Tại sao nấu canh mồng tơi bị chua

[Ảnh: Báo mới]

Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quảrất thích hợp trong mùa nóng.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Có thể thấy rằng, không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng đó, mồng tơi cũng đem đến những tác hại không mong muốn nếu ta lạm dụng, ăn sai cách.

Ăn sống gây đầy bụng, khó tiêu

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đaycần được nấu chín kỹ. Việc ăn sống có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Những người ăn uống khó tiêu, thường đầy bụng, lạnh bụng hoặc gặp vấn đề khi độ ẩm môi trường tăng [đau nhức xương khớp, bắp thịt, cơ thể nặng nề] nên hạn chế dùng để tránh làm cơ thể ốm yếu thêm.

Mồng tơi cần được nấu chín tới để tận dụng các chất dinh dưỡng trong rau. Không nên để sống hoặc chín kỹ, không đậy nắp sau khi nấu.

Không nên ăn lá mồng tơi sống vì dễ bị đầy bụng, khó tiêu. [Ảnh: Remedios De Hoy]

Ăn khi bị tiêu chảy

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người đang bị đau bụng, tiêu chảy nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Ăn khi bị sỏi thận

Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mồng tơi. Nguyên nhân là do rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Ăn quá nhiều

Ăn nhiều mồng tơi gây khó chịu trong dạ dày bởi vì mồng tơi có chứa nhiều chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.

Chúng ta nên thận trọng khi ăn rau mồng tơi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. [Ảnh: Phununews]

Một số lưu ý khi ăn rau mồng tơi

- Để an toàn cho cả gia đình, ngoài việc lựa chọn nguồn an toàn, nếu mua ở chợ thì cần phải tinh ý quan sát. Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.

- Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

- Rau mồng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi chứ không để ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc.

- Nên ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C. Rau mồng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng trên. Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.

Vườn rau xanh mướt gợi nhớ quê nhà của mẹ Việt ở Nhật Bản
Vườn rau quả đủ loại bà ngoại Việt trồng cho cháu trên đất Mỹ
Ban công 'nhỏ mà có võ' xanh mướt mát đủ rau cho cả nhà của mẹ Việt 9X ở Nhật

Video liên quan

Chủ Đề