Tác dụng của quan hệ từ trong bài Bạn đến chơi nhà

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi [Ngữ văn - Lớp 9]

2 trả lời

Viết 1 đoạn văn 15 câu nói về lòng yêu nước [Ngữ văn - Lớp 8]

3 trả lời

1. Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn.

Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về…

Mối quan hệ có sự đa dạng như:

– Biểu thị mối quan hệ so sánh.

– Biểu thị mối quan hệ sở hữu.

– Biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả [nhân quả].

Ví dụ:

– Quan hệ sở hữu: Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.

– Quan hệ so sánh: [………………… ] tên là Mị Nương, người đẹp như hoa,……….

– Quan hệ nhân quả: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

2. Chức năng của quan hệ từ

Trong câu, quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng lại quan trọng và cần thiết để làm rõ nghĩa của câu hoặc cả đoạn văn. Chúng có chức năngliên kết từ, cụm từ hay rộng hơn là liên kết các câu lại với nhau. Vì thế mà còn có tên gọi là từ nối, kết từ.

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ [nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa]. Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ [dùng cũng được, không dùng cũng được].

Ví dụ:

Bắt buộc phải dùng: Lòng tin của nhân dân [Nếu nói Lòng tin nhân dân, nghĩa sẽ khác, không rõ]

Không bắt buôc dùng: Khuôn mặt cô gái [Khuôn mặt của cô gái]

3. Cách dùng quan hệ từ

a. Cách dùng

Trong văn nói hoặc văn viết thông thường có một số trường hợp nhất định phải dùng quan hệ từ bởi nếu không dùng quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, như vậy không thể thiếu quan hệ từ.

Tuy nhiên trong vài trường hợp dùng hoặc không dùng quan hệ từ đều được bởi những câu đó đã rõ nghĩa.

b. Các quan hệ từ thường gặp

Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy. Các quan hệ từ thường xuất hiện đó là: và, với, nếu, thì, của, những, như…

Nhớ đọc thêm các ví dụ bên dưới sẽ giúp các em hiểu bài học hơn.

4. Phân loại quan hệ từ

Thông thường,quan hệ từđược chia làm hai dạng sau:Quan hệ từ[là cácquan hệ từđơn lẻ, xuất hiện duy nhất trong câu với chức năng nối vế];cặp quan hệ từ[là cácquan hệ từđi theo cặp với nhau để biểu thị đầy đủ được mối quan hệ của các đối tượng].

Các kiểu quan hệ từ thường gặp

- Quan hệ đồng thời: cùng,…

Ví dụ: Hoacùnggia đình về thăm quê ngoại.

- Quan hệ lựa chọn: hay, hoặc,…

Ví dụ: Màu đỏhoặcvàng sẽ làm nổi bật bức tranh hơn.

- Quan hệ đối lập: nhưng, tuy,…

Ví dụ:Tuymưa lớn, cây trong vườn vẫn không bị quật ngã.

Các kiểu cặp quan hệ từ thường gặp ở Tiểu học

- Chỉ nguyên nhân – kết quả: vì…nên, …

Ví dụ:VìNam không chịu học bàinênbị điểm kém.

- Giả thiết – kết quả: nếu…thì, …

Ví dụ:Nếungày mai mưathìta sẽ hoãn chuyến đi.

- Chỉ sự tăng tiến: càng … càng, không những … mà còn

Ví dụ:Tôicàngnói, cô bécàngsợ hãi chạy đi.

- Chỉ sự tương phản: tuy… nhưng,…

Ví dụ:TuyNam không đạt giảinhưngmẹ cậu rất hãnh diện vì cậu đã cố gắng hết mình.

5. Khi nào nên dùng và không cần dùng quan hệ từ?

Phân tích câu bên dưới để hiểu hơn về trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ và không cần thiết dùng quan hệ từ trong câu.

– Điện thoại Iphone mà anh vừa mới mua.

=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi [không bắt buộc dùng quan hệ từ].

– Em gái tôi giỏi về Văn.

=>Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi [không bắt buộc dùng quan hệ từ].

– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nghĩa của câu không rõ ràng.

– Hôm nay, tôi làm việc ở nhà

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nếu bỏ quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi [“làm việc ở nhà” bị đổi nghĩa sang “làm việc nhà”].

6. Các dạng bài tập về quan hệ từ ở Tiểu học

Dạng 1: Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Bà tập mẫu: Điền quan hệ từ phù hợp để hoàn thành câu: [Tuy … nhưng; của; nhưng; vì … nên; bằng; để].

- Những cái bút … tôi không còn mới … vẫn tốt.[của/nhưng]

- Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh … máy bay … kịp cuộc họp ngày mai.[bằng/để]

- … trời mưa to … nước sông dâng cao.[Vì … nên]

Dạng 2: Tìm quan hệ từ xuất hiện trong câu

Bài tập mẫu: Xác định quan hệ từ trong các câu sau.

- Trên bãi tập, một tổ tập nhảy sao còn một tổ tập nhảy xa.[còn]

- Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.[mà]

- Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.[nên]

Dạng 3: Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng thuộc quan hệ từ gì

Bài tập mẫu: Xác định và phân loại cặp quan hệ từ trong các câu dưới đây.

- Bạn Hàchẳng nhữnghọc giỏimàbạn ấycònngoan ngoãn.

[Quan hệ tăng tiến]

- Sở dĩcuối năm Châu phải thi lạivìkhông chịu khó học bài.

[Quan hệ nguyên nhân – kết quả].

- Tuychúng ta đang tận tình giúp đỡ Khôinhưngbạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

[Quan hệ đối lập]

Dạng 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm

Bài tập mẫu: Điền các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành câu.

- Hoa … Hồng là bạn thân.[và]

- Hôm nay, thầy sẽ giảng … phép chia số thập phân.[về]

- … mưa bão lớn … việc đi lại gặp khó khăn.[Vì … nên]

Dạng 5 : Đặt câu sử dụng quan hệ từ/cặp quan hệ từ

Bài tập đặt câu vớiquan hệ từkhông quá khó, nhưng để đặt câu hay và phục vụ trong viết tập làm văn, cô Thu Hoa cũng lưu ý học sinh nên vận dụng các nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong câu. Câu văn sẽ hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.

- Câu văn thông thường: Gió thổi mạnhvàmưa băt đầu kéo đến.

- Câu văn hay: Từng trận gió rít ầm ầm qua khe cửavàcơn mưa ào ào kéo đến.

Dạng 7: Viết đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng quan hệ từ

Đây là dạng bài phát triển từ bài tập đặt câu, khi đã có kỹ năng đặt câu logic và hấp dẫn thì việc viết đoạn cũng hoàn toàn tương tự. Nhưng học sinh hãy lưu ý, cần căn cứ và yêu cầu đề bài, theo sát sườn nội dung để hình thành đoạn văn để tránh lỗi lan man, sử dụng cácquan hệ từthích hợp chứ đừng nên tùy ý.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Soạn văn 7 tập 1 bài 8 [trang 106]

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, học sinh sẽ được hướng dẫn cách sử dụng quan hệ từ sao cho hợp lý và hiệu quả.

Soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ

Download.vn xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Chữa lỗi về quan hệ từ. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn văn 7: Chữa lỗi về quan hệ từ

1. Thiếu quan hệ từ

Chữa lại:

- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Các từ và, để trong hai ví dụ không diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu:

  • Câu thứ nhất chỉ quan hệ tương phản.
  • Câu thứ hai chỉ quan hệ nhân quả.

- Chữa lại:

  • Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
  • Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại môi trường.

3. Thừa quan hệ từ

- Lý do:

  • Câu thứ nhất thừa quan hệ từ “Qua”,
  • Câu thứ hai thừa quan hệ từ “Về”.

- Chữa lại:

  • Câu cau dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
  • Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

- Các quan hệ từ không những… không những, với không có tác dụng liên kết.

- Chữa lại:

  • Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không chỉ giỏi môn Toán mà còn giỏi môn Văn. Thất giáo rất khen Nam.
  • Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị

Tổng kết: Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh lỗi sau:

- Thiếu quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Thừa quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

II. Luyện tập

Câu 1. Thêm quan hệ từ thích hợp [có thể thể hoặc bớt một vài từ khác] để hoàn chỉnh các câu sau đây:

- Nó chăm chú nghe kể câu chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui để/cho cha mẹ mừng.

Câu 2. Thay quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Câu 3. Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh.

- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 4. Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây dùng đúng hay sai.

a. Đúng

b. Đúng

c. Sai từ “cho”: Chúng ta phải sống thế nào để chan hòa với mọi người.

d. Sai từ “của”. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

e. Sai. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

g. Sai. Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

h. Đúng

i. Sai. Trời mà mưa, con đường này sẽ rất trơn.

III. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Chữa lỗi về quan hệ từ trong các câu sau:

- Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho người đọc thấy được tình bạn thắm thiết, đậm đà.

- Con đường quá nhỏ hai chiếc xe lao vào nhau.

- Tuy chúng tôi nói chuyện to nhưng cô giáo rất tức giận.

- Cô ấy càng đẹp người lại càng đẹp nết.

Câu 2. Xác định lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau và sửa lại:

- Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hoại châu chấu.

- Tuy em đã áp dụng đúng phương pháp học tập nhưng em đã đạt được thành tích cao trong học tập.

- Bằng bài thơ Qua Đèo Ngang đã khắc họa được tâm trạng cô đơn cùng với nỗi nhớ nhà thương nước với nhà thơ.

- Anh trai của tôi không chỉ hát hay, không những chơi ghi-ta rất giỏi.

Gợi ý:

Câu 1.

- Có hai cách sửa:

  • Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho người đọc thấy được tình bạn thắm thiết, đậm đà.
  • Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến đã cho người đọc thấy được tình bạn thắm thiết, đậm đà.

- Con đường quá nhỏ nên hai chiếc xe lao vào nhau.

- Vì chúng tôi nói chuyện to nên cô giáo rất tức giận.

- Cô ấy vừa/ không những đẹp người vừa/mà con đẹp nết.

Câu 2.

- Thiếu quan hệ từ. Sửa lại: Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hoại của châu chấu.

- Dùng sai quan hệ từ. Sửa: Vì em đã áp dụng đúng phương pháp học tập nên em đã đạt được thành tích cao trong học tập.

- Thừa quan hệ từ “bằng” và dùng sai quan hệ từ “với”. Sửa: Bài thơ Qua Đèo Ngang đã khắc họa được tâm trạng cô đơn cùng với nỗi nhớ nhà thương nước của nhà thơ.

  • Thừa quan hệ từ “của” và dùng quan hệ từ mà không có nội dung liên kết. Sửa: Anh trai tôi không chỉ hát hay mà còn chơi ghi-ta rất giỏi.

Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ - Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Thêm quan hệ từ thích hợp [có thể thể hoặc bớt một vài từ khác] để hoàn chỉnh các câu sau đây:

- Nó chăm chú nghe kể câu chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui để/cho cha mẹ mừng.

Câu 2. Thay quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Câu 3. Chữa lại các câu văn trong SGK cho hoàn chỉnh.

- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 4. Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây dùng đúng hay sai.

a. Đúng

b. Đúng

c. Sai từ “cho”: Chúng ta phải sống thế nào để chan hòa với mọi người.

d. Sai từ “của”. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

e. Sai. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

g. Sai. Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

h. Đúng

i. Sai. Trời mà mưa, con đường này sẽ rất trơn.

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Chữa lỗi quan hệ từ trong các câu dưới đây:

a. Bão sắp đến nên mọi người vẫn chưa chuẩn bị gì.

b. Mặc dù con đường rất trơn nhưng xe cộ đi lại khó khăn.

c. Mùa đông đã về trong quê hương tôi.

Gợi ý:

a. Bão sắp đến nhưng mọi người vẫn chưa chuẩn bị gì.

b. Vì con đường rất trơn nên xe cộ đi lại khó khăn.

c. Mùa đông đã về trên quê hương tôi.

Câu 2. Đặt câu với các quan hệ từ: Giả sử… thì, Bởi vì… nên…

  • Giả sử cô ấy nói đúng, thì tôi cũng không đồng ý.
  • Bởi vì thời tiết xấu, nên mọi người phải ở trong nhà.

Cập nhật: 14/10/2021

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề