Thành tựu nào sau đây không thuộc giai đoạn cách mạng đá mới ở Việt Nam

Olympic Tokyo: Việt Nam khó có huy chương?

Nguồn hình ảnh, Getty ImagesChụp lại hình ảnh,

Sân vận động Olympic vào ngày 23 tháng 7 năm 2021 ở Tokyo, Nhật Bản

Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic năm nay gồm 43 thành viên, trong đó có 18 vận động viên [VĐV] tranh tài ở 11 môn thi đấu.

Vì sao VN cần mạnh dạn thúc đẩy việc sáp nhập tỉnh?

Người Việt 'nhà lầu, xe hơi', nhưng nợ nần ở Phuket

Lực lượng của đoàn Việt Nam tới Tokyo là sự pha trộn giữa những gương mặt quen thuộc như Hoàng Xuân Vinh [bắn súng], Nguyễn Tiến Minh [cầu lông] hay Nguyễn Thị Ánh Viên [bơi lội] kết hợp với các VĐV mới có lần đầu tham dự sự kiện thể thao này như Nguyễn Huy Hoàng [bơi lội], Quách Thị Lan [điền kinh] hay bộ đôi Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Phi Vũ [bắn cung].Quảng cáo

Nhìn chung, 18 VĐV tham dự Olympic Tokyo 2020 là một con số tương đối tích cực khi kể từ Olympic Sydney 2000, chỉ có Olympic Rio 2016 là đoàn thể thao Việt Nam tham dự với số lượng VĐV đông hơn năm nay.

Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà ngành thể thao không đặt một chỉ tiêu huy chương cụ thể nào cho đoàn Việt Nam mà chỉ cố gắng động viên các VĐV nỗ lực hết sức mình.

Đoàn Việt Nam tại Olympic năm nay có thể mạnh về lượng [so với chính chúng ta các kì Olympic trước] nhưng lại thiếu hẳn về chất.

Nổi bật nhất trong 18 cái tên đến Tokyo lần này vẫn là những Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Ánh Viên, Thạch Kim Tuấn hay Nguyễn Tiến Minh.

Trong số này, Nguyễn Thị Ánh Viên và Nguyễn Tiến Minh đều đã ở sườn dốc bên kia sự nghiệp và ngay cả giai đoạn đỉnh cao phong độ ở London 2012 và Rio 2016 khi nhận được sự kì vọng cao nhất, họ cũng chưa bao giờ thật sự tiến gần đến cơ hội giành huy chương.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - người mang về tấm chương vàng lịch sử cho thể thao Việt Nam tại Olympic Rio - thậm chí chỉ đến được Tokyo nhờ suất đặc cách sau khi thất bại ở nỗ lực tranh vé chính thức dù đã được tạo điều kiện tham dự hầu hết các giải đấu có thể tích điểm đi Olympic.

Niềm hi vọng đáng kể nhất của đoàn Việt Nam có lẽ chỉ nằm ở lực sĩ Thạch Kim Tuấn môn cử tạ - người có lần thứ hai tham dự Olympic.

Giống như Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Tiến Minh hay Hoàng Xuân Vinh, Thạch Kim Tuấn là một cái tên kì cựu và luôn nằm trong nhóm "gánh" thành tích cho thể thao Việt Nam tại các Đại hội Thể thao thành tích cao nhiều năm qua.

Ở nội dung 61 kg của nam, thành tích cá nhân 304 kg của Thạch Kim Tuấn đang trong top 4 và hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh tấm huy chương đồng.

Điều đáng ngại nhất với VĐV này là tâm lí thi đấu, còn nhớ tại Olympic Rio 5 năm trước, Thạch Kim Tuấn cũng được kì vọng rất nhiều song rốt cuộc áp lực quá lớn khiến anh thất bại và còn xếp sau cả người đồng đội Trần Lê Quốc Toàn.

Tại kì Olympic tới đây, áp lực với Thạch Kim Tuấn thậm chí còn lớn hơn nhiều khi phong độ của Nguyễn Thị Ánh Viên hay Hoàng Xuân Vinh đã không còn cho phép họ có thể ở bên cạnh để san sẻ niềm kì vọng nữa.

Nhìn chung, Olympic Tokyo là một kỳ Olympic khó khăn cho thể thao Việt Nam và thực tế nhất, chúng ta chỉ có thể hi vọng các VĐV sẽ cố gắng, nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân, còn một kỳ tích nào đó như của Hoàng Xuân Vinh năm 2016 chẳng hạn - đến thì vui mà không thì cũng là hợp lí với thực lực của chúng ta.

Chụp lại video,

Chi phí đăng cai Olympics

Thể thao Việt Nam đang thụt lùi?

Ở Olympic 2016, đoàn Việt Nam tham dự với 23 VĐV và hoàn tất hành trình của mình với 1 HCV cùng 1 HCB cùng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Như vậy xét về mặt con số, đoàn Việt Nam năm nay với chỉ 18 VĐV đến Tokyo là một bước thụt lùi và với tình hình hiện tại, việc tái lập thành tích như của Hoàng Xuân Vinh mang lại hồi năm 2016 là một nhiệm vụ bất khả thi.

Tất nhiên, những gì mà chúng ta có được ở Olympic Rio 2016 cũng là vượt ngoài mong đợi và sức mạnh thực sự của thể thao Việt Nam thời điểm ấy.

Chụp lại video,

Olympics Tokyo 2020: Các sân vận động chính

Chỉ tiêu của đoàn thể thao Việt Nam cho Olympic Tokyo là giành 20 suất tham dự, thấp hơn con số 23 ở Olympic 2016, tức là ngành thể thao cũng đánh giá thành tích của Việt Nam ở Olympic Rio 2016 là trên tầm thực lực vốn có của chúng ta.

Nói thể thao Việt Nam thụt lùi dựa vào các con số so sánh giữa kì Olympic 2016 và 2020 có vẻ khiên cưỡng, nhưng tín hiệu cho thấy sự phát triển của thể thao Việt Nam đang có nguy cơ bất ổn là có thật, trong đó bài toán nan giải nhất là thiếu lực lượng kế cận để gánh vác trọng trách của thế hệ Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng Xuân Vinh để lại.

Ở Olympic Rio 2016, Nguyễn Thị Ánh Viên đến với giải đấu nhờ đạt chuẩn A, còn Hoàng Xuân Vinh làm nức lòng người hâm mộ với hai tấm huy chương môn bắn súng; nhưng đến Olympic Tokyo 2020, Nguyễn Thị Ánh Viên chỉ được xác nhận tham dự vào phút chót nhờ nằm trong nhóm đạt chuẩn B được chọn, còn Hoàng Xuân Vinh thì tham dự nhờ suất đặc cách.

Với thành tích như vậy, giải đấu tới đây tại Tokyo nhiều khả năng sẽ là kỳ Olympic cuối cùng của họ và của cả Nguyễn Tiến Minh, Thạch Kim Tuấn nữa.

Cách đầu tư của thể thao Việt Nam hiện nay là đầu tư trọng điểm, tức là ở những môn mũi nhọn, chúng ta tìm ra các nhân tố thực sự nổi trội và đầu tư tập trung vào nhóm này.

Vấn đề là bây giờ, khi những Nguyễn Thị Ánh Viên hay Thạch Kim Tuấn đã chuẩn bị kết thúc sự nghiệp đỉnh cao, những nhân tố nổi trội để nối tiếp họ chưa có dấu hiệu gì là sẽ được trình làng trong thời gian tới.

Đây sẽ là một bài toán đau đầu cho ngành thể thao sau Olympic Tokyo 2020 và hướng đến Olympic Paris 2024.

Video liên quan

Chủ Đề