Sao kê ngân hàng được bao lâu

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về chứng cứ
  • 1.1 Khái niệm
  • 1.2 Thu thập chứng cứ từ những nguồn
  • 2. Xác định chứng cứ trong vụ án dân sự
  • 3. Kết luận

Kính gửi công ty Luật Minh Khuê, mong quý công ty có thể hỗ trợ tôi một vấn đề như sau: Cách đây 3 năm tôi có cho chị tôi vay một số tiền là 350 triệu, và lúc đó chị tôi có giao lại cho tôi giấy tờ nhà đất của mình. Thời gian vay do hai bên thỏa thuận là 3 năm và vay không có lãi suất. Việc vay mượn này được kí kết bằng hợp đồng và đi công chứng. Để thực hiện hợp đồng thì 200 triệu tôi đưa tiền mặt nhưng nghĩ chị em nên tôi không có ký giấy nhận tiền. Số tiền còn lại tôi thanh toán bằng chuyển khoản. Vì tôi và cả chị của tôi đều không có tài khoản ngân hàng nên khi chuyển tiền thì dùng tài khoản của vợ của tôi chuyển cho chồng của chị tôi Đến nay thời hạn ba năm đã hết. Tôi đòi lại số tiền đó thì chị tôi không trả nên tôi buộc phải khởi kiện. Khi Thẩm phángọi xuống thì chị tôi nói: tôi chỉ đưa có 150 triệu và nói sẽ sao kê tài khoản ngân hàng của chồng để làm chứng cứ. Vậy là chị tôi đã cố tình bỏ qua 200 triệu tiền mặt vì không có chứng cứ. Vậy, xin luật sư trợ giúp tôi hợp đồng vay mượn là tên của tôi và chị của tôi. Còn tài khoản ngân hàng là của vợ tôi chuyển cho chồng của chị tôi. Vậy khi chị tôi sao kê tài khoản ngân hàng của chồng mình thì có thể được xem là một chứng cứ liên quan đến hợp đồng vay mượn giữa tôi và chị tôi không?
Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ công ty Luật Minh Khuê

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Khuê. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về "chứng minh và chứng cứ" của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Nội dung phân tích:

1. Khái niệm về chứng cứ

1.1 Khái niệm

Theo quy định của pháp luật về tố tụng, cụ thể tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về chứng cứ, định nghĩa chứng cứ như sau:

"Điều 93. Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".

Như vậy ta có thể hiểu chứng cứ là những gì có thật và được thu thập theo các trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng, được sử dụng làm căn cứ xác định các tình tiết khách quan của vụ án.

1.2 Thu thập chứng cứ từ những nguồn

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn như sau:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Các nguồn chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Xác định chứng cứ trong vụ án dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về xác định chứng cứ, cụ thể như sau:

"Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định".

Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2012/NQ -HĐTP quy định cụ thể về cách xác định chứng cứ theo quy định của pháp luật dân sự, như sau: Để được coi là chứng cứ quy định của Bộ luật tố tụng dân sựthì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:

- Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.

- Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.

Ví dụ 1: Trong vụ tai nạn giao thông, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được một người cung cấp băng ghi hình về hiện trường vụ tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại phải xuất trình cho Toà án bản xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó.

Ví dụ 2: Ông A cho ông B vay năm triệu đồng với thời hạn 12 tháng. Việc vay tài sản không lập thành văn bản, nhưng được ông A ghi âm lại toàn bộ nội dung thoả thuận về việc vay tài sản, việc giao nhận tiền và thời điểm thanh toán nợ giữa ông A và ông B để làm bằng chứng cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ, ông B không trả số tiền đó cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Toà án. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm đó.

- Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự; nếu không phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó.

- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và được xuất trình theo đúng thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sựvà hướng dẫn tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.

- Kết luận giám định, nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản quy phạm pháp luật liên quanvà hướng dẫn tại Điều 10của Nghị quyết này.

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sựvà hướng dẫn tại Điều 9của Nghị quyết này.

- Tập quán, nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

  • Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán.
  • Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.
  • Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
  • Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;
  • Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán.

Ví dụ: Trong một số đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền, còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại. Trong vụ tranh chấp di sản thừa kế do người mẹ để lại, nếu người con gái viện dẫn tập quán đó để bác bỏ quyền thừa kế của các thừa kế là con trai, thì tập quán này không được chấp nhận. Vì đây là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xoá bỏ theo quy định tại phụ lục B “Danh mục phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc bị nghiêm cấm áp dụng hoặc cần vận động xoá bỏ” ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số.

- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản nếu việc định giá tài sản được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tạiBộ luật tố tụng dân sự.

3. Kết luận

Từ các phân tích ở trên ta có thể nhận thấy, chứng cứ hoàn toàn có thể được thu thập từ các nguồn là dữ liệu điện tử nên sao kê cho việc chuyển tiền của bạn hoàn toàn có căn cứ để xác nhận là chứng cứ. Tuy nhiên ở đây bạn có nêu là thông tin chuyển khoản lại là thông tin vợ bạn chuyển cho chồng mà ở đây giữa vợ bạn và chồng chị bạn không có xác lập với nhau những giao dịch dân sự. Nên để sao kê chuyển khoản này có giá trị làm chứng đối với giao dịch vay mượn của bạn thì bạn phải có các căn cứ để chứng minh giữa bạn và chị bạn có thỏa thuận về việc chuyển số tiền vay thông qua số tài khoản của vợ bạn và chồng chị bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư tư vấn luậtdân sự.

Video liên quan

Chủ Đề