Tại sao người không biết bơi lại chìm

Bạn không quá ngạc nhiên nếu bạn không nổi. Không phải ai cũng có thể tự thả nổi trong nước; có rất nhiều yếu tố khiến bạn không thể nổi

-Cơ địa : mỗi người sinh ra đề có tính chất cơ thể khác nhau. Cơ địa phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Có những người có thể nổi lềnh bềnh trên mặt nước; có những người nín thở đã cố gắng thả lỏng và nín thở rất lâu cũng không thể nổi.

-Lượng không khí chứa trong phổi

-Hình dáng cơ thể: Thông thường, người béo sẽ nổi dễ dàng hơn người gầy và người nhiều cơ bắp. Bởi vì độ đậm đặc trong chất béo ít hơn so với nước nên nó sẽ nổi. Còn xương và cơ bắp thì chìm vì chúng đặc hơn nước.

Điều bạn cần là học “cách thư giãn” trong nước. Việc cảm nhận cơ thể hoạt động như thế nào trong nước sẽ giúp bạn nổi dễ dàng hơn

Thứ nhất: Học cách hít thở đúng, lặn và ngồi trong nước. Khi bạn làm được những điều này bạn sẽ không còn căng thẳng và có thể thoải mái di chuyển trong nước.

Thứ hai: Học cách lướt nước. Việc lướt trên mặt nước sẽ giúp bạn thư giãn hơn, giữ người bạn luôn nổi trên mặt nước để tránh bị chìm.

Thứ ba: Học kỹ thuật chuẩn. Để có thể tiếp tục nổi bạn cần sự hỗ trợ của động tác tay và chân. Việc thực hiện đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn có thể di chuyển dễ dàng trong nước.

Hầu như, những người mới học bơi đều cảm thấy mình chìm. Cơ thể bạn chìm từ từ trong nước chứ không chìm nghỉm như 1 hòn đá được.

Nếu bạn không thể tự học hãy đến với Trung tâm dạy học bơi Hà Nội; chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Giáo trình học “chi tiết – đúng chuẩn” cùng HLV chuyên môn cao; mọi chuyện sẽ trở nên dễ  dàng hơn bao giờ hết.

Vì sao bạn không nổi – Trung tâm dạy học bơi Hà Nội

- Bốn hành động tiên quyết sau đây sẽ là chiếc phao cứu sinh đắc lực nếu cơ thể bị rơi xuống nước mà mọi người có thể tham khảo. Nếu cho rằng cách tốt nhất để không bị chết đuối chỉ có thể học bơi là chưa thật chính xác. Ngay cả người chưa biết bơi, nếu được trang bị kỹ năng kiến thức cơ bản về bơi lội cũng sẽ thoát khỏi tình trạng chết đuối.

Đuối nước dẫn đến tử vong là khi cơ thể bị nước tràn ngập vào, chèn ép phổi làm phổi tê liệt không thể trao đổi khí. Khi phổi không trao đổi khí trong một thời gian sẽ dẫn đến thiếu oxy não và chết ngạt.

Bạn chưa biết bơi và một lúc nào đó bạn bị rơi xuống nước, lúc đấy bạn sẽ làm gì ???

Thực tế cuộc sống không phải ai cũng biết bơi, và cũng có rất nhiều lý do mà đến tận bây giờ bạn vẫn chưa biết bơi, ví dụ như bạn sợ nước [ lý do này nói ra sẽ có nhiều bạn xấu hổ nhưng đó là sự thật] , cũng có thể nơi bạn sống chẳng có ao hồ sông suối gì vậy bạn làm sao có thể bơi được trong khi có những lúc bạn có việc đi đến những vùng đất khác mà nơi đó lại có rất nhiều ao hồ sông suối khi đó chính là lúc tai nạn đuối nước đang dình dập xung quanh bạn. Và một lý do mà được cho là chủ yếu của những bạn ở thành phố là không đi học bơi, ở thành phố thì k có ao hồ sông suối để cho thể tiếp xúc với nước nhiều nhưng lại có những bể bơi hiện đại, những thầy dạy bơi giỏi , nhưng lại rất nhiều bạn không biết bơi. thật đáng buồn vì điều đó. 

Vậy phải làm gì khi bị rơi xuống nước mà bạn chưa biết bơi? Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn bốn hành động có thể cứu sống bạn trong lúc nguy câp !!

Ảnh: đuối nước

Ảnh: hành động cần làm khi bạn bị đuối nước 

Điều quan trọng nên nhớ là bình tĩnh và nín thở. Khó nhất là việc thực hiện bước 1. Báo kienthuc.net.vn chỉ ra rằng cơ thể con người có thể nín thở tối thiểu 3 phút ở người bình thường. Tùy từng cơ thể khác nhau sẽ có giới hạn nín thở khác nhau.

Có thể so sánh đơn giản rằng trong phổi con người luôn chứa khí và cơ thể như một quả bóng. Nếu ở dưới nước nín thở, thì quả bóng – cơ thể sẽ tự nổi lên.

Cũng nên nhớ rằng mỗi cơ thể khác nhau thì thời gian “tự nổi” dưới nước khi nín thở ở mỗi người là khác nhau nhưng yên tâm sẽ không quá quá 3 phút, cơ thể sẽ nổi trên mặt nước.

Nếu không bình tĩnh, càng giãy dụa thì càng phải hít thở dẫn đến nước vào cơ thể nhiều hơn và cơ thể sẽ chìm nhanh.

Khi bị rơi xuống nước, cơ thể chìm thì hãy nín thở trong giới hạn cơ thể có thể chịu đựng được. Khi nào không chịu được nữa, hãy thở ra bằng miệng. Chắc chắn cơ thể sẽ tự nổi. Sau đó hãy tự điều chỉnh tay, chân làm mái chèo. Và hãy nhớ ra dấu hiệu cứu giúp cho những người xung quanh nhìn thấy.

Bên cạnh ghi nhớ những lời khuyên ở trên, có thể tham khảo và thực hành cách “bơi tự cứu” trên mạng internet, người biết bơi, các huấn luyện viên bơi lội… để mỗi người có kiến thức nhất định, không bị mất bình tĩnh khi bất ngờ bị đẩy vào tình huống không mong muốn.

Người chưa biết bơi, nếu được trang bị kỹ năng tốt sẽ thoát khỏi nguy hiểm đuối nước. 

Trên đây là một số kỹ năng mà tôi muốn chia sẻ cho bạn để tất cả mọi người để có thể tự cứu sống bản thân mình khi gặp nguy hiểm, các bạn hãy chia sẻ lại những kiến thức này cho những người khác nhé Và mình vẫn rất mong các bạn nếu có thể hãy tham gia những khóa học bơi để có được những kỹ năng hoàn chỉnh nhất và hơn nữa có thể cứu sống được những người khác khi họ gặp nguy hiểm.  Chúc mọi người không bao giờ gặp phải những tai nạn như vậy. cảm ơn mọi người đã đọc bài. 

Nguyên nhân bạn học mãi mà vẫn chưa biết bơi

Một người được coi là biết bơi khi có khả năng bơi được 25 m và tồn tại trong nước [nơi ngập quá đầu] được 5 phút. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi [Hà Nội], quy định này không có ý nghĩa nhiều trong việc phòng chống đuối nước. "Vậy nếu đến mét thứ 26 bạn không bơi được nữa thì sao, hay tới phút thứ 6 bạn không thể tồn tại trong nước thì chuyện gì sẽ xảy ra? Để phòng chống đuối nước, vấn đề không phải là bạn bơi được xa bao nhiêu, nổi được bao lâu mà quan trọng là khi rơi xuống nước bạn có khả năng ứng phó được để thả nổi, bơi tự cứu - một cách bơi theo phương thẳng đứng, tốn ít sức được để không bị đuối nước", tiến sĩ Tuấn nói.

Tập thả nổi khi học bơi. [Ảnh: E- Bơi].

Theo ông Tuấn, để có thể bơi - chống đuối nước không khó. Nếu bạn đã tập bơi lâu hoặc từ lâu đã quyết tâm học bơi nhưng mãi chưa bơi được, có thể vì một hoặc một số trong những lý do dưới đây:

Bạn không tập trung, không “cam kết” học bơi

Bạn muốn biết bơi nhưng không đặt kế hoạch cụ thể và dành thời gian ưu tiên cho việc học bơi. Bạn học theo cảm hứng, lúc thích thì đi, không thì nghỉ. Bạn đi học vài buổi rồi nghỉ cả tuần, cả tháng, tới khi học tiếp thì coi như bắt đầu lại. Nếu việc này cứ lặp đi lặp lại thì không khó hiểu khi bạn nói "tôi học bơi lâu rồi mà vẫn chưa biết bơi".

Bạn chưa học xong “lớp 1” đã muốn lên học “lớp 4, lớp 5”

Trong học bơi, thở là kỹ năng quan trọng nhất. Muốn bơi được phải biết cách thở. Thở khi bơi lội khác với thở khi đi lại bình thường trên mặt đất nên trước khi học quạt tay, đạp chân, ta phải học thở cho tốt. Biết thở là biết bơi 70%. Khi chưa biết cách thở mà đã tập quạt chân, quạt tay thì dễ bi phân tâm, làm được cái này quên cái kia. Có rất nhiều người khoe là đã bơi được 6-10m, chỉ mắc mỗi một lỗi là chưa biết thở nên bị sặc.

Sau khi học thở, người ta mới nên học lặn - nhô lên hụp xuống theo phương thẳng đứng để chữa bệnh “sợ nước sâu”, “sợ chân rời khỏi mặt đất”. Chỉ khi lặn tốt, người ta mới học nổi và cuối cùng là học cách chuyển động theo các kiểu bơi khác nhau như bơi chó chìm đầu, bơi tự cứu, ếch, trườn sấp… Người mới học bơi thường chú trọng vào quạt tay, đạp chân mà bỏ qua tập thở. Hậu quả là có những người "bơi" được một chút là sặc nước hoặc bơi được rồi nhưng vẫn không dám ra chỗ nước sâu quá đầu người…

Không hiểu bản chất “4 đúng” của động tác bơi lội

Người lớn tuổi khó học bơi hơn con trẻ bởi cách dạy “bắt chước” hiện nay khó giúp họ làm đúng được những gì người dạy mong muốn. Muốn bơi được, cần thực hiện được 4 đúng:

Đúng đường: Động tác phải được thực hiện đúng đường, đúng hướng. Chẳng hạn khi bơi ếch, hai chân phải co vào rồi bung đạp theo vòng cung sang hai bên trước khi ép chặt lại với nhau... Cũng như khi đi từ Hà Nội đến Bắc Giang, Quảng Ninh thì phải theo hướng bắc, nếu bạn đi theo hướng nam thì sẽ lạc sang tỉnh khác. Đúng thời: Đây là việc phối hợp chân tay sao cho nhịp nhàng, khi nào thì tay, khi nào thì chân, cùng lúc hay so le… Bơi là hoạt động có nhịp điệu, là một vũ điệu dưới nước chứ không phải là hoạt động loạn xạ. Đúng cường lực: Khi nào tay, chân cần mạnh, khi nào tay, chân cần nhẹ. Trong chuyển động bơi, không phải lúc nào cơ thể cũng căng cứng mà có lúc tay hoạt động [cương], chân nghỉ ngơi [nhu], hoặc ngược lại; có lúc các bộ phận này trên mặt nước, các bộ phân kia ở dưới mặt nước… Đúng điểm đến của lực: Cùng là dùng bàn tay tạo lực nhưng nếu bạn đập tay xuống mặt bàn, lực sẽ truyền xuống mặt bàn, làm rát bàn tay, nhưng nếu bạn ấn xuống bàn thì lực lại truyền lên bả vai. Trong bơi cũng vậy, điểm đến của lực khác nhau tạo ra hướng chuyển động khác nhau. Do không biết điểm đến của lực nên nhiều người vùng vẫy chân tay loạn xạ, tốn sức mà không bơi được bao xa.

Chỉ cần thiếu một trong “4 đúng” trên, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để học bơi, thậm chí tập mãi vẫn không làm chủ được chuyển động của mình dưới nước.

Không biết “thử - sai”

Có nhiều người cố gắng tập mãi một kiểu đập chân quạt tay, dù thấy không hiệu quả, họ vẫn cứ lặp đi lặp lại động tác đó một cách cần cù. Thực ra, khi cảm thấy mình rơi vào tình huống này, hãy dừng lại, quan sát những người bơi giỏi, tìm hiểu xem động tác của họ khác với mình như thế nào để chỉnh sửa. Hãy đặt câu hỏi "Tại sao tay chân họ chuyển động nhịp nhàng, khoan thai mà vẫn bơi nhanh, bơi đẹp…". Bạn phải luôn thay đổi, luôn “thử - sai” để đạt tới “4 đúng”. Chỉ như thế, bạn mới học bơi nhanh và bơi đúng kỹ thuật. Cần quan sát để thay đổi.

Tâm lý ngại không muốn xuống nước vì sợ các nguy cơ dưới nước

Nhiều người, nhất là phụ nữ, ngại đi bơi vì sợ việc này ảnh hưởng tới làn da hoặc làm mình mắc một số bệnh do môi trường dưới nước gây ra. Thực tế, đi bơi có thể đối mặt với một số nhóm rủi ro như đuối nước, mất thân nhiệt do ngâm nước lâu, mắc bệnh về phổi do hít nhiều nước vào phổi, phơi nhiễm các hoạt chất dùng xử lý nước hồ bơi, dẫn tới mắc các bệnh về tai, mũi, họng, da, vấn đề về cơ xương khớp do bơi quá sức. Ngoài ra, khi bơi ở sông, biển, bạn có thể ngã, trượt, va chạm vào thành bể, tàu thuyền, gặp nguy hiểm do thời tiết bất lợi như giông, bão, rơi vào dòng nước xoáy, gặp sinh vật lạ như sứa, cá dữ...

Tuy nhiên, thông thường, nếu bơi tại bể bơi ở thành phố thì các nguy cơ này không nhiều. Nhất là, bạn có thể phòng tránh bằng cách: Tập bơi với người hướng dẫn hoặc tập kỹ trên cạn trước khi xuống nước; tập ở nơi nước không quá sâu; không bơi quá sức; sử dụng dụng cụ bịt tai, kính bơi... để tránh nước vào tai, mắt; chú ý quan sát và chọn nơi bơi thích hợp; không bơi khi thời tiết bất lợi...

Bạn bị bệnh sợ nước do chấn thương tâm lý

Một số người từng gặp tai nạn do tiếp xúc với nước gây ra, hay từng chứng kiến người chết đuối, xem cảnh rùng rợn dưới nước trong phim... có thể cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn khi ở trong môi trường nước. Với những trường hợp nặng, họ cần được trị liệu để giải tỏa vấn đề tâm lý trước khi đi học bơi. Với các trường hợp nhẹ hơn, việc tự tập bơi trên cạn, kết hợp với việc làm quen dần với nước... có thể có tác dụng tốt.

Với các trường hợp này, tối kỵ các cách học bơi như, tự lao vào nước hay bị đẩy xuống nước, vội vã xuống nước trước khi khởi động.

Bắt đầu với một môn bơi quá khó

Phần lớn các cơ sở dạy bơi ở Việt Nam dạy cho người mới học một môn bơi khó là bơi ếch hay bơi trườn sấp. Điều này chẳng khác gì "chưa học lẫy, học bò đã lo học chạy", làm nhiều người dễ nản lòng, bỏ cuộc.

Nên bắt đầu học bơi với thở, lặn và nổi, sau đó mới học các kỹ thuật bơi đơn giản là bơi chó chìm đầu trong nước rồi bơi tự cứu - một kiểu bơi sinh tồn theo phương thẳng đứng. Hai kiểu bơi này mô phỏng chuyển động bản năng của con người, được lực đẩy nổi của nước hỗ trợ nên rất dễ học trong vòng 2-4 buổi. Khi đã thuần thục các kiểu bơi trên, bạn sẽ hào hứng luyện tập tiếp các kỹ thuật khó hơn như bơi ếch, trườn sấp, bướm...

Lưu ý:

Trước khi xuống bể bơi, cần có những bước khởi động cơ bản giúp mềm dẻo cơ bắp, các khớp xương hoặc đi bộ vài vòng quanh bể bơi để làm nóng cơ thể.

Để cải thiện tình hình cần thực hiện mấy việc sau

Bắt đầu tập bơi với trạng thái tĩnh: Học thở [trên mặt nước há miệng thở vào, dưới mặt nước thở bong bóng ra đằng mũi]; học thả nổi sấp cảm nhận điểm cân bằng; học lặn và thở ở tư thể ngồi xổm, bó gối dưới mặt nước [nhảy thẳng lên thở vào và ngồi thụp xuống thở ra] để cảm nhận lực đẩy của nước. Khi có thể thả nổi tĩnh lặng trong nước độ 10-15 giây, có thể nhảy lên ngồi xuống liên tục độ mươi lần mà không loạn là bạn sắp thành công.

Học phối hợp chân tay để tạo lực hiệu quả. Nên nhớ bơi là khiêu vũ trong nước, là hoạt động có nhịp điệu, là sự xen kẽ của tĩnh và động, của cương và nhu, của nhanh và chậm. Khi nào bạn cảm thấy mình dần làm chủ được nhịp điệu chuyển động thì bạn sắp thành công rồi.

Bạn nên bắt đầu với học bơi tự cứu để dễ dàng thả nổi, dễ dàng vươn đầu ra khỏi mặt nước thở vào nhờ sự hỗ trợ của lực đẩy nổi của nước. Nếu học bơi ếch và trườn sấp thì việc vươn thở sẽ khó hơn nhiều.

PV [Theo VNExpress]

Video liên quan

Chủ Đề