Tên gọi khác của bộ luật gia long là gì

[*] Thời xưa nhà nước đương thời thường ghi danh hiệu “Quốc triều” đối với những văn kiện tài liệu ra đời vào thời đại mình [tự xưng]; đến triều đại khác mới ghi đúng tên gọi của nó. Thí dụ: Bộ luật Hồng Đức là tên gọi của thời sau, còn dưới thời vua Lê Thánh Tông [1360-1397] - thời đại làm ra bộ luật ấy phải gọi xưng một cách tôn kính là “Quốc triều hình luật”. Bộ luật Gia Long [Hoàng Việt luật lệ] cũng vậy, thời vua Gia Long [1802-1820] gọi là “Quốc triều luật lệ”.

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

Bộ luật Gia Long là Văn bản pháp luật quan trọng nhất và cũng là di tích tích pháp lý lớn nhất của Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỉ XIX. Bộ luật Gia Long, tên gọi chính thức là "Hoàng Việt luật lệ", ngoài ra, còn được gọi với tên khác như "Hoàng triều luật lệ", "Quốc triều đại luật"

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Bộ luật Gia Long là văn bản pháp luật quan trọng nhất và cũng là di tích pháp lí lớn nhất của Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỉ XIX.

Bộ luật Gia Long, tên gọi chính thức là “Hoàng Việt luật lệ”, ngoài ra, còn được gọi với tên khác như “Hoàng triều luật lệ”, “Quốc triều điều luật. Bộ Gia Long do Tổng tài Nguyễn Văn Thành chủ trì việc biên soạn từ năm 1811 theo chỉ dụ của vua Gia Long và được ban hành năm 1815.

Bộ luật Gia Long gồm 22 quyển với 398 điều luật, trong đó, các điều khoản của Bộ luật được chia thành sáu loại tương đương với công việc của 6 Bộ phụ trách: Tập I – Những chỉ dẫn tổng quát; Tập II và III [từ Điều 1 đến Điều 45], gồm những quy định ban đầu; Tập IV và tập V – Bộ Lại, gồm các điều từ Điều 46 đến Điều 72; các Tập VI, VII, VIII – Bộ Hộ, gồm các điều từ Điều 73 đến Điều 138; Tập IX – Bộ Lễ, từ điều 139 đến Điều 164; Tập X và XI – Bộ Binh, từ Điều 165 đến Điều 222; Tập XII đến Tập XX – Bộ Hình, từ Điều 223 đến Điều 388; Tập XXI – Bộ Công, từ Điều 389 đến Điều 398; Tập XXII – Phụ lục, là quyển cuối cùng có tiêu đề “Sách dẫn điều luật” [viện dẫn điều luật bằng cách so sánh, khi không có điều luật tương ứng thì căn cứ vào điều luật khác tương tự mà nghị xử].đó

  • tuyetnhung

    0

    2021-09-25T04:47:55+00:00

    Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên Hoàng triều luật lệQuốc triều điều luậtNguyễn triều hình luậtbộ luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm 1815.

    Hoàng Việt luật lệ được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu bộ luật Hồng Đức [tức Quốc triều Hình luật, là bộ luật của nhà Lê], nhưng chủ yếu là mượn bộ luật của nhà Thanh, dù đã được chỉnh sửa và cập nhật cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ.[6] Trong 398 điều thì 397 là chép lại Đại Thanh luật lệ. Chỉ có một điều là rút từ Quốc triều Hình luật.[5]

    Bảng [hay đồ]: quy định về phương hướng xử lý đối với những tài sản có được một cách bất hợp pháp. Thể lệ nộp phạt chuộc tội, chí tiết về ngũ hình, các dụng cụ dùng trong tù, và trang phục tang chế. Danh lệ quy định về những nguyên tắc tổng quát về tội phạm và hình thức trừng phạt. Phần dẫn đều luật dùng để hướng dẫn việc so sánh các hình phạt và vận dụng luật trong trường hợp vụ việc mà luật không quy định tới. Hộ luật là các luật về hộ tịch, tài sản, hôn nhân, thuế, nợ nần, tiền chợ búa.

    Đặc biệt là điều luật về việc tuyển phi cho vua, Hoàng Việt luật lệ thừa hưởng các điều luật từ thời Hùng Vương mà không có bất kì sự thay đổi nào. Đó là độ tuổi tuyển phi từ 13 đến 16 tuổi [trừ các cuộc hôn nhân chính trị, tuy nhiên vẫn chưa ghi nhận bất kì trường hợp nào vi phạm điều luật trên vì hôn nhân chính trị].

    Bộ luật có tên Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca, là văn bản diễn Nôm toàn bộ Hoàng Việt luật lệ do Ngô Dĩnh quan Án sát sứ tỉnh Cao Bằng thực hiện. Sách ký hiệu AB.321 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Toàn bộ cuốn sách có độ dầy 164 trang, khổ 28x16. Trong lịch sử các triều đại Phong kiến Việt Nam, có rất nhiều bộ luật được viết bằng chữ Hán, nhưng có thể nói đây là bộ luật hoàn thiện và duy nhất được diễn lại bằng chữ Nôm.

    Văn bản còn nguyên vẹn, không ghi rõ ngày tháng năm biên soạn sách, gồm tổng cộng 1696 câu, được viết theo thể lục bát và song thất lục bát.

    Về tác gia Ngô Dĩnh, sau lời dẫn của sách có ghi một dòng về tác giả là Ngô Dĩnh, hiệu Cát Xuyên, là quan Án sát sứ tỉnh Cao Bằng. Theo tìm hiểu tra cứu hiện tại chưa có tài liệu nào nghiên cứu hay viết về ông. Bản thân các sách Hán Nôm viết về tác giả này cũng hầu như không có, thời đại sinh sống của ông và niên đại sáng tác của tác phẩm Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca cũng không thấy có bất kể tư liệu nào đề cập đến. Nhưng căn cứ vào thời gian ra đời của bộ Luật Gia Long [1813], có thể suy đoán tác giả sống vào khoảng cuối thế kỷ XIX, và có lẽ tác phẩm cũng ra đời trong khoảng thời gian này?

    Hoàng Việt luật lệ [còn gọi là Luật Gia Long] gồm 22 quyển 398 điều, là một bộ luật lớn nhất của nền cổ luật Việt Nam. Có thể nói, đây là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nhà nước phong kiến Việt Nam. Vua Gia Long [1802-1820] là người đã góp công đầu trong việc thống nhất nước nhà, dựng lên vương triều Nguyễn. Chiến tranh kéo dài, mọi việc trong nước bị đình đốn, pháp luật thì bị quên lãng hoàn toàn. Bởi vậy ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, vua Gia Long đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng. Xây dựng bộ luật cho nước nhà là một trong những vấn đề được ông đặc biệt quan tâm. Để giúp cho công cuộc trị nước lâu dài, ông đã ra lệnh cho các triều thần biên soạn một bộ luật. Người đứng đầu công việc soạn thảo bộ luật này là Tiền quân Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành [1757-1817] làm Tổng tài. Công việc được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua Gia Long. Cùng tham gia biên soạn với Nguyễn Văn Thành là hai ông Vũ Trinh [1769-1828] và Trần Hựu[1] . Bộ luật được biên soạn trong một thời gian dài, mãi đến năm 1811 mới hoàn tất. Năm 1812 sách được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, trong sách còn ghi lại bài Tựa của đương kim Hoàng đế Gia Long. Theo lời tựa, có thể thấy rõ: sau khi sách được biên soạn xong, nhà vua đã trực tiếp đọc duyệt, tu chỉnh lại lần cuối trước khi cho phép khắc in. Bộ luật này chính thức được áp dụng trên phạm vi toàn quốc vào năm 1813 [năm Gia Long thứ 12].

    So với Luật Hồng Đức, bộ Luật Gia Long có tính hệ thống hơn, đầy đủ hơn, nội dung tỷ mỷ xác thực, phản ánh được đầy đủ hiện thực khách quan sinh động, sự tiến bộ trong tư tưởng và cách thức lập pháp cùng với các mối quan hệ phức tạp trong xã hội thời Nguyễn. Luật Gia Long đã kế thừa những điểm tiến bộ trong Luật Hồng Đức từ thời Lê. Đồng thời, Luật Gia Long cũng đã biết khéo léo tiếp thu những nét tinh hoa từ Đại Thanh luật lệ của Trung Quốc, chọn lựa những điều luật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và phong tục của người Việt Nam. Vì vậy, Luật Gia Long mang bản sắc mới mẻ của riêng mình, chiếm vai trò tương đối quan trọng trong lịch sử pháp luật thế giới. [Theo Nho gia tư tưởng đối Hoàng Việt luật lệ đích ảnh hưởng của Giáo sư Hà Thành Hiên, Viện Triết học Trung Quốc].

    Nội dung cơ bản của tư tưởng pháp luật Nho gia là duy trì bảo vệ lễ trị, dùng lễ là chủ yếu, lễ pháp kết hợp, đề xướng đức trị, đức là chính hình là phụ trợ, khoan dung nhưng lại nghiêm khắc, coi trọng nhân trị, nhân trị và pháp trị cùng kết hợp. Luật Gia Long đã lấy tư tưởng pháp luật Nho gia làm căn cứ lý luận dùng để chỉ đạo các phương pháp ứng dụng và nguyên tắc lập pháp của điều luật. Có thể nói Luật Gia Long là sự thể hiện tập trung nhất tư tưởng Nho gia trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Bộ luật gồm có 45 điều về Danh lệ [tên gọi luật lệ], 27 điều về Lại luật [luật quan lại], 66 điều về Hộ luật [luật về dân], 26 điều về Lễ luật [luật về Lễ], 58 điều về Binh luật [luật nhà binh], 166 điều về Hình luật [luật hình sự] và 10 điều về Công luật.

    Phần Danh lệ gồm có 45 điều, dài 206 câu, nội dung đề cập đến tên gọi cụ thể của các điều luật.

    Phần Lại luật gồm có 27 điều, dài 174 câu. Nội dung của phần Lại luật đề cập đến các vấn đề: chế độ quan chức [13 điều], Công chức thông dụng [14 điều].

    Phần Hộ luật gồm có 64 điều, dài 297 câu, đề cập đến các vấn đề: Việc dân [11 điều], Ruộng, nhà [10 điều], Hôn nhân [16 điều], Thương khố [22 điều], Hạn thuế [2 điều] và Cho vay tiền [3 điều].

    Phần Lễ luật gồm có 26 điều, dài 106 câu , bao gồm hai phần: Tế tự [6 điều] và Nghi chế [ 20 điều].

    Phần Binh luật gồm có 58 điều, dài 197 câu, đề cập đến các vấn đề: Canh gác nơi vua ở [16 điều], Việc quân chính [20 điều], Đồn canh xét trên đất trên sông [5 điều], Chăn nuôi chuồng trại [5 điều] và Bưu dịch [12 điều].

    Phần Hình luật gồm 166 điều, dài 642 câu. Nội dung của phần Hình luật đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau nảy sinh trong đời sống thường ngày: Trộm cắp [28 điều], Nhân mạng [20 điều], Đánh lộn [22 điều], Mắng chửi [8 điều], Kiện thưa [11 điều], Nhận của hối lộ [9 điều], Dối trá [11 điều], Phạm gian [9 điều], Tạp phạm [11 điều], Bắt giữ tội nhân [8 điều] và Phán quyết án lệnh [29 điều].

    Phần Công luật gồm 10 điều, dài 56 câu. Phần Công luật đề cập đến 2 vấn đề chính: Xây cất [6 điều] và Đê điều [4 điều].

    Tác phẩm đã diễn Nôm lại toàn bộ 398 điều luật từ văn bản Hoàng Việt luật lệ. Khi diễn Nôm, nội dung của từng điều luật đã được trích lược rút gọn [toát yếu], chỉ giữ lại nội dung chủ yếu của điều luật, như tên các điều luật cụ thể và luật đó được áp dụng mức hình phạt như thế nào, rồi thêm vào những câu có ý răn dạy con người phải giữ lấy luật, giữ lề thói.

    Văn bản diễn Nôm thể lục bát, đôi lúc có chen vào thể thơ song thất. Đây là một thể thơ đặc thù của Việt Nam, giàu giá trị biểu cảm, có khả năng thể hiện những trạng thái tâm hồn để mô tả. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau. Tác giả đã chọn cách diễn Nôm bằng một lối thơ dân tộc dễ nhớ dễ hiểu, khiến các điều luật dễ thấm sâu vào lòng người, làm cho mọi người đều hiểu được luật nước nhà mà giữ lề thói phong tục, tránh được các hành vi vi phạm pháp luật.

    Chữ Nôm trong văn bản là chữ Nôm tiêu biểu thời Nguyễn, loại chữ tự tạo chiếm tỉ lệ nhiều, nên tương đối dễ đọc, dễ hiểu. Ngoài ra, trong tác phẩm, tác giả sử dụng khá nhiều điển cố của Trung Quốc giúp cho câu thơ ngắn gọn xúc tích, đảm bảo được niêm luật thơ nhưng vẫn nêu bật được nội dung của các điều luật. Ví dụ trong lời dẫn của bộ luật, nói về cảnh thái bình thời vua Ngu vua Thuấn, ngoài đường không lượm của rơi, trong nhà khỏi lo đóng cửa, hoặc nói về Bá Di và Thúc Tề hai người lấy việc mất nước làm xấu hổ, bỏ lên núi Thú Dương hái rau vi mà ăn, nhất định không chịu ăn thóc Nhà Chu.

    Do Bộ luật khá dầy, việc phiên âm giới thiệu toàn bộ nội dung, chúng tôi xin công bố với độc giả vào dịp khác, trong phần cuối bài viết này chúng tôi chỉ xin phiên âm giới thiệu một số đoạn của văn bản:

  • Chủ Đề