Tác giả bài cô tô là ai

  

Nguyễn Tuân [1910 - 1987]

  • Quê ở Hà Nội.
  • Sự nghiệp sáng tác

        - Phong cách sáng tác:

                + Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính, phong cách nghệ thuật độc đáo, tóm gọn trong một chữ ngông. Có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ: suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật.

                + Trước Cách mạng tháng Tám: chủ yếu xoay quanh ba đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và “đời sống truỵ lạc”.

                + Sau Cách mạng, ông đem ngòi bút phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình.

        -  Các tác phẩm chính:

                + Trước Cách mạng: Ngọn đèn dầu lạc [1939]; Vang bóng một thời [1940]; Chiếc lư đồng mắt cua [1941]; Tàn đèn dầu lạc [1941]; Một chuyến đi [1938]; Tùy bút [1941]; Thiếu quê hương [1940]; Tóc chị Hoài [1943]; Tùy bút II [1943];...

                + Sau Cách mạng: Tùy bút kháng chiến [1955]; Tùy bút kháng chiến và hòa bình [1956]; Tùy bút Sông Đà [1960]; Kí Cô Tô [1976]; …

  • Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 1996.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản được sáng tác năm 1976, nhân một chuyến ra thăm đảo Cô Tô [Quảng Ninh].
Xuất xứ
  • Bài văn “Cô Tô” được trích từ phần cuối bài kí Cô Tô.
  • Bài kí là tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô.
Thể loại

[Khái niệm: Kí là thể loại ghi chép sự việc, cảnh vật, con người mà nhà văn mắt thấy tai nghe.]
Phương thức biểu đạt chính
Miêu tả
Bố cục
Bài văn có thể chia làm ba phần:
  • Phần 1 [Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"]: Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
  • Phần 2 [Từ "Mặt trời lại rọi lên đến là là nhịp cánh…"]: Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
  • Phần 3 [Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết]: Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

NỘI DUNG [edit]

1. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua

  • Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh độc đáo:

       -  Một ngày trong trẻo và sáng sủa.

       -  Bầu trời: trong sáng "sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy". Vẻ trong sáng đó là hình ảnh quen thuộc ở nơi đây.

       -  Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại  lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và  cát lại vàng giòn hơn nữa." : sau trận bão, cảnh vật hiện lên với màu sắc tươi sáng, đầy sức sống "xanh mượt", "lam biếc", "vàng giòn".  Tác giả khéo léo đưa các phụ từ "thêm", "lại", "hơn" kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để nhấn mạnh vẻ đẹp trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống của quần đảo Cô Tô sau trận bão.

       -  Hình ảnh chọn lọc: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát,…

       -  Dùng tính từ đặc tả màu sắc và ánh sáng: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn,…

       -  Điểm nhìn từ trên cao: trên nóc đồn

       -  Kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh: thêm, hơn

  • Tình cảm của tác giả: yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Tác giả so sánh tình cảm mình dành cho hòn đảo với tình yêu của người chài với xứ sở quê hương họ. Cách so sánh thể hiện lòng yêu mến đặc biệt, gắn bó của ông đối với Cô Tô. Có lẽ, nhờ tình yêu mến ấy, ông mới có thể quan sát cụ thể, miêu tả chi tiết và liên tưởng độc đáo đến vậy.

Tiểu kết: Khung cảnh Cô Tô sau bão hiện lên thật trong sáng, tinh khôi. Với những từ ngữ và hình ảnh miêu tả đặc sắc, người đọc có thể hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

2. Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển

  • Cảnh đẹp rực rỡ khi mặt trời mọc trên biển được hiện ra qua ngòi vẽ ngôn từ độc đáo của Nguyễn Tuân:

        -  Hình ảnh so sánh "chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi" vẽ ra bức phông nền  trong trẻo, tinh khiết cho bức tranh bình minh ở hòn đảo Cô Tô lúc bấy giờ.

        -  Phía chân trời đằng Đông, "mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết". Tác giả thật tài tình khi miêu tả quá trình mặt trời mọc bằng từ ngữ "nhú lên". Câu văn gợi hình ảnh một nửa mặt trời đang lửng lơ giữa chân trời - mặt biển.

        -  Hình ảnh so sánh độc đáo "tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn" không những vẽ được hình khối đầy đặn, màu sắc êm dịu mà còn gợi đến cả sức sống mặt trời ban cho trái đất.

 -  Vẻ đẹp kì ảo, hùng vĩ của mặt trời lại được hiện lên qua câu văn "Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một bâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng". 

 -  Cảnh tượng mặt trời mọc "y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông". Qua cách so sánh này, có thể thấy thiên nhiên và con người nơi đây được ngợi ca với vẻ trang trọng, uy nghi, lộng lẫy.

- Sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế

- Lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ

Tiểu kết: Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

3. Cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập của người dân trên đảo

  • Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô vào buổi sáng rất tấp nập, khẩn trương:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp.

Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

  • Khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão được gợi ra qua hình ảnh so sánh liên tưởng tinh tế : Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. 

  • Nghệ thuật:

       -  Sử dụng hình ảnh so sánh

       -  Sử dụng lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể

       -  Sử dụng quan hệ từ và điệp từ

Tiểu kết: Đoạn văn là sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân – “người đi tìm cái đẹp” toàn bích và hài hòa. Có lẽ vì thế mà khung cảnh sinh hoạt, lao động của con người nơi đây rất khẩn trương, tấp nập, đầy sức sống mà không kém phần thanh bình, yên ả.

Kết luận: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Qua đó, chúng ta thấy được lòng yêu mến và tự hào của tác giả với vùng đảo này. Bài văn cũng cho chúng ta biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Sử dụng từ ngữ chính xác.

  • Lựa chọn hình ảnh độc đáo.

  • Sử dụng hình ảnh so sánh tinh tế.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề