Tầng khí quyển cách mặt đất bao nhiêu km

Vị trítầng ozone ởngay phía dướitầngbình lưu vàcáchkhoảng 10-50kmphía trên bềmặttráiđất, độ dày mỏng của nó có thể thay đổi theo mùa hay tùy vào vị trí địa lý.

Chung quanh Trái đất được bao bọc một lớp khí quyển, còn được coi là "chiếc chăn dày". Loài người và sự sống sống dưới đáy của lớp khí quyển này. Trong lớp khí quyển không trông thấy, không sờ thấy ấy đã xảy ra rất nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, đảm bảo sự sinh tồn cho sự sống.

Thành phần của khí quyển rất phức tạp. Ngoài oxy và nitơ ra còn có hiđro, cacbonic, heli, neon, agon, kripton, xenon, ozon.... Nitơ chiếm 78,09% và oxy chiếm 20,95% tổng dung tích của không khí, tổng các khí khác còn lại chưa đầy 1%. Trong lớp khí quyển còn chứa một số lượng nhất định hơi nước và các loại bụi bậm. Những chất này là thành phần quan trọng để hình thành mây, mưa, sương, tuyết,...

Không khí trong khí quyển tuy không trông thấy nhưng có một trọng lượng cực lớn. Theo ước tính của các nhà khoa học, bao bọc toàn Trái đất là một lớp không khí nặng hơn 500 tỷ tấn. Con người sống trên Trái đất nếu không có áp suất hướng ngoại của cơ thể sẽ bị ép đến tan nát thịt xương. Do tác dụng của lực hấp dẫn của Trái đất, 9/10 trọng lượng khí quyển đều tập trung ở lớp khí quyển gần mặt đất trong khoảng 16km. Càng xa mặt đất không khí càng loãng.

Bề dày của không khí vào khoảng 2-3.000 km. Do tính chất của lớp không khí ở các độ cao khác nhau lại rất khác nhau nên các nhà khí tượng đã chia khí quyển ra thành nhiều lớp:

Các tầng trong lớp khí quyển

- Lớp gần mặt đất nhất gọi là tầng đối lưu. Bề dày trung bình của lớp này ở vĩ độ trung bình là 16-18km. Vùng 2 cực là 7-10km. Đặc điểm của tầng đối lưu là nhiệt độ không khí càng lên càng nhiệt độ càng thấp. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hoàng loạt quá tình thay đổi vật lý. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu.

- Từ tầng đối lưu lên cao 50km là tầng bình lưu. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định, do đó rất thích hợp cho máy bay bay.

- Từ tầng bình lưu trở lên đến độ cao 85km là tầng trung gian. Nhiệt độ không khí tầng này càng lạnh hơn, lạnh nhất là -90 độ C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thảng hoặc cũng gặp một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.

- Tầng không khí từ 85km đến 500km gọi là tầng nóng. Đặc điểm của tầng này là càng lên cao càng nóng. Ở độ cao 400km cách mặt đất, nhiệt độ vào khoảng 3.000 - 4.000 độ C. Oxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện ly. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái đất phải qua sự phản xạ của tầng điện ly mới truyền đến các nơi trên thế giới.

- Trên tầng nóng là tầng ngoài. Giới hạn dưới vào khoảng 800-1.000km, giới hạn trên kéo dài tới 3.000km. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly.

H.T [Theo Bách khoa tri thức]

Tầng khí quyển cao bao nhiêu và chia làm bao nhiêu lớp khác nhau?


* Tầng khí quyển cao bao nhiêu và chia làm bao nhiêu lớp khác nhau?

Ngô Quang Minh, Hương Khê, Hà Tĩnh

Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Khí quyển gần Trái Đất gồm có nitơ [78,1% theo thể tích] và ôxy [20,9%], với một lượng nhỏ agon [0,9%], CO2 [dao động, khoảng 0,035%], hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm... Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái Đất là khoảng 14°C.

Bạn đang xem: Tầng khí quyển cao bao nhiêu

Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Những người có thể lên tới độ cao trên 80,5 km được coi là những nhà du hành vũ trụ. Đường Cacman, tại độ cao 100 km cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ.

Nhiệt độ của khí quyển Trái Đất dao động theo độ cao; mối quan hệ toán học giữa nhiệt độ và độ cao dao động giữa các tầng khác nhau của khí quyển:

- Tầng đối lưu: từ bề mặt trái đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ [ở 2 vùng cực là 7-10km] và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50°C. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù... đều diễn ra ở tầng đối lưu.


- Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định. Tầng khí quyển này có tên là bình lưu vì đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh. Các máy bay dân dụng thường chọn bay ở độ cao nằm gần ranh giới giữa tầng này và tầng đối lưu để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do diễn biến đối lưu bất thường của khí quyển. Trong phạm vi tầng này nhiệt độ tăng theo độ cao. Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới -3°C. Lên trên ranh giới bình lưu, nhiệt độ lại giảm theo độ cao. Tầng bình lưu ấm hơn phần trên của tầng đối lưu, chủ yếu là do tầng ôzôn trong tầng bình lưu hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời.

- Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80-85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75°C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.

Xem thêm: Top 10 Đối Thủ Có Chiều Cao Khủng Nhất Miss Universe 2018 Khiến H"Hen Niê Dễ Dàng Bị "Nhấn Chìm"

- Tầng nhiệt: từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000°C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới.

Tại đây, do bức xạ môi trường nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2... chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-... và nhiều hạt bị ion hóa phóng xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.

- Tầng ngoài: từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly.


Bạn đang đọc bài viết Giải đáp về bầu khí quyển tại chuyên mục Bạn đọc của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baobaoboitoithuong.comdientu

Không tìm thấy kết quả
  • Trang_Chính
  • Khí_quyển_Trái_Đất
  • Nhiệt độ và các tầng khí quyển

Liên quan

Khí quyển Sao Mộc Khí quyển Trái Đất Khí quyển Sao Hỏa Khí quản Khí quyển Khí quyển Mặt Trăng Khí quyển Sao Thiên Vương Khí quyển Sao Kim Khí quyển sao Thủy Khí quyển Sao Diêm Vương

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khí_quyển_Trái_Đất //nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/factsheet/ear... //nssdc.gsfc.nasa.gov/space/model/models_home... //www.grida.no/climate/ipcc_tar/wg1/221.htm //atmospheres.agu.org/ //www.bbc.co.uk/news/science-environment-2248... //eol.jsc.nasa.gov/SearchPhotos/photo.pl?mis... //commons.wikimedia.org/wiki/Category:Earth'...

Content from WikiPedia website
Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License; additional terms may apply.

Video liên quan

Chủ Đề