Tại sao bên ngoài ly nước lạnh có đọng nước

- Chọn bài -Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắnBài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏngBài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khíBài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệtBài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độBài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặcBài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc [tiếp theo]Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụBài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ [tiếp theo]Bài 28: Sự sôiBài 29: Sự sôi [tiếp theo]Bài 30: Tổng kết chương II : Nhiệt học

1. Sự ngưng tụ là gì?

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Ví dụ:

Khi đứng trước gương soi và thổi một hơi dài vào gương ta thấy trên gương xuất hiện một mảng mờ đục. Vết mờ đục chính là hơi nước trong hơi thở của ta đọng lại thành những giọt nước nhỏ li ti trên mặt gương.

Bạn đang xem: Tại sao ly nước lạnh có đọng nước bên ngoài

Cho viên nước đá vào cốc nước, một lúc sau thấy ở ngoài chiếc cốc có các giọt nước đọng lại. Đó là do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại.

2. Đặc điểm của sự ngưng tụ

Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi, nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh thì nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ xảy ra cũng càng nhanh.

II. Phương pháp giải

Giải thích một số trường hợp bay hơi và ngưng tụ trong đời sống hàng ngày

Để giải thích đúng một số trường hợp bay hơi và ngưng tụ trong đời sống hàng ngày ta cần căn cứ vào đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ đã nêu ở trên. Ngoài ra ta cần biết:

– Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào vì nó có hai hình thức:

+ Chất lỏng chuyển thành hơi ở bất kì nhiệt độ nào gọi là sự bốc hơi.

+ Chất lỏng chuyển thành hơi qua sự đun sôi ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ này phụ thuộc vào từng loại chất lỏng gọi là sự hóa hơi.

– Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại với sự bay hơi nên sự ngưng tụ xảy ra nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng giảm thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh. Sự ngưng tụ chỉ xảy ra khi nhiệt độ của nó thấp hơn một nhiệt độ xác định nào đó tùy thuộc vào từng chất.

Xem thêm: Bto Là Gì ? Phân Biệt Và Điều Kiện Để Triển Khai Bot, Bto, Bt

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Mây được tạo thành từ

A. nước bay hơi B. khói

C. nước đông đặc D. hơi nước ngưng tụ


Mây được tạo thành từ hơi nước ngưng tụ

⇒ Đáp án D


Bài 2: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra.

B. Nước từ trong bình ga thấm ra.

C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

D. Cả B và C đều đúng.


Khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó là do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

⇒ Đáp án C


Bài 3: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?

A. Nước bốc hơi trên xe.

B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.

D. Không có hiện tượng gì


Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

⇒ Đáp án B


Bài 4: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

A. Nước bốc hơi bay lên

B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà

C. Nước đông đặc tạo thành đá

D. Không có hiện tượng gì


Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà

⇒ Đáp án B


Bài 5: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?

A. Bay hơi

B. Ngưng tụ

C. Bay hơi và ngưng tụ

D. Cả A, B, C đều sai


Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm có sự bay hơi và ngưng tụ

⇒ Đáp án C


Bài 6: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng

B. thể lỏng sang thể rắn

C. thể hơi sang thể lỏng

D. thể lỏng sang thể hơi


Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

⇒ Đáp án C


Bài 7: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:

A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.

B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.

C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.

D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.


Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì nước trong không khí tụ trên thành cốc khi gặp thành cốc bị lạnh

⇒ Đáp án D


Bài 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước

B. Nước trong cốc cạn dần

C. Phơi quần áo cho khô

D. Sự tạo thành nước


Trường hợp khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước liên quan đến sự ngưng tụ

⇒ Đáp án A


Bài 9: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa.


B. Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính.

C. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.

D. Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa.


Hiện tượng Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa là sự bay hơi

⇒ Đáp án D


Bài 10: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:

A. hơi nước trong nồi ngưng tụ.

B. hạt gạo bị nóng chảy.

C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ.

D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc.


Bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh đã ngưng tụ lại

Em hãy giải thích hiện tượng sau: Khi đổ nước lạnh vào trong một cốc thủy tinh lành lặn [không thủng hay vỡ]. Một lát sau bên ngoài thành cốc xuất hiện những giọt nước. Vậy những giọt nước bên ngoài thành cốc ở đâu ra? 

Giải thích vì sao sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc?

Ta cho vài viên đá vào một cốc nước. Sau một lúc ta thấy bên ngoài thành cốc có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Hiện tượng đó là vì:

A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.

B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.

C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.

D. Cả ba nguyên nhân trên.

Hay nhất

Lượng hơi nước bão hòa trong không khí là lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được. Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước bão hoà cao. Khi nhiệt độ không khí giảm đi thì lượng hơi nước bão hoà giảm theo. Do nhiệt độ ở thành cốc thuỷ tinh giảm làm nhiệt độ không khí quanh thành cốc giảm, lượng hơi nước bão hòa màkhông khí chứa được giảm, làm lượng hơi nước dư rangưng đọng lại bám vào phía ngoài cốc.

Video liên quan

Chủ Đề