Tại sao aff cup 2022

Chờ 10 năm

11 năm trước tại AFF Cup 2010, Việt Nam đã nghĩ rằng sẽ bảo vệ thành công chức vô địch khi đối thủ chính Thái Lan bất ngờ dừng bước sau vòng bảng. Thế nhưng giấc mơ đẹp đã tan vỡ ngay ở bán kết, trước đối thủ Malaysia mà chúng ta từng đánh bại trên hành trình đăng quang trước đó. 2 sai lầm của Tấn Trường ở trận lượt đi đã đặt một ngọn núi trước mặt Việt Nam, và chúng ta không thể vượt qua ở trận lượt về.

Tất cả đều biết, đăng quang đã khó, giữ được ngôi vương còn khó hơn. Các đối thủ mang trong mình quyết tâm lật đổ trong khi đương kim vô địch phải chơi với áp lực lớn. Họ thường gắn bó với bộ khung cũ, và dễ bị bắt bài bởi phần còn lại đương nhiên nghiên cứu kỹ lối chơi. Và Việt Nam năm ấy không những thất bại trong việc bảo vệ ngôi vị số một mà phải chờ đến 10 năm sau mới lại được nâng chiếc Cúp AFF.

Có một chi tiết rất đáng chú ý là trong lịch sử tham dự AFF Cup, Việt Nam vào chung kết 3 lần và mỗi lần cách nhau một thập kỷ [1998, 2008, 2018]. Trong bóng đá, khoảng cách ấy dài bằng cả một thế hệ. Người hâm mộ đã nếm trải cảm giác cay đắng cùng Hồng Sơn và Thế hệ Vàng năm 1998, vỡ òa sau cú đánh đầu của Công Vinh năm 2008 rồi thêm 10 năm nữa để tận hưởng niềm hạnh phúc khi Quang Hải cùng các đồng đội trở thành nhà vô địch 2018.

Vậy chu kỳ ấy có lặp lại, khiến chúng ta tiếp tục đợi chờ? Câu trả lời là không. Bởi đây là một Việt Nam khác, được xây dựng bằng nền móng chắc chắn, sau đó gặt hái vinh quang chứ không phải hiện tượng nhất thời.

Ðủ tự tin

Hãy nhớ lại chiến tích cách đây 3 năm, Những chiến binh Sao Vàng đã chơi với tâm thế nhà vô địch trong suốt cuộc hành trình. Họ ra sân để chiến thắng và biết cách giành chiến thắng. Họ cũng đủ tự tin để đối phó với áp lực.

Trận chung kết lượt đi với Malaysia, chính tại Bukit Jalil, sân vận động được các Ultras Malaya biến thành chảo lửa và chôn vùi giấc mơ Việt Nam năm 2010, đội quân của HLV Park Hang-seo sớm ghi được 2 bàn bằng chiến lược thông minh. Bị gỡ hòa, họ cũng không hoảng loạn. Thay vào đó, thể hiện bản lĩnh khi kiềm chế sự hưng phấn của đối thủ và chờ dịp khác để giành chiến thắng.

4 ngày sau, Việt Nam cho thấy sự khác biệt không chỉ với Malaysia mà còn cả phần còn lại của Đông Nam Á. Đó chính là đẳng cấp. Họ kiểm soát trận đấu trước khi ra đòn kết liễu bằng cú volley tuyệt đẹp của Anh Đức. Mỹ Đình vốn chứng kiến rất nhiều nỗi đau quá khứ nay hóa thành sân khấu tôn vinh những chàng trai áo đỏ.

Đại dịch COVID-19 khiến 3 năm sau AFF Cup mới lại khởi tranh. Khoảng thời gian đó đủ dài để Thái Lan, Malaysia, thậm chí cả Myanmar hay Lào có những bước tiến. Tuy nhiên chúng ta cũng không đứng im. Sau khi gây tiếng vang ở Asian Cup 2019, đội quân của HLV Park Hang-seo còn tạo nên chiến tích kỳ vĩ hơn: góp mặt ở vòng loại cuối World Cup 2022.

Thật không may, Việt Nam vẫn chưa có điểm ở sân chơi quá lớn này. Nhưng mỗi thất bại là một bài học lớn để chúng ta trưởng thành. Cũng có thể xem đây chính là quá trình chuẩn bị cho AFF Cup. Nếu như các đội bóng trong khu vực có rất ít cơ hội thi đấu trong khoảng thời gian đại dịch, chúng ta lại được cọ xát với những đối thủ chất lượng cao, qua đó hoàn thiện và nâng cấp bản thân. Mặc dù thiếu vắng một số nhân tố quan trọng nhưng so với 3 năm trước, Việt Nam bản lĩnh, khó lường hơn nhiều.

Tuyển Việt Nam cần thêm những nhân tố mới như Hồ Tấn Tài - Ảnh: VFF

Nói vậy bởi bóng đá Việt Nam vẫn đang có một lứa cầu thủ tài năng. Điều cần làm với ông Park chỉ là đổi mới lối chơi, trao thêm cơ hội cho người mới và cải thiện khả năng dứt điểm.

Cầu thủ không phải là robot

Dịch COVID-19 đã khiến LĐBĐ Việt Nam [VFF] và Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam [VPF] buộc phải hủy V-League 2021 sau 12 vòng đấu. Điều này khiến các cầu thủ không thể duy trì được thể lực và chuyên môn.

Ông Park cũng không thể quan sát và lựa chọn cầu thủ mới nên đành đặt niềm tin vào khoảng 35 cầu thủ quen thuộc từ đợt tập trung đầu tiên [ngày 7-5] nhằm chuẩn bị cho 3 trận cuối cùng vòng loại thứ 2 World Cup 2022.

Việc hơn 7 tháng trời phải tập trung cùng đội tuyển, ít được về nhà bên gia đình cũng ảnh hưởng tâm lý không nhỏ khiến nhiều tuyển thủ đánh mất cảm hứng thi đấu. Điều này có thể lý giải với trường hợp của Tiến Linh, chân sút đã ghi 7 bàn tại vòng loại World Cup 2022 nhưng lại chơi mờ nhạt ở AFF Cup 2020.

"Những nhà quản lý đã sai lầm khi hủy V-League và giữ các cầu thủ ở bên nhau suốt hơn 7 tháng trời. Cầu thủ không phải là robot. Họ có cảm xúc, cần thời gian cho gia đình, thư giãn và thời gian ngoài bóng đá để sau đó ra sân với phong độ tốt nhất", nhà môi giới ở V-League Jernej Kamensek phân tích.

Ít nhân tố mới

Hậu vệ phải Hồ Tấn Tài đã thi đấu nổi bật trong trận bán kết lượt về với Thái Lan. Anh đã khiến ngôi sao Theerathon không có nhiều cơ hội tham gia tấn công. Tấn Tài còn tích cực tham gia tấn công và suýt ghi bàn từ pha đánh đầu chệch cột trong gang tấc ở cuối hiệp một. Ở vòng bảng, Tấn Tài cũng có hai đường chuyền cho đồng đội ghi bàn.

Tấn Tài chỉ là nhân tố mới hiếm hoi được ông Park trao cơ hội ra sân ở AFF Suzuki Cup 2020. Những cầu thủ trẻ còn lại nếu không được đăng ký thi đấu thì cũng ngồi dự bị hoặc thi thoảng mới được ra sân ở cuối trận đấu.

Ở giải đấu cần thành tích như AFF Cup, ông Park không thể mạo hiểm. Nhưng nếu mạnh dạn sử dụng những cầu thủ mới nhiều hơn ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022, có thể ông đã phát hiện ra những nhân tố mới cho tuyển Việt Nam.

Ở AFF Suzuki Cup 2020, đặc biệt là trận lượt về quyết định với Thái Lan, ông Park đã tung ra sân hết 4 tiền đạo chủ lực là Tiến Linh, Công Phượng, Văn Toàn và Đức Chinh. Và cả 4 đều không thể ghi bàn. Trong khi đó, những gương mặt mới được ông Park gọi trước đó như Phạm Tuấn Hải, Hồ Tuấn Tài đều đã bị loại.

Tích cực thay đổi

Trong 6 trận đấu ở AFF Suzuki Cup 2020, ông Park đã dùng tất cả 30 quyền thay người. Tuy nhiên, những lần thay người này chưa thật sự đem lại hiệu quả. Điều này thể hiện rõ ở hiệp 2 trận lượt về với Thái Lan khi ông tung Tuấn Anh vào sân rồi lại rút tiền vệ này ra chỉ sau 12 phút.

Tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2020 kiểm soát bóng và chơi tấn công nhiều hơn. Đó là một nét mới đáng ghi nhận nhưng điều đáng tiếc là các chân sút của ông Park đã tận dụng cơ hội không tốt.

Thất bại ở AFF Suzuki Cup 2020 cho thấy tuyển Việt Nam cần thêm sự đa dạng từ con người và các mảng miếng tấn công. Đây là điều cần được đổi mới bởi đội hình của tuyển Việt Nam toàn những gương mặt cũ mà ai cũng biết vào sân sẽ đá như thế nào, còn lối chơi cũng bị đối thủ nghiên cứu và bắt bài.

Sau AFF Suzuki Cup 2020, tuyển Việt Nam sẽ trở lại với vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Theo đó, mở màn là trận đấu với chủ nhà Úc vào ngày 27-1-2022 và sau đó là trận tiếp Trung Quốc trên sân Mỹ Đình [Hà Nội] vào ngày 1-2-2022.

Ngoài việc nỗ lực kiếm điểm số đầu tiên, ông Park cũng cần trao cơ hội cho những gương mặt mới để có thể xây dựng nên một đội tuyển mới giàu sức bật hơn.

Tuyển Việt Nam: Khoảng lặng trong chuỗi vinh quang

NGUYÊN KHÔI

Trong thất bại 0-2 của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan vào đêm qua [23/12], vị trọng tài Al-Adba người Qatar bỏ qua nhiều lỗi của cầu thủ đội bóng xứ chùa vàng, làm sai lệch kết quả trận đấu. Sau trận đấu, HLV Park Hang Seo cho rằng AFF Cup nên có VAR để các quyết định của trọng tài chính xác hơn. 

Ngày hôm nay, trong buổi họp báo trước trận bán kết lượt về, HLV Shin Tae Yong của đội tuyển Indonesia cũng nói rằng AFF Cup nên áp dụng VAR, bởi trong trận bán kết lượt đi với Singapore, đội bóng của ông mất trắng một quả phạt đền. Đó là tình huống cầu thủ Singapore phạm lỗi với cầu thủ Indonesia, điểm phạm lỗi ở trong vòng cấm địa, nhưng trọng tài chính lại xác định điểm phạm lỗi nằm ngoài vòng cấm.

Vậy tại sao AFF Cup 2020 lại không có VAR?

Trọng tài Al-Adba tỏ ra non tay trong các quyết định ở trận bán kết.

Do ảnh hưởng của Covid-19, AFF Cup 2020 được tổ chức tại Singapore từ 5/12/2022 tới 1/1/2022. Các trận đấu diễn ra tại sân vận động quốc gia Singapore và sân vận động Bishan. Việc chỉ dùng hai sân cho giải đấu rất thuận lợi cho việc áp dụng VAR vào các trận đấu của giải. Tuy nhiên, trước khi giải đấu bắt đầu chừng nửa tháng, ban tổ chức AFF Cup thông báo rằng giải đấu năm nay sẽ không có VAR.

VAR [Video Assistant Referee] là công nghệ video hỗ trợ trọng tài, kể từ khi được áp dụng vào các giải bóng đá trên thế giới, VAR hỗ trợ cho các trọng tài có nhiều quyết định chính xác hơn, ít gây tranh cãi hơn. Vì vậy, giờ đây ở các giải đấu lớn của FIFA, AFC đều sử dụng VAR. Tuy nhiên, VAR cũng không phải vấn đề "muốn là có".

Chia sẻ về VAR với Bangkok Post, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Thái Lan [FAT] Patit Supaphong cho biết: "VAR không chỉ là thiết lập thiết bị. Giải đấu cần có giấy phép và các trọng tài, cả trên sân và trong phòng điều khiển, những người quen thuộc với công nghệ này.

Chúng tôi phải thừa nhận rằng không nhiều trọng tài ở ASEAN quen thuộc với VAR. Ngay cả chủ nhà Singapore cũng không sử dụng VAR ở các giải đấu trong nước".

VAR là công nghệ tiên tiến và cũng khá đắt đỏ.

Như vậy ở đây có hai vấn đề ảnh hưởng lớn tới việc các giải đấu dùng VAR hay không. Trước hết là chi phí lắp đặt và vận hành VAR khá đắt. 

Khi tuyển Việt Nam thi đấu vòng loại thứ ba World Cup 2022, để được thi đấu trên sân nhà, sân Mỹ Đình phải được lắp đặt VAR, nếu không sẽ buộc phải đi thuê sân trung lập có VAR. Liên đoàn bóng đá châu Á [AFC] tháo gỡ khó khăn cho Việt Nam bằng cách hỗ trợ lắp đặt và vận hành VAR, được biết chi phí lên tới hơn chục tỷ đồng. Vì vậy, đây có thể là một rào cản khiến AFF không xin AFC cấp phép để sử dụng VAR.

Tiếp theo là vấn đề con người, như ông Patit đã nói, không có nhiều trọng tài ở khu vực Đông Nam Á có chuyên môn về VAR. Điều này càng gây khó khăn hơn cho việc dùng VAR tại AFF Cup. Khi đó muốn dùng VAR, ban tổ chức AFF phải mời nhiều trọng tài hơn [có thêm tổ trọng tài trong phòng VAR ở mỗi trận], tất cả họ đều phải có chuyên môn về VAR. Điều này không dễ thực hiện khi các khu vực khác của châu lục vẫn có nhiều giải đấu đang diễn ra. Vì vậy, AFF Cup 2020 không dùng VAR.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, VAR chỉ là công nghệ hỗ trợ trọng tài, quyết định trên sân vẫn là các trọng tài chính điều khiển trận đấu. Trên thực tế, đội tuyển Việt Nam từng không mấy vui vẻ với VAR tại vòng loại thứ ba World Cup 2022, nhiều tình huống trọng tài có sự hỗ trợ của VAR nhưng tiếng còi vẫn "méo". Vấn đề lớn nhất vẫn là con người, vì vậy không nên quá kỳ vọng ở VAR.

Video liên quan

Chủ Đề