Tại sao khi ngồi dậy bị chóng mặt

Khi đang nằm hay ngồi mà đột ngột đứng dậy có thể gây cảm giác choáng váng, chóng mặt. Hiện tượng khá phổ biến này có tên gọi là hạ huyết áp thế đứng ban đầu [IOH], theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Đứng dậy đột ngột sau khi nằm, ngồi có thể gây chóng váng, chóng mặt và đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe

Hạ huyết áp thế đứng ban đầu có biểu hiện là tụt huyết áp thoáng qua và gây tăng nhịp tim. Nguyên nhân là do khi đứng dậy, cơ chân hoạt động đột ngột sẽ làm máu dồn về chân, gây giảm tạm thời máu lưu thông lên não, gây cảm giác choáng, chóng mặt.

Hạ huyết áp thế đứng ban đầu [IOH] thường gặp hơn ở phụ nữ trẻ. Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một nghiên cứu mới đây đăng trên chuyên san Heart Rhythm Journal đã tìm ra phương pháp đơn giản để giảm nguy cơ mắc tình trạng này. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được 2 hoạt động có thể giúp ngăn ngừa hạ huyết áp thế đứng ban đầu.

Cách thứ nhất được thực hiện khi vẫn đang ngồi. Mọi người sẽ làm động tác nâng đầu gối liên tục trong 35 đến 40 giây, sau đó mới đứng dậy. Hoạt động này sẽ kích thích cơ đùi dưới.

Cách thứ hai là ngay sau khi đứng dậy hãy tạo tư thế bắt chéo và giữ thẳng chân. Động tác này sẽ giúp căng cơ đùi và mông.

Huyết áp giảm khi đột ngột đứng dậy là nguyên nhân phổ biến gây choáng váng, chóng mặt, dễ mất thăng bằng. Ngoài ra, đau nửa đầu, tác dụng phụ của thuốc hay uống nhiều rượu bia cũng đều có thể gây chóng mặt. Gặp vấn đề về tai trong cũng gây chóng mặt vì tai trong có chức năng giúp cơ thể kiểm soát thăng bằng.

Không thể kiểm soát mọi yếu tố dẫn đến chóng mặt. Tuy nhiên, chúng ra có thể thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, chẳng hạn tập luyện thể thao, yoga, thái cực quyền có thể giúp cải thiện thăng bằng.

Bên cạnh đó, mọi người hãy duy trì lối sống lành mạnh như uống đủ nước, ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày và giảm hoặc tốt nhất là bỏ rượu bia, caffeine, thuốc lá. Tất cả những điều trên đều giúp giảm nguy cơ chóng mặt.

Khi đã thực hiện mà người bệnh vẫn còn thấy chóng mặt thì hãy đến bác sĩ kiểm tra, theo trang Healthline.

Tin liên quan

I. CHÓNG MẶT VÀ CHOÁNG VÁNG:

Chóng mặt và choáng váng là những triệu chứng rất thường gặp. Một  buổi sáng, bạn vừa thức giấc ngồi dậy, và có cảm giác nhà cửa xoay tròn như đảo lộn. Ngay cả khi nằm xuống lại, bạn càng cảm thấy chóng mặt dữ dội khi quay đầu cổ về một hướng nào đó, cơn chóng mặt kéo dài chỉ vài mươi giây cho đến hơn một phút và lặp đi lặp lại, có thể kèm nôn ói nhiều, nặng đầu, thì đó chính là triệu chứng điển hình của chứng “Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính"

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới ,nhưng ưu thế ở tuổi trung niên. Cảm giác chóng mặt xảy đến rất đột ngột với cường độ mạnh dễ gây cho bệnh nhân cảm giác hoang mang sợ hãi như thể lo sợ tình huống tai biến mạch máu não sắp xảy ra.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ chế xảy ra chóng mặt & một biểu hiện thường gặp “chóng mặt tư thế kịch phát lành tính” mà mọi người hay thường gọi như là một trạng thái bệnh lý chung chung là “Rối loạn tiền đình”.

- Chóng mặt là một trạng thái ảo giác về vận động cơ thể hoặc môi trường xung quanh và là biểu hiện chính yếu của tình trạng rối loạn thăng bằng

- Thăng bằng là khả năng duy trì sự định hướng của cơ thể với không gian bên ngoài, Nó tuỳ thuộc vào những tin túc thị giác, tiền đình và cảm giác bản thể/cảm giác sâu, trong đó hệ thống tiền đình mà chúng ta thường được nghe nói tới có vai trò quan trọng dẫn truyền thông tin đến não bộ, cho nên khi hệ thống tiền đinh bị tổn thưong sẽ gây tình trạng chóng mặt và các triệu chứng kèm theo như nôn ói, lay tròng mắt, và mất thăng bằng hoặc cảm giác bị xô đẩy, lắc lư, loạng choạng

** Phân biệt tình trạng Chóng mặt và những trạng thái khác như Choáng váng, cảm giác đầu bị hẫng, cảm giác bị ngợp não thiếu máu,thiếu dưỡng khí, hạ đường huyết; do hạ huyết áp thế đứng, do bị kích thích thần kinh phế vị quá mức [do sợ hãi], rối loạn nhịp tim và chúng có thể dẫn đến mất ý thức như Ngất

Ví dụ 1 số trường hợp:

+  Triệu chứng thường xuất hiện khi ngồi dậy sau khi nằm lâu là triệu chứng thông thường kèm theo giảm huyết áp tư thế và chóng mặt không quay liên quan đến giảm tưới máu não có thể giảm ngay khi ngồi hoặc nằm xuống.tình trạng thiếu tưới máu này có thể gây ra mất ý thức,ít khi phối hợp với chóng mặt thật sự.

+  Những bệnh nhân bị trạng thái lo lắng quá mức và sợ hãi, rối loạn dạng cơ thể ,1 số thuốc an thần hoặc rượu hoặc những bệnh nhân bị say sóng say tàu xe

+ Những bệnh nhân có tình trạng cảm nhiễm nói chung và viêm tai giữa cũng có thể có những cơn chóng mặt không điển hình

** Chúng ta cũng cần phân biệt Chóng mặt do Rối loạn tiền đình ngoại biên và Chóng mặt do Rối loạn tiểu não & tiền đình trung ương:

- Trong rối loạn tiền đình ngoại biên [như trong các bệnh lý chóng mặt tư thế lành tính, bệnh Ménière, viêm thần kinh tiền đình…]: chóng mặt thường gây nhiều khó chịu hơn thương tổn thương trung ương nhưng xảy ra từng hồi ngắn ,và có thể kèm theo triệu chứng tổn thương thần kinh thính giác như ù tai hoặc điếc

- Còn chóng mặt do tổn thương trung ương thì cường độ thường không dữ dội bằng ,nhưng lại có những biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương báo động nguy hiểm như :rối loạn thị giác,đau đầu dữ dội ,nói đớ ,tê yếu tay chân…

CHÓNG MẶT TƯ THẾ LÀNH TÍNH

- Chóng mặt tư thế xảy ra ở một tư thế đầu đặc biệt, luôn luôn phối hợp với thương tổn tiền đình ngoại biên nhưng cũng có thể do rối loạn tiền đình trung ương [cuống não hay tiểu não]

- Chóng mặt tư thế lành tính là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiền đình ngoại biên chiếm đến 30% trường hợp .

- Yếu tố thúc đẩy có thể là do nhiễm trùng hoặc những rối loạn khác của tai trong hay chấn thương đầu trước đó ,ngoài ra còn hay xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hoá hệ thống tiền đình nhưng cũng trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.

- Cơ sở sinh lý bệnh của chóng mặt tư thế lành tính là do sỏi kênh thính giác [canalolithiasis] kích thích ống bán khuỵên do những mảnh bềnh bồng trong lớp nội dịch

Đặc điểm của hội chứng

- Hội chứng có đặc điểm là những đợt chóng mặt ngắn có thể phối hợp với nôn & buồn nôn.

- Triệu chứng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế nhưng thường nặng nhất là khi nằm nghiêng về một bên với tai thương tổn nằm về bên dưới, nó cũng thường xảy ra khi bạn nằm xuống hoặc khi bạn nằm lăn trên gường, hoặc khi bạn nằm ngủ dậy vào buổi sáng .

- Đợt chóng mặt điển hình kéo dài vài tuần,rồi tự hết & tái phát lại trong một số trường hợp

Bạn cần phải đến gặp bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau

- Đau đầu mới xuất hiện hoặc dữ dội

- Nhìn mờ /nhìn đôi

- Mất thính lực

- Nói đớ

- Yếu và tê tay chân

- Mất ý thức

- Đau ngực hoặc tim đập nhanh/chậm bất thường

Mặc dù không thường gặp, nhưng trên đây là những biểu hiện khác thường không phải là cơn chóng mặt tư thế lành tính, mà là báo hiệu các bệnh lý nghiêm trọng khác như Đột quỵ, U não, hoặc bệnh lý tim mạch.

II. PHÒNG TRÁNH CHÓNG MẶT TẠI NHÀ

1. Chế độ ăn khi bị chóng mặt [CM]

Khi có sự thay đổi [tăng hay giảm] về thể tích Dịch trong các thành phần của Tai Trong thì có thể gây khởi phát cơn CM. Vì vậy, những bệnh nhân thường bị tái phát CM cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích Dịch ở các cơ quan trong cơ thể.

- Uống đủ Nước mỗi ngày. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, cảm giác đầu nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay trời nóng.

- Hạn chế các loại thức Ăn- uống Ngọt hay Mặn qúa vì sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của Tai trong.

- Tránh uống Cà phê hay thức uống có Cồn [Bia, Rượu] vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu làm mất nước.

- Tránh những loại thực phẩm có  chứa Acid amin Tyramine vì nó có thể gây khởi phát bệnh Migraine [thể Nhức đầu kèm CM], như: Rượu vang đỏ, Gan gà, Thịt xông khói, Sữa chua, Chocolate, Chuối, Cam- Quýt- Chanh, trái Sung, Phô-mai, các loại Hạt.

2. Tránh các chất không phải là thực phẩm

Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn Tiền đình, như: thuốc Kháng viêm không-Steroid [vd: Aspirin có thể làm ù tai hơn; Ibuprofen gây giữ nước, rối loạn chất Điện giải], chất Nicotine [trong thuốc lá, gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng Tai trong]. 

3. Các biện pháp vận động tại nhà

Những trường hợp Chóng mặt [CM] lành tính do Tư thế có thể được khắc phục khi thực hiện một số biện pháp sau ngay tại nhà:

- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: đặc biệt từ tư thế Nằm để Đứng dậy hay Xoay đầu. Phải tưởng tượng trong đầu có 1 ly nước đầy, khi đổi tư thế không được làm “sánh đổ nước” ra ngoài vì sẽ gây CM. Từ tư thế Nằm phải chuyển từ từ sang Ngồi, giử nguyên tư thế trong 5-10 phút, rồi mới từ từ Đứng dậy. Luôn giử Đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại. Trường hợp nặng có thể cần phải đeo nẹp vòng cổ cố định để hạn chế cử động đầu.

- Cố gắng Nằm nghỉ ngơi [tuyệt đối] trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các cơn CM sẽ tự mất đi sau vài tuần. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị CM hay khi đang uống những thuốc điều trị CM gây buồn ngũ.

- Các Bài tập phục hồi chức năng hệ Tiền đình: giúp phục hồi lại chức năng thăng bằng và giảm tái phát CM về lâu dài. Những bài tập này thường được Bác sĩ hướng dẫn tập trong những lần đầu ở tại phòng khám rồi sau đó bệnh nhân sẽ tự tập ở nhà với người thân. Sau khi tiến hành nghiệm pháp này cần phải tuân thủ những hướng dẫn sau để tránh tái phát [vì các tinh thể calci rơi lại vùng nhạy cảm]:

+ Nằm nghỉ 10 phút sau khi tập xong;

+ Không tự lái xe về nhà

+  Phải nằm Ngủ- Nghỉ ở tư thế nữa nằm nửa ngồi [nằm trên ghế tựa hay kê đầu 2 gối cao với độ dốc khoảng 45 độ] với đầu nhìn thẳng phía trước trong 24-48 giờ sau khi tập. Điều này sẽ tạo đủ thời gian cho các tinh thể calci [đang trôi lơ lửng trong Mê đạo sau khi tập] lắng tụ vào lại túi bầu dục hoặc sẽ được hấp thu theo dòng chảy; Trong tối thiểu 1 tuần, phải cố gắng giữ đầu thẳng đứng, tránh ngữa hay cúi Đầu nhiều, tránh đứng lên- ngồi xuống; Sau một tuần thì có thể cử động bình thường lại nhưng phải từ từ và có người giúp đỡ hay theo dõi . Những bài tập phục hồi chức năng tiền đình được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Trẻ em có thể đáp ứng nhanh hơn vì khả năng thích nghi bù trừ tốt hơn và chúng ít sợ CM khi cử động hơn người lớn.

A. NGHIỆM PHÁP EPLEY & SEMONT

Mỗi lần tập kéo dài khoảng 15 phút. Nghiệm pháp gồm các cử động xoay Đầu- Thân sang 4 hướng [Trước- Sau- Trái- Phải]. Mỗi tư thế được giữ nguyên trong 30 giây. Bài tập theo Hình 1 được áp dụng cho bệnh nhân bị ảnh hưởng ở Tai Phải.

Tư thế A: ngồi thẳng ở phần dưới giường với đầu [mặt] nhìn thẳng phía trước.

Tư thế B: nằm ngữa xuống giường, rồi xoay đầu nhanh sang phải 45 độ trong khi thân người vẫn nằm ngữa.

Tư thế C: xoay đầu nhanh sang trái 45 độ, không cử động thân người.

Tư thế D: xoay nhanh toàn bộ Thân người- Đầu [đầu vẫn giữ ở tư thế nghiêng trái khi xoay] qua bên trái [nghiêng trái]; như vậy đầu sẽ ở vị trí xoay sang trái và ra sau.

Tư thế E: xoay nhanh Thân người- Đầu về lại tư thế nằm ngữa trên giường rồi ngồi thẳng dậy như tư thế ban đầu A. Bài tập theo Hình 2 được dùng cho bệnh nhân bị ảnh hưởng ở Tai Trái. Ban đầu có thể chỉ tập 1 lần ban đêm ngay trước khi đi ngũ [nếu có CM thì sẽ hết khi ngũ] rồi sau đó tăng lên 2-3 lần trong ngày. Tỷ lệ hiệu qủa là 80% các trường hợp và tỷ lệ tái phát sau nghiệm pháp là 30%/ năm.

B. NGHIỆM PHÁP BRANDT- DAROFF được dùng khi nghiệm pháp trên thất bại hay tái phát CM. Tỷ lệ thành công ở 95% các trường hợp nhưng thực hiện khó hơn nghiệm pháp trên. Mỗi tư thế được giữ nguyên trong 30 giây.

 Tư thế 1: ngồi thẳng và đầu [mặt] nhìn thẳng phía trước.

Tư thế 2: ngã thân người qua 1 bên [phải] và nằm xuống giường [nằm nghiêng], xoay đầu nhanh 45 độ để mặt hướng lên trên trần nhà, giữ nguyên tư thế này trong 30 giây hay có thể giữ lâu hơn cho đến khi hết CM.

Tư thế 3: xoay trả đầu nhanh về tư thế nằm nghiêng rồi ngồi thẳng dậy như tư thế 1.

Tư thế 4: nằm nghiêng xuống giường như tư thế 2 nhưng ở bên ngược lại [trái] và cũng xoay đầu nhanh hướng lên trên trần nhà. Mỗi buổi tập 5 lần bài tập trong 10 phút và tập 3 buổi [sáng, trưa, chiều] trong ngày. Tập đều đặn liên tục trong 2-3 tuần và sẽ thấy hết CM sau khoảng 10 ngày. Khoảng 30% bệnh nhân bị tái phát trong năm đầu và họ thực hiện bài tập thêm 10 phút/ ngày.

BS. HUỲNH VĂN PHỤNG
Chuyên khoa Thần Kinh – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề