Tại sao lại mọc nhiều nốt ruồi trên mặt

Ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu,… nốt ruồi được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương – cho biết nốt ruồi là tên gọi để chỉ các nốt đen, nâu trên da. Nhiều bệnh lý có thể gây nên các nốt này. Tuy nhiên, nốt ruồi được hiểu thông dụng nhất là các bớt sắc tố.

Nốt ruồi bắt đầu mọc từ khi nào?

Theo bác sĩ Sơn, có hai dạng nốt ruồi [bớt sắc tố] là bẩm sinh và mắc phải. Nốt ruồi bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ vừa chào đời hoặc trong khoảng thời gian trước 2 tuổi. Nốt ruồi mắc phải xuất hiện sau 2 năm đầu, nhưng bản chất của chúng vẫn có nguồn gốc từ bào thai. Đa số nốt ruồi mọc sau giai đoạn 2 tuổi.

Tại sao nốt ruồi có các màu khác nhau?

Lý giải nguyên nhân nốt ruồi có các màu khác nhau như đen, nâu, xanh,… thạc sĩ Sơn cho hay các tế bào sắc tố chứa các hoạt chất có màu khác nhau, tùy theo vị trí, mức độ đậm đặc của các sắc tố, độ nông sâu của nốt ruồi mà chúng có biểu hiện màu ra bên ngoài khác nhau. Trong đó, đa số là màu đen, một số ít có màu nâu. Về bản chất, các nốt ruồi là giống nhau.

Những vị trí dự báo ung thư?

Bác sĩ Sơn cảnh báo do bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Bên cạnh đó, ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… nốt ruồi cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Các nốt ruồi ở vị trí khác khi có sự thay đổi nhất định cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo ung thư.

– Thay đổi về kích thước: Những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.

– Thay đổi về màu sắc: Đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.

– Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang nhẵn nhui, nhô hẳn lên.

– Thay đổi về ranh giới: Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, chảy máu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư.

“Đó là những dấu hiệu báo trước. Lúc đó, người dân rất cần đến khám bác sĩ. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ngoài ra, nếu chúng xuất hiện ở các vị trí nguy cơ như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được khuyến cáo nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt”, thạc sĩ Sơn cho hay.

Nguồn: //news.zing.vn

Nốt ruồi có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Màu sắc và kích thước của nốt ruồi có thể khác nhau và nó được hình thành do tình trạng tăng sắc tố da. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết cho câu hỏi “nốt ruồi hình thành thế nào” và những phương pháp tẩy nốt ruồi hiệu quả.

1. Nốt ruồi hình thành thế nào?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hơn về cấu trúc của da như sau:

Da của chúng ta gồm có lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp thượng bì. Trong đó, lớp biểu bì là lớp ngoài cùng và chính là lớp da mỏng mà chúng ta vẫn quan sát được bằng mắt thường với tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác động từ những yếu tố bên ngoài [như vi khuẩn, vi sinh vật].

Lớp trung bì nằm dưới biểu bì, dày hơn lớp biểu bì và tại đây chứa nhiều mạch máu, đầu dây thần kinh, bạch huyết, tuyến dầu, tuyến mồ hôi, sợi cơ, các nang lông,… Cuối cùng là lớp mỡ có vai trò bảo vệ các cơ quan dưới da tránh tổn thương và cũng là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Nốt ruồi có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Các nốt ruồi trên cơ thể chúng ta được hình thành từ phần dưới lớp biểu bì, khi những sắc tố da không được phân bố đồng đều trên da, nó phát triển thành một cụm tạo ra những nốt có màu đậm hơn da bình thường, có thể mang màu nâu, đen, hay xanh,…

Các chuyên gia Da liễu giải thích về vấn đề nốt ruồi có màu sắc khác nhau như sau: Bên trong các tế bào sắc tố luôn có chứa các hoạt chất và chúng thường mang màu sắc khác nhau. Vì thế, do vị trí, mức độ tăng sắc tố khác nhau, hay độ nông, sâu của nốt ruồi mà nốt ruồi sẽ mang màu sắc khác nhau và đa số là màu đen.

Nốt ruồi có thể rất to hoặc có hiện tượng mọc lông trên nốt ruồi

Đa số nốt ruồi có hình tròn nhưng cũng có một số mang hình bầu dục. Nốt ruồi thường mọc riêng lẻ và mọc ở bất cứ vị trí nào trên da của chúng ta. Nhưng đôi khi trên da cũng có thể xuất hiện những cụm nốt ruồi, nghĩa là nhiều nốt ruồi xếp liền nhau.

Thời điểm mà nốt ruồi có khả năng xuất hiện nhiều trên da đó là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ xuất hiện nốt ruồi nhiều hơn và những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng dễ bị tăng số lượng nốt ruồi trên da. Theo khảo sát, một người trưởng thành có thể có đến 40 nốt ruồi trên cơ thể. Những nốt ruồi này thường không có sự thay đổi nhiều về màu sắc hay kích thước.

2. Những phương pháp tẩy nốt ruồi hiệu quả

Đa số nốt ruồi thường không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số nốt ruồi lại có thể mọc ở những vị trí gây ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ, khiến bạn tự tin khi giao tiếp. Chính vì lý do này, rất nhiều người có mong muốn tẩy nốt ruồi.

Tẩy nốt ruồi bằng tia laser là phương pháp phổ biến

Tuy nhiên, trước khi tẩy nốt ruồi bạn cần lưu ý: Hầu hết nốt ruồi đều lành tính nhưng cũng có những nốt ruồi ác tính, bất thường và những nốt ruồi bất thường này có thể là lời cảnh báo cho tình trạng bệnh ung thư hắc tố. Vì thế, bạn cần quan sát, nếu thấy những bất thường như sau, cần phải thăm khám để xác định nguyên nhân sau đó mới đưa ra quyết định có thể tẩy nốt ruồi được hay không:

  • Nốt ruồi không đối xứng: Một nửa nốt ruồi không khớp với nửa còn lại.

  • Hình dạng của nốt ruồi có sự bất thường, chẳng hạn như đường viền hay cạnh của nốt ruồi bị mờ, không đều hay bị rách.

  • Màu sắc của nốt ruồi có sự bất thường.

  • Nốt ruồi có thể tăng kích thước bất thường.

Các phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến hiện nay:

Tẩy nốt ruồi bằng tia laser: Những tia laser được chiếu vào vị trí da có xuất hiện nốt ruồi có tác dụng phá hủy mô nốt ruồi, từ đó loại bỏ tế bào sắc tố ở lớp biểu bì. Bên cạnh đó, còn điều trị được cả những sắc tố nằm sâu dưới da.

Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp đốt điện: Dòng điện sẽ xóa nốt ruồi bằng cách phá hủy mô nốt ruồi, nhưng nhược điểm của nó là có thể gây tổn thương cho những mô xung quanh.

Tẩy nốt ruồi bằng cách sử dụng hóa chất: Với một số nốt ruồi lành tính, nhỏ, nông thì có thể sử dụng hóa chất để chấm lên nốt ruồi. Tuy nhiên, nếu không làm đúng cách, bạn có thể gặp phải tình trạng hóa chất ăn mòn da, hoặc gây bỏng da, hay để lại biến chứng sẹo lồi, lõm trên da, gây mất thẩm mỹ.

Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp tiểu phẫu: Những trường hợp nốt ruồi to và nổi lên da, ăn sâu dưới da hoặc quá đậm màu thì rất có thể cần áp dụng phương pháp này. Trước khi tiến hành tiểu phẫu để xóa nốt ruồi, các bác sĩ sẽ thăm khám để biết xem đó có phải là nốt ruồi ác tính không.

Nên khám da liễu trước khi tẩy nốt ruồi

Bên cạnh những phương pháp trên, nhiều người còn áp dụng một số mẹo dân gian để tẩy nốt ruồi, có thể kể đến như dùng tỏi tẩy nốt ruồi, dùng mật ong, nước ép hành tây,… Tuy nhiên, đây là những cách làm chưa được khoa học kiểm chứng và dễ để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng, đặc biệt càng nên cẩn trọng hơn đối với những nốt ruồi ở vùng da mặt.

Một số lưu ý về chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi:

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, không nên dùng dung dịch oxy già vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

  • Dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nên có chế độ ăn uống đảm bảo để không gây ảnh hưởng đến vết thương và giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi. Cụ thể, theo dân gian, bạn nên tránh ăn thịt gà, rau muống để tránh nguy cơ gây sẹo lồi. Tránh ăn hải sản để giảm nguy cơ da bị kích ứng, ngứa, khó chịu. Tránh ăn đồ nếp vì đồ nếp có thể gây nóng và khiến vết thương mưng mủ hoặc lâu lành hơn.

  • Tránh tuyệt đối thói quen gãi, chà xát khi vết thương đang lên da non.

  • Không nên tiếp xúc với ánh nắng và không dùng mỹ phẩm cho đến khi vết thương lành trở lại.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “nốt ruồi hình thành thế nào” đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những phương pháp tẩy nốt ruồi đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Mọi thắc mắc, xin vui lòng gọi đến số 1900565656, các chuyên gia Da liễu của Bệnh viện MEDLATEC sẽ trợ giúp bạn.

Nốt ruồi được hình thành do tăng sắc tố da. Nó là những chấm nhỏ có màu đen hoặc màu nâu và có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, chẳng hạn như cổ, mặt, sau tai, gáy,… Phần lớn nốt ruồi là lành tính, bên cạnh đó cũng có những trường hợp nốt ruồi ác tính. Vậy cụ thể nốt ruồi hình thành thế nào và làm sao phân biệt nốt ruồi lành tính và ác tính.

1. Nốt ruồi hình thành thế nào trên cơ thể?

Cấu trúc của da gồm có:

  • Lớp biểu bì: Chính là lớp da mỏng mà chúng ta vẫn nhìn thấy bằng mắt thường, nó có tác dụng chống thấm, bảo vệ cơ thể khỏi những tác động từ vi khuẩn và các loại vi sinh khác.

  • Lớp trung bì: Lớp trung bì bao gồm trung bì nông và trung bì sâu. Nằm dưới lớp biểu bì, lớp trung bì có độ dày hơn và có chứa các mạch máu, bạch huyết, đầu dây thần kinh, sợi cơ, mồ hôi, tuyến dầu và các nang lông.

  • Lớp lớp mỡ dưới da: Nằm dưới lớp trung bì, đây là một lớp mỡ dày và các mô liên kết. Chứa các bạch huyết và nguồn cung cấp máu cho cơ thể. Có tác dụng giúp cho các cơ quan dưới da không bị tổn thương và đây cũng chính là một nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Nốt ruồi có thể xuất hiện tại nhiều vùng trên cơ thể

Nốt ruồi hình thành từ phần dưới của lớp biểu bì. Nó xuất hiện do sự phân bố không đồng đều của sắc tố da, nghĩa là thay vì phân đều rải rác trên da thì những tế bào melanocytes [là những tế bào tạo sắc tố da, mang lại màu sắc tự nhiên cho da] trong da phát triển thành một cụm.

Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc đen, có thể bằng phẳng hoặc nhô lên, có hình tròn hoặc hình bầu dục, có thể mọc riêng lẻ hoặc cũng có trường hợp nhiều nốt ruồi xếp liền nhau và bất cứ nơi nào trên da cũng có thể xuất hiện nốt ruồi.

Nốt ruồi xuất hiện nhiều trong những năm tháng thiếu niên và thời kỳ mang thai và ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ước tính một người trưởng thành có thể có khoảng 10 đến 40 nốt ruồi. Theo thời gian, nốt ruồi cũng không có sự thay đổi nhiều về kích thước hay màu sắc. Một số trường hợp có mọc lông trên nốt ruồi, nốt ruồi không thay đổi hoặc tự biến mất.

2. Cách phân biệt nốt ruồi lành tính và nốt ruồi ác tính

Phần lớn nốt ruồi đều lành tính và không thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, nốt ruồi chính là dấu hiệu của những khối u ác tính [ung thư hắc tố] và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Vậy phải làm sao để phân biệt được nốt ruồi lành tính và nốt ruồi ác tính.

Nốt ruồi có thể không thay đổi theo thời gian

Lưu ý đối với những nốt ruồi sắc tố bẩm sinh. Đây là những nốt ruồi xuất hiện khi sinh và có nguy cơ phát triển thành ung thư hơn những nốt ruồi xuất hiện sau sinh. Bên cạnh đó, những nốt ruồi có bề ngoài bất thường, khác lạ và xuất hiện sau tuổi 25 thì nguy cơ là nốt ruồi ung thư sẽ cao hơn.

Khi nhận thấy nốt ruồi của mình có thay đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước thì tốt nhất bạn nên đi khám da liễu để biết rõ được tình trạng của mình. Nếu thấy nốt ruồi bị chảy máu, chảy nước hoặc ngứa và đau, cũng là lúc bạn nên đi khám sớm.

Có thể thường xuyên tự kiểm tra da mình qua gương hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp bạn. Khi kiểm tra, bạn nên chú ý hơn đối với những vùng da phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như cổ, mặt, cánh tay, chân,…

Nếu nốt ruồi không có sự thay đổi thì bạn không cần phải bận tâm quá nhiều về nó. Nhưng nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường nào, hoặc xuất hiện nốt ruồi mới hay muốn tẩy nốt ruồi thì bạn nên đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn.

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra những đặc điểm của nốt ruồi để phân biệt nốt ruồi lành tính và ung thư:

Tình trạng không đối xứng: Nghĩa là một nửa nốt ruồi không khớp với nửa kia.

Hình dạng: Quan sát thấy đường viền hay cạnh của nốt ruồi có thể bị rách, mờ hoặc không đều.

Màu sắc: Màu của nốt ruồi không giống nhau, có thể màu nâu, đen, xanh, đỏ hoặc trong suốt,…

Đường kính: Những nốt ruồi bất thường có thể mang đường kính lớn.

Sự phát triển: Bạn có thể nhận biết rõ nốt ruồi có sự thay đổi về thước, hình dạng hay màu sắc hoặc thay đổi cả 3 yếu tố này.

Sự bất thường của nốt ruồi cảnh báo dấu hiệu ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố chính là một dạng ung thư da. Thông thường, những khối u ác tính sẽ mọc ở chân đối với nữ và ở ngực đối với nam giới. Ung thư da có tỉ lệ cao ở phụ nữ trẻ.

  • Điều trị nốt ruồi như thế nào:

Khi nốt ruồi của bạn có dấu hiệu bất thường và để đánh giá, chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cần thăm khám lâm sàng và trong những trường hợp cần thiết có thể chỉ định cắt nốt ruồi để sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học.

Sau đó, dựa vào kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nốt ruồi của bệnh nhân không có tế bào ác tính thì có thể cắt bỏ toàn bộ nốt ruồi, đốt laser để lấy đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh.

Nếu có dấu hiệu bất thường cần thăm khám sớm

Nếu bệnh nhân mắc ung thư hắc tố, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh, hay chính là sự xâm lấn của khối u ra sao để quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc có cần thiết phối hợp xạ trị hay hóa trị sau phẫu thuật hay không.

Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có lời giải đáp cho những câu hỏi nốt ruồi hình thành thế nào, phân biệt nốt ruồi lành tính và ác tính, điều trị nốt ruồi ác tính ra sao?

Tại khoa Da liễu của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn chi tiết về tình trạng da và đưa ra những lời khuyên hữu ích, phác đồ điều trị hiệu quả dành cho bạn. Mọi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám, xin vui lòng gọi đến số 1900565656.

Video liên quan

Chủ Đề