Tại sao đầu cứ lâng lâng

- Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Biểu hiện rõ nhất của rối loạn tiền đình là các cơn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, chân tay run rẩy...

Rối loạn tiền đình- nguyên nhân chóng mặt ở người cao tuổi
Tại sao rối loạn tiền đình hay tái phát?
Rối loạn tiền đình, 'hung thủ' gây chứng ù tai

Như chúng ta đã biết, hội chứng rối loạn tiền đình là trạng thái hoạt động không ổn định của cơ quan tiền đình nằm ở sau hai ốc tai hai bên. Hội chứng này gây ra nhiều phiền toái cho người mắc.

Giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não…

Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đã bị rối loạn tiền đình:

Chóng mặt

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần.

Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh.

Hiện tượng này xảy ra khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

Mất thăng bằng

Cơ thể mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu.

Nguyên nhân do sự mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

Mất ý thức hoặc ngất

Trong một khoảng thời gian bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.

Nguyên nhân là do giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật gây nên.

Chóng mặt không xác định rõ

Đầu óc lâng lâng, quay cuồng, nặng nề hay cảm giác sợ ngã,…

Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.

Ngoài ra người mắc rối loạn tiền đình cũng có thể có những biểu hiện như: ù tai, buồn nôn, đi không vững, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…

Tác hại của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh nặng. Tuy nhiên, nếu kéo dài và không điều trị dứt điểm, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe. Có thể kể ra một vài tác hại của rối loạn tiền đình với cơ thể chúng ta như:

Cơ thể luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi, đi đứng không vững. Điều này vô tình sẽ gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Ngoài ra, việc vận động ít đi do rối loạn tiền đình cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến một số loại bệnh khác.

Khi bị rối loạn tiền đình, những cơn đau đầu cũng sẽ thường xuyên hỏi thăm bạn. Do đó, công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi bị đau đầu, sẽ rất khó để bạn tập trung vào công việc, gây giảm năng suất lao động. Chưa kể đến việc khi cơ thể mệt mỏi do rối loạn tiền đình, bạn cũng có thể dễ nổi cáu với những người xung quanh.

Nguy hiểm luôn rình rập khi bạn đi lại, lưu thông trên đường. Rối loạn tiền đình có thể khiến bạn đi không vững, thậm chí là ngất. Sẽ không an toàn chút nào khi bạn gặp phải những biểu hiện này khi đang đi trên đường.

Thậm chí, rối loạn tiền đình có thể gây ra tình trạng điếc.

Do đó khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Khuê Minh

Chào bác sĩ! Cho em hỏi hiện tượng đầu có cảm giác lâng lâng đứng không vững là bị gì? Hiện tại, em đang là nhân viên ngân hàng, nên tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với máy tính. Khoảng 2 tuần gần đây, em luôn bị đau đầu, có cảm giác lâng lâng đứng không vững, nhiều lúc nhìn màn hình máy tính xong đứng dậy bị choáng váng, xâm xoàng không nhìn thấy đường. Em định đi khám mà chưa có thời gian rảnh, em thấy lo lắng quá. Không biết bị như vậy có sao không? Hiện tượng này có thể là mắc bệnh gì? Mong bác sĩ có thể tư vấn và giải đáp cho em vấn đề này càng sớm càng tốt. Cám ơn bác sĩ!

[Thùy Trinh – Thành phố Hồ Chí Minh]

Cảm giác lâng lâng, chóng mặt là bệnh gì?

Chào bạn Thùy Trinh! Hiện tượng đau đầu, chóng mặt là một chứng bệnh thần kinh rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt, là trong thời buổi xã hội phát triển mạnh, áp lực gia đình, công việc khiến cho bạn luôn bị căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến những hiện tượng này.

Chóng mặt là cảm giác muốn ngất thoáng qua chỉ trong vài giây, người bệnh cảm thấy đồ vật xoay quanh mình rất khó chịu. Khi nặng thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn, khiến cho họ bị mất thăng bằng có thể ngã khi bước đi.

Nếu như nguyên nhân lâng lâng chóng mặt do say tàu xe, máy bay hay đứng lên quá nhanh thì không cần phải lo lắng và sẽ khỏi trong vài tiếng sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn nói trên thì có thể bạn đang mắc phải một số chứng bệnh về thần kinh như:

1. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà một hội chứng gây nên bởi tổn thương của hệ thống thần kinh, tâm thần và tim mạch. Từ đó, dẫn đến bệnh nhân sẽ bị mất thăng bằng, lâng lâng chóng mặt và rối loạn về cảm giác. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, làm việc công sở.

Có cảm giác lâng lâng, chóng mặt có thể bị rối loạn tiền đình

Nhận biết rối loạn tiền đình bằng những dấu hiệu cơ bản đầu tiên đó là cảm giác lâng lâng, chóng mặt thoáng qua. Nhưng sau đó, mức độ sẽ nặng dần với tần suất ngày càng cao. Kèm theo đó là một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi nhớt ở lòng bàn tay, bàn chân và lưng. Mắt trở nên mờ, cơ thể bị mất cân bằng, quay cuồng, đi đứng dễ bị té. Bị rối loạn cảm xúc như lo lắng, trầm cảm.

Hội chứng bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như bạn đang trong các tình huống nhạy cảm như đang tham gia giao thông, đang làm việc với máy móc. Chính vì vậy, bạn không nên chần chừ nữa, cần phải nhanh chóng đi khám để có biện pháp khắc phục sớm nhất.

2. Những căn bệnh liên quan tới tai

Đau đầu, chóng mặt có thể mắc các bệnh liên quan đến tai

Ngoài chứng rối loạn tiền đình thì hiện tượng này có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến tai như viêm tai giữa, rối loạn ở tai gây chóng mặt tự phát. Cơ thể lâng lâng chóng mặt, kèm theo ù tai, đôi lúc có cảm giác như bị đầy tai. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên thực hiện các bài tập giúp ổn định hệ thống tiền đình, các bài tập di chuyển và nhắm mắt. Giúp kích thích các cơ chế cân bằng trong tai trở lại bình thường và nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài, không khỏi thì người bệnh nên đi thăm khám sớm.

3. Mắc các bệnh về huyết áp

Huyết áp là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể, thông thường mọi người sẽ gặp phải hai trường hợp đó là bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp.

Huyết áp cao có thể bị nhức đầu vùng đỉnh đầu và sau gáy

+ Đối với người huyết áp cao có thể bị nhức đầu vùng đỉnh đầu và sau gáy, lâng lâng chóng mặt rất khó chịu. Nặng hơn nữa là bệnh nhân có thể bị hoa mắt, buồn nôn và nôn, khó thở, rối loạn tri giác.

+ Trường hợp bị huyết áp thấp sẽ kiến cho người bệnh cảm thấy lâng lâng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng. Do lượng máu đến não kém, các tế bào thần kinh không đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Khi bị đau đầu, có cảm giác bị lâng lâng nên làm gì?

Nếu như bạn đang mắc phải tình trạng bị lâng lâng, đau đầu, chóng mặt kéo dài thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra, từ đó biết rõ nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh tình trạng để lâu bệnh nặng hơn. Ngoài việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện tốt những điều cơ bản sau đây:

Tinh thần thoải mái giúp hạn chế đau đầu, chóng mặt

+ Hạn chế tiếp xúc nhiều với bức xạ máy tính, nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc thì nên thư giãn giữa giờ.

+ Tránh sử dụng phòng lạnh quá lâu, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

+ Tránh lo âu, căng thẳng quá mức, thay vào đó nên tạo cho mình một cảm giác thoải mái, tinh thần vui vẻ.

+ Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh, đủ chất, đặc biệt là bổ sung nhiều vitamin B6.

+ Không nên thức khuya quá nhiều, hạn chế sử các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

+ Tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Cung cấp đủ nước, đặc biệt là sau giờ tập thể dục thể thao hoặc làm việc mất sức, ra mồ hôi nhiều.

Mong rằng, với những thông tin cơ bản trên đây, mọi người sẽ hiểu hơn về triệu chứng đau đầu, lâng lâng chóng mặt là có thể mắc bệnh gì? Để từ đó biết cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

→ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

Nên đọc

Video liên quan

Chủ Đề