Tại sao tiêm 2 mũi mà vẫn thẻ vàng

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa virus SARS CoV-2 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tiêm phòng không phải là cách giúp bạn miễn nhiễm 100% với Covid-19. Vậy, nếu không may bị nhiễm bệnh, triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine như thế nào và phải làm sao để vaccine đạt hiệu quả tốt nhất?

1. Triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang có diễn biến rất khó lường với việc số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng, nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng và ghi nhận những ca mắc biến chủng mới Omicron.

Tiêm phòng vaccine là cách chống lại Covid-19 hiệu quả nhất

Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều có diễn biến nhẹ, ít trường hợp nghiêm trọng phải điều trị thở máy hoặc lọc máu. Đây là những hiệu quả rất tích cực từ việc tiêm chủng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan mà vẫn nên chủ động bảo vệ bản thân, phòng chống để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Hiện nay, một số nghiên cứu trên thế giới cho biết, một số trường hợp đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng không may bị nhiễm Covid-19 thường có tải lượng virus thấp hơn so với những người không được tiêm phòng. Chính vì thế, triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine thường ở mức độ nhẹ và thời gian khỏi bệnh của họ cũng sẽ nhanh hơn những người chưa tiêm. Một số triệu chứng có thể kể đến như sốt, đau nhức, mệt mỏi và khó thở. Thậm chí nhiều trường hợp không có triệu chứng gì đặc biệt nhưng vẫn nhận kết quả dương tính với virus SARS CoV-2.

Mệt mỏi là triệu chứng có thể gặp khi nhiễm Covid-19

Việc tiêm vaccine, không thể giúp bạn miễn nhiễm 100% với virus SARS CoV-2. Vì thế, sau khi tiêm phòng Covid-19, bạn vẫn không nên chủ quan mà cần thực hiện những biện pháp 5K của Bộ Y tế để phòng bệnh, bảo vệ chính bản thân mình, gia đình và cộng đồng.

2. Một số lưu ý để vaccine đạt hiệu quả tốt nhất

2.1. Tiêm vaccine Covid bao lâu sẽ có hiệu quả

Vaccine sẽ giúp cơ thể tạo ra những kháng thể, ngăn chặn sự tấn công của virus mà không cần nhiễm bệnh. Thông thường, sau 12 ngày kể từ khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm một mũi thì hiệu quả miễn dịch sẽ không đạt mức tốt nhất. Do đó, cần tiêm ít nhất 2 mũi. Tùy từng loại vaccine mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm sẽ khác nhau. Trung bình, sau khoảng 2 đến 3 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2, cơ thể chúng ta sẽ đạt hiệu quả miễn dịch cao nhất.

2.2. Một số lưu ý giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất sau khi tiêm vaccine

Sau khi tiêm, cơ thể có thể gặp phải một số phản ứng như mệt mỏi, đau tại vị trí tiêm hay đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là sốt. Với những trường hợp sốt cao, cơ thể rất dễ bị mất nước, do đó, nên bổ sung nhiều nước để hạn chế nguy cơ mất nước. Có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả hoặc dung dịch bổ sung điện giải trong những trường hợp cần thiết.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ:

+ Sau khi tiêm, chúng ta nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây. Đây không chỉ là những thực phẩm lành mạnh mà còn là những thực phẩm rất tốt để giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là những loại trái cây có chứa nhiều vitamin A, vitamin C. Bên cạnh đó, một số loại lá có thể giúp giảm sốt rất hiệu quả đó là là tía tô. Bạn có thể uống nước lá tía tô hoặc ăn cháo tía tô.

+Không nên bỏ bữa sau tiêm: Sau khi tiêm, cơ thể mệt mỏi, thậm chỉ có biểu hiện buồn nôn, nôn khiến bạn không muốn ăn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà bỏ bữa vì việc bỏ bữa sẽ khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, giảm khả năng miễn dịch và do đó vaccine sẽ không thể hoạt động hiệu quả khi đi vào cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên khắc phục tình trạng chán ăn, khó ăn bằng cách lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, món ăn dạng lỏng như các loại cháo, các loại súp hay uống sữa. Đồng thời có thể chia nhỏ các bữa ăn để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.

+ Một số loại thực phẩm cụ thể mà bạn nên bổ sung sau tiêm là:

Các loại cá: Các được đánh giá là thực phẩm lành mạnh, có chứa nhiều Omega-3 và chống viêm rất tốt. Do đó, sau khi tiêm, bạn có thể bổ sung cá trong thực đơn mỗi ngày.

Gà: Thịt gà giàu protein và cũng có tác dụng chống viêm. Sau tiêm, nên ăn thịt gà khoảng 2 đến 3 lần/tuần. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chống viêm rất tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc bị tăng huyết áp.

Trứng: Ăn trứng cũng là cách giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch rất tốt vì trong trứng có nhiều protein và axit amin.

Bên cạnh những thực phẩm kể trên, bạn có thể bổ sung thêm vào thực đơn một số loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác như yến mạch, bánh mì nguyên hạt,…

  • Nên nghỉ ngơi hợp lý và có giấc ngủ chất lượng

Sau khi tiêm, bạn nên nghỉ ngơi, không nên lao động nặng, làm việc quá sức. Đồng thời cần ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng và hạn chế sản xuất chất ức chế miễn dịch cortisol.

Vận động nhẹ nhàng sau tiêm để tăng cường hệ miễn dịch

Sau khi tiêm, bạn không nên vận động mạnh. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ nằm một chỗ. Để cơ thể không bị uể oải, mệt mỏi, bạn có thể lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng sức khỏe. Lưu ý, nên tập thể dục sau tiêm khoảng 3 ngày. Vận động hợp lý chính là cách giúp bạn giảm tác dụng phụ sau tiêm, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường hiệu quả của vaccine.

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về một số triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine phòng Covid-19 và một số mẹo nhỏ giúp tăng cường hiệu quả của vaccine. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Covid-19 hoặc những vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh ở Pennsylvania, Mỹ, người tiêm mặc đồ superman vui nhộn - Ảnh: REUTERS

Đang xảy ra vướng mắc cho những người đã tiêm vắc xin COVID-19 ở nước ngoài, vừa đến làm việc tại Việt Nam; hoặc người tiêm vắc xin COVID-19 đủ liều 1 mũi [hiện có vắc xin Janssen - Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép lưu hành khẩn cấp nhưng chưa nhập khẩu và sử dụng] thì cập nhật "thẻ xanh", "thẻ vàng" như thế nào?

Trả lời Tuổi Trẻ Online, đại diện nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho nền tảng Sổ sức khỏe điện tử; Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho biết về kỹ thuật, nhóm hoàn toàn có thể hỗ trợ cho người đã tiêm vắc xin COVID-19 tại nước ngoài và người tiêm loại vắc xin đủ liều 1 mũi.

Tuy nhiên việc này phải được cơ quan quản lý của Bộ Y tế, cụ thể là Cục Y tế dự phòng, cho phép và hướng dẫn. "Hiện chúng tôi dự định làm việc với cơ quan quản lý của Bộ Y tế vào tuần tới để được hướng dẫn thực hiện" - đại diện nhóm này cho biết.

Khi được cho phép, thì về kỹ thuật có thể cấp thẻ xanh cho người tiêm ở nước ngoài hoặc tiêm loại vắc xin 1 mũi [kỹ thuật hiện tại mặc định tiêm 1 mũi là thẻ vàng, 2 mũi là thẻ xanh], nên những người tiêm vắc xin 1 mũi dù đã hoàn thành liều tiêm nhưng không được cấp thẻ xanh.

Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cũng cho biết những ngày gần đây, số người dùng có phản ánh gặp rắc rối khi cập nhật thẻ xanh, thẻ vàng trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 và Sổ sức khỏe điện tử đã giảm hơn nhiều, nhưng số phản ánh tồn đọng từ trước thì đang xử lý dần.

Theo thống kê trước đây, số mũi tiêm tồn đọng chưa được cập nhật lên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 lên tới trên 2 triệu mũi.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.

Từ 1-10, nhà hàng ở Khánh Hòa phục vụ người có thẻ xanh, thẻ vàng

LAN ANH

Chỉ có một số lượng rất nhỏ các ca nhiễm Covid-19 và trở nặng sau khi tiêm chủng cho thấy vắc xin hiệu quả cao.

Những bài viết có tiêu đề khiến nhiều người lo lắng: “2% số người chết vì Covid-19 ở bang Illinois [Mỹ] trong năm nay là người đã được tiêm đủ 2 mũi”, “79 người dân ở bang Massachusetts được tiêm phòng đầy đủ đã tử vong”…

Khi số ca nhiễm gia tăng ở một số quốc gia cùng với sự lan tràn của biến thể Delta, thực tế vắc xin không phải là một lá chắn hoàn hảo có thể khiến một số người thất vọng.

Ảnh minh họa: Orissapost

Nhưng thực tế vắc xin vẫn là công cụ hiệu quả nhất để chống Covid-19, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh nặng hoặc tử vong. Ngay cả khi các biến thể mới xuất hiện, hầu hết các loại vắc xin vẫn giữ vững được chỗ đứng của mình.

Do đó, người không được tiêm phòng là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất trong thời kỳ đại dịch. Theo dữ liệu 6 tháng đầu năm, 99,5% trường hợp tử vong do Covid-19 ở Mỹ là những người chưa tiêm chủng.

Tính đến tháng 7, Mỹ có hơn 5.186 trường hợp nhiễm Covid-19 dẫn đến bệnh nặng trong số 157 triệu người tiêm chủng đầy đủ [tỷ lệ 0,003%]. Trong đó có 988 ca dẫn đến tử vong.

Những đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Những người đã được cấy ghép nội tạng đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật của vắc xin. Một số người khác có yếu tố di truyền khiến họ khó có phản ứng miễn dịch sau khi tiêm chủng.

Một nghiên cứu về 152 ca nhiễm Covid-19 sau tiêm chủng phải nhập viện ở Israel cho thấy chỉ 6% không có bệnh nền. Những người còn lại có các bệnh lý khác nhau, từ huyết áp cao, tiểu đường đến ung thư.

Khảo sát hơn 2.000 ca bệnh Covid-19 sau tiêm vắc xin ghi nhận những người lớn tuổi, đặc biệt người sống ở các khu vực nghèo khó, có nguy cơ cao hơn. Các nhà khoa học từ lâu đã xác định hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh ở người đã tiêm nhẹ hơn người chưa tiêm. 

Phòng chống nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin

Nhìn chung, các chiến thuật triển khai trong suốt đại dịch Covid-19 vẫn có tác dụng ngăn chặn các ca lây nhiễm ở người đã chủng ngừa.

Theo đó, cần tăng tỷ lệ tiêm chủng hơn nữa, đạt đến mức có đủ số người miễn dịch để hạn chế lây nhiễm từ người này sang người khác.

Sau đó, các biện pháp như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong một số trường hợp, như ở những nơi có số ca bệnh đang gia tăng. Verardi, nhà virus học của Đại học Connecticut, cho biết: “Tại thời điểm này với biến thể Delta đang gia tăng, chúng ta không thể lơ là. Chúng ta vẫn phải cảnh giác khi ở nơi công cộng, đặc biệt là không gian đông đúc trong nhà”.

Khi tiếp tục phát triển, virus có thể thay đổi theo cách khiến vắc xin kém hiệu quả hơn. Các công ty đang phát triển các mũi tiêm tăng cường để nhắm mục tiêu vào các biến thể SARS-CoV-2 và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của mũi nhắc lại vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

Nguồn:vietnamnet.vn

Video liên quan

Chủ Đề