Tại sao nói tài nguyên nước vừa là vô hạn vừa là hữu hạn

.

Cập nhật lúc: 00:23, 28/01/2020 [GMT+7]

Tài nguyên thiên nhiên là chỉ các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã hội. Tài nguyên thiên nhiên thường gặp có: đất đai, nước, không khí, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, biển, động thực vật hoang dã, vi sinh vật, hầm mỏ v.v...

Khoáng sản, rừng... đều là những tài nguyên hữu hạn

Trong các tài nguyên thiên nhiên, ngoài một số ít loài là nguyên sinh ra, tuyệt đại đa số là tài nguyên thứ sinh. Những tài nguyên nguyên sinh có ánh nắng Mặt Trời, không khí, gió, thác nước, khí hậu v.v... Chúng là nguồn vô hạn. Những tài nguyên thứ sinh có: đất đai, khoáng sản, rừng v.v... Chúng đều là tài nguyên hữu hạn.

Tài nguyên thiên nhiên thứ sinh được hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất, vì vậy chất lượng và số lượng của chúng bị hạn chế. Một khi một loài sinh vật nào đó bị tiêu diệt thì sẽ khó mà tái sinh lại được. Không gian phân bố của chúng cũng không đồng đều. Do đó nói chúng là hữu hạn.

Ví dụ những tài nguyên thiên không thể tái sinh như đất đai, than bùn, than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên v.v... Trong giai đoạn hiện nay đó là những tài nguyên không dễ gì tái sinh được. Nhưng nhân loại trước đây do trình độ sản xuất thấp nên chưa nhận thức được vấn đề này, vì vậy người ta cho rằng: những tài nguyên này khai thác mãi không cạn, dùng không hết.

Gần 300 năm nay cùng với sự phát triển vũ bão của sức sản xuất, những tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tùy ý, không bị hạn chế, nên đã xuất hiện nguy cơ về thiếu tài nguyên.

Theo số liệu điều tra thì những loại tài nguyên chủ yếu trữ lượng không nhiều, trong vòng mấy trăm năm nữa sẽ bị khai thác hết. Ví dụ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm. Những tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được như đất đai, động vật, thực vật, vi sinh vật, rừng, thảo nguyên, sinh vật thủy sinh, v.v... do loài người chặt phá và săn bắt không hạn chế nên nhiều chủng loài bị tiêu diệt, khiến cho chúng không thể tái sinh được nữa.

Bi thảm hơn là những tài nguyên vốn được xem là vô hạn như không khí và nước, do con người gây ô nhiễm nên ngày nay cũng đã xuất hiện nguy cơ bị thiếu. Cho nên từ góc độ vĩ mô mà xét, các loại tài nguyên thiên nhiên hầu như đều rơi vào tình trạng bi quan “bị khai thác cạn, dùng kiệt”.

[Theo khoahoc.tv]

Cập nhật lúc 21:25, Thứ Tư, 26/04/2006 [GMT+7]

Tưới rau màu dạng phun xoay tròn vừa tiết kiệm nước vừa tốt cho cây trồng.

Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước  đang trở thành vấn đề lớn của cộng đồng, trong đó mỗi người dân cần ý thức được rằng: tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước không chỉ là tiết kiệm tiền mà còn bảo vệ được cuộc sống của chính mình...

* Nước vẫn bị sử dụng lãng phí

Hiện nay, nguồn nước bị thất thoát đã giảm đáng kể, nhưng tình trạng sử dụng nước không hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn xảy ra đang làm cho trữ lượng nước bị giảm mạnh. Ở vùng nông thôn, tình trạng người dân khoan, đóng giếng tùy tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác có mục đích như xây dựng các công trình cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Bên cạnh đó, do nhận thức về bảo vệ nguồn tài nguyên nước kém và người dân còn thiếu kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp nên đã gây lãng phí nước và kém hiệu quả đối với cây trồng. Mặt khác, do quan niệm sai lầm: "nước là của trời cho vô tận, không bao giờ cạn", lại không phải trả tiền điện bơm nước [múc tay hoặc quay tay], không phải trả tiền nước [nguồn cung cấp tự nhiên từ sông suối hoặc giếng đào] nên nhiều người sử dụng rất thoải mái nguồn tài nguyên này. 

Ở thành phố, do sử dụng nước phải trả tiền nên việc thất thoát, sử dụng lãng phí lượng nước đã được người dân chú ý hơn, nhưng không phải ai cũng hiểu được: tiết kiệm nước không chỉ tiết kiệm tiền và còn bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở nên quý giá này. Vào mùa nắng nóng, chiều chiều vẫn có người vô tư xịt thoải mái nước máy ra đường, tưới vườn cây, rửa xe lênh láng. Có những hộ do vòi nước bị hỏng hoặc quên không khóa chặt khiến ngày đêm nước cứ từng giọt, từng giọt nối tiếp nhau xuống đất. Điều này không những gây lãng phí nước, tốn tiền trả cho cơ quan cung cấp nước, mà còn gây lãng phí công sức và các chi phí  đầu tư cho xử lý lượng nước hao hụt. Tất nhiên, xài nhiều nước, trả nhiều tiền, nhưng hãy nghĩ đến trên trái đất này còn tới 2 tỷ người đang khát nước...

* Tiết kiệm nước là bảo vệ cuộc sống chính mình

Nước sạch, nguồn tài nguyên có hạn và đang có nguy cơ giảm sút trầm trọng do chính những hoạt động thiếu ý thức của con người. Việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước không chỉ là việc làm đem lại lợi ích cho mỗi gia đình, mà quan trọng hơn là góp phần làm chậm quá trình suy kiệt trữ lượng và chất lượng nguồn tài nguyên quý giá này. Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, mỗi người dân chỉ cần có những hành động nhỏ là có thể góp phần vào việc  bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đó là chỉ sử dụng một lượng nước vừa đủ cho vệ sinh cá nhân, cho sinh hoạt hàng ngày. Nếu có thể hãy tái sử dụng lại nước đã qua sử dụng một lần [như nước rửa rau lần cuối, có thể dùng để rửa sơ qua các vật dụng làm bếp trước khi rửa lại bằng nước sạch]. Trong sản xuất công nghiệp, nhất là những nhà máy sử dụng lượng nước lớn, nên áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, trong đó có chương trình kiểm soát lượng nước cung cấp tại nguồn trong quá trình sản xuất, vừa  tiết kiệm được lượng nước sạch cung cấp đầu vào [nghĩa là tiết kiệm được chi  phí] vừa giảm thiểu được lượng nước thải ra gây ô nhiễm. Việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A và tái sử dụng lượng nước này vào các khâu dịch vụ khác, cũng sẽ giảm được thêm lượng nước cấp và  giảm bớt phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, cần áp dụng các phương pháp tưới phun, tưới dạng màn sương vừa tiết kiệm nước, vừa hiệu quả cho cây trồng.  Không được làm ô nhiễm nguồn nước sông, suối qua việc vứt rác, xác động vật chết xuống nguồn nước, làm nhà vệ sinh trên ao hồ, sông, suối. Không dùng phân tươi, nước thải ô nhiễm để bón tưới rau xanh, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Trong mỗi gia đình, khi dùng nước xong nên khóa chặt vòi nước để tránh thất thoát, lãng phí không cần thiết.

Nước, tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người hiện không còn là vô tận nữa mà đang trở nên hữu hạn. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước - dù nhỏ - nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất.

 P.L

.

Tài nguyên nước có phải là vô tận không?

Trái Đất còn có tên gọi là "Hành tinh của nước". 71% diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương. Trên Trái Đất ước tính có 1.400 triệu tỉ m3 nước, trong đó khoảng 94% phân bố ở đại dương. Hiện nay nước mặn còn rất ít được dùng vào sản xuất và sinh hoạt. Tài nguyên nước ngọt trên toàn thế giới ước tính vào khoảng 35% triệu tỉ m3. Trong số tài nguyên nước ngọt này, có một phần rất lớn chúng ta không thể sử dụng. Ví dụ như băng hà phân bố ở Bắc Cực, Nam Cực và trên các đỉnh núi cao, băng tuyết vĩnh cửu trên các vùng cao lạnh giá, nước ngầm dưới mặt đất và các mạch nước nằm ở tầng đất sâu dưới lòng đất... lượng nước này chiếm tới khoảng 99,7% lượng nước ngọt. Nguồn tài nguyên nước ngọt mà hiện nay con người sử dụng gồm nước trong các ao hồ, trong các dòng sông và nước ở tầng nông ngay sát mặt đất. Lượng nước ngọt này chỉ chiếm có 0,3% tổng lượng nước ngọt, chiếm 0,007% tổng trữ lượng nước toàn cầu. Điều này nói lên rằng tài nguyên nước ngọt mà con người có thể sử dụng là có hạn, không phải là vô

Tuy tài nguyên nước ngọt là có hạn nhưng lượng nước ấy không phải là không đủ để con người sử dụng. Lượng nước ngọt bình quân mỗi người được sở hữu là hàng vạn m3. Nhưng tài nguyên nước ngọt phân bố không đồng đều trên Trái Đất. Vùng phụ cận xích đạo và Nam Cực là khu vực có tài nguyên nước tương đối phong phú trên Trái Đất, phần giữa châu Á, Bắc châu Phi là những khu vực có tài nguyên nước tương đối nghèo nàn. Những nước Ethiopia, Kenia ở châu Phi là những quốc gia thiếu nước tương đối trầm trọng. Những khu vực ở Tây bắc Trung Quốc như khu tự trị Nội Mông, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương, Hoàng Hoài Hải đều là những khu vực có tài nguyên nước nghèo nàn, lượng nước bình quân đầu người ở khu vực Hoa Bắc chỉ là 250m3/năm; không bằng 1/4 lượng nước bình quân đầu người của Trung Quốc.

Thêm vào đó những nguyên nhân như sự phát triển của sản xuất công - nông nghiệp, sự gia tăng dân số... đều làm giảm lượng nước bình quân đầu người. Khi con người sử dụng tài nguyên nước cũng còn tồn tại những vấn đề như lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước làm cho nguồn tài nguyên nước vốn đã thiếu hụt càng trở nên kiệt quệ. Điều ấy là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng trên 60% khu vực trên Trái Đất bi thiếu nước. Ở một số quốc gia thậm chí còn xuất hiện tình trạng không có nước sinh hoạt.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tìm hiểu về Trái Đất
  • Biên dịch: Tuấn Minh
  • Nhà xuất bản Lao Động 2007
  • Thực hiện ebook: thuvien-ebook.com

Video liên quan

Chủ Đề