Tại sao nhan đề tác phẩm là Làng mà không phải là Làng Chợ Dầu

Đề 5. Nhan đề của truyện là “Làng” sao không phải là “Làng Dầu” chẳng hạn. Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm?

Xem lời giải

Answers [ ]

  1. Kim Lân không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu” mà đặt là “Làng” vì làng Chợ Dầu chỉ là một địa danh cụ thể [ là ngôi làng của nhân vật ông Hai trong truyện]. Nó chỉ có ý nghĩa hẹp. Còn “Làng” co ý nghĩa khái quát, chỉ làng xóm, quê hương nói chung. Dụng ý của tác giả khi đặt là “Làng” là muốn nói tới một vấn đề mang tính khái quát, phổ biến ở khắp các làng quê, ở mọi nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Vì vậy nhan đề “Làng” có sức khái quát sâu rộng. Hơn nữa nó còn góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

  2. – Nếu đặt tên là Làng Chợ Dầu thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con người ở 1 ngôi làng cụ thể => Ý nghĩa của tác phẩm sẽ thu hẹp.
    -Đặt tên là ”Làng ” vì đây chính là cách gọi thân thiết gần gũi vs bất kì ai
    => Ý nghĩa của nhan đề có sức khái quát cao : Ko pk chỉ có một làng yêu nước như làng chợ Dầu và không chỉ có một người nông dân yêu nước như ông Hai mà trên đất Việt Nam còn có rất nhiều làng yêu nước và cx có rất nhiều người dân yêu nước như nhân vật ông Hai .

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 1

Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” [chứ không phải là “Làng Chợ Dầu”] vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước. Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng gắn bó, hòa hợp với tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.

Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng Dầu" chẳng hạn. Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?

a. Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề