Tại sao gọi cá tháng tư

Hãy cùng đi tìm hiểu và lý giải về nguồn gốc, lịch sử và sự ra đời của ngày Cá tháng tư 1.4? để trả lời câu hỏi: Tại sao có ngày nói dối trên thế giới, nó bắt nguồn từ nước nào, tốt hay xấu và ý nghĩa của ngày 1/ 4 là như thế nào?

Mùng 1 tháng Tư có lẽ là một trong những ngày lễ đặc biệt và kỳ lạ nhất trong năm, khi mà vào ngày này mọi người trên thế giới có thể thoải mái nói dối cũng như đùa bạn bè với những trò khó đỡ nhất mà không sợ bị những người đó giận hay ghét mình. Lịch sử cũng ghi chép lại con người đã nói dối nhau vào ngày 1/4 này hàng trăm năm trước, tuy nhiên không ai biết được nguồn gốc chính xác vì sao chúng ta lại làm như vậy vào ngày Cá tháng tư?

Nước Pháp được coi là quê hương đánh dấu sự ra đời của ngày Cá tháng Tư, ngày nói dối 1/4.

Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư, tức ngày mùng 1. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.

Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.

Cùng với thời gian, trò đùa ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland [thế kỷ 18]. Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.

Ý nghĩa của ngày Cá tháng tư

Trong ngày 1/4 này, những trò lừa độc đáo, thú vị cũng ra đời. Để có được tiếng cười sảng khoái, thoải mái trong ngày này, bạn có thể thỏa thích đi lừa những trò đùa không gây hại cho mọi người.

Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày nói dối lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu gia đình và bạn bè.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng. 

Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” [kẻ ngốc].

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư - ngày nói dối.

Như vậy, nguồn gốc tại sao có sự ra đời của ngày Cá tháng tư là có cơ sở và ý nghĩa của nó. Điều này đã được minh chứng khi chúng ta nhìn lại lịch sử của cái ngày khá kỳ lạ này, ngày nói dối 1/4 mà sử sách thế giới đã ghi nhận.

Nguồn: Sưu tầm

Tại sao 1/4 được gọi là ngày “Cá tháng Tư” mà không phải con vật khác?

Chia sẻ

Mọi người vẫn thường gọi ngày 1/4 là ngày “Cá tháng Tư” nhưng không phải ai cũng giải thích được vì sao lại có cách gọi như vậy.

Cho tới tận ngày nay, nguồn gốc của ngày “Cá tháng Tư” vẫn còn gây tranh cãi với nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều thống nhất rằng nguồn gốc của ngày nói dối là từ nước Pháp.

Cụ thể, vào năm 1564, vua Charles IX quyết định cải cách niên lịch, đưa ngày tết truyền thống của nước Pháp từ cuối tháng 3 trở về ngày 1/1. Trước đó, người dân Pháp thường đón mừng năm mới từ 25/3 – 1/4, thời điểm bắt đầu mùa xuân vì 21/3 là ngày Xuân phân.

Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles IX. Ngoài ra, ở Pháp thời điểm đó chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê nước này vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.

Một số người vẫn nồng nhiệt chào đón năm mới vào ngày 1/4 như thường lệ và bị bạn bè trêu đùa gọi là April's Fool [Chàng ngốc tháng Tư]. Ngày 1/4 trở thành một ngày nhiều niềm vui khi mọi người nhận ra mình nhầm lẫn và cười xòa.

Dần dần, ngày này trở thành một nét văn hóa ngộ nghĩnh, khiến mọi người vui vẻ và gần gũi nhau hơn, ai nấy đều cất công nghĩ ra những trò đánh lừa hoặc nói dối vui.

Không phải ai cũng giải thích được vì sao ngày 1/4 được gọi là ngày "Cá tháng Tư" mà không dùng con vật khác thay thế. Ảnh minh họa

Về lý do vì sao ngày nói dối 1/4 lại được gọi là “Cá tháng Tư”, có nhiều cách giải thích khác nhau.

Khái niệm "poisson d’avril" [April fools - sự ngớ ngẩn tháng tư, trong nghĩa văn học tiếng Pháp là Cá tháng Tư] lần đầu được nhắc đến bởi nhà thơ người Pháp Eloy d'Amerval [1455-1508]. Đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm “Cá tháng Tư”.

Sở dĩ nhà thơ Eloy d'Amerval gọi như vậy là vì tháng Tư được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.

Bên cạnh đó, tháng Tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Do đó, “Cá tháng Tư” trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.

Một cách lý giải khác là vào thế kỷ XVI, quà tặng thường là thức ăn. Thời gian đầu tháng 4 cũng là mùa ăn chay của người theo Thiên Chúa giáo. Họ không được phép ăn thịt động vật trên cạn, chỉ được phép ăn cá. Một trong những trò nghịch ngợm ngày 1/4 là tặng nhau cá giả.

Về sau, trẻ em châu Âu thường chọc ghẹo người khác trong ngày “Cá tháng Tư” bằng cách viết vài dòng chữ nhạo báng lên một con cá bằng giấy rồi tìm cách dán nó lên lưng đối tượng. Trò đùa này dần dà được phát triển "ngày nói dối".

Nguồn: //doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-1-4-duoc-goi-la-ngay-ca-thang-tu-ma-khong-ph...Nguồn: //doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-1-4-duoc-goi-la-ngay-ca-thang-tu-ma-khong-phai-con-vat-khac-a532865.html

Vì sao bám càng máy bay nhiều giờ trên cao vẫn sống sót?

Khi máy bay hạ cánh, nhiều người trốn trong khoang bánh xe được tìm thấy trong tình trạng sương giá bao phủ khắp cơ thể, dù còn sống hay đã chết. Tỷ lệ sống sót rất thấp...

Bấm xem >>

Nguồn: The Verge. Thiết kế ảnh bởi Hà Trâm cho Vietcetera.

Cá tháng 4, hay “ngày Cá tháng 4” là tên gọi Việt hoá của April Fool’s Day, ngày mà người dân toàn cầu trở nên rộng lượng với những lời nói dối [tai quái nhưng vô hại].

2. Nguồn gốc của Cá tháng 4?

Một trong những giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc của ngày Cá tháng 4 là câu chuyện dời lịch “ăn Tết” của người dân nước Pháp.

Năm 1564, Hoàng đế Charles IX ban lệnh cho người dân bắt đầu đón năm mới theo lịch Gregorian, tức là vào ngày 1 tháng 1, thay cho ngày Xuân phân [thường rơi vào đầu tháng 4]. Tuy nhiên, vì không nhận được tin kịp thời, những người ở xa thủ đô vẫn đón năm mới theo lịch cũ.

Biết đến màn tiệc lệch pha này, nhiều người dân ở địa phương khác giễu cợt họ bằng cái tên Poisson d’Avril [Cá tháng 4], và xem sự kiện như một trò đùa cố ý của hoàng gia.

Cách gọi “Cá tháng 4” có thể được giải thích bằng một đặc điểm thời tiết tại Pháp. Các loài cá ôn đới sinh sản nhiều vào tiết xuân ấm áp, khiến số lượng cá con vào mùa này thường rất lớn. Cá con nhiều thì dễ vớt. Tương tự, người “còn non” thường dễ bị lừa. Theo logic này, “những kẻ ngốc” bị so sánh với “cá tháng 4”.

Có lẽ vì ảnh hưởng bởi văn hoá Pháp từ thời kỳ thuộc địa, nên người Việt cũng mượn cách nói này khi nhắc đến “April Fool’s Day”.

3. Cá tháng 4 phổ biến từ khi nào?

Với mục đích mang lại tiếng cười, truyền thống trêu đùa vào ngày 1 tháng 4 vẫn tiếp diễn đến thời hiện đại.

Theo thống kê của Google Trends, “Cá tháng 4” bắt đầu xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Việt Nam từ năm 2007, một cột mốc hội nhập quan trọng của đất nước. Chúng ta dần tiếp nhận ngày lễ văn hoá này, một phần nhờ cơ hội tiếp xúc rộng với các nguồn phim ảnh, sách, truyện, âm nhạc khai thác đề tài “Lời nói dối tháng 4”, mặt khác thông qua các chiến lược marketing của các công ty, tập đoàn thế giới.

Năm 2019, Google từng công phu chuẩn bị một video giới thiệu tính năng “lau màn hình” [lau cả vết dầu mỡ, đồ ăn rơi vãi] trên ứng dụng Files. Dù đã chuẩn bị tinh thần cho trò đùa truyền thống của Google vào ngày 1 tháng 4, nhiều người xem vẫn “tin sái cổ” vào tính chân thực của sản phẩm.

Phổ biến là thế trên thế giới, “April Fool’s Day” vẫn bị chỉ trích là tạo cơ hội diễn tập cho những kẻ nói dối, gây ra những trò đùa không hề vô hại. Vào thời điểm này năm ngoái, một vài bạn trẻ vì đăng tin sai sự thật rằng mình mắc COVID-19, mà phải lên làm việc với cơ quan chức năng và nhận mức phạt 10 triệu đồng.

Chính phủ Việt Nam cùng Thái Lan, Ấn Độ, và nhiều nước châu Âu khác phải đưa ra lời cảnh báo chính thức rằng người dân sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu dùng Fool’s Day để thực hiện các trò đùa tương tự. Google cũng phải tạm ngưng truyền thống của công ty để thể hiện sự tôn trọng với chính sách chống tin giả, ngăn chặn các trò đùa tinh quái trong bối cảnh đại dịch căng thẳng.

4. Cách dùng Cá tháng 4?

A: Sao thế bạn tôi?

B: Nói hôm nay sinh nhật tôi mà không ai tin!

A: Cũng do ông ham vui đòi chui ra vào ngày Cá tháng 4...

Video liên quan

Chủ Đề