Tại sao công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn

Trong thời gian tới Petrovietnam cần rà soát và bổ sung chiến lược phát triển theo sát định hướng phát triển của đất nước đồng thời thể hiện tốt vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Trung tâm điều khiển Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: cand.com.vn

Ngày 30/8 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam [Petrovietnam] tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày thành lập [3/9/1975-3/9/2010]. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã tới dự.

Trong 35 năm qua, Petrovietnam đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực từ tìm kiếm thăm dò, khai thác đến chế biến, vận chuyển, tàng trữ, phân phối và các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác từ dầu khí, phát huy có hiệu quả vai trò trụ cột, đầu tàu của nền kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cũng như là công cụ hữu hiệu trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

Đóng góptới20% GDP cả nước

Theo Tổng Giám đốc Petrovietnam Phùng Đình Thực, Tập đoàn đang đóng góp trung bình 28-30% tổng thu ngân sách Nhà nước, chiếm trung bình 18-20% GDP của cả nước và duy trì mức tăng trưởng trung bình gần 20%/năm.

Hiện Việt Nam là nước có tên trong danh sách các nước xuất khẩu dầu khí trên thế giới và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về sản lượng khai thác dầu thô.

Hiện Tập đoàn đang triển khai khai thác 18 mỏ dầu khí [trong đó có 17 mỏ trong nước và 1 mỏ ở nước ngoài]; thực hiện 57 hợp đồng dầu khí ở trong nước với số vốn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD.Trong công tác tìm kiếm thăm dò, Tập đoàn đã xác định trữ lượng dầu khí phát hiện là 1,3 tỷ tấn quy dầu.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn được triển khai tích cực với 49 thỏa thuận được thực hiện tại nhiều nước, trong đó đáng chú ý dự án phát triển mỏ Neneski tại Liên bang Nga, dự án phát triển mỏ Junin 2 tại Venezuela, dự án thủy điện Luong Phabang tại Lào

Đảm bảo phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những nỗ lực phát triển của đội ngũ cán bộ công nhân Petrovietnam, từ chỗ phục thuộc hầu hết vào công nghệ của nước ngoài, đến nay đã làm chủ được nhiều công nghệ quan trọng; tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt Tập đoàn đã có nhà máy lọc dầu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện cho Tập đoàn nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới,Petrovietnam cần rà soát và bổ sung chiến lược phát triển theo sát định hướng phát triển của đất nước đồng thời thể hiện tốt vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Ngành Dầu khí Việt Nam cần tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm tính bền vững và khả thi nhất nhưng đồng thời phải tạo ra những đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mục tiêu tổng quát của Petrovietnam giai đoạn 2010-2015:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân 18%-20%/năm;

- Trữ lượng đạt 25-45 triệu tấn quy dầu/năm, sản lượng khai thác dầu khí 23-24 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó khai thác dầu giữ ở mức 15-20 triệu tấn dầu/ năm;

- Công nghiệp khí: đạt sản lượng 14 tỷ m3/năm;

- Công nghiệp điện: đạt tổng công suất lắp đặt trên 9.000MW, tổng sản lượng điện sản xuất chiếm 20-25% tổng sản lượng điện toàn quốc;

- Về lọc dầu: tổng công suất đạt16-17 triệu tấn; đáp ứng 60-70% nhu cầu xăng dầu trong nước;

- Về hóa dầu: đáp ứng 60-70% nhu cầu phân đạm trong nước; 40-50% nhu cầu nguyên liệu cho hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu.

Video liên quan

Chủ Đề