Tại sao triệu vân chết

Vào năm 1999, một đội khảo cổ của Chính phủ Trung Quốc khi khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện cả một số lượng lớn các văn vật vào những năm cuối đời Hán. Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là những ghi chép của bản thân Tiên chủ Lưu Bị. Từ những ghi chép này, người ta đã khám phá ra một bí mật suốt hai ngàn năm nay chưa từng được biết đến, đó là danh tướng đời Tam Quốc Triệu Vân thực chất là gái giả trai. Hơn nữa quan hệ giữa Triệu Vân với Lưu Bị không chỉ là quan hệ vua tôi. Những ghi chép của Lưu Bị cho thấy ông ta đã nhiều lần bàn bạc với Gia Cát Lượng về danh phận của cô gái mang tên Triệu Vân. Điều đáng tiếc là vì nhiều lý do khác nhau, chỉ một bộ phận bản ghi chép này được công bố. Đáng tiếc là trong nội dung được công bố đó lại không có nội dung mang bí mật rất quan trọng này
Triệu Vân là gái hay trai đến nay vẫn nằm trong bí mật khi không có những bằng chứng cụ thể. Nhưng điều này buộc người ta phải suy nghĩ và tìm hiểu lại đối với những sự việc đã diễn ra. Thực tế, nếu đọc kỹ những ghi chép trong sử sách thì ngay trong câu chuyện về thời Tam Quốc được rất nhiều người biết đến vẫn có thể chỉ ra rất nhiều điểm rất đáng nghi ngờ về giới tính của hổ tướng Triệu Vân. Chúng tôi tạm thời đưa ra dưới đây 13 điểm được coi là rất khả nghi về giới tính của Triệu Vân:

Thứ nhất, Triệu Vân khi hai mươi tuổi mới đầu quân cho Lưu Bị, từ Giới Kiều đến dốc Trường Bản, thời gian là 18 năm, sau đó còn nhiều lần theo Lưu Bị, Gia Cát Lượng đến Đông Ngô, nhưng hình dạng vẫn “đẹp như người còn trẻ, da dẻ hồng hào trắng trẻo”, điều này không giống như một người đàn ông. Ngay đến râu mà một hổ tướng như Triệu Vân cũng không có. Chưa từng một lần thấy miêu tả nhân vật này vuốt râu.


Thứ hai, trong trận chiến Trường Bản, Lưu Bị bỏ cả vợ con, tự mình chạy lấy thân. Nhưng Triệu Vân thì ngược lại, đơn thương độc mã xông ra chiến trường cứu A Đẩu trở về, đó chẳng phải là bản năng tính nữ luôn có sẵn trong Triệu Vân trỗi dậy hay sao? Đáng ngạc nhiên nữa là trong suốt cả trận chiến Trường Bản, giữa muôn trùng quân giặc, A Đẩu không hề có một tiếng khóc, ngược lại còn ngủ rất ngon lành, thử hỏi một người đàn ông làm sao có thể làm được việc đó.
Thứ ba, Triệu Vân cứu được A Đẩu về cho Lưu Bị, Lưu Bị đương nhiên nói “Vì đứa trẻ này mà suýt làm ta mất một đại tướng”, còn ném đứa con của mình đi. Như thế chẳng phải là rất coi trọng Triệu Vân hay sao? Điều này rõ rằng là Lưu Bị không thể nào dùng lời mà nói ra hết những tâm tư, những cảm kích về những gì mà Triệu Vân đã làm cho ông ta, chỉ còn cách ném A Đẩu đi để biểu hiện sự coi trọng của ông ta đối với Triệu Vân?
Bốn là, Triệu Vân vốn đầu quân cho Công Tôn Toán, tại Bắc Hải cứu Khổng Dung và gặp gỡ Lưu Bị, rồi hai người chia tay hẹn sau này sẽ gặp lại. Căn cứ theo cách nói của Trần Thọ trong Tam Quốc chí, khi Lưu Bị và Triệu Vân chia tay, “tay nắm tay lưu luyến không rời”. Đàn ông gặp đàn ông, đa phần là theo cách anh hùng nhận anh hùng, tôn trọng lẫn nhau, hà cớ gì lại “lưu luyến không rời tay”. Có thể thấy Triệu Vân chỉ có thể là một mỹ nữ thanh tú thoát tục mới khiến Lưu Bị động lòng như vậy.

Năm là, Triệu Vân không chịu kết hôn. Triệu Phạm muốn giới thiệu cho Triệu Vân người chị dâu đang góa chồng của mình. Theo lý thường, Triệu Vân không đồng ý cũng là chuyện bình thường nhưng Triệu Vân lại trở mặt với Triệu Phạm, bức ông ta một lần nhiều lần phản đối Lưu Bị. Một người đàn ông làm sao phải làm như vậy đối với một việc cỏn con là cưới một người phụ nữ. Đây cũng là một điểm rất đáng nghi.

Còn Triệu Vân, cuộc đời của ông có thể nói là khá bi thương, cái bất hạnh lớn nhất của ông lại bắt nguồn từ chính lòng trung thành.

Triệu Vân [?- 229] tự Tử Long, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là công thần khai quốc nhà Thục Hán, là một vị tướng uy dũng, có mưu lược và tận trung vì nước, được binh sĩ Thục Hán ca ngợi là "Hổ uy tướng quân".

Vì tấm lòng trung thành mà Triệu Vân luôn được Lưu Bị tin tưởng, chức vụ tuy không cao nhưng sự trọng dụng mà ông có được là thứ mà nhiều tướng lĩnh khác không có được. Triệu Vân là Trung hộ quân, đây là chức vụ thống lĩnh cấm quân, chỉ có những tướng lĩnh được vô cùng tin tưởng mới được giao cho trọng trách bảo vệ nơi ở của đế vương như vậy.

Nhưng chính vì vậy mà cơ hội lập công của Triệu Vân cũng ít đi rất nhiều, ông chỉ có thể trưng mắt ra nhìn các hổ tướng khác như Quan Vũ và Trương Phi lập chiến công, bản thân chỉ có thể đứng ở hậu phương bảo vệ Lưu Bị.

Sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng trở thành người có tiếng nói nhất của Thục Hán, ông bắt đầu dần dần trọng dụng người huynh đệ Triệu Vân.

Năm 223, Triệu Vân được Lưu Thiện phong làm Trung hộ quân, Chinh nam tướng quân, Vĩnh Xương đình hầu, sau đó thăng lên Trấn đông tướng quân.

Năm 227, Triệu Vân cùng thừa tướng Gia Cát Lượng tập kết quân đội ở Hán Trung chuẩn bị đánh Ngụy. Triệu Vân khi đó đã tuổi cao vẫn đích thân xuất chinh ra trận nhằm thể hiện lòng trung với nước.

Sau khi Lưu Bị qua đời Triệu Vân dần dần được trọng dụng.

Năm 228, Gia Cát Lượng ra quân, Triệu Vân được cử đi cùng Đặng Chi mang ít quân ra Tà Cốc, còn mình khởi đại quân ra Kỳ Sơn. Trong lúc Nhai Đình thất thủ khiến Gia Cát Lượng phải lui đại quân về Hán Trung thì Triệu Vân và Đặng Chi cũng chỉ có ít quân. Ông bèn dùng kế nghi binh cố thủ, sau bị quân Tào Chân tấn công ở Cơ Cốc phải rút về. Triệu Vân đi chặn hậu, quân Thục rút lui có kỷ luật.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung đã hư cấu ra câu chuyện nhân vật Triệu Vân tuổi già vẫn một mình chiến đấu tay đôi với tướng Ngụy là Hàn Đức, lần lượt đâm chết bốn con trai của Hàn Đức trước khi giết nốt ông ta [tất cả đều là nhân vật hư cấu].

Về nước, ông bị giáng chức thành Định quân tướng quân. Gia Cát Lượng thấy ông không để tổn thất quân sĩ, cho phép ông lấy vải vóc để thưởng cho quân, nhưng ông từ chối vì đội quân của ông đã để thua trận không đáng nhận thưởng.

Trong Vân biệt truyện, Gia Cát Lượng nói: “Việc rút quân ở Nhai Đình, binh tướng ta chẳng ai không bị thiệt hại, việc lui quân ở Cơ Cốc, binh tướng ở đấy chẳng mấy tổn thất, sao vậy?” Đặng Chi thưa rằng: “Vân tự thân đi đoạn hậu, quân tư trang vật dụng, đều không bỏ sót, binh tướng được vô sự nên không tổn thất gì".

Vân lấy được nhiều quân tư trang và vải lụa thừa, Gia Cát Lượng sai đem những vật ấy ban cho tướng sỹ của Vân, Vân nói rằng: “Việc quân đã bất lợi, sao có thể nhận phần thưởng được? Xin đưa hết những vật phẩm ấy vào phủ khố ở Xích ngạn, đợi đến tháng 10 sang Đông giá rét mà ban thưởng”. Gia Cát Lượng rất lấy làm phải và nghe theo.

Triệu Vân trong những năm tháng cuối đời, dường như ông biết trước thọ mệnh của mình chẳng còn dài nên đã từng nói với thừa tướng Gia Cát Lượng: "Thừa tướng, Tử Long già rồi, ước nguyện của tiên đế, ta không còn cách nào tận lực, đại nghiệp phục hưng Hán thất chỉ có thể dựa cả vào một mình thừa tướng".

Năm 229, Triệu Vân, võ tướng cuối cùng trong nhóm Ngũ Hổ Tướng Thục Hán qua đời tại nhà riêng. Kể từ đó Ngũ Hổ Tướng vĩnh viễn không còn tồn tại, đây là một năm thực sự tang thương của chính quyền Thục Hán.

Gia Cát Lượng vốn đã dự liệu trước được sự việc này, nguyên nhân là bởi tuổi của Triệu Vân lúc này đã cao, quy luật tự nhiên, không thể kháng cự, nhưng khi người truyền tin chạy đến báo tang, Gia Cát Lượng vẫn không khỏi đau đớn khóc nói Tử Long mất đi, quốc gia mất đi một người tài, ta cũng mất đi một cánh tay phải.

Gia Cát Lượng đã dự liệu trước được sự ra đi của Triệu Vân.

Không chỉ riêng Gia Cát Lượng mà những người khác cũng không cầm nổi nước mắt, bởi vì Triệu Vân qua đời cũng đồng nghĩa một thời đại đã kết thúc. Những nguyên lão Thục Hán năm đó đã không còn lại bao người, đối diện với tình cảnh Thục Quốc lúc này, Gia Cát Lượng càng cảm thấy quặn lòng.

Trước khi Triệu Vân qua đời, ông luôn miệng lẩm bẩm một câu: "Bắc phạt! Bắc phạt!", điều đó khiến cho Gia Cát Lượng cảm thấy rất hổ thẹn. "Bắc phạt" không chỉ là một đại sự mà Triệu Vân dành nửa đời người theo đuổi, mà nó cũng là ước vọng của rất nhiều lão thần nhà Thục Hán. 

Mỗi khi nghĩ về câu nói đó, Gia Cát Lượng không ngừng rơi lệ, chỉ có thể thở dài đau xót vì mất đi một danh tướng bên cạnh.

Gia Cát Lượng và Triệu Vân đã cùng nhau tác chiến hơn nửa đời người, cùng nhau trải qua rất nhiều vinh nhục, cả hai người đều có một trái tim trung thành, đều muốn làm sao để giúp đỡ họ Lưu phục hưng Hán Thất, nhưng tiếc rằng đến tận lúc chết cả Triệu Vân và Gia Cát Lượng đều không làm được.

Theo Người Đưa Tin

Cả đời không trọng dụng Triệu Vân, trước khi chết Lưu Bị mới có 1 hành động bộc lộ toàn bộ chân tướng phía sau

Chính tâm nguyện trước khi chết của Lưu Bị đã cho thấy chân tướng thực sự đằng sau việc ông không trọng dụng Triệu Vân.

Nhắc đến Lưu Bị, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đến câu chuyện ba anh em Lưu – Quan - Trương kết nghĩa huynh đệ trong vườn đào. Lưu Bị trong ấn tượng của mọi người là một vị quân vương "lễ hiền hạ sỹ" [lấy lễ đối đãi với người hiền].

Không chỉ kết nghĩa huynh đệ với Quan Vũ và Trương Phi, Lưu Bị còn không màng đến thể diện, ba lần đến nhà tranh để mời Gia Cát Lượng xuất sơn giúp mình cùng gây dựng đại nghiệp.

Điều này cũng khiến cho Lưu Bị thu phục lôi kéo được nhiều văn thần võ tướng dưới thời Tam Quốc, trong đó có Triệu Vân.

Ban đầu Triệu Vân là một vị đại tướng dưới trướng của Công Tôn Toản, mối nhân duyên của Triệu Vân và Lưu Bị có thể nói là lương duyên, vừa mới gặp mặt lần đầu nhưng có cảm giác như đã quen thân từ lâu, hơn nữa hai người có rất nhiều suy nghĩ giống nhau.

Ngay từ những đầu quen biết, Triệu Tử Long đã từng không ít lần được Lưu Bị "mượn dùng" để đi đánh giặc cùng mình. Mối quan hệ của hai người nhờ đó mà dần trở nên thân thiết.

Năm 199, Công Tôn Toản bị Viên Thiệu tiêu diệt. Đến năm 200, Tào Tháo đánh lấy Từ châu, Quan Vũ bị bắt, Lưu Bị và Trương Phi thua chạy mỗi người một ngả. Lưu Bị chạy đến Nghiệp Thành nương nhờ Viên Thiệu. Triệu Vân biết tin nên đã đến Nghiệp Thành tìm Lưu Bị.


Thực ra, Triệu Vân vốn đã ưng thuận về với Lưu Bị từ lâu, nhưng vì ông là một người trung nghĩa nên cảm thấy khó xử, không muốn phản lại Công Tôn Toản. Giờ đây, vì Công Tôn Toản đã chết nên mới đi tìm và nhờ cậy Lưu Bị.

Khi Triệu Vân đi cậy nhờ Lưu Bị, ông vẫn cho rằng mình đã gặp được một minh quân, nhưng lại không ngờ rằng bản thân ông không hề được Lưu Bị trọng dụng.

Bằng chứng là sau khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương, rất nhiều võ tướng trong tập đoàn Thục Hán được sắc phong tước vị, duy chỉ có Triệu Vân là không được phong tước cao.

Tại sao Triệu Vân lại bị Lưu Bị đối xử như vậy?

Trong quá trình bảo vệ Lưu Thiện, Triệu Vân sẵn sàng liều mình vào sinh ra tử để bảo vệ và cứu được Lưu Thiện.

Sự dũng mãnh và trung thành của Triệu Vân không những khiến cho Lưu Bị vui vẻ yên tâm mà đến Tào Tháo cũng không nhẫn tâm giết ông, vì vậy mới tha cho ông một mạng. Triệu Vân còn được Lưu Bị gọi là một người gan góc phi thường. Một mãnh tướng tài ba như vậy, tại sao Lưu Bị lại chỉ dùng vào việc giúp mình bảo vệ vợ con?

Thực ra nguyên nhân khiến Lưu Bị để Triệu Vân bảo vệ vợ con của mình, không phải là không tín nhiệm Triệu Vân mà là quá tín nhiệm ông, mục đích chính là để an bài cho con trai Lưu Thiện sau này đăng cơ.

Trong số hàng đại tướng phò tá Lưu Bị như Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung… tuổi tác đã cao, sống chết khó lường, rất có khả năng sẽ phải ra đi trước. Lưu Bị không thể không đề phòng dự bị tìm người thay thế, hy vọng có người thân tín, tài đức vẹn toàn đứng ra phò tá cho con mình.


Về quan văn, sau Gia Cát Lượng có Lý Nghiêm, Tưởng Uyển, vậy còn võ tướng thì chỉ còn Triệu Tử Long là người thích hợp nhất.

Trước khi chết, người mà Lưu Bị muốn gặp nhất chính là Triệu Vân. Ông giao phó cho Triệu Vân bảo vệ Lưu Thiện, giao quyền lực tối cao: Nếu ai không thần phục ấu chúa, ông có thể thẳng tay giết chết mà không bị xử tội.

Triệu Vân không những có lòng trung thành son sắt mà còn là người biết phân biệt phải trái đúng sai. Vì vậy để cho Triệu Vân bảo vệ vợ con của mình thì Lưu Bị mới có thể yên tâm được.

Thậm chí vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời, Lưu Bị còn dặn dò Gia Cát Lượng không được trọng dụng Triệu Vân, lý do cũng là bởi ông đã thực sự coi Triệu Vân là người thân của mình, sợ sau khi ông chết, bất trắc có thể sẽ xảy ra với người mà ông đã coi là anh em, thân như thủ túc này.

Trong Tam Quốc có rất nhiều văn thần võ tướng, có lẽ sẽ có rất nhiều bạn trẻ nói rằng trong Tam Quốc có Quan Vũ cũng vô cùng trung nghĩa, cho dù đối diện với sự mua chuộc của Tào Tháo cũng không hề bị dao động.

Nhưng tấm lòng trung thành son sắt của Triệu Vân lại bị chúng ta xem nhẹ. Triệu Vân không tự phụ như Quan Vũ, cũng không vênh váo hung hăng như Trương Phi.

Và đây cũng là lý do khiến Lưu Bị yên tâm giao cho Triệu Vân trách nhiệm bảo vệ vợ con của mình. Với Lưu Bị, việc bảo vệ vợ con mình, đảm bảo an toàn cho người kế vị sự nghiệp của ông há chẳng phải cũng là một việc vô cùng quan trọng hay sao?

Lòng tin mà Lưu Bị dành cho Triệu Tử Long chính là lòng tin tuyệt đối và với Triệu Vân, điều đó đáng giá ngang với việc ông được sắc phong tước vị, giữ một vị trí then chốt trong triều đình Thục Hán.

Khánh An

Pháp luật và bạn đọc

Từ khóa: ba anh em, Gia Cát Lượng, người thay thế, lòng trung thành, vào sinh ra tử, mối quan hệ, người kế vị, đảm bảo an toàn

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề