, hầu hết các văn bản khác đều xoay chung quanh vấn đề sứ bộ đi Pháp. Bởi Triều đình vua Tự Đức lúc bấy giờ chỉ quan tâm tới việc làm sao lấy lại được 6 tỉnh Nam Kỳ đã mất vào tay Pháp. Sau những cuộc thương thuyết không thành công giữa Trần Tiễn Thành và Đô đốc Lagrandière tại Sài Gòn cuối tháng 1 năm 1868, vua Tự Đức nhất định cử một phái bộ sang Pháp để điều đình với chính phủ Pháp. Đối với vấn đề quan trọng này, quan điểm trước sau như một của Nguyễn Trường Tộ là phải tự lực tự cường để lấy lại phần đất đã mất, chứ không thể van xin nài nỉ. Tuy nhiên, ông vẫn sẵn sàng đi theo sứ bộ và đã có những kiến nghị rất cụ thể cho chuyến đi.

Khoảng giữa tháng 3 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ được cấp phát ngựa và chi phí về Nghệ An thăm mẹ già trước lúc lên đường sang Pháp. Tuy nhiên, sau khi trở lại Huế, ông đổi ý, kiến nghị với Triều đình là không nên sai sứ bộ sang Pháp điều đình mà chỉ nên gởi sứ bộ vào Sài Gòn thương thuyết.

Việc đi Pháp vì thế phải đình hoãn không thời hạn. Ngày 18 tháng 4 năm 1868, Bộ Lễ lại cấp phép cho Nguyễn Trường Tộ trở về Nghệ An. Trước đó, ngày 7 tháng 4 năm 1868, Giám mục Gauthier cũng đã lên đường trở về Xã Đoài vì thấy việc mở trường kỹ thuật không được nói tới nữa.[24]

Về lại Nghệ An, Nguyễn Trường Tộ bắt tay vào việc vận động dân vùng Xuân Mỹ [Nghệ An] thường xuyên bị úng lụt đến nơi ở mới,[25] đồng thời xây cất Nhà Chung Xã Đoài.[26] Trong những năm này, ông vẫn đều đặn gửi lên triều đình Huế các bản điều trần về thời sự.

Tháng 10 [âm lịch] năm Tự Đức thứ 23 [1870], Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ [Đức] và Cách mạng Pháp đang nổi dậy.

Ngày 28 tháng 12 năm 1870, trong bản tấu của Viện Cơ mật dâng lên vua Tự Đức có đoạn:

..."Bọn thần tuân phụng xét duyệt các khoản mật trần của Nguyễn Trường Tộ thấy y cũng có lòng với ta và chính lúc này là lúc có thể thừa cơ hội được. Ý kiến của bọn thần cũng đồng với các lý lẽ của thần Trần Tiễn Thành tâu xin. Nhưng xét vì đây là việc quân quốc trọng sự cần phải bàn thảo kín đáo kỹ lưỡng mới bảo đảm không nguy hiểm trở ngại sau này. Nay bọn thần chưa giáp mặt y bàn tính mà đã nội giao cho y qua các nước thám sát những việc cần phải làm, lỡ ra có chỗ nào chưa được chu đáo, sợ sẽ sinh trở ngại. Vậy xin cho Bộ Lễ lấy lý do phái đem người qua Tây học tập, khẩn tư cho tỉnh thần Nghệ An lập tức cấp ngựa, sức y lên kinh ngay để bọn thần ở Viện Cơ mật và Tòa Thương Bạc đối diện hỏi bọn y xem suy tính cơ nghi như thế nào cho được chu thỏa. Bọn thần sẽ suy nghĩ chín chắn đôi ba lần và phúc tâu đầy đủ. Vậy dám xin có lời tâu bày, đợi chỉ tuân hành."

Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng kỳ thực là để bàn bạc với vua Tự Đức về phương lược quân sự và ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870. Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào: Sứ bộ không được cử đi các nước, kế hoạch đánh úp Pháp để thu hồi 6 tỉnh ở Nam Kỳ cũng không được thực hiện...

Qua đờiSửa đổi

Sau mấy tháng ở Huế, có thể là vì không có việc gì để làm, hoặc có thể vì bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài [Nghệ An]. Đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì ông đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới 41 tuổi.

Con ông là Nguyễn Trường Cửu, trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ chỉ nói ngắn gọn rằng: "Qua năm sau, Tự Đức 24 [1871], ngày 10 tháng 10, ông Tộ làm câu thơ rằng: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận / Tái hồi đầu thị bách niên cơ" [Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận / Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm] đoạn thì qua đời. Thọ 41 tuổi".

Nhiều chứng cứ cho thấy ông mất vì bệnh xuất huyết bao tử.[27] Riêng Giám mục Gauthier cho rằng ông bị đầu độc. Trong một thư đề ngày 1 tháng 11 năm 1871, vị Giám mục này viết: "Người Giáo hữu Việt Nam mà tôi đem theo năm 1867 và người ta gọi là Kiến trúc sư [...] đã là nạn nhân của một âm mưu đầu độc".[28]

Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu [nay ở xóm 1, làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An]. Ban đầu, phần mộ của ông chỉ là một nấm mộ đất thấp, tại một bãi đá mài bên sông của làng Bùi Chu. Sau được cải táng về phía tây, trên một gò đất cao giữa khu đất bằng phẳng, gần đường chính, cách vị trí mộ cũ khoảng 300m. Năm 1943, giáo sư Từ Ngọc Nguyễn Lân đã đứng ra tổ chức, kêu gọi các cá nhân, tổ chức đóng góp công của để xây dựng lăng mộ cho Nguyễn Trường Tộ. Bản thân giáo sư Nguyễn Lân đã gửi số tiền 133 đồng[29] cho linh mục địa phận Xã Đoài là Laygue để xây lại mộ Nguyễn Trường Tộ.[30][31] Trong đó bao gồm 110 đồng là tiền bán 900 quyển "Nguyễn Trường Tộ" của ông, còn 23 đồng là tiền của những người bạn của giáo sư đóng góp vào. Nhờ đó ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ được xây lại bằng đá cẩm thạch Thanh Hóa cùng với những họa tiết tương đối hoàn chỉnh. Ngày 21 tháng 1 năm 1992, Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích cấp quốc gia. Năm 1996 huyện Hưng Nguyên đã đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp khu di tích với diện tích 1.062m², gồm 2 phần: phần mộ và phần vườn mộ, xung quanh được xây hàng rào bảo vệ, bên trong trồng hoa và cây cảnh, trở thành một khu lăng mộ hoàn chỉnh.

Vợ, conSửa đổi

Không biết chắc Nguyễn Trường Tộ đã lập gia đình lúc nào. Có thể là trong khoảng thời gian ông trở về Nghệ An, sau khi các dự án canh tân của ông gởi vua Tự Đức bị chống đối nên bị bỏ dở [sau tháng 4 năm 1868]. Con ông gồm một trai, một gái. Người con gái lấy chồng ở một làng kế cận. Người con trai là Nguyễn Trường Cửu [ông mất khi Trường Cửu mới được 18 tháng], có tư chất thông minh, được học hành, thường được gọi là "Đồ Cửu". Ông Cửu mất vào khoảng năm 1942, và đã để lại tác phẩm Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ.

Cải cách, duy tân của NGUYỄN TRƯỜNG TỘ: đặc điểm, tính chất, tầm vóc và quy mô [Phần 1]

15/01/202005/08/2020 Kẻ sĩ An Nam

THE SCALES, MAIN FEATURES, CHARACTERISTICS AND ROLES OF NGUYEN TRUONG TO’S MODERNIZATION AND REFORMS

NGUYỄNĐỨC MẬU
[Tiến sĩ, Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam]

Nguyễn Trường Tộ đặt ra hàng loạt vấn đề để cải cách, mỗi vấn đề như vậy thường xuất phát từ mong muốn bảo vệ, phát triển đất nước. Trong các cải cách đó, có việc vì hướng đến như một cần kíp để đối phó kịp thời nguy cơ mất nước, có việc hướng đến lâu dài, có việc nếu muốn thực hiện thì phải giải phóng khỏi quan niệm, thói quen, cách nghĩ hay phải nhìn nhận lại sự kháng cự lại của những cái đó.

Rất nhiều những cải cách liên quan đến kỹ thuật, đào tạo và phần lớn những cải cách muốn thực hiện thì phải qua bàn tay triều đình, hay nói đúng hơn, Nguyễn Trường Tộ chỉ nhìn hay trông mong vào triều đình, vào quyền lực nhà nước, vào quân quyền. Tính chất của điều trần là vậy và hầu tất các cải cách Nguyễn Trường Tộ đưa ra đều thế, nó không hướng đến một tầng lớp, một bộ phận xã hội nào ngoài bộ nhận cao nhất của quyền lực: ông vua.

Đó là một đề nghị cải cách từ trên xuống, từ sự chủ động của nhà nước. Nhưng cải cách để làm gì, theo Nguyễn Trường Tộ, là cái căn bản cho trước mắt và lâu dài mà trực tiếp là để mưu thu hồi và gìn giữ đất nước1. Ông dự tính cho công cuộc canh tân đó một kỳ hạn không dài: “Theo tôi tính toán thì từ nay về sau trong khoảng hai mươi năm, nước ta chắc chắn có một kỳ thái bình thịnh trị [Đó là lý thế vận hội sinh ra như vậy. Lý do rất dài dòng khó có thể nói rõ” [Trương Bá Cần, 2002, tr.465].

Như đã nói ở bài Hai cách nghĩ, hai cách hành xử trước tình thế mới – trường hợp Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa, hầu như ít lĩnh vực mà Nguyễn Trường Tộ không bàn đến và đề nghị một sửa đổi, một cải cách. Vấn đề là đặc điểm, tính chất, tính hệ thống, tư tưởng của thay đổi đó là gì, nó phản ánh điều gì.

Nguyễn Trường Tộ bàn đến thay đổi cơ cấu bộ máy, đến phân quyền, giao quyền cho các cấp, nghĩa là hình thức là giảm tập quyền mà mục đích là “giảm tải” cho quân quyền hay gì khác? Nguyễn Trường Tộ bàn đến thay đổi trên diện rộng các mặt: luật pháp, giáodục, thuế khóa, khai khoáng, vận tải, buôn bán [chống bế quan tỏa cảng, vì mục đích chính trị hay thuần kinh tế?], thay đổi chữ viết, ra báo chí, vai trò vua quan hay vai trò dân đối với xã hội, vấn đề ruộng đất, các chức sắc làng xã,… Những đề nghị thay đổi đó được nhận thức liên quan đến nhau không, sự thay đổi được nhận thức từ triết lý nào? Tính thực dụng hay tính tư tưởng nào là cơ sở? Trong từng ngành nghề, trong từng bộ phận cụ thể thì sự thay đổi mang tính điều chỉnh, cải cách, hay thay đổi căn bản mang tính cách mạng?

Xem xét các cách mà các tấu sớ, các lời trích bàn về ý kiến, điều trần của Nguyễn Trường Tộ thì thấy suy nghĩ của Nguyễn Trường Tộ cũng đã được chú ý, với những quan chức như Trần Tiễn Thành thì sự tin cậy là có. Vấn đề là những suy nghĩ nào của Nguyễn Trường Tộ được chú ý, Nguyễn Trường Tộ tác động được phần nào đến suy nghĩ của các quan chức có trách nhiệm, cái đó trong tỉ lệ nhất định liên quan đến nhiều vấn đề tiếp nhận.

Nhận thức về những cải cách của Nguyễn Trường Tộ phần lớn đều thừa nhận có tính hệ thống, toàn diện [Trương Bá Cần, 2002, tr.72], cũng có thể nói là tổng thế. Phần lớn đều có thể liệt kê, từ chính trị, ngoai giao, luật pháp, kinh tế [công, nông, thương,..], văn hóa, giáo dục đến các biện pháp nhân đạo và những cấp bách trước mắt như lấy lại ba tỉnh miền Đông, kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây, kế hoạch thu hồi sáu tỉnh, xa hơn là kế ly gián Anh và Pháp, lập sứ quán, cử phái bộ, gửi người sang Pháp, sang Singapore học và sâu hơn nữa là cải cách phong tục, thay đổi cách nghĩ về đánh giá nghề để hướng xã hội sang cả nghề khác thuộc công, thương,.. Hướng cải cách phong tục như ăn ở, ăn mặc, vệ sinh, ngôn ngữ giao tiếp và nhà cửa nơi đô thị. Nếu điểm hết các đề nghị thì có thể nhìn thấy tính toàn diện, hệ thống, nói chung là đủ mọi mặt.

Thế nhưng hàng loạt đề nghị cải cách có thể gọi là toàn diện, hệ thống, đều là xuất phát nhận thức, thấy ra những yếu tố cần thay đổi để hướng chuẩn theo giá trị châu Âu hiện đại. Trong mỗi đề nghị đó yếu tố hiện đại được chiếm tỉ lệ thế nào, khả năng tương tác của nó trong không gian cũ, nghĩa là sự thay đổi mang tính hệ thống hay chắp vá, cải cách hay cách mạng, sự tương thích hay không có được ông tính đến, hay có phân tích đến mức độ nào?

Hình như khía cạnh nào ông cũng nhìn ra vấn đề nào đó cần thay đổi, nhưng ông có nhìn ra tư tưởng tổng thế tạo ra toàn bộ cơ cấu quyền lực nhà nước, cơ cấu chính trị, luật pháp không? Ví dụ câu chuyện đánh giá và hướng giá trị về thượng cổ, về cổ xưa hay, ví dụ cái học hư văn, cái thái độ coi thường thực nghiệp,… ông có đặt câu hỏi nhận biết rằng những cái đó có nguồn gốc từ đâu hay không? Những yếu tố, những điểm, những thành phần mà ông thấy cần thay đổi liên quan đến Nho giáo [Nho giáo hay chỉ là Tống nho với vài chỗ mà ông nói đến] và ý thức về sự liên quan đó trong nhận thức của ông có được đặt ra hay không?

Nguyễn Trường Tộ không đối đầu, đối địch, không thách thức Nho giáo, không xem nó là nguyên nhân cản trở lớn nhất cho tư tưởng mới, cho cải cách theo hướng hiện đại của tư tưởng văn minh phương Tây như Fukuzawa [có thể ông tránh xung đột để thuyết phục cải cách]. Điều khác đó, phần rất nhiều là do chính phủ và xã hội Nhật lúc đó đã chịu ảnh hưởng khá rộng rãi tư tưởng văn minh [Fukuzawa Yukichi, 2005, tr.294], trong khi ViệtNam cùng thời Nguyễn Trường Tộ, văn minh phương Tây mới được nhận thức ở một số cá nhân mà Nguyễn Trường Tộ là nổi trội một cách đơn lẻ. Tình trạng nhận thức dạng đơn độc như thế, đã có thể nói, góp phần hình thành một áp lực cho một lựa chọn nội dung điều trần. Nhưng sự đơn độc có phải là yếu tố quyết định nên sự bất cập trong các nhận thức mang tính quan yếu của thay đổi, cải cách?

Nhà cải cách có vai trò đến duy tân của Nhật Bản là Fukuzawa, người cùng thời với ông, đã nhìn thấy sức cản từ tư tưởng Nho giáo, ý thức sức cản của nó nằm trong thói quen suy nghĩ và trong tình cảm nữa, ông nói rằng trong lòng ông vẫn nặng Nho giáo nhưng ông cố khép nó lại trong góc riêng. Fukuzawa nhận thấy nếu “để tư tưởng thủ cựu của Nho giáo đọng vào trong trí não hậu thế, thì tư tưởng văn minh phương Tây sẽ khó vào được Nhật Bản” [Fukuzawa Yukichi, 2005, tr.294]. Đấy là tư tưởng của nhà cách mạng, không chỉ là cải cách từng bộ phận, thay đổi chi tiết, trong khi sức chống trả lại là cả hệ thống tư tưởng đang bám sâu vào dân tộc. Fukuzawa nói hướng đến “tư tưởng văn minh phương Tây”,“vào Nhật Bản”, chứ không chỉ chỉ là thay đổi yếu tố trong hệ thống, chứ không phải thay đổi nhận thức từng phần trong bộ phận nào đó của quyền lực, điều mà Nguyễn Trường Tộ dường không nhìn ra, hay trước một tình thế đặc biệt của lịch sử bắt buộc ông nghiêng lệch trong quan tâm. Nhìn ra được như Fukuzawa là nhìn ra chỗ cơ bản nhất để thay đổi. Chỉ khi nhận ra yếu tố tư tưởng Nho giáo là cơ sở tạo ra sức cản trở cả hệ thống, mới có sự thay đổi hệ thống, mới có thay đổi mang tính cách mạng triệt để.

Câu hỏi về sự phát triển và câu trả lời về nó luôn được đặt ra, thông tin về sự phát triển tự do cá nhân liên quan đến sự phát triển đất nước cũng có điều kiện đến được với Nguyễn Trường Tộ và cả vua Tự Đức một cách trực tiếp, nhưng tiếp nhận điều đó và thái độ với nó lại là một vấn đề quan trọng.

Một người phương Tây, lãnh sự ở Bangkok, được giao nhiệm vụ ở Huế năm 1864, tường thuật buổi yết kiến vua Tự Đức, vua rất thích trò chuyện với ông, chỉ khi đêm đến mới chịu chấm dứt, nhưng nhà vua có vẻ “sửng sốt” nghe câu trả lời của vị lãnh sự này khi vua hỏi nhờ đâu mà nước Pháp hùng cường và phồn thịnh: “Những sinh lực hàng đầu của một dân tộc là quyền tự do cá nhân và những quan hệ tự do giữa các dân tộc nữa” [Yoshiharu Tsuboi, 2011, tr.223]. Thêm một xác nhận về sự khó khăn thay đổi do tinh thần Nho giáo cản trở, nhân vật ngoại giao này nhận xét: “Sự tôn trọng phong tục, trên cơ sở phục tùng đến mức “giáo điều” học thuyết của Khổng giáo, cho chúng ta một trong những chiếc chìa khóa cho phép chọc thủng bức màn bí mật của lịch sử triều Nguyễn và trả lời câu hỏi chủ yếu này: Tại sao triều Nguyễn đã không thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một kiểu tư duy khả dĩ thức tỉnh ý thức dân tộc trước sự bành trướng của phương Tây” [Yoshiharu Tsuboi, 2011, tr.225]. Nguyễn Trường Tộ và cả Tự Đức nữa, như vậy, đã tiếp xúc được những ý tưởng như vậy, nhưng thành vấn đề quan tâm chưa, hay đó vẫn là điều xa lạ, có thể làm nên sự sửng sốt, nhưng thành xa lạ, không ám ảnh như những nhu cầu thay đổi về kỹ thuật, về các bộ phận của quyền lực. Từ sự gặp nhau về nhận thức của vị lãnh sự đến từ phương Tây và của Fukuzawa – một người trực tiếp gặp Tự Đức, một người cải cách cùng thời ở Nhật, chúng ta thấy căn nguyên quan trọng là tư tưởng Nho giáo, điềumà Nguyễn Trường Tộ mới ý thức được từng phần, từng điểm. Yoshiharu Tsuboi cũng nhận thấy sự “không ngờ vực” “khuôn phép Nho giáo”, “sự tin tưởng mù quáng” vào hệ thống Nho giáo đã cản trở những nhà cải cách và triều đình “phát huy những lối suy nghĩ khác” [Yoshiharu Tsuboi, 2011, tr.339].

Xã hội trật tự phận vị Nho giáo không hình dung được tự do cá nhân, tất nhiên sẽ rất sợ tự do cá nhân vì nó sẽ phá vỡ trật tự từ lâu đã thành khuôn thước. Với cách nhìn chưa được chuẩn bị để thay đổi, thì làm sao có thể nhận thấy rõ Nho giáo là lực cản mất còn với tự do, bình đẳng, trở lực nguy hiểm nhất của sự phát triển.

Nguyễn Trường Tộ nói không có bộ môn gì, không thấy vấn đề gì mà không học, không đọc, nhưng yếu tố tự do cá nhân, các điều kiện của xã hội cho tự do cá nhân tồn tại, lại không có trong quan tâm của Nguyễn Trường Tộ2 như ở Fukuzawa.

A. Cải cách chính trị, xã hội

Nguyễn Trường Tộ viết điều trần là nhằm thuyết phục một sự thay đổi từ nhận thức và hành động từ trên xuống, từ quyền lực nhà nước. Chú trọng sự thay đổi từ vài bộ phận trong cơ cấu hệ thống quyền lực cũ, nhưng sự thay đổi này, theo như những đề nghị của ông, tất nhiên hướng đến sức mạnh nhà nước, xem sức mạnh này có ý nghĩa quyết định sự thay đổi, và hướng ít, hay có thể chỉ là những dấu hiệu mờ nhạt, đến xã hội, đến sức mạnh ngoài nhà nước. Cái quan niệm “nước mạnh, dân giàu” của ông không bao hàm trong nó vừa sức mạnh của quyền lực nhà nước vừa sức mạnh trong lòng xã hội, nó có thể chỉ là sự giàu mạnh về vật chất kỹ thuật và ông xem đây là cái quyết định sức mạnh một đất nước, sự giàu mạnh của quốc gia.

Trong cách nhận thức và hình dung đó, Nguyễn Trường Tộ không đặt vấn đề tiến bộ, văn minh, hay chưa thấy ra điều này như Fukuzawa, mà đặt vấn đề nước mạnh, dân giàu, đặt hy vọng từ cải cách vài quan niệm về kinh tế, vài nhận thức về bộ phận nào đó của chính trị, giáo dục hay luật pháp sẽ thay đổi đất nước. Mỗi một đề xuất thay đổi yếu tố, bộ phận nào đó thì ông đều nói rất lạc quan rằng rồi sẽ dẫn đến thế này, dẫn đến thế kia một cách tích cực. Ví dụ, ông đề xuất “mua tàu lớn vượt bể để chở những đồ vật nước mình dư không dùng đến đem bán ở các nước” rồi họ sẽ đưa đi bán cho các nước khác, rằng “nếu làm được thì không ngoài vài năm người Tây tự nhiên bỏ đất mà đi không cần phải đánh chác gì nữa”. Tuy nhận thấy sự xâm lược của phương Tây mục đích đầu tiên là tìm kiếm, chiếm lĩnh thị trường, nhưng giải quyết vấn đề chỉ vậy là không tính đến, lý giải đến các điều kiện, các mục đích khác. Đấy là chưa nói đến thị trường nội địa và thị trường mà mình hướng đến, các nhu cầu khác nhau của buôn bán,… Thực dân Pháp hướng đến Việt Nam là nhằm vào một không gian thị trường, chính trị rộng lớn hơn, ví dụ hướng sang Vân Nam, Trung Quốc và một mục đích nhiều tham vọng hơn.

Hiểu được phá bỏ bế quan tỏa cảng là một việc cần kíp, nhưng không thể nghĩ rằng mở cảng thông thương thì việc tốt đẹp sẽ đến. Ông lý giải và lạc quan tin vào việc mở cửa khẩu mà không tính đến xây dựng các phương diện hỗ trợ, tính đến các nguồn lợi từ nó, nhưng không thể xem từ đó “sự sinh sống của dân ta sẽ dần dần thịnh vượng”. Cách phân tích rằng mở cửa thì nước ngoài “không thừa cơ gây hấn, chỉ dùng lối nói mềm dẻo để xin” là một lạc quan hay là một cách thuyết phục của điều trần:

“Ví như trong nhà có một chỗ bí mật không hề mở cho ai thấy ắt sẽ khiến người ta sinh nghi. Bọn cướp không phải trên trời xuống, tất cũng là người trên đất này, chúng sẽ lấy kỳ được những thứ cất giấu đó mới thôi. Nay nếu ta mở toang các cửa, để cho họ thấy rõ mọi vật đều có chủ, thì không thể thừa cơ gây hấn, chỉ có dùng lối mềm dẻo để xin mà thôi. Khi đó quyền định đoạt thuộc về ta. Ngày nay nếu ta nhân có họ xin mà mở các cảng khẩu để thuyền bè các nước ra vào, ta ngồi mà thu thuế để tăng quốc dụng, như ở Trung Quốc. Có thuyền máy qua lại trên mặt biển thì bọn cướp biển dần dần sẽ tiêu. Sự sinh sống của dân ta sẽ dần dần thịnh vượng” [Di thảo 8].

Sự suy luận lạc quan từ một đề xuất tích cực, nó phá vỡ một định chế tai hại là bế quan tỏa cảng, nhưng không tính đến các điều kiện cần thiết, vì vậy về sau, tháng 9 năm 1875, nghĩa là sau khi Nguyễn Trường Tộ mất được mấy năm, mở các bến cảng Hà Nội và Hải Phòng, “đã có những hậu quả tai hại” bởi triều đình “không biết đến cả cơ chế định giá của thị trường tự do” [Yoshiharu Tsuboi, 2011, tr.342]. Việc sử dụng các hiểu biết từ bên ngoài về Việt Nam không đặt nó trong tổng thể, suy tính các yếu tố cần thiết, tương thích, cũng như sự lạc quan về các kết quả của cải cách bộ phận, dường như là một đặc điểm có tính chất chung của không ít các điều trần, các phác thảo của Nguyễn Trường Tộ, hai phân tích trên là những ví dụ.

1. Mọi quyền lợi hành vi trong một nước phải do vua nắm

Về phương diện chính trị, nhiều nghiên cứu đã nói Nguyễn Trường Tộ muốn giữ nguyên nền quân chủ Nho giáo, có vài sửa đổi, ví dụ phân quyền cho các cấp quản trị giống với các nước phương Tây mà ông quan sát được: “Nhìn ra các nước ở phương Tây và Tây châu, vua các nước thường giao việc nước cho các đại thầnchu du các nước để mở rộng kiến văn, không phải lo việc bên trong nữa, vì đã có nhiều người lo giữ cho rồi. Sở dĩ được thế vì danh nghĩa đã lập, ngôi vị đã định, lý chính, thế đồng, phải trái thiên hạ đều biết, tung hoành liên kết nước lớn nước nhỏ, hòa hiếu hợp với các nước, một người làm trái thì cả đám gỡ cho” [Di thảo 8]. Trong cách lý giải và cách quan sát vua “phương Tây và Tây châu” của Nguyễn Trường Tộ, như trích dẫn trên, thì bộ máy quyền lực được phân công trách nhiệm quản lý nhà nước và được, nói như cách nói ngày nay là giám sát, bởi “thiên hạ đều biết” “phải trái” và chính quyền “xử sự hợp với công luận”. Nhưng kiểu giám sát và “một người làm trái thì cả đám gỡ cho” thì sự phân công trách nhiệm “giao việc cho các đại thần” để “chu du các nước” nhằm “mở rộng kiến văn” vì đã có sự phân công rồi không phải lo nội chính vì “đã có nhiều người lo giữ cho rồi”. Cách nhìn này, như vậy đã đòi hỏi một chế độ quân chủ khác, trên căn bản của bộ máy cũ. Nhưng hiểu theo kiểu phânnhiệm như thế chưa bảo đảm điều đó được hiểu như một “tinh thần pháp quyền tư sản” [Cao Tự Thanh, 2013, tr.75-76], nó là vì vua, do vua, từ vua, nó không từ một khế ước pháp quyền, mặc dù tính chất được mô tả đó không còn là tính chất nguyên bản nhà nước quân chủ Nho giáo đức trị.

Sự lý giải phân công trách nhiệm trong bộ máy vẫn dựa trên “lý chính”, “thế đồng”, “danh nghĩa đã lập”, “ngôi vị đã định” và chưa cho thấy tinh thần của một Hiến pháp cho hệ thống quyền lực, nó vẫn là “giao việc” bởi từ vua, chứ không phải khế ước xã hội. Cách nhìn nhận nhà vua đã giao việc cho các đại thần nên “không phải lo việc bên trong nữa, vì đã có nhiều người lo cho rồi” có thể chưa mô tả đúng tổ chức nhà nước tư bản và được hiểu như là phân nhiệm để cho nhà vua có thời gian “mở rộng kiến văn”, không phải sự phân công sâu của các bộ phận quản lý hành chính, quản trị đất nước. Cách giải thích của Nguyễn Trường Tộ về “ngôi vua là quý, chức quan là trọng” xuất phát từ phê phán quan niệm “dân là gốc của nước” và giải thích vua, quan có trách nhiệm ổn định xã hội, dân thì không bảo đảm cho điều đó, họ còn có thể tranh giành quyền lực, làm loạn, thù oán nhau: “Người xưa có nói: “Dân là gốc của nước”. Nói như vậy cũng chưa đúng. Tôi cho rằng vua quan là gốc của nước. Vì không có vua quan thì chẳng bao lâu dân sẽ loạn, tranh nhau làm trưởng, giành giật lẫn nhau, án sát lẫn nhau, oán thù lẫn nhau. Cho nên nước dù có vua bạo ngược còn hơn không vua. Trong kinh thánh xưa của đạo giáo có nói: Tuy vua bạo ngược dân cũng không thể hai lòng. Vì nếu dân dấy loạn thì chưa tổn hại đến vua mà trước hết là hại dân” [Di thảo 13]. Cách giải thích “Cho nên nước dù có vua bạo ngược còn hơn không vua” cho thấy Nguyễn Trường Tộ rất xa với quan niệm nhà nước pháp quyền. Điều đó có thể giải thích nhu cầu ổn định, về trật tự pháp luật chứ chưa có thể nói về một nhà nước pháp quyền trong đó nhà vua là viên chức trong hệ thống hành chính3. Nguyễn Trường Tộ đã viết trong bài Lục lợi từ [Di thảo 5] và nhắc lại trong Di thảo 13, chứng tỏ ý tưởng về chế độ chính trị quân quyền, tập quyền, chứ không phải cho thấy một nền chính trị pháp quyền độc lập:

“Cho nên trong bài Lục lợi từ, tôi có nói: Mọi quyền lợi hành vi trong một nước phải do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài quy luật này ra đều là tội cả. Tôi xem khắp các nước trong thiên hạ, hễ nước nào có một họ được bề tôi đời đời giúp rập thì tuy có đôi khi suy vi nhưng trong nước cũng không đến nỗi có loạn lớn. Như Nhật Bản đã mấy nghìn năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã nghìn năm, các nước phương Tây đều như thế cả, ở Nam Tây Châu cũng vậy. Sở dĩ dân ở đấy phần nhiều chỉ có loạn nhỏ mà không có loạn lớn là vì danh nghĩa đã xác lập ngôi vị ổn định, nghe thấy đã quen ít xảy ra việc thoán đoạt làm loạn” [Di thảo 13]. Nhìn vào ngôi vua ổn định ở các nước phương Tây mà không nhìn vào cơ cấu quyền lực, cấu trúc chính trị và đặc điểm xã hội của họ thì sự biện luận cho bảo lưu một ngôi vị vua ở một nước chưa phát triển về mặt xã hội là duy trì sự không thay đổi về nền chính trị quân chủ.

2. Quan niệm mới về luật và giới hạn của một cách nhìn

Chế độ quân chủ Nho giáo là chế độ lấy đức trị để quản trị đất nước, dù có hình luật kiểu “Quốc triều hình luật’ của nhà Lê thì đưa lên hàng đầu vẫn là đức trị, ơn nghĩa, lễ nghĩa, biếm truất không xét xử là biện pháp quen dùng. Nguyễn Trường Tộ sau những quan sát từ phương Tây đã đề nghị đưa luật lên cai quản đất nước, việc điều trần một quan niệm, một nhận thức đó thôi cũng là điều không dễ được tiếp nhận, dù pháp trị hay đức trị vẫn là sự tương nhượng, bàn luận rất nhiều trong lịch sử quyền lực. Đặt các điều trần về luật của Nguyễn Trường Tộ trong môi trường tiếp nhận của bộ máy cai trị bằng đức trị để phân tích thấy rõ khoảng cách giữa cái chính trị đang tồn tại và cái đang đươc điều trần thay đổi, đồng thời thấy rõ đặc điểm, tính chất tư duy nằm sâu trong hình dung cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Như vừa nói, chuyên chế đức trị hay pháp trị không phải là câu chuyện mới của sự lựa chọn trong lịch sử, nhưng giữa đức trị chuyển sang luật có nội dung mới, mà tính chất cơ bản của nó là khế ước xã hội, thay đổi ít nhiều quyền lực của nền quân chủ lại là câu chuyện bước chuyển thời đại.

Cách trình bày một ý tưởng về luật, tính tư tưởng và sự hình dung về nó, cách giải thích quan niệm liên quan đến việc ông điều trần về các cách cải cách luật pháp,… là điều cần phân tích mới thấy tầm vóc cải cách chính trị của Nguyễn Trường Tộ. Có thể nói, ở vấn đề này, tính chất, đặc điểm của điều trần rõ nhất, khi Nguyễn Trường Tộ dung hợp mới cũ, trên cơ sở cái luật cũ, điều đó cũng cho thấy Nguyễn Trường Tộ đi xa bao nhiêu, bị điều kiện hóa trong cái cũ như thế nào:

“Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chánh của 6 Bộ đều đầy đủ. Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật. Bởi vậy ở các nước phương Tây, phàm những ai đã nhập ngạch Bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao bị biếm truất. Dù vua, Triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả. Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ ký của các quan trong Bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái”.

Đề xuất về luật của Nguyễn Trường Tộ là bước tiến bộ vượt bậc so với hình luật của chế độ quân quyền, đó là tất cả các hình phạt “không vượt ra ngoài luật”, “quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn” [Tế cấp bát điều – Di thảo 27]. Nhưng điều đó không thểhiện hết sự tiến bộ khi quy định mang tính hiến pháp, vượt ra khỏi vương quyền, đó là “dù vua hay triều đình cũng không được giáng chức” ngạch Bộ hình, “Vua không dự vào những việc ngũ hình”, dù điều này ông chỉ nêu câu chuyện “ở các nước phương Tây”. Nhà vua thực sự vẫn nằm ngoài vòng pháp luật, luật quy định cho quan trở xuống, nhà vua chỉ bị quy định ở chỗ không can thiệp vào việc “ngũ hình”, nghĩa là tòa án có sự độc lập với chính quyền, nghĩa là có tính chất của “tam quyền phân lập”, đấy là một tiến bộ quan trọng của đề xuất luật pháp qua việc quan sát các nước phương Tây. Ông quan tâm cái gì trong những cái ông có thể quan sát được?

Quy định như thế cho nhà vua là không nằm trong luật pháp mà nằm trong hiến pháp, vì đấy là thuộc quyền hạn và trách nhiệm, là hệ thống quy định những nguyên tắc căn bản của thể chế nhà nước, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị, là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, chứ không thuộc vào điều luật.

Nhưng dù, là tính chất “tam [hay nhị] quyền phân lập” được nêu lên rất rõ thì vua vẫn nằm ngoài luật pháp, trừ mỗi quy định vua không can thiệp vào hình luật, vua không nằm trong sự xét xử nào nên dùng luật cho quan và dân mà thôi. Nhà vua bị tước bớt quyền lực trực tiếp, không còn biếm tuất, thăng trật ở ngạch hình luật.

___________
1. “Nay việc khẩn cấp nhất của ta là trước hết phải giữ cho được cái gì chưa mất còn việc mưu thu hồi sáu tỉnh là việc sau. Muốn giữ cái chưa mất thì phải gấp rút giao thiệp rộng, muốn mưu thu hồi sáu tỉnh thì phải gấp rút thừa cơ, mà canh tân chính là căn bản để mưu thu hồi và gìn giữ. Nếu không canh tân để tiến bộ thì dù có tạm thu hồi được, vá hôm nay ngày mai lại rách, rốt cuộc cũng không thể không có chuyện xảy ra. Nếu nhất luật canh tân để tiến bộ thì việc giữ không khó mà việc mưu thu hồi không chóng thì chầy cũng có thể hy vọng được” [Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh 2002, tr.464, Di thảo số 52].

2. “Về việc học thì không môn nào không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu, nhất là, để ý nghiên cứu về sự dọc ngang tan hợp trong thiên hạ” [Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, NXB TP Hồ Chí Minh 2002, Di thảo 3].

3. Cao Tự Thanh: “…mệnh đề: “ngôi vua là quý chức quan là trọng” trong một bản điều trần của ông [Nguyễn Trường Tộ] thực ra đã xuất phát từ cách đặt vấn đề về tổ chức quản lý nhà nước và xã hội theo tinh thần pháp quyền tư sản, ở đó vua quan chỉ là những viên chức trong hệ thống hành chính và đều phải làm tròn chức trách cũng như tuân thủ pháp luật, điều này khác hẳn tư tưởng tôn quân và quan niệm về trật tự xã hội theo truyền thống Nho giáo phương Đông” [Nguyễn Trường Tộ trong giới hạn và thất bại của trào lưu canh tân đất nước nửa sau thế kỷ XIX, dẫn theo Nguyễn Tiến Lực: Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ – Tư tưởng cải cách giáo dục, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013, tr.75-76].

Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ IV với chủ đềNhững vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay.
NXB: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 [từ trang 1207 đến trang 1222]

Ban Tu thư[thanhdiavietnamhoc.com]

Mời xem tiếp:

Cải cách, Duy Tân của Nguyễn Trường Tộ: đặc điểm, tính chất, tầm vóc và quy mô [Phần 2]

Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN [Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…]

05/02/2020 Chức năng bình luận bị tắt ở Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN [Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…]

Văn hóa Việt Nam hiện nay một mặt luôn giữ gìn những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một mặt vẫn có sự tiếp biến giao lưu với văn hóa khu vực và quốc tế. Vậy sự tiếp biến đó bắt đầu từ khi nào? Nó thăng hoa vào giai đoạn nào? Lịch sử dân tộc trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song hành với những biến cố đó là nhiều sự dịch chuyển của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, giai đoạn đầu thế kỷ XX từ 1930 đến 1945 có thể xem là thời kỳ có nhiều thay đổi lớn với sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội.

Lý do Nhật đổi mới thành công còn VN thì không?

Sự tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần là điều kiện cần nhưng chưa đủ để VN canh tân như Nhật Bản.

Kỳ 1: Sáp nhập, tinh gọn để giảm bớt... quan

LTS: Nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm nhân vật Nguyễn Trường Tộ cũng như lý giải vì sao cùng thời đại ông, nước Nhật canh tân thành công còn VN lại thất bại, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen TP.HCM. TS. Phượng từng bảo vệ luận văn cao học về Nguyễn Trường Tộ và tiến sĩ lịch sử tại Pháp.

TS Bùi Trân Phượng. Ảnh: Hoasen.edu.vn

Con người của hành động

Thưa TS Phượng, từ những nghiên cứu của mình, bà đánh giá đâu là đặc điểm nổi bật ở Nguyễn Trường Tộ, khiến ông khác biệt và tiến bộ hơn những nhà Nho cùng thời?

Nguyễn Trường Tộ là nhà Nho thực tế nhất mà tôi từng biết, ông không chỉ là người nêu ý tưởng mà còn là con người hành động. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình, dù ngắn ngủi, để thực hiện các ý tưởng của mình. Ông hành động liên tục, mạnh mẽ, không được việc này thì làm việc khác, gần như không ngừng nghỉ.

Ví dụ, ngay từ thời chiến tranh Việt - Pháp chưa xảy ra, ông đã nghiên cứu tình hình thế giới, đã thấy trước VN trong cái thế có thể bị xâm lược như nhiều dân tộc khác đã bị trước đó bởi sự phát triển của Tây Âu. Nguyễn Trường Tộ đã đặt vấn đề với triều đình: "Tại sao một nhúm nhỏ các quốc gia có thể đi khắp cùng thế giới, đi tới đâu cũng thắng người ta, nó chiếm đất, cai trị người ta?".

Để trả lời cho được câu hỏi, Nguyễn Trường Tộ đã đọc rất nhiều sách, đi rất nhiều nơi, gặp nhiều người, nghiên cứu cách đương đầu [nhưng đều thất bại] của từng nước là nạn nhân của phương Tây. Ông tìm ra, sớm hơn những người cùng thời vài chục năm, căn nguyên nằm ở sức mạnh KHKT của phương Tây. Vì thế, muốn đương đầu với họ, chúng ta cũng phải có được sức mạnh đó.

Không chỉ am tường nhiều lĩnh vực, Nguyễn Trường Tộ còn biết làm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực và làm đến nơi đến chốn.

Ông vẽ thiết kế và chỉ huy thi công chủng viện lớn ở Sài Gòn, tham gia thiết kế xây dựng, sửa chữa nhiều nhà cửa, cầu cống ở quê hương Nghệ An.

Ông lặn lội ra nước ngoài thuê mướn người về đi khai mỏ. Nếu lúc đó các chương trình khai thác thành công thì chúng ta đã đi trước cuộc khai thác, vơ vét nguồn lợi của người Pháp rất lâu.

Bản thân Nguyễn Trường Tộ lúc ấy thuộc thành phần bị tình nghi, bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Ông là người công giáo, đã đi nước ngoài nhiều lần, được các linh mục người Pháp tin dùng. Với "lý lịch" như vậy, ông vẫn dám viết điều trần, gặp các quan đầu triều đình như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành... Làm chính trị như Nguyễn Trường Tộ đâu phải ai cũng làm được?

Còn mục đích canh tân của ông thì rõ ràng là để cứu nước, giữ chủ quyền quốc gia. Ông hoàn toàn vì đất nước, dân tộc chứ không hề vụ lợi gì cho mình.

Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ đã sớm nhận ra những hạn chế, tác hại của Nho giáo với công cuộc đổi mới. Nhưng theo bà tại sao Nho giáo lại "ăn sâu bám rễ" đến vậy ở những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc?

Từ sau thời Tần Thủy Hoàng trở đi, các triều Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều lấy tư tưởng của Khổng Tử làm chính thống. Bởi tư tưởng của Khổng Tử quá có lợi cho kẻ cầm quyền.

Xã hội yên trị ai mà chẳng muốn. Nhưng muốn yên trị thì dưới phải phục tùng trên, từ trong gia đình cho đến xã hội đều phải có tôn ti trật tự, vợ phục tùng chồng, con phục tùng cha, trẻ phụ tùng già. Ngoài xã hội cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cao nhất là vua: "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung...". Kẻ cầm quyền nào mà không bám vào đấy để cai trị cho dễ.

Giờ đã là thế kỷ 21 mà một nước như Trung Quốc đã làm Cách mạnh rồi vẫn khôi phục Viện Khổng Tử là vì thế. Thực ra bản thân Khổng Tử dù đề cao tôn ti trật tự trên dưới nhưng ông cũng nhấn mạnh, trên phải xứng đáng nằm trên để dưới toàn tâm toàn ý nằm dưới. Ông đã cẩn thận có ràng buộc như vậy.

Mặt khác, lý tưởng hòa bình của Khổng Tử có cái vĩ đại ở chỗ, thời loạn cần lấy nhân đức để cai trị. Nhưng vế sau này thường bị người cầm quyền lờ đi. Hậu duệ của Khổng Tử, tức là giới Tống Nho đã "hóa thạch" quan hệ trên - dưới và ai ngoi lên bị xem là "làm loạn", chẳng cho phép thay đổi khiến nó trở nên tai hại.

Cái vĩ đại của Nguyễn Trường Tộ là ai cũng bằng lòng với nhận thức lấy xưa làm mẫu mực, lý tưởng thì ông nhận ra sự vô lý đó!

Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi

Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản

Thưa bà, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ, nước Nhật Bản có nhà canh tân Fukuzawa Yukichi [Phúc Trạch Dụ Cát 1835 - 1901]. Câu hỏi nhiều người đặt ra là tại sao Nhật Bản, một đất nước khi ấy còn nghèo hơn cả VN, cải cách thành công mà ta lại thất bại?

Thời ấy, vua Tự Đức đã cử các đoàn đi Pháp công tác. Một điều đáng chú ý là những người được chọn đều phải là những người hiểu văn minh phương Tây, thuận với việc giao thiệp với phương Tây.

Trong khi đó, lực lượng bảo thủ thì đông hơn số chấp nhận canh tân, chấp nhận giao thương với phương Tây. Thế lực của họ cũng mạnh hơn, kể cả khi những người canh tân ở vị trí rất cao như ông Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành.

Bởi vậy nên ông Phan Thanh Giản đi sứ về, kể lại những điều mắt thấy tai nghe, sau đó làm bài Tự than rất nổi tiếng, "Từ ngày đi sứ tới Tây kinh; Thấy việc Âu châu phải giật mình; Hết lời năn nỉ chẳng ai tin..." Đây là hậu quả của việc đi sứ mở mang chỉ có người canh tân mới được đi, còn người bảo thủ ở nhà.

Còn Nhật Bản thì khác. Họ cử đoàn đi gồm cả những người canh tân và những người bảo thủ. Ẩn ý sâu sắc của người Nhật cải cách là cho những người bảo thủ tận mắt chứng kiến và nghe thấy, không để họ ở nhà chẳng biết gì rồi cứ phê phán bừa và ngáng trở cải cách.

Hơn nữa, dù suy nghĩ trái ngược, 2 phe vẫn làm việc với nhau được bởi vì họ giống nhau ở lòng trung thành với Nhật Hoàng. Nhật hoàng lúc ấy còn trẻ nhưng nói một tiếng thì canh tân, bảo thủ đều làm theo.

Còn người Việt miệng thì nói trung quân nhưng trong lòng chỉ chờ chực cơ hội để dấy loạn. Phái canh tân không nổi loạn vì lo cải tổ, cải cách vực dậy kinh tế, còn bên bảo thủ có nhiều phe nổi loạn tứ tung, triều đình yếu ớt không có hậu thuẫn.

Một số ý kiến cho rằng, do Nhật Bản tiến hành cải cách từ dưới lên nên thắng lợi, còn ta thì ngược lại, cải cách từ trên xuống nên thất bại? Bà đánh giá thế nào?

Tôi không tán thành nhận định này! Nếu Nhật Bản không có Minh Trị Thiên Hoàng thì làm sao có cuộc cải cách thành công? Minh Trị Thiên Hoàng thực ra là một đứa trẻ, nghĩa là triều đình Nhật phải có một lực lượng nào đó đủ sức mạnh để đưa Nhật Hoàng lên, nhân danh Nhật Hoàngđiều hành cải cách, canh tân đất nướcchứ không phải đơn độc để đến nỗi phải tự sát như Phan Thanh Giản hay bị giết như đại thần Trần Tiễn Thành ở Việt Nam.

Thời Minh Trị Thiên Hoàng tạo ra môi trường, không khí cởi mở, hoặc ít nhất là để yên, thì các nhà trí thức mới tiến hành các hoạt động cải cách được chứ.

Không chỉ mở trường dạy kiến thức mới, các nhà cải cách Nhật còn dịch sách, phát hành tài liệu, phổ biến tri thức phương Tây rộng rãi cho dân chúng. Thử hỏi dưới chế độ quân chủ tập trung, một vài cá nhân đơn độc có làm nổi những việc đó nếu Nhà nước không đồng ý?

Lịch sử cho thấy, tư tưởng cải cách, hay nói theo ngôn ngữ thời trước là canh tân, không phải là thế mạnh của VN như các nước phương Tây? Thậm chí, ngược lại tư tưởng bảo thủ có vẻ mạnh hơn?

Đúng vậy! Canh tân hay đổi mới ban đầu luôn là thiểu số, còn bảo thủ là số đông. Các nước phương Tây có nhiều tư tưởng canh tân bởi họ đã trải qua cuộc Cách mạnh công nghiệp. Tôi đã nghiên cứu sâu lịch sử nước Pháp và thấy rằng, trước Cách mạng công nghiệp họ cũng chẳng khác gì ta.

Sự sáng suốt "vượt lên chính mình" của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần trong Cơ mật viện là điều kiện cần nhưng chưa đủ để Việt Nam bước vào canh tân như Nhật Bản. Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản, nhân danh những thứ rất dễ lừa mị người dân. Một phần do nhận thức, một phần do đặc lợi. Đó là bài học kinh nghiệm đắt giá mà chúng ta luôn phải ghi nhớ.

Xin cảm ơn bà vì buổi trò chuyện hôm nay!

Duy Chiến [thực hiện]

Về ý kiến lên án vua Tự Đức [1829 - 1883] là người thiển cận, bảo thủ khiến 58 Điều trần của Nguyễn Trường Tộ không được áp dụng, TS Bùi Trân Phượng cho rằng:

Tôi đã đọc được thủ bút của Tự Đức trên bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Nhà vua rất trân trọng, lắng nghe những điều mới lạ.

Vua nhà Nguyễn hồi ấy tiến bộ hơn ta nghĩ và sách sử chính thống viết. Thử tưởng tượng, vua Tự Đức được nuôi dạy trong môi trường Nho giáo từ trong trứng nước, làm gì cũng hay sợ phạm Nho phong.

Nhưng bằng tố chất thông minh, Tự Đức đã vượt ra khỏi cái bóng Nho phong đè nặng. Ông trực tiếp đọc kỹ tất cả các bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nghiêm túc đánh dấu và ghi chú vào đó. Cái gì quá mới lạ, Tự Đức gọi cận thần lên hỏi rõ. Xong nhà vua đưa ra Cơ mật viện để bàn bạc, thảo luận và căn dặn: "Những gì Tộ gửi từ trước đến nay phải đóng thành tập để không lạc mất". Thử hỏi liệu có nhiều nguyên thủ đứng đầu làm được như vậy?

Xin nói thêm là những điều trần phân tích của Nguyễn Trường Tộ rất "nghịch nhĩ" với Nho giáo, tức là cũng rất trái tai nhà vua

Chưa hết, Tự Đức không chỉ lắng nghe mà còn cử một đoàn đi công tác gồm có Nguyễn Trường Tộ và giám mục Gouchie người Pháp, nhận nhiệm vụ của nhà vua qua Pháp thăm dò về ngoại giao tìm cách lấy lại đất Nam kỳ và mua một số máy móc cơ khí, tuyển người về đào kênh, khai mỏ để về xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế. Đồng thời Nguyễn Trường Tộ được giao mua thiết bị, mời thầy giáo về mở trường dạy nghề tại Huế.

Phái đoàn lênh đênh trên biển mấy tháng trời qua Pháp và trở về. Hay tin tàu vừa cập bến, chở theo nhiều máy móc thiết bị, vua Tự Đức đã hối hả xuống tận nơi xem và lệnh bố trí vào kho cất giữ cẩn thận.

Cái không may của dân tộc là máy móc thiết bị mở trường đã mua về thì vào năm đó, năm 1867 thực dân Pháp chà đạp hiệp ước đã ký, dùng mưu mô cưỡng chiếmtỉnh thành Vĩnh Long và 2 tỉnh thành còn lại, bức tử Phan Thanh Giản [chứ không phải Phan Thanh Giản mở cửa dâng thành cho Pháp lịch sử ghi].

Mất thêm 3 tỉnh miền Tây, quan đại thần Phan Thanh Giản tự sát, thì làm sao mở trường thực hành tại Huế được? Mặt mũi nào, danh dự ở đâu mà có thể mở trường Tây tại Kinh đô được? Không làm là điều dễ hiểu. Tiếc thay, nếu mở được trường thực hành tại Huế vào năm 1867 thì đó sẽ là bước canh tân tương đối sớm cho đất nước...


Video liên quan

Chủ Đề