Thai nhi 20 tuần phát triển như thế nào

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?

Thai nhi 20 tuần, bé lúc này có kích thước của một quả chuối, dài khoảng 25 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 315g. Bé đang ngày càng chiếm chỗ hơn trong tử cung và sự phát triển của thai nhi sẽ gây áp lực lên phổi, dạ dày, bàng quang và thận của mẹ.

Thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, hệ sinh sản của bé sẽ có sự phát triển vượt bậc:

  • Bé gái: Số lượng trứng trong buồng trứng đạt cực đại khi thai nhi 20 tuần, với khoảng sáu đến bảy triệu trứng. Con số này giảm dần kể từ thời điểm này và tiếp tục giảm trong suốt cuộc đời
  • Bé trai: Tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng, chuẩn bị di chuyển đến vùng bẹn. Tuy nhiên, tinh hoàn thường không xuống bìu cho đến tam cá nguyệt thứ ba.

Ngoài sự phát triển về hệ sinh sản, thai 20 tuần còn:

  • Được bao phủ bởi lớp sáp trắng vernix để bảo vệ da bé khỏi nước ối. Bên dưới lớp sáp, da bé sẽ dày lên và hình thành nhiều lớp. Một trong số những lớp đó chứa các đường kẻ về sau sẽ tạo nên nét riêng của dấu vân tay, bàn tay và chân.
  • Tóc và móng của bé tiếp tục mọc
  • Tim đập với tốc độ 120-160 nhịp mỗi phút
  • Các tuyến mồ hôi bắt đầu hình thành
  • Bắt đầu thải ra phân su [chất có màu xanh đậm hoặc đen]

Thai nhi 20 tuần cũng có thể nghe thấy những âm thanh như tiếng tim đập hoặc giọng nói của bạn ngay cả khi tai của bé chưa được hình thành hoàn chỉnh.

Thai 20 tuần biết đạp chưa? Thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào? Đây cũng là những băn khoăn rất thường gặp. Bạn sẽ cảm nhận được thai máy vào khoảng tuần thứ 16 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Ở tuần thứ 20, những cú đạp của bé sẽ giống như những nhịp gõ nhẹ nhàng vào thành bụng hoặc cảm giác lúng búng trong bụng.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 20

Mang thai 20 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện siêu âm thai để xác định kích thước, vị trí của thai nhi và những bất thường trong cấu trúc của xương và các cơ quan. Tùy thuộc vào vị trí của thai nhi, mẹ có thể biết mình có thể quan hệ tình dục được hay không. Trong khi siêu âm, dây rốn, nhau thai và nước ối cũng có thể được kiểm tra.

Sự biến động nội tiết tố khi mang thai 20 tuần cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa. Lúc này, mẹ có thể bị đầy hơi, ợ nóng hoặc thậm chí là táo bón. Ngoài ra, cơ thể mẹ còn có thể có một vài thay đổi như:

  • Tăng cân: Ở tuần thứ 20, mẹ có thể đã tăng khoảng 4,5kg. Từ tuần này, mỗi tuần mẹ có thể tăng khoảng 0,45kg. Tăng cân khi mang thai không chỉ do mẹ tiêu thụ nhiều calo hơn mà còn đến từ trọng lượng của bé, nước ối, nhau thai, lượng máu và mô vú đang tăng lên.
  • Sự thay đổi của rốn: Khi tử cung phát triển và mở rộng, nó sẽ gây áp lực lên thành bụng và khiến rốn trở nên phẳng hoặc thậm chí lồi ra ngoài.
  • Chuột rút chân: Có tới 45% các bà mẹ đang mang thai bị chuột rút ở chân. Những cơn chuột rút này thường xảy ra đột ngột, vào ban đêm và gây đau đớn dữ dội.

Ngoài ra, nếu đứng lâu mẹ sẽ gặp hiện tượng phù nề rất khó chịu. Vì thế mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời nên chọn những đôi giày thoải mái để việc đi đứng dễ dàng hơn nhé!

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Mẹ nên xem xét làm ngân hàng máu cuống rốn. Ngân hàng máu cuống rốn là một thủ tục trong đó máu cuống rốn được lấy từ dây rốn của em bé ngay sau khi sinh và được bảo quản để có thể sử dụng trong tương lai khi cấy ghép tế bào gốc. Có hai cách chính để lưu máu dây rốn:

  • Cộng đồng: Ngân hàng công sẽ thu thập và lưu trữ máu dây rốn để sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào cần chữa bệnh.
  • Tư nhân: Các gia đình có khả năng chi trả cho các dịch vụ sẽ cho các trung tâm giám sát việc thu thập và lưu trữ máu cuống rốn và máu này được lưu lại chỉ để gia đình đó sử dụng.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 20 tuần

Đi khám thai ở tuần 20 là cách để xem bé đang phát triển như thế nào và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Siêu âm vào ba tháng giữa của thai kỳ cũng giúp bác sĩ biết rõ tình hình sức khỏe tổng thể của bé và việc mang thai của bạn.

Vào thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi, mẹ sẽ được chọc ối nếu mẹ đã quyết định thực hiện xét nghiệm này. Chọc ối được thực hiện vì lý do cụ thể, nhưng không phải là một xét nghiệm thường xuyên. Điều quan trọng là mẹ thảo luận về những lợi ích, rủi ro với bác sĩ. Khi chọc ối, một mẫu dịch ối sẽ được lấy từ vị trí quanh bé. Mẫu này sẽ được kiểm tra để xem bé có bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 20

Thai 20 tuần nên ăn gì?

Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học với các thực phẩm giàu chất đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất béo. Đối với hoa quả và rau củ, bạn cần chọn lựa và chế biến kỹ lưỡng bằng cách rửa thật kỹ, gọt vỏ và nấu chín thức ăn. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn khoảng 5  9 khẩu phần trái cây, rau củ mỗi ngày.

Vận động thường xuyên, tránh đứng yên trong thời gian dài

Đừng đứng suốt cả ngày khi mẹ mang thai tuần 20. Hãy chịu khó đi bộ xung quanh. Đứng yên trong thời gian dài có xu hướng giảm huyết áp, có thể dẫn đến mê sảng và ngất xỉu. Mẹ có thể chống lại những rủi ro bằng cách đi bộ ngắn nhưng thường xuyên. Ngoài ra, khi thai nhi 20 tuần, bạn cũng có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, bơi

Công cụ tính ngày dự sinh

Hãy sử dụng công cụ này để tính ngày dự sinh của bạn. Lưu ý, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo. Hầu hết các mẹ bầu thường sinh trong vòng một tuần trước hoặc sau khoảng thời gian dự sinh này.

Phương pháp tính toán

Kỳ kinh nguyệt cuối cùng

Ngày thụ thai

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày Tính ngay

Chủ Đề