Tâm linh tương thông là gì

Lắng nghe để hiểu

Gần đây, vấn đề tự tử được đề cập nhiều trên báo chí nhưng không còn là những tin thông thường, đơn giản mà như một vấn nạn xã hội cần quan tâm. Việc tự vẫn của những người chán sống đến lúc cho chúng ta hồi chuông cảnh tỉnh, nhìn lại vì sự việc không chỉ riêng trong từng phạm vi cá nhân, gia đình mà là vấn đề hành xử giữa người và người đối với nhau trong xã hội.

Người đời thường ngợi ca xưng tụng, khuyến bảo nhau sự lắng nghe, sự thấu hiểu giữa mọi mối quan hệ nhưng trước một vấn đề trầm trọng [tự tử] của ai đó, chúng ta thường chỉ biết thắc mắc với dấu hỏi “tại sao” cùng những biểu hiện không đồng tình, vội vã quy kết lên án cho đó là hành động điên rồ, là ngu ngốc v.v… Vì sao như vậy?


Thông thường, trước mọi sự việc, chúng ta chỉ đứng ở góc độ cái tôi để đánh giá, phê phán nên chưa thấy hết được nỗi bế tắc của con người, những vướng mắc không được giải tỏa khiến họ uất ức dẫn đến trầm cảm. Vì sự phán xét đó vẫn đặt nguyên ở vị trí mình mà chưa thực sự sống cùng với mọi cái tôi để thấu cảm hết mọi tâm trạng. Chúng ta khó thông cảm với những tâm hồn phải đối diện với sự chọn lựa, lâm vào đường cùng không lối thoát. Vì [biết đâu], rơi vào trường hợp của bản thân chưa chắc khi ấy cái tôi của chúng ta đã sáng suốt hơn những cái ta lầm lạc dại dột ấy. Đứng trước ngưỡng cửa “muốn chết”, hơn ai hết họ đang trực diện với ngục tối tâm hồn, đang bị giày vò bởi một nội tâm u ám nên không còn muốn hướng đến suy nghĩ tích cực nào vì trước mắt cánh cửa “địa ngục” đang mở ra mời chào, vẫy gọi. Họ đã từng cố gắng và tìm kiếm một lối thoát hoặc sự ủi an song chính thái độ vội vã phê phán, xem thường ý định dại dột [từ chúng ta] chỉ làm họ thêm hụt hẫng, đẩy họ vào sự lạc lõng vô tận của tâm hồn. Hơn lúc nào hết, họ cần tiếp thêm sức mạnh, cần đến bàn tay của con người, của tình thương nâng đỡ dịu dàng đúng lúc. Không mắng nhiếc, không rầy la, có khi chỉ cần im lặng ngồi cạnh bên nghe họ… khóc cho dù là nguyên nhân nào, từ những vấn đề lớn lao trầm trọng hay chỉ vì lý do nông nổi.

 Vì vậy, chúng ta cần biết quan tâm nhiều hơn trước những nhu cầu mong mỏi nào đó để tùy tình huống phối hợp xử lý một cách thấu đáo, nhẹ nhàng, bằng chính sự lắng nghe chân tình. Đừng dập tắt nguồn hy vọng ít ỏi le lói [vào chính giai đoạn sa sút tinh thần ấy] cũng đủ cho họ làm điểm tựa tiếp tục bám trụ cuộc đời, trước khi tinh thần họ tuột dốc hoàn toàn.

Đừng vội vàng với “tại sao” và “tại sao” và nên cảm thông hơn là lên án với những cái chết [do tự vẫn] đã xảy ra. Đành rằng tự vẫn là giải pháp tiêu cực, chẳng ai đồng tình và với người tràn trề nhựa sống, tràn đầy thuận duyên, lạc quan lại càng không chấp nhận lối suy nghĩ đen tối ấy. Như trường hợp tự sát của một tu sĩ [tự thiêu trong phòng kín năm 2010 ở TP.HCM] là một ví dụ. Chúng ta cần xót xa hơn trước những trường hợp đáng thương hơn đáng trách bởi Phật pháp cũng không cứu nổi được nghiệp báo đã đeo mang vào họ. Vì đôi khi, kiến thức Phật pháp dẫu sâu rộng nhưng một lúc nào đó trở nên lu mờ trước những nghiệp quả họ phải chiêu cảm. Trong số người có ý định tìm cái chết, không phải thành phần nào cũng thiếu cảm nhận những giá trị cuộc sống. Có thể họ từng sống tốt và lạc quan, hoạt động tích cực cho đời cho đạo nhưng có lúc họ không vượt nổi cơn chấn động tinh thần dẫn đến suy sụp bi quan. Một tâm lý bình thường rất người.

Nhìn lại để thương

Vậy ta cần phải nhìn để thấy được từng bước đi của vô vàn cảm xúc thường nhật nơi họ [những người không thiết sống] đã trải qua? Để ta dễ dàng mở lòng chấp nhận [như một điều bình thường] mà không vướng bận nỗi ngạc nhiên nào trước những phản ứng tâm lý bất thường nơi họ. Đây còn là kỹ năng sống, đòi hỏi nhiều đến trải nghiệm, sự quán sát sâu xa từng ngóc ngách tâm tư trong mỗi người. Mà có thể, lắm khi trong đời ta cần đi qua mọi biến cố mới cảm hết mọi cung bậc tâm hồn nơi người. Những lối vào của đau khổ, mất mát, gian truân, mọi đớn đau vò xé cùng cực nơi thân tâm. Và kể cả, cái cảm giác của cảm xúc tiêu cực bi quan xâm chiếm toàn bộ nơi tâm hồn [trước những cú sốc], khiến ta không ít lần đảo điên, bất an và… nghĩ quẩn. Có như vậy, mới thấy được trọn vẹn nỗi bức xúc, nỗi uất ức, thù hận cùng trăm ngàn lý do khác nhau dẫn đến ý tưởng muốn kết liễu sự sống.

Vậy nên, trên hành trình tâm linh, ngoài kiến thức Phật pháp trau dồi và tích lũy thôi chưa đủ mà người học Phật cần có sự trải nghiệm sâu sắc về sự cô đơn, về sự gục ngã của tâm hồn trước những dồn dập của biến cố để thấu hiểu, để đồng cảm với những trái tim, những tâm hồn mệt mỏi ưu tư vì sức nặng của dồn nén, của bức bách… đến khiến không còn sức sống. Với người học Phật, chúng ta cần hành xử bao dung, nhẹ nhàng. Bao giờ chúng ta còn đặt vấn đề “tại sao” với những trách cứ, thì ta chưa cảm nhận hết mọi nỗi đau con người. Vì “Khả năng này chỉ đạt được khi chúng ta chấp nhận về mình sự đau khổ của kẻ khác, chịu đau khổ như kẻ khác, bằng cảm nhận lấy nỗi khổ của họ. Trau dồi những cảm giác tương thông này sẽ làm tăng trưởng lòng từ bi, sự xót thương…” [Đức Phật Dược Sư và nghiệp chữa bệnh, Mỹ Thanh dịch].

Vì vậy, làm thế nào để tương thông được lòng người, vẫn mãi là bài học và ước mơ...

SỨC KHOẺDáng khỏe - Dáng đẹp

Ngồi thiền từ lâu đã được biết là có thể khai mở tâm thức , khi thiền định đạt đến một trình độ cao sẽ sinh ra những hiện tượng lạ xảy ra trong quá trình ngồi thiền. Tâm linh tương thông khi thiền địnhCó người thì thấy đầu rung lắc, trán dật dật liên tục có khi cả người. Nhiều người có cảm giác lúc thì nặng nề, lúc thì nhẹ nhõm, hay ngứa ngáy, khó chịu… Đôi khi, đó có thể là những màu sắc, những hình ảnh huyền diệu nào đó hiện lên trong tâm trí.Những hiện tượng bất thường trên gây ra những lo lắng, sợ hãi cho người học thiền. Cảm giác bản thân có thể tẩu hỏa nhập ma nhen nhóm trong người học. Ngược lại, nhiều người thì nghĩ đến những biến đổi này liên quan tới trạng thái tâm thức tâm linh tương thông như đạt tới một cảnh giới hay tầng thiền định nào đó.Trong khi ngồi thiền, người có kinh nghiệm thiền tất sẽ cảm nhận nhiều hiện tượng khác nhau, không chỉ giới hạn trong vài ba hiện tượng kể trên. Bất kỳ ai cũng gặp phải một vài vấn đề trong thời gian đầu mới học thiền, nhưng thay vì quan trọng hóa vấn đề, bạn chỉ cần cố gắng lắng nghe cơ thể, cảm nhận cơ thể và tìm hiểu nguyên nhân và tự điều chỉnh.Trên phương diện khoa học, những vấn đề xảy ra thường là do xuất phát từ việc ngồi chưa đúng cách hay do một các nguyên nhân khác. Phần nhiều những vấn đề này xảy ra do người học tự học hay do bản thân không thường xuyên thực hành. Những ngày đầu thì xuất hiện những hiện tượng tê nhức mệt mỏi nhẹ, càng về sau cảm giác tê đến nhanh, làm ngực trở nên nặng, hơi thở khó khăn. Có thể do bạn ngồi quá thẳng gây khó thở hay tư thế ngồi quá gù gây ức nghẽn hơi thở…Một vài vấn đề mà người ngồi thiền gặp phải và cách điều chỉnh như khi thấy nhức xương sống gần lưng quần, đó có thể là do thế ngồi của bạn hơi cong, phải điều chỉnh cho lưng thẳng lên. Đau nhức hông nguyên nhân có thể là do ngồi bị nghiêng, nếu nhức một bên vai, có thể hai vai bạn đang không thẳng hàng, một bên bị lệch xuống. Nếu nhức mỏi cả hai vai thì do hai tay bạn đang gồng lên, phải nới lỏng ra, toàn thân ở trong tư thế thư giãn. Có rất nhiều người bị đau mông thì là do ngồi ngửa ra phía sau. Cảm giác như trên đầu có gì đè nặng, hoặc nghe vo ve bên lỗ tai, là vì bạn đang gồng mình, đầu hơi cứng, khi đó, chỉ cần nhẹ nhàng buông xả thư giãn, một lúc sẽ hết.Bạn có thể thấy rằng tất cả đều chỉ là những cảm giác, đó có thể là một nguyên nhân nào đó gây nên một hiện tượng bất thường trên cơ thể bạn. Chỉ có phương pháp kiên nhẫn, lắng nghe cơ thể và cảm nhận nó bạn mới có thể tìm cách điều chỉnh. Nếu cho rằng mình đã thực hiện đúng như chỉ dẫn hay lời dạy từ ai đó mà vẫn gặp những hiện tượng lạ, bạn sẽ dễ gặp phải những vướng mắc, chướng ngại làm ảnh hưởng tới việc hành thiền của bạn.Ngoài những vấn đề về cơ thể thì vấn đề về tâm cũng rất quan trọng. Rất nhiều người sợ ngồi thiềnsẽ dẫn đến tẩu hỏa nhập ma, hay tự cho rằng ảo ảnh mà mình nhìn thấy trong lúc thiền là trạng thái vi diệu nào đó thì cũng đừng vội vui mừng. Hòa thượng Thích Thanh Từ từng cho rằng! “Khi thiền định, nếu xuất hiện những hiện tượng lạ hiện ra như nghe thân nặng nề giống như có vật gì đè nặng, thân nhẹ nhàng muốn bay bổng, ngứa trên thân, mặt như có có con gì bò, cảm giác có luồng điện chạy trong xương sống, thấy phía trước có ánh sáng hoặc các hình ảnh lạ, nghe có người nói bên tai, tất cả những tướng ấy đều là giả, không nên chấp nhận hay sợ hãi. Phải quán nó hư giả, ngồi yên làm chủ thân tâm. Nếu thấy ma hay Phật hành giả đều biết là cảnh huyễn, không mừng cũng không sợ. Vui mừng hay sợ hãi đều là nhân của điên cuồng. Không nên chấp trước, không quan tâm, để ý, huyễn cảnh sẽ tự mất”. Ngồi thiền khai mở tâm linhNhững ảo ảnh, cảm giác mà ta nhìn thấy trong lúc thiền vốn không có gì đáng mừng hay đáng sợ. Chúng tự phát sinh chính là từ những ý nghĩ, mong cầu trong ta mà thôi. Sâu thẳm trong tâm trí, bạn đừng nghĩ rằng thiền có thể đưa bạn đạt đến một cảnh giới hay trạng thái nào đó vượt thoát khỏi thế giới trần tục này. Nếu bạn có một tham vọng được gặp gỡ hay trở thành các vị Phật, bồ tát nhờ quá trình nhập định thì bạn đang không phải thiền nữa. Có thể bạn cũng sợ khi định sâu, linh hồn thoát ra khỏi xác và không trở về được. Hay như bạn tìm đến thiền như một phương cách chữa lành những vết thương nơi tâm hồn bạn và bạn kỳ vọng, dựa dẫm vào nó. Đưa tất cả những điều đó vào quá trình ngồi thiền khai mở tâm linh tương thông của mình.Vậy nhưng, tâm trí con người, khi đã bị gạn đi những lớp suy nghĩ ở tầng trên cùng thì các suy nghĩ nằm sâu hơn bắt đầu chồi lên. Bạn ngồi thiền, bạn cố gạt bỏ đi những vọng tưởng hiện ra trước mắt lúc bấy giờ. Đây là lúc cho những suy nghĩ đang “túc trực” trong tiềm thức được “gọi ra làm nhiệm vụ”. Đừng vì tiếp tục cố gắng gạt bỏ nó, bạn lại chấp vào. Kết quả là những mong cầu, sợ hãi kia hiện lên thành những hình ảnh, ảo ảnh về ma quỷ, đức Phật, bồ tát hay một thế giới huyễn hoặc nào đó. Bạn càng chấp vào thì chúng càng khiến tâm ta thêm náo loạn, vọng tưởng. Dù có bị tẩu hỏa nhập ma thật thì đó là do tự bản thân người thiền gây nên chứ không thể đổ lỗi cho thiền.Thiền được sinh ra là giúp cho thân tâm con người trở nên nhẹ nhõm, trở về trạng thái rỗng, tâm linh tương thông không còn bị làm phiền bởi những phiền não, âu lo. Phương cách duy nhất để chúng ta “đáp lại” thiền là ngồi thiền một cách nghiêm chỉnh, đúng tư thế, đúng phương pháp và một tinh thần thoải mái, không vướng bận hay mong cầu. Thiền định, tự nó không thể gây nên điều gì tai hại cho chúng ta, chỉ có chúng ta tự làm hại chính mình mà thôi. Vậy nên, bất kể điều gì phát sinh trong quá trình ngồi thiền, trước hết, bạn hãy thử xem lại mình đã thực hiện như thế nào, có sai xót gì không, và tìm cách điều chỉnh dần. Bạn chắc chắn sẽ không còn vấn đề gì và đạt được những lợi ích không nhỏ từ việc ngồi thiền.

Video liên quan

Chủ Đề