Tên của phản ứng giữa muối tác dụng với kim loại là gì?

Bài viết tính chất hóa học của muối bao gồm: tính chất hóa học của muối và điều kiện, phản ứng trao đổi trong dung dịch, ví dụ bài tập về muối và phản ứng trao đổi…

I. Tính chất hóa học của muối và điều kiện

1. Tính chất hóa học của muối tác dụng với kim loại

Muối + Kim loại → Muối mới + Kim loại mới

Điều kiện : Kim loại ban đầu phải đứng sau Mg và đứng trước kim loại trong muối [Tính theo dãy hoạt động hóa học của kim loại]

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag↓

2. Tính chất hóa học của muối tác dụng với axit

Muối + Axit → Muối mới + Axit mới

Điều kiện: trong sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

[axit mới là H2CO3 là một chất dễ phân hủy tạo ra CO2 và H2O]

3. Tính chất hóa học của muối tác dụng với dung dịch muối

Muối + Muối → Muối mới + Muối mới

Điều kiện: trong sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.

Ví dụ:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

4. Tính chất hóa học của muối tác dụng với dung dịch bazơ

Muối + Bazơ → Muối mới + Bazơ mới

Điều kiện: trong sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.

Ví dụ:

Na2CO3 + Ba[OH]2 → 2NaOH + BaCO3↓

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ:

2KClO3

2KCl + 3O2

CaCO3

CaO + CO2

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan, chất khí hoặc nước.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu[OH]2↓

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Chú ý:

– Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

– Sự đổi màu của chất chỉ thị [Quỳ tím] khi tác dụng với dung dịch muối:

Hầu hết các phản ứng giữa axit-bazơ; axit-muối; bazơ-muối, muối-muối, muối-kim loại ,… đều là các phản ứng trao đổi.

+ Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba[NO3]2, CaCl2.

Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit.

+ Muối được tạo từ gốc kim loại mạnh [Na, K, Ca, Ba] và gốc axit mạnh [Cl, SO4, NO3] thì không làm quỳ tính đổi màu.

Ví dụ:

NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba[NO3]2, CaCl2

+ Muối được tạo thành từ gốc kim loại mạnh [Na, K, Ca, Ba] và gốc axit yếu [CO3, SO3, PO4, S] thì quỳ tím hóa xanh.

Ví dụ:

Na2CO3, K2S, Na3PO4, CaS

+ Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu [Al, Zn, Fe, Cu, …] và gốc axit mạnh [Cl, SO4, NO3] thì quỳ tím hóa đỏ.

Ví dụ:

FeCl3, AlCl3, ZnSO4, CuSO4,…

+ Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu [Al, Zn, Fe, Cu, …] và gốc axit yếu [CO3, SO3, PO4, S] thì phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

III. Ví dụ bài tập về muối và phản ứng trao đổi

Ví dụ 1: Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a] Chất khí.

b] Chất kết tủa.

Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn:

a] Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat [CaCO3, Na2CO3, NaHCO3] hoặc dung dịch muối sunfit [Na2SO3] tác dụng với axit [HCl, H2SO4 loãng]:

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

b] Tạo chất kết tủa, ví dụ dung dịch muối [BaCl2, Ba[NO3]2,…] tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Ba[NO3]2 + H2SO4 → BaSO4↓ + HNO3

– Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat [Na2CO3, K2CO3] tạo ra BaCO3 kết tủa trắng.

Ba[NO3]2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3.

Ví dụ 2: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn:

– Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Dùng dd NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử trên:

+ Có kết tủa trắng xuất hiện đó là sản phẩm của AgNO3.

PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

+ Không có hiện tượng gì là CuSO4 và NaCl

– Dùng dung dịch NaOH có trong phòng thí nghiệm cho vào 2 mẫu còn lại:

+ Mẫu nào có kết tủa đó là sản phẩm của CuSO4.

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2↓ + Na2SO4.

+ Còn lại là NaCl.

Ví dụ 3: Có những dung dịch muối sau: Mg[NO3]2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a] Dung dịch NaOH.

b] Dung dịch HCl.

c] Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn:

a] Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg[NO3]2 và CuCl2 vì sinh ra:

Mg[OH]2 kết tủa, Cu[OH]2 kết tủa.

Mg[NO3]2 + 2NaOH → Mg[OH]2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu[OH]2 ↓ + 2NaCl

b] Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.

c] Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng.

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu[NO3]2.
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

Nêu tính chất hóa học của muối & điều kiện là một trong những câu hỏi được khá nhiều bạn học sinh quan tâm khi bước vào môn hóa học lớp 9. Với bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập lại Muối là gì, những tính chất hóa học của muối các bạn nhé.

Vậy muối là gì?

Trong hóa học, muối là một hợp chất bao gồm 1 tổ hợp ion của các cation và anion. Muối bao gồm số lượng liên quan của các cation [ion mang điện tích dương] và anion [ion mang điện tích âm] để sản phẩm là trung hòa về điện [không có điện tích thực].

Các ion thành phần này có thể là vô cơ, chẳng hạn như chloride [Cl –], hoặc hữu cơ, chẳng hạn như axetat [CH3CO−2]; và có thể là dạng đơn nguyên tử, chẳng hạn như fluoride [F –] hoặc đa nguyên tử, chẳng hạn như sunfat [SO2−4].

Các loại muối khác nhau có thể tạo ra tất cả năm vị cơ bản, ví dụ, mặn [natri chloride], ngọt [chì diacetat, sẽ gây ngộ độc chì nếu ăn phải], chua [kali bitartrat], đắng [magie sulfat], và vị ngọt hoặc mặn [bột ngọt].

Muối là chất cách điện đặc trưng. Muối nóng chảy hoặc dung dịch của muối thì dẫn điện. Vì lý do này, muối hóa lỏng [nóng chảy] và dung dịch có chứa muối hòa tan [ví dụ, natri chloride trong nước] được gọi là chất điện ly.

Trong cuộc sống khi nhắc đến muối người ta thường nghĩa đến muối ăn NaCl, nhưng trong hóa học muối có rất nhiều loại khác nhau, thông thường muối được tạo ra từ một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc cation NH4+ liên kết với một hay nhiều gốc axit khác nhau.

Các gốc axit thường gặp:

\[{SO_{4}{^2}{^-}}\], \[{C1^-}\], \[{NO_{3}{^-}}\], \[{HPO_{4}{^2}{^-}}\], \[{HSO_{4}{^-}}\], \[{Br^-}\], \[{I^-}\]

Ví dụ:

\[{MgSO_{4}}\], NaCl, \[{CaCO_{3}}\], \[{NaHCO_{3}}\], KI, NaBr, \[{FeCl_{2}}\]

Nhận biết Muối dựa vào màu sắc đặc trưng

• \[{Cu{^2}{^+}}\] : màu xanh lam

• \[{PO_{4}{^3}{^-}}\]: có màu vàng

• \[{MnO_{4}{^-}}\]: có màu tím

• \[{CrO_{4}{^2}{^-}}\]: có màu vàng

• \[{Zn{^2}{^+}}\] : màu trắng

• \[{Fe{^3}{^+}}\] : có màu đỏ

• \[{Cr{^3}{^+}}\] : màu lục

• \[{Fe{^2}{^+}}\] : có màu trắng xanh

• \[{Cl{^-}}\] : có màu trắng

• \[{Ni{^2}{^+}}\] : có màu lục nhạt

Nhận biết muối khi đốt lửa

• Muối của \[{Ca{^2}{^+}}\] : khi cháy ngọn lửa sẽ chuyển thành màu cam

• Muối của \[{Li{^+}}\] : khi cháy ngọn lửa sẽ chuyển thành màu đỏ tía

• Muối của \[{K{^+}}\] : khi cháy ngọn lửa sẽ chuyển thành màu tím

• Muối của \[{Ba{^2}{^+}}\] : khi cháy ngọn lửa sẽ chuyển thành màu lục vàng

• Muối của \[{Na{^+}}\] : khi cháy ngọn lửa sẽ chuyển thành màu vàng

Tính chất hóa học của muối

Với một số thông tin bên trên có lẽ các bạn đã hiểu như thế nào về muối rồi đúng không ạ. Để giúp các bạn có thể hiểu sâu hơn về Muối trong hóa học như thế nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tính chất hóa học của muối nhé.

Muối tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch bazơ có thể Muối tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

Na2CO3 + Ba[OH]2 → 2NaOH + BaCO3↓

Muối tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Muối tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể Muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag↓

Muối tác dụng với dung dịch muỗi

Hai dung dịch muối có thể Muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

Muối tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể Muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag↓

Phn ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: \[{KClO_{3}}\], \[{KMnO_{4}}\], \[{CaCO_{3}}\] …

Thí dụ: 

– 2 \[{KClO_{3}}\] \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] 2KCL +3\[{O_{3}}\]

– \[{CaCO_{3}}\] \[\overset{t^{0}}{\rightarrow}\] CaO +\[{CO_{2}}\]

Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi của Muối

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu[OH]2↓

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

ví dụ:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Phản ứng trao đổi trong dung dịch Muối

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. Có thể phân loại phản ứng trao đổi theo thành phần các chất tham gia phản ứng của phương trình tham gia

Phản ứng giữa acid và ba – zơ

Là phản ứng giữa một acid và một  ba – zơ để tạo ra muối và nước.

Phản ứng tổng quát:

Acid + ba – zơ → Muối + Nước

Ví dụ như:

HCl + NaOH → NaCl + H2OH2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

Phản ứng giữa acid và muối

Axít + Muối → Axit [mới] + Muối [mới]Axit mạnh + Muối tan → Axit mới + Muối [mới]

* Điều kiện phản ứng:

Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia [đối với axít].

* Axit [mới] có thể mạnh hơn Axit cũ nếu muối [mới] là: CuS, HgS, Ag2S, PbS.

Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 [kết tủa] + 2 HCl

2 HNO3 + K2S → KNO3 + 2 H2S [bay hơi]

6 HCl + Cu3[PO4]2 → 3 CuCl2 + 2 H3PO4 [yếu hơn HCl]

Ba[NO3]2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HNO3

Phản ứng giữa ba-zơ và muối

Phản ứng tổng quát:

ba – zơ + Muối → base [mới] + Muối [mới]

Thỏa mãn cả hai điều kiện sau:

Muối và base [ban đầu] phải tan.Một trong 2 sản phẩm có kết tủa

Ví dụ:

2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu[OH]2 [kết tủa]

Ba[OH]2 + Na2SO4 → BaSO4 [kết tủa] + 2 NaOH

Phản ứng giữa các muối với nhau

Phản ứng tổng quát:

Muối + Muối → Muối [mới] + Muối [mới]

Thỏa mãn cả hai Điều kiện sau:

– Hai muối tham gia phản ứng đều tan.- Sản phẩm có chất kết tủa hoặc có chất khí bay hơi.

Ví dụ:

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 [kết tủa] + CuCl2

2 AgNO3 + CuCl2 → 2 AgCl [kết tủa] + Cu[NO3]2

BaS + Na2CO3 → BaCO3 [kết tủa] + Na2S

Hi vọng với bài viết Nêu tính chất hóa học của muối & điều kiện này đã giúp các bạn hiểu hơn về muối rồi nhé. Mong rằng kiến thức trên sẽ giúp bạn bù đắp được những lỗ hỗng trong môn Hóa với bạn nào đang cần cũng cố kiến thức.

Video liên quan

Chủ Đề