Tại sao lại có Luận cương chính trị tháng 10 Nam 1930

Luận cương chính trị [10-1930] [Phân tích nội dung và đánh giá ưu điểm, hạn chế].

Năm 1929, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc Đại khủng hoảng, bắt đầu từ Mỹ đến các nước Châu Âu. Một số nước tư bản chủ nghĩa đối phó với tình hình trên bằng cách đi theo con đường phát xít như Đức, Ý, Nhật.

Trong giai đoạn này, Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và tập thể hóa nông nghiệp, đạt một số thành tựu nhất định. Tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt, nhiều thứ thuế bị áp đặt, quyền tự do bị hạn chế. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống thực dân Pháp nhưng bị đàn áp khốc liệt, tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Bái tháng 2-1930

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành lập vào tháng 2-1930, thông qua bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, bước đầu xây dựng lực lượng và lòng tin đối với quần chúng nhân dân

  • Nội dung luận cương chính trị tháng 10 /1930

Tháng 10-1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần I tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị với các nội dung cơ bản sau:

+ Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng: lúc đầu cách mạng Đông Ddương là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.

+ Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”. 

+ Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Khước bỏ vai trò của giai cấp tiểu tư sản, trí thức, địa chủ vừa và nhỏ.

+ Về phương pháp cách mạng: phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.

+ Về quan hệ với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.

Ưu điểm 

+ Luận cương một lần nữa khẳng định tính đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng.

+ Khẳng định nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu ra như nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọng trong quan hệ với cách mạng vô sản thế giới và lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nông dân.

+ Đã phát triển và hoàn chỉnh hóa “Chính cương và sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái Quốc.

+ Luận cương là kết quả của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối uốc tế cộng sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương.

Hạn chế

+ Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương nhưng bỏ qua sự khác biệt về lịch sử, văn hóa… giữa các nước, chính vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung sức chung lòng cùng làm cách mạng được.

+ không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp  mà chỉ nhấn mạnh vào mâu thuẫn giai cấp, không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu nên không xác định được đâu là mâu thuẫn cốt lõi cần giải quyết trước.

+ Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo của một bộ phận trung và tiểu địa chủ.

+ không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai.

+ Phủ nhận quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

+ Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương nhưng bỏ qua sự khác biệt về lịch sử, văn hóa… giữa các nước, chính vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung sức chung lòng cùng làm cách mạng được.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 71 SGK Lịch sử 9

Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 70, 71 để trả lời.

- Chiến lược cách mạng: khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường XHCN.

- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đế quốc.

- Lực lượng cách mạng: vô sản [công nhân] và nông dân.

- Phương pháp cách mạng: vũ trang bạo động

* Hạn chế: Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.

Luận cương chính trị được thông qua *

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930 tại Hương Cảng. Hội nghị thảo luận và thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.

Hội nghị thông qua Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ của các tổ chức quần chúng. Hội nghị đã đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban Thường vụ Trung ương và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Luận cương chính trị phát triển tư tưởng, đường lối đã nêu ra trong cuốn Đường Kách mệnh, trong chánh cương, sách lược vắn tắt, nêu rõ: Cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Bút tích trang đầu dự thảo Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10/1930. [Ảnh tư liệu]

Về công tác tư tưởng, Nghị quyết Trung ương ghi: “Đảng phải làm cho càng ngày càng đông quần chúng biết mục đích của Đảng và ý kiến của Đảng đối với các việc quan trọng xảy ra. Muốn được như thế thì Đảng phải mở rộng việc tuyên truyền cổ động [ra báo, sách, truyền đơn, diễn thuyết,…].

Lại phải biết lợi dụng các cơ hội mà hoạt động công khai… tổ chức mít tinh, diễn thuyết''[1].

Điều lệ Đảng cũng ghi: trong ba nhiệm vụ của chi bộ, có hai nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến công tác tư tưởng:

- “Tuyên truyền và cổ động CS[2] một cách có kế hoạch, thực hành khẩu hiệu và nghị quyết của Đảng trong quần chúng công nông cho họ theo Đảng.

- Tìm thêm và huấn luyện đảng viên mới, phát đồ tuyên truyền của Đảng; huấn luyện đảng viên và công nông về mặt văn hoá và chính trị''[3].

Điều lệ của Đảng cũng quyết định lập Bộ Tuyên truyền cùng với Bộ Tổ chức, Bộ Công nhân vận động.

Các nghị quyết Trung ương về vận động công nhân, nông dân cũng nêu cụ thể nội dung và cách thức tuyên truyền công nhân, nông dân, phụ nữ và thanh niên công nhân, nông dân.

Đầu đề do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đặt.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.2, tr.116.

[2] CS: Cộng sản [TG].

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.2, tr.122.

Trích: Lịch sử 80 năm ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam [1930-2010], Nxb Chính trị Quốc gia, tr.18.

Video liên quan

Chủ Đề