Táo quân là gì

Ông Công ông Táo là ai? Sự tích ông Công ông Táo về trời

Ông Công ông Táo là ai? Sự tích ông Công ông Táo về trời là gì? Hãy đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây của META.vn các bạn nhé!

Ông Công ông Táo là ai?

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, ngày nay được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” - vị thần đất, vị thần nhà và vị thần bếp núc. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi chung làTáo Quân hoặc ông Táo.

Sự tích ông Công ông Táo

Truyện kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao, tuy ăn ở mặn nồng thiết tha với nhau nhưng mãi không có con. Vì vậy, Trọng Cao dần dần kiếm cớ gây chuyện và xô xát dằn vặt vợ mình.

Cho đến một hôm chỉ vì chuyện nhỏ mà Trọng Cao biến thành chuyện lớn đánh Thị Nhi và đuổi ra khỏi nhà. Thị Nhi vì thế mà bỏ nhà đi lang thang đến một nơi xứ khác, sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Sau đó, hai người này kết duyên thành vợ chồng. Còn Trọng Cao sau đó nguôi giận, ân hận vì đã đuổi vợ nhưng lúc đó Thị Nhi đã bỏ đi xa rồi. Vì quá day dứt và nhớ nhung người vợ của mình, Trọng Cao đã lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, Trọng Cao tìm mãi mà không thấy, trong tay thì không còn gì, gạo hết, tiền hết nên anh phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ sau đó Trọng Cao đã ăn xin đúng nhà của Thị Nhi. Nhân lúc Phạm Lang không có ở nhà và nhận ra chồng cũ, Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, nấu cơm mời anh. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên đã giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn. Trọng Cao khi đó vì quá mệt nên đã ngủ thiếp đi và không biết gì.

Không may mắn khi đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng, thấy lửa cháy nên Thị Nhi đã lao mình vào đống lửa cứu Trọng Cao. Phạm Lang khi đó thương vợ nên cũng nhảy theo vào cứu và cả ba đều chết trong đống lửa.

Ngọc Hoàng thương tình thấy cả 3 người khi còn sống đều có nghĩa có tình nên phong cho làm vua Bếp [hay còn gọi là Định phúc Táo Quân]. Khi đó, gia đình Táo gồm 1 bà 2 ông, Phạm Lang được phong là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Ngoài việc định đoạt may, rủi, phúc, họa của gia chủ thì các vị Táo này còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hằng năm, ngày 23 tháng Chạp [ngày Táo Quân lên chầu trời], ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm để Thiên Đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Người Việt Nam quan niệm rằng “ba vị Thần Táo [hay vua Bếp] định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình là do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, người người, nhà nhà thường làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời một cách long trọng với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn.Các gia đình sẽ chuẩn bị nghi lễ tươm tất vớibài cúng ông Táovà các lễ vật khác nhau.

Xuân sang đón Năm Mới tại META.vn
Bấm Xem ngay

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
  • Văn khấn ngày giỗ, bài cúng giỗ ông bà, bố mẹ chuẩn nhất
  • Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ, ngày nào đẹp?

Trên đây là một số thông tin về ông Công ông Táo là ai và sự tích ông Công ông Táo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. META.vn mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
  • Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
  • Bài cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp - Văn khấn ông Táo
  • Rước ông Táo về nhà ngày nào? Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
  • Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Chuẩn bị đồ cúng ông Táo 23 tháng Chạp
  • Tứ bất tử là những ai? Nhân vật nữ duy nhất trong Tứ bất tử là ai?

Xem thêm: ông công ông táo là ai, sự tích ông công ông táo về trời, cúng ông công ông táo, tết, tết nguyên đán

06/01/2021 6,679

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Táo cưỡi cá Chép bay về trời để bẩm báo những chuyện tốt, xấu xảy ra trong một năm qua của gia chủ ở dưới trần gian. 

Trong ngày này, người Việt thường làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, mong cầu một cho năm ấm no, hạnh phúc đồng thời để làm lễ rước ông Táo về trời. 

1. Táo quân là ai? 

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa thì Táo Quân hay còn được gọi là Ông Công, Ông Táo. Táo Quân là vị “Thần Bếp” có nhiệm vụ cai quản việc bếp núc và thực hiện nhiệm vụ “giữ lửa” trong mỗi gia đình. 


Táo Quân được xem là vị “Thần Bếp” trong mỗi gia đình [Ảnh: Internet]

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Ông Táo cưỡi cá Chép bay về trời để bẩm báo những chuyện xảy ra trong một năm qua dưới trần gian cho Ngọc Hoàng Đại Đế. Ngày Ông Táo quay trở lại hạ giới để tiếp tục công việc là vào đêm Giao Thừa.

Năm nay, ngày ông Táo về chầu trời là ngày 25 tháng 1 năm 2022 dương lịch [nhằm thứ năm, ngày 23 tháng 12 năm 2021].

2. Nguồn gốc của Táo Quân 

Có rất nhiều câu chuyện được lưu truyền về nguồn gốc ra đời của Táo Quân. Riêng ở Trung Hoa có đến hơn 40 dị bản liên quan đến vị thần Bếp này. 

Nguồn gốc của Táo Quân ở Trung Hoa

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, Táo Quân là một vị thần bếp lâu đời trong văn hoá tín ngưỡng truyền thống ở Trung Hoa. Việc cúng Táo Quân ở đất nước này được xem là một trong những lễ tế quan trọng của triều đình xưa và đã xuất hiện từ Tiên Tần đến thời Minh Thanh. 


Táo Quân ở Trung Hoa [Ảnh: Internet]

Người dân ở đây thường gọi Táo Quân là Táo Thần hay Táo Công đến từ Thiên Đình. Táo Quân trong văn hoá Trung Hoa thường có hai vị thần đi theo bên cạnh tên là “Thiện Quán” và “Ác Quán”. Đây là những vị thần giúp Táo Quân ghi chép lại các việc tốt xấu của gia chủ dưới hạ giới trong năm. 

Sự tích Táo Quân ở Việt Nam

Trong tín ngưỡng Việt Nam, nguồn gốc Táo Quân xuất phát từ ba vị Thổ Công, Thổ ĐịaThổ kỳ của lão giáo Trung Hoa. Sau này, dân gian Việt Hoá và chuyển thành sự tích “hai ông một bà”, tức chỉ về ba vị “Thần Đất - Thần Nhà - Thần Bếp”. 


Sự tích Táo Quân [Ảnh: Internet]

Chuyện kể rằng, xưa kia có đôi vợ chồng trẻ, người chồng là Trọng Cao, còn vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng tuy nghèo khổ nhưng rất yêu thương nhau. Sau một năm hạn hán mất mùa kéo dài, tiền bạc của cải túng thiếu, người chồng đành phải đi làm ăn xa để vợ chăn đơn gối chiếc một mình. 

Nhiều năm trông ngóng bóng dáng chồng nhưng đều biệt vô âm tím nên người vợ buồn bã mà đổ bệnh. Cảm thấy có điều chẳng lành, dân làng khuyên Thị Nhi nên để tang chồng. Về sau, có người tên Phạm Lang biết được hoàn cảnh của nàng nên lấy làm thương, muốn được thay Trọng Cao chăm sóc cho Thị Nhi đến cuối đời. 

Một ngày kia, khi Phạm Lang ra đồng coi việc đồng áng thì Trọng Cao bỗng trở về. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ năm xưa, cả hai vô cùng xúc động và ôm nhau khóc. Tình cờ lúc đó Phạm Lang vừa về, sợ có điều tiếng không hay, Thị Nhi liền bảo chồng núp vào đống rơm. 

Vì đi đường xa mới trở về nên Trọng Cao mệt quá mà ngủ thiếp đi. Đến khi Phạm Lang lấy tro ra bón ruộng mà không có bèn đốt rơm vô tình giết luôn cả Trọng Cao. 

Thấy chồng chết oan uổng, Thị Nhi đau xót nhảy vào lửa chết cùng. Phạm Lang thương vợ, thiết nghĩ mất đi Thị Nhi thì sống cũng không còn nghĩa lý gì nữa nên nhảy vào chết theo.


Sự tích Táo Quân ở Việt Nam [Nguồn:Cổ tích nổi tiếng thế giới]

Cảm động trước tình yêu, tình nghĩa vợ chồng của ba người nên Ngọc Hoàng trên trời đã sắc phong cho họ làm “vua bếp” hay còn gọi chung là Định Phúc Táo Quân để được gần nhau mãi mãi. Trong đó, mỗi người đảm nhận một công việc khác nhau: 

  • Trọng Cao làm Thổ Địa, lấy hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Đảm nhận việc trông coi việc nhà cửa. 

  • Thị NhiThổ Kỳ, lấy hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần. Đảm nhận trông coi việc chợ búa. 

  • Phạm Lang làm Thổ Công, lấy hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Đảm nhận trông coi việc bếp núc. 


Bếp lửa trong gia đình

Kể từ đó, ba người được sống vui vẻ bên nhau và cùng thực hiện sứ mệnh “giữ lửa” truyền đi năng lượng hạnh phúc, ấm no đến mọi nhà.

3. Ý nghĩa phong tục cúng ông táo ngày 23 tháng chạp là gì?

Phong tục cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp còn được dân gian gọi là “Tết ông Công ông Táo”. 


Táo Quân cưỡi cá Chép bay về trời [Ảnh: Internet]

Với mọi gia đình, Táo Quân là vị thần cai quản việc bếp núc, nhà cửa và mọi hoạt động sinh hoạt trong nhà. Đồng thời là vị thần bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của ma quỷ, giúp gia đạo bình an. 

Vì vậy, việc thờ cúng ông Táo mang ý nghĩ mong cầu sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy. Đồng thời hy vọng Táo Quân sẽ giúp giữ và duy trì “bếp lửa” để mọi thành viên trong nhà luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau. 

Táo Quân quanh năm ở trong nhà nên biết tất cả mọi chuyện tốt xấu của gia chủ. Khi Táo lên trời sẽ khai báo với Ngọc Hoàng về những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua dưới hạ giới. 

Vì vậy, người Việt thường làm lễ cúng ông Táo với hy vọng sẽ được Táo Quân “nói giảm nói tránh” khi lên thiên đình. Những điều tốt đẹp nhất của gia quyến sẽ được bẩm với Ngọc Hoàng, còn những hành động xấu sẽ được trình báo nhẹ đi. 

4. Mâm cúng ông táo gồm có gì?


Lễ vật thường có trong mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp 

Nhờ có sự giao thoa văn hoá giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam nên nhìn chung mâm cúng ông Táo thường có những lễ vật như: 

  • 3 mũ ông Táo. Trong đó 2 mũ cho Táo ông và 1 mũ cho Táo bà. Riêng mũ Táo ông có thêm hai cánh chuồn, còn mũ Táo bà thì không.
  • Quần áo giấy cho 3 Táo
  • 3 đôi hia
  • Hương [nhang]
  • Nến [đèn cầy]
  • Hoa quả tươi 
  • Rượu nếp hoặc trà
  • Nem, giò
  • Bánh chưng 
  • Hành muối
  • Gà luộc..


3 bộ đồ giấy cúng ông Táo [Ảnh: Internet]

Tuy nhiên, để đơn giản hoá việc thờ cúng, ngày 23 tháng Chạp một số gia đình chỉ cúng tượng trưng một bộ đồ dành cho Táo Quân bao gồm 1 chiếc mũ có cánh chuồn, 1 bộ y phục và 1 đôi hia. Ngoài ra vẫn có hương và hoa quả tươi.

Đặc biệt, không thể thiếu trong mâm cúng ông Táo đó là phần lớn người Việt thường mua 3 con cá Chép sống thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi cúng xong thường đi phóng sanh, thả cá Chép xuống sông suối để làm phương tiện rước ông Táo về trời


Cá Chép thả sông để rước ông Táo về trời
[Ảnh: Internet]

Lý do phải cúng cá Chép chứ không phải bất kì loại cá nào khác được dân gian giải thích như sau:

Theo học thuyết âm dương, cá Chép là loài tượng trưng cho tính âm và đồng nhất với Mặt Trăng nên có thể bay lên trời được. 

Còn trong tâm thức người Việt, cá Chép được ghi nhớ với hình ảnh “vượt Vũ Long Môn hoá Rồng” hay còn gọi là “Cá Chép Hoá Rồng. Vì vậy, việc cúng cá Chép với ngụ ý cá biến thành Rồng uy nghi dũng mãnh để thực hiện sứ mệnh đưa ông Táo về trời một cách an toàn.  

Ngoài ra, hình ảnh “Cá Chép hoá Rồng” còn được xem là biểu tượng của sự “thăng hoa”, tinh thần bền bỉ, kiên trì, không ngại vượt khó để vươn tới thành công. 

Do đó, nếu bạn nào đang muốn thăng tiến trong sự nghiệp, muốn bứt phá để vươn tới thành công, muốn đạt kết quả cao trong kỳ thi cử thì cũng có thể chọn cho mình linh vật “Cá Chép Hóa Rồng” phong thuỷ để mang bên người. 



Cá Chép Hoá Rồng phong thuỷ được tạc từ đá Aquamarine

Trong mâm cúng ông Táo ở một số địa phương miền Bắc đôi khi còn có thêm xôi chè, thường là chè bà cốt nấu bằng nếp, bột năng, đường nâu và gừng để Táo Quân lên Trời bẩm báo cho “ngọt”.


Chè bà cốt ở miền Bắc [Ảnh: Internet]

Ở một số tỉnh miền Trung như Huế thì người dân sẽ dựng cây nêu trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp và thay cát trong lư hương ở bếp. 

Đối với miền Nam  thay vì cá Chép thì một số người dân sẽ dùng bộ giấy “cò bay ngựa chạy”, tức ngựa chở Ông Táo đi bằng đường bộ trước rồi cò chở Ông Táo bay về Trời. 


Bộ giấy cò bay ngựa chạy [Ảnh: Internet]

5. Tại sao lại cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp?

Theo cổ nhân, ngày 23 tháng Chạp là ngày “mở cổng trời”. Đây là thời điểm ba hành tinh trong thái dương hệ là Mặt trời - Mặt Trăng - Trái Đất cùng nằm trên một quỹ đạo. Do đó, nếu ông Táo về chầu trời bị lệch múi giờ thì cổng trời sẽ đóng, không vào diện kiến được với Ngọc Hoàng. 


Cổng trời trên thiên đình [Ảnh: Internet]

Trong dân gian còn tương truyền rằng, ngày mà Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang cùng nhảy vào lửa, hồn bay về trời và được Ngọc Hoàng sắc phong làm Táo Quân đó là ngày 23 Tháng Chạp. 

Ở một số địa phương, thời gian đẹp nhất để cúng ông Táo là tối ngày 22 tháng Chạp đến trưa ngày 23. Vì người ta quan niệm sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời, lúc này cúng sẽ không còn ai hưởng nữa. 

Tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa [Nguồn: Wikipedia]

Năm nay, theo lịch tiết khí thì thời điểm “chuyển giao năng lượng” của đất trời rơi vào lúc 4h42, ngày 4/2/2022 [nhằm ngày 4 tháng Giêng].

Lúc này năng lượng của đất trời được hội tụ và kết nối mạnh mẽ, mang theo nhiều sinh khí tốt lành. Đây được xem là thời điểm cực kỳ tốt cho việc tiếp nhận những năng lượng mới của vũ trụ. 

Vì vậy, nếu ai đang có “linh vật hộ thân” mang bên người như Tỳ Hưu, Long Quy, Thiềm Thừ, Lu Thống,... thì hãy đặt bên cạnh mâm cúng ông Táo để không “bỏ lỡ cơ hội” được tiếp nhận “linh khí linh thiêng”, may mắn có một không hai này.


Đặt linh vật hộ thân bên cạnh mâm cúng ông Táo sẽ giúp linh vật thu hút được nhiều  năng lượng may mắn

Điều này sẽ giúp “linh vật hộ thân” được tiếp thêm thịnh khí, năng lượng may mắn về tiền tài sau một năm cũ thực hiện sứ mệnh bảo vệ và chiêu tài lộc cho gia chủ. 

Cúng tiễn ông Công ông Táo về trời là truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt. Tuỳ vào phong tục tín ngưỡng của mỗi vùng miền mà sẽ có phần khác nhau. Hi vọng với những thông tin mà Liu chia sẻ sẽ giúp bạn được hiểu rõ hơn về tục cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. 

Video liên quan

Chủ Đề