Tại sao bão không vào miền nam

Tin tức về gió bão tấn công vùng bờ biển của Florida, Louisiana cùng nhiều bang đông nam khác của Hoa Kỳ thường xuyên xuất hiện trên các mẩu tin trong suốt mùa hè vừa qua, trong khi cảnh báo về bão đến từ Thái Bình Dương như bão Jimena chẳng hạn lại rất hiếm gặp.

Trên thực tế, chỉ có duy nhất một cơn bão được cho là từng tấn công California và điều này xảy ra vào năm 1858. Liệu nó có xảy đến một lần nữa? Câu trả lời không hẳn là “không”, nhưng rất khó nói được đến năm nào nó mới lại xảy ra.

Sự chênh lệch là kết quả của các điều kiện khí quyển và đại dương diễn ra ở cả hai vịnh, điều này khiến cho bão ở Đại Tây Dương có xu hướng tiến vào đất liền trong khi bão trên Thái Bình Dương lại đi ra xa khỏi vùng bờ biển. Đây chính là nguyên nhân vì sao vùng bờ Tây nước Mỹ không mấy khi chịu những cơn cuồng phong đến từ đại dương.

Các cơn bão trên cả hai đại dương kể trên đều có chung một cơ chế hình thành, trong đó nước đại dương ấm là nguyên nhân chính.

“Chúng giống nhau về mọi mặt, từ quá trình hình thành cho tới hình dáng,” theo lời Dennis Feltgen, phát ngôn viên của Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia đặt tại Miami.

Nhưng các cơn bão trên Thái Bình Dương thường ít được nhắc đến và ít gây thiệt hại hơn so với bão Đại Tây Dương. Trung bình cứ 15 cơn bão xuất hiện trên vịnh đông Bắc Thái Bình Dương thì tương ứng có 11 cơn bão trên Đại Tây Dương. Điều đáng lưu ý là, bão Thái Bình Dương hầu như không bao giờ tấn công vào lục địa Hoa Kỳ, trong khi bão Đại Tây Dương đổ bộ vào vùng đất liền này trung bình gần 2 lần mỗi năm. [Mùa bão Đại Tây Dương thường kéo dài từ 1/6 tới 30/11.]

Các điều kiện ảnh hưởng sự phát triển và di chuyển của những cơn bão này sẽ quyết định bão có đổ bộ vào đất liền hay không, cũng như địa điểm đổ bộ cụ thể của chúng.

Gió và hơi ấm

Gió ở vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, nơi lốc nhiệt đới thường hình thành, thổi theo hướng từ đông sang tây, do đó chắc chắn các cơn bão đại dương cũng phải di chuyển theo hướng này. Điều này đồng nghĩa với việc bão Đại Tây Dương sẽ di chuyển về phía đất liền, cụ thể là vào miền đông và miền nam nước Mỹ, cũng như quần đảo Caribe và đôi khi cả Mexico.

Nhưng ở Thái Bình Dương, cũng những luồng gió này sẽ đẩy bão ra xa khỏi đất liền. “Hầu như toàn bộ các cơn bão đều di chuyển ra phía biển,” Feltgen nói.

Cơn bão Jimena đang tiến về bán đảo Baja của Mexico khi những hình ảnh này được vệ tinh Aqua của NASA chụp lại vào ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ở vào thời điểm đó, cơn bão đã duy trì vận tốc gió lên tới 140 dặm/h [tương đương 225 km/h] và đang ở mức bão cấp 4. Các đám mây của bão trải rộng, che phủ khắp miền tây Mexico. [Ảnh: Jeff Schmaltz, Trung tâm Điều hành Bay Vũ trụ Goddard]

Đôi khi, một vài kiểu thời tiết đặc biệt lại khiến bão trên Đại Tây Dương di chuyển ra phía biển và đẩy bão Thái Bình Dương về phía đất liền như trong trường hợp bão Jimena.

Một yếu tố khác cũng góp phần bảo vệ các thành phố ở bờ tây Hoa Kỳ, như California chẳng hạn, là nhiệt độ nước đại dương. Bão biển thường hình thành trên các vùng nước đại dương ấm, nhiệt độ nước thấp hơn sẽ làm giảm bớt nguồn “nhiên liệu” và làm các cơn bão yếu đi.

Trong khi bão Thái Bình Dương thường suy yếu trước khi kịp đổ bộ vào California, thì bão trên bờ Đông lại có điều kiện ngày càng phát triển nhờ ảnh hưởng nhiệt từ dòng Gulf Stream [dòng nước ấm từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương đến châu Âu].

Bão Thái Bình Dương

Năm 2004 người ta đã phát hiện ra rằng có vẻ một cơn bão biển đã tàn phá San Diego vào năm 1858. Michael Chenoweth, nhà nghiên cứu thuộc cơ quan phụ trách Khí hậu và Đại dương Quốc gia, đã tìm thấy những dữ liệu về cơn bão trên các mặt báo California. Chenoweth cùng Chris Landsea, hai thành viên của cơ quan nói trên, đã sử dụng tư liệu báo chí cùng các quan sát khí tượng học để miêu tả cơn bão đã bị lãng quên và vẽ lại đường đi của nó.

Các miêu tả về cơn bão này có đề cập đến gió lốc cực mạnh, mái nhà bị thổi bay, cây bật gốc và hàng rào bị kéo đổ.

Năm đó có thể là năm hiện tượng El Nino hoành hành dữ dội, khiến nước Thái Bình Dương ấm hơn thường lệ, thuận lợi cho sự hình thành của bão biển [trong khi lại ít thuận lợi cho bão biển trên Đại Tây Dương].

Phát hiện này rất quan trọng đối với giả thuyết cho rằng hiện tượng trái đất nóng lên làm tăng nhiệt độ bề mặt đại dương. Nếu một cơn bão biển cấp độ 1 [cấp thấp nhất theo thang Saffir-Simpson] tấn công San Diego hay Los Angeles ngày nay, nó có thể gây ra thiệt hại ít nhất là vài trăm triệu USD.

G2V Star [Theo LiveScience]

Nguyên nhân khiến bão hay xảy ra ở miền Trung

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Vậy tại sao lại luôn là miền Trung, nguyên nhân gây ra những cơn bão lớn là gì? Cùng đi tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Theo khảo cứu chuyên biệt về bão miền Trung, có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan và khách quan dẫn đến việc khúc ruột miền Trung trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn chưa từng thấy trong lịch sử.

Các cơn bão lớn bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 [ở Bắc Bán Cầu] và tháng 12 đến tháng 3 năm sau [ở Nam Bán Cầu], bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao [ít nhất là từ 26oC trở lên], khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m. Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Thực chất bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất [tháng 7,8,9] rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.


Ảnh vệ tinh một cơn bão.

Nói cách khác, miền Trung là nơi có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều [do đi qua biển Ấn Độ Dương], nên thường gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.


Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão. Trong những năm 2006 đến 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc... Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biển nước ta.

Các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng​ gây lũ lụt trên diện rộng

So với hai miền Nam và Bắc, thì kinh tế miền Trung khá kém phát triển. Người dân miền Trung đã quen thuộc với cảnh “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” vì “Trời hành cơn lụt mỗi năm”.

Bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với quy mô lớn như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hản ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế-Thừa Thiên, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi,...


Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Ngoài ra, lũ lụt cũng đã gây nên những thiệt hại to lớn về nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá, khiến cho khúc ruột miền Trung đã khó khăn lại thêm chật vật hơn. Nằm trong vòng luẩn quẩn thiên tai bão lụt nên việc phát triển kinh tế nơi đây gặp rất nhiều bất lợi.

Vậy tại sao lũ lụt gây thiệt hại nặng nề?

Mặc dù các cấp chính quyền, người dân đã chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa bão lũ, nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn hết sức nặng nề. Nguyên nhân đầu tiên là do mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày.

Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như nạn phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập.


Bão lũ gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi. Trong khi đó, việc phá rừng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc xảy ra lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Bởi cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Khi rừng bị chặt phá, một vùng đất trơ trọi sẽ khiến dòng nước cùng đất đá bị cuốn đi, mực nước ở các vùng hạ lưu tăng lên.

Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông cũng làm gia tăng mức độ lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ và khiến cho lũ lụt lớn hơn và kéo dài hơn.

Khác với Sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê ngăn lũ. Ngoài ra cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Cho nên các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông luôn phải đối mặt với nguy cơ ngập úng khi có mưa bão lớn.

Nói tóm lại nguyên nhân chính của bão lũ ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão. Vì thế các tỉnh miền Trung trở thành nạn nhân hứng chịu những thiên tai nặng nề từ tự nhiên. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng... chỉ làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thôi.

Cập nhật: 14/10/2020 Theo Yan/tienphong

Video liên quan

Chủ Đề