Sụn tăng trưởng là gì

Sụn tăng trưởng có nhiệm vụ xác định hình dạng và chiều dài sau này của xương khi trưởng thành. Do vậy, nếu xảy ra tình trạng gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em cần được phát hiện và có biện pháp xử trí kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm sau này.

Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em là gì?

Sụn tăng trưởng là phần sụn nằm tại vị trí gần đầu xương lớn. Đa phần chúng được tìm thấy trong các xương dài của cơ thể, có thể là xương mác, xương đùi, xương đòn ở cẳng tay hay xương bàn tay. Sụn tăng trưởng ở trẻ em là phần xương cứng lại cuối cùng, tuy nhiên, chúng rất dễ bị tổn thương. 

Do quyết định chiều dài và hình dạng của xương trưởng thành trong tương lai nên khi bị gãy sụn tăng trưởng trẻ cần được xử lý kịp thời.

Phân loại gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em

Theo phân loại của Salter-Harris, gãy xương sụn tăng trưởng ở trẻ em được chia thành 5 loại như sau:

  • Gãy Salter-Harris Type-I: Vết gãy nằm ngang so với màng tăng trưởng, Đầu xương được tách ra khỏi trục và đĩa tăng trưởng bị phá vỡ hoàn toàn.
  • Gãy Salter-Harris Type-II: Một phần của sụn tăng trưởng bị phá vỡ, xương bị nứt nhưng không bị tổn thương và sau khoảng 3 tuần sẽ hồi phục hoàn toàn. 
  • Gãy Salter-Harris Loại-III: Một phần sụn tăng trưởng bị phá vỡ và gãy phần đầu xương. Loại này thường phổ biến ở trẻ vị thành niên.
  • Gãy Salter-Harris Type-IV: Vết gãy của xương xuyên qua trục xương, phần cuối xương và đĩa sụn tăng trưởng. 
  • Gãy Salter-Harris Loại V: Loại này xảy ra do nén đĩa tăng trưởng. 

Ngoài ra, 4 loại gãy hiếm gặp bao gồm:

  • Gãy xương Salter-Harris loại VI: Xảy ra khi 1 phần xương ngoại vi tổn thương.
  • Gãy Salter-Harris Loại VII: Đây là loại có tổn thương đĩa đệm
  • Gãy xương Salter-Harris loại VIII: Loại này xảy ra khi trục xương bị chấn thương.
  • Gãy xương Salter-Harris loại IX: Tổn thương xảy ra ở màng xương khiến quá trình hóa huyết trong màng xương suy giảm.

Nguyên nhân dẫn đến gãy sụn tăng trưởng của trẻ

Nguyên nhân dẫn đến gãy sụn tăng trưởng của trẻ thường là do va chạm mạnh, có thể là do tai nạn giao thông nhưng cũng có thể xảy ra từ từ do tập luyện thể dục thể thao quá mức và diễn ra trong một thời gian dài.

Hầu hết trẻ ở độ tuổi phát triển đều có nguy cơ gặp chấn thương màng tăng trưởng. Tuy nhiên, tình trạng này dễ xảy ra hơn khi gặp một số yếu tố như:

  • Theo thống kê, gãy sụn tăng trưởng xảy ra ở bé trai cao gấp đôi so với bé gái. Nguyên nhân là do tuổi dậy thì của bé trai thường muộn hơn so với bé gái. 
  • Xảy ra khi tham gia các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá hay thể dục dụng cụ.
  • Xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi thiếu niên.

Đa phần gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em xảy ra ở xương dài ở ngón tay., xương chày và xương mác hay xương ngoài của cẳng tay.

Triệu chứng nhận biết gãy sụn tăng trưởng ở trẻ

Khi gãy sụn tăng trưởng, phần lớn trẻ đếu cảm thấy đau dai dẳng. Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Có thể xuất hiện xương biến biến dạng, cụ thể như hình dạng cong vẹo của các chi.
  • Khả năng di chuyển bị hạn chế.
  • Chân tay khập khiễng
  • Vùng xung quanh đầu xương hay ở gần khớp thường sưng, đau và nóng đỏ.

Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, vết gãy của sụn tăng trưởng đều có thể hồi phục mà không để lại biến chứng và ngược lại. Nếu phát hiện muộn dẫn đến một số biến chứng gãy sụn tăng trưởng như:

  • Vết gãy sụn tăng trưởng ở trẻ bị vỡ, dịch chuyển hay dập nát làm tăng nguy cơ biến dạng chi. 
  • Khi xương của trẻ trong giai đoạn phát triển nếu xảy ra gãy sụn tăng trưởng sẽ có nguy cơ cao xảy ra dị tật. Còn đối với trẻ gần phát triển xong thì những tổn thương do gãy sụn tăng trưởng có thể gây ra biến dạng chi. 
  • Sụn tăng trưởng ở xung quanh đầu gối thường sẽ nhạy cảm hơn so với các khu vực khác. Khi xảy ra dễ dẫn đến biến dạng chi làm thay đổi kích thước của chân, thậm chí là cong vẹo nếu sụn tăng trưởng tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu gãy sụn tăng trưởng ở vai hay xung quanh vùng cổ tay thường nhanh hồi phục và không gặp vấn đề gì.

 Xác định sụn tăng trưởng gãy như thế nào?

Do xương của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên nếu được phát hiện sớm sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là một số phương pháp xác định tình trạng gãy sụn tăng trưởng:

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang sụn tăng trưởng: Bác sĩ sẽ chỉ định trẻ chụp X-quang để khẳng định có gãy màng tăng trưởng hay không. 
  • Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ [MRI]: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định hình ảnh của mặt cắt vị trí bị thương hay hình ảnh của các mô mềm. 

Thăm khám lâm sàng

Sau khi hỏi thăm về các triệu chứng cũng như bệnh sử của trẻ, bác sĩ tiến hành thăm khám vùng gặp chấn thương

Bước này được coi là “chìa khóa” giúp chẩn đoán gãy màng xương tăng trưởng do hình ảnh X-quang không cho chúng ta thấy một số gãy màng xương tăng trưởng không di lệch. Bên cạnh đó, trẻ em có cấu trúc xương khác với người lớn và gãy theo kiểu khác nên chụp X-quang có thể bỏ sót một số thay đổi nhỏ cho thấy gãy sụn tăng trưởng. Ngược lại, có một số vị trí trông giống như gãy xương nhưng lại được bác sĩ khẳng định là sụn tăng trưởng bình thường.

Điều trị gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em như thế nào

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bó bột hay điều trị bằng nẹp. Trong một số trường hợp, xương cần được sắp xếp đúng vị trí để hồi phục trở lại. Điều này có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bó bột. Dựa theo mức độ nghiêm trọng và vị trí gãy bác sĩ sẽ thông báo thời gian bó bột hay nẹp. Người bệnh nhỏ tuổi thường nhanh hồi phục hơn bệnh nhân lớn tuổi. 

Sau khi được nắn chỉnh, bạn cần thường xuyên theo dõi vị trí chỉnh hình của bé để đảm bảo xương của trẻ phát triển bình thường nhất.

Một số trường hợp nặng, trẻ cần phải phẫu thuật để giúp sụn tăng trưởng được nắn chỉnh tối ưu cho sự phát triển bình thường. 

Như vậy, gãy sụn tăng trưởng ở trẻ cần được điều trị kịp thời. Trong trường hợp không được điều trị đúng cách dễ khiến chi bị cong vẹo hay chiều dài hai chi không bằng nhau. Do vậy, nếu thấy trẻ có dấu hiệu gãy sụn tăng trưởng, bố mẹ nên đưa bé đến ngay phòng khám Maple Healthcare để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Sụn tăng trưởng để làm gì?

Sụn tăng trưởng được tạo thành từ sụn, một dạng cấu trúc cao su, mềm dẻo. Sụn tăng trưởng giúp xác định chiều dài và hình dạng trong tương lai của xương trưởng thành.

Đĩa sụn tăng trưởng là gì?

Các đĩa sụn tăng trưởng là các khu vực phát triển xương mới ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mảng tăng trưởng còn được gọi với cái tên mảng biểu sinh, một vùng mô đang phát triển dọc theo các xương dài ở trẻ em. Mỗi xương dài có hai đĩa tăng trưởng ở mỗi đầu.

Sụn đầu xương có chức năng gì?

Chức năng của Sụn xương Xương sụn có tác dụng gì? Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Phần sụn trong che phủ đầu xương trở thành sụn khớp.

Làm sao để kích thích sụn tăng trưởng?

Nhảy dây, nhảy bật cao, nhảy xa, giúp kích thích sụn xương phát triển. Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội cũng là những bộ môn giúp săn chắc cơ thể và tăng chiều cao. Một trong những cách kích thích tuyến yên để tăng chiều cao hiệu quả là các bài tập đu xà đơn hoặc treo người trên xà.

Chủ Đề