Tại sao phi hành gia lơ lửng trong vũ trụ

Trong môi trường không trọng lực, các phi hành gia phải đau đầu tìm cách thích nghi lại những thứ tưởng như đã quá quen thuộc với họ ở Trái Đất, điển hình như việc ngủ. Tại Trái Đất, bạn có thể “bạ đâu ngủ đấy” nhưng ở một nơi đặc biệt như ngoài vũ trụ, việc ngủ cũng chẳng hề đơn giản như chúng ta vẫn tưởng.

Tiến sĩ Story Musgrave [người đứng giữa] cho biết bản thân rất thích thú khi chọn ngủ ở trần tàu vũ trụ.

Theo Tiến sĩ Story Musgrave, một cựu phi hành gia từng có 6 tháng làm việc trên tàu vũ trụ của NASA cho biết:

“Nếu phải hình dung thì việc ngủ trong môi trường không trọng lực cũng rất giống với việc bạn phải ngủ trên một vách đá cheo leo, bởi sẽ có rất nhiều dây đai an toàn quấn quanh lấy bạn. Những chiếc túi ngủ cũng không khác mấy so với túi ngủ tại Trái Đất chỉ trừ có thêm hàng tá dây đai để giữ cố định đầu và các cánh tay của người ngủ”.

“Mặc dù khi ở trong môi trường không trọng lực, bạn sẽ lơ lửng giữa trần và mặt sàn. Tuy nhiên, khu vực ngủ trong khoang tàu cũng phân biệt rõ ràng giữa cả hai.

Các cộng sự của tôi thì chọn cách ngủ dưới sàn bởi nó quen thuộc và có phần giống ở Trái Đất. Riêng tôi, tôi lại chọn ngủ trên trần, bởi vì chỉ có trên không gian thì bạn mới có thể ngủ trên trần”, Tiến sĩ Musgrave chia sẻ.

Tiến sĩ Story Musgrave cho biết thêm, việc phân biệt giữa trần và sàn nhà thực tế chỉ dựa theo quan điểm của từng người, ai thích nghĩ sao cũng được.

Thực chất, khi ở trên tàu vũ trụ, bạn không thể định hướng được chính xác giữa đâu là trần nhà và đâu là sàn nhà: “Có thể đối với tôi, toàn bộ thế giới đều đảo lộn, nhưng điều đó cũng hoàn toàn đúng với bạn tôi, những người đang nằm dưới sàn. Tất cả vấn đề chỉ phụ thuộc vào quan điểm mà thôi”.

Như chúng ta cũng biết, khi ở trong môi trường không trọng lực, cơ thể sẽ trôi tự do nếu chúng ta không kiểm soát phương hướng. Do đó, các phi hành gia sẽ được cố định vào những chiếc giường ngủ để có thể ngủ ngon mà không lo va chạm.

  • Cận cảnh robot không người lái có khả năng mang vật nặng gấp 40 lần cơ thể

  • Chẳng cần cafe, chỉ cần 90s tắm theo cách này mỗi sáng là đủ tỉnh táo để khởi động ngày mới

  • "Gã thợ săn" tàn ác của tự nhiên: Vượt xa loài báo, sẵn sàng bất động 2 tiếng để rình mồi

Trên lý thuyết là thế nhưng Tiến sĩ Story Musgrave lại cho biết rằng, bạn có thể ngủ mà không cần cố định bởi tất cả mọi thứ có thể gây nguy hiểm đã được che chắn kỹ càng:

“Nếu bạn đang ngủ say thì di chuyển là rất chậm và va chạm cũng không đủ mạnh để đánh thức bạn dậy. Bất cứ nút điều khiển hoặc công tắc nào trên tàu vũ trụ đều được che lại để phi hành gia không thể vô tình chạm vào.”

Theo Tiến sĩ Musgrave, khi các hành gia ngủ trong không gian, tay chân họ sẽ tự tìm về trạng thái thoải mái nhất ở điểm cân bằng, còn được gọi là “điểm trung lập”. Musgrave cho biết: “100% các khớp xương trong cơ thể, bao gồm tất cả các khớp ngón tay, ngón chân đều trở về điểm trung lập.”

Dưới Trái Đất, bạn cũng có thể trải nghiệm cảm giác này bằng cách lặn hụp dưới nước. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn chỉ nên thử khi tỉnh táo bởi sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta “ngủ quên” luôn dưới mặt hồ.

Một cảm giác thú vị khác mà ông cho biết là bạn sẽ cảm thấy mất cảm giác điều khiển chân tay. Do không có gường chống đỡ cơ thể và phải trôi lơ lửng, các phi hành gia sẽ bị mất phương hướng và cảm thấy như mất toàn bộ tứ chi khi thức dậy. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng túi ngủ và được cố định lại thì cảm giác này sẽ không xảy ra.

Vẻ đẹp kỳ ảo trong 'khu rừng thần linh' của Nhật Bản


Thích Công Nghệ.Com - Đằng sau ánh hào quang của một công việc mang tầm “vũ trụ”, các phi hành gia cũng là những con người bình thường với những giấc ngủ “đầy mộng mị” ngay trên tàu vũ trụ.

Các phi hành gia luôn được ngưỡng mộ bởi những công việc mang tầm vũ trụ, nhưng đằng sau ánh hào quang ấy, họ cũng là những con người bình thường như chúng ta, cũng có những nhu cầu như ăn, ngủ và … đi vệ sinh. Tuy nhiên, do đặc thù công việc và “địa điểm” làm việc đặc biệt nên cách họ “giải quyết” các nhu cầu này cũng có sự khác biệt. Đầu tiên là về việc ngủ! Bạn có bao giờ thắc mắc về việc các phi hành gia ngủ như thế nào và trong điều kiện ra sao? Điều ngạc nhiên là bạn không phải là những người duy nhất thắc mắc về vấn đề này, ngay cả với những phi hành gia bay lần đầu cũng chưa từng được huấn luyện về cách ngủ hay điều kiện ngủ khi đang lơ lửng ngoài Trái Đất. Clayton C.Anderson, một phi hành gia người Mỹ chia sẻ rằng các phi hành gia không được trải qua bất kỳ khóa huấn luyện nào hướng dẫn cách ngủ trong tàu vũ trụ. Tất cả những gì họ biết là dựa trên kinh nghiệm “truyền miệng” từ các lớp “đàn anh” bay trước. Sturckow, chỉ huy trưởng của tàu con thoi STS – 117 đã “mách nước” cho các “lính mới” nên cầm theo một cuốn sách hay và giữ im lặng để có thể ngủ khi bay vào vũ trụ. Và nếu bạn tò mò những giấc ngủ trong không gian lơ lửng của các phi hành gia có gì khác so với chúng ta thì câu trả lời là họ thường ngủ mơ. Họ luôn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc, như khi họ vẫn còn ở Trái Đất. Phi hành gia Clayton được giao nhiệm vụ tham gia vào một thử nghiệm có tên là “Ngủ sâu” [SLEEP long]. Theo đó, ông phải đeo một chiếc đồng hồ đặc biệt trong suốt 152 ngày [và rất nhiều ngày trước khi bay cũng như sau khi hạ cánh xuống Trái Đất]. Thí nghiệm [và chiếc đồng hồ] sẽ đo độ sáng/tối và chuyển động, cung cấp các thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu về những điều diễn ra trong giấc ngủ và mức độ ngủ sâu của các phi hành gia. Các dữ liệu thu được trong quá trình bay 152 ngày trên trạm vũ trụ cho thấy Clayton có thời gian ngủ trung bình là 7 tiếng 20 phút, nhiều hơn so với thời gian ngủ thông thường của ông khi ở Trái đất. Chiếc đồng hồ thông minh còn cho phép các nhà nghiên cứu biết được thời điểm nào Clayton thức và thời điểm nào ngủ sâu [REM – trạng thái ngủ sâu và bắt đầu mơ].

Clayton cũng chia sẻ về TeSS - chiếc “giường ngủ” của ông trên Trạm vũ trụ Quốc Tế [ISS]. Là “tiền thân” của các buồng ngủ cố định hiện thời trên ISS, TeSS [buồng ngủ tạm thời] khá nhỏ, có không gian yên tĩnh nhưng tối và lạnh. Để không bị trôi ra ngoài buồng ngủ, các phi hành gia thường phải sử dụng thêm một chiếc túi ngủ sản xuất tại Nga để giữ cố định bốn góc. Chiếc túi ngủ rất nhẹ và vừa đủ để giữ ấm cho các phi hành gia. Tuy nhiên, nhiệt độ trên Trạm vũ trụ ISS khá thấp nên các phi hành gia vẫn phải mặc cả đồ ngủ, đội mũ và đi tất dài khi chui vào túi ngủ. Chia sẻ về thói quen ngủ của mình trên Trạm vũ trụ ISS, Clayton cho biết ông luôn tách bạch giữa giờ ngủ và việc sử dụng máy tính vì ông hiểu được tác hại của các thiết bị này nếu giữ chúng trên giường ngủ. Vì thế, ông chỉ sử dụng máy tính tại khu vực làm việc và tắt hết đèn trước khi vào buồng ngủ [dĩ nhiên là sau khi đã hoàn thành xong hết các việc cá nhân khác như đi vệ sinh và đánh răng,…]. Ông thay đồ và chui vào túi ngủ, giữ cho túi ngủ quay đầu hướng về phía trần, đây được coi là tư thế ngủ lý tưởng để lỗ thông A/C đẩy khí CO2 theo chiều đi xuống, giúp việc hô hấp dễ dàng hơn. Clayton cũng không quên nhét bịt tai và cầm một quyển sách ưa thích để đọc cho tới khi hai mí mắt khép lại. Clayton mô tả chi tiết về trạng thái lúc ngủ như sau: “Khi hai mắt bắt đầu khép lại, cơ thể bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thả lỏng, hai tay sẽ buông lơi dần khỏi quyển sách. Điều thú vị là trong môi trường không trọng lực, bạn sẽ không bị gục đầu và giật mình khi đang mơ màng. Và khi bạn tỉnh giấc, bạn sẽ thấy quyển sách vẫn đang trôi nổi ngay tại vị trí mà bạn vừa rời tay”. Để tránh việc mất ngủ vào ban đêm, Clayton không bao giờ ngủ trưa [hay ngủ một giấc ngắn] vào ban ngày. Nếu bị buồn ngủ khi đang làm việc, ông sẽ kiếm thứ gì đó để lót dạ và nạp lại năng lượng. Cách này luôn có hiệu quả trong việc “cắt cơn” buồn ngủ của ông.

B.N [Theo Gizmodo]
www.thichcongnghe.com

Video liên quan

Chủ Đề