Thế nào là chào bán chứng khoán ra công chúng năm 2024

sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức phát hành phù hợp dựa trên các khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của từng loại phát hành. Vậy thì đâu là đặc điểm của từng loại hình phát hành? Cùng VNSC tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Chào bán chứng khoán là gì?

Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng đối với các doanh nghiệp, điển hình là những doanh nghiệp IPO với mục đích là để huy động vốn đầu tư từ công chúng nhằm mở rộng và phát triển doanh nghiệp cũng như nâng cao vị thế kinh tế trên thị trường. Ngoài ra, nó cũng nhằm những mục đích khác như tái cơ cấu cổ đông, hỗ trợ việc sáp nhập hoặc mua lại các công ty,….

Đặc điểm của chào bán chứng khoán

Thông thường việc chào bán chứng khoán có thể đến từ chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp. Trong giai đoạn chào bán chứng khoán thì các tổ chức phát hành sẽ có thêm sự tham gia từ các tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán như công ty chứng khoán, ngân hàng; các tổ chức định mức tín nhiệm, đơn vị đóng vai trò là trung gian thanh toán,…

Nơi diễn ra hoạt động chào bán chứng khoán là thị trường sơ cấp, là thị trường mà tổ chức phát hành và nhà đầu tư sẽ thực hiện trực tiếp giao dịch. Thị trường này cũng chính là thị trường mà các công ty chào bán chứng khoán sẽ thực hiện mục đích huy động vốn của mình.

Để thực hiện việc chào bán chứng khoán thì tổ chức phải trải qua rất nhiều thủ tục và quy trình từ việc lên kế hoạch phát hành, thông qua đề án đăng ký chào bán, thực hiện hợp đồng với các tổ chức liên quan,…

Vai trò của việc chào bán chứng khoán

Mục đích của chào bán chứng khoán là để huy động vốn cho doanh nghiệp, vậy vai trò của hoạt động này là gì?

  • Việc chào bán chứng khoán sẽ tăng tính đa dạng cho thị trường chứng khoán, thúc đẩy thị trường hoạt động sôi động và công cụ để thực hiện các giao dịch mua bán
  • Chào bán chứng khoán cũng giúp xây dựng nên nguồn vốn dài hạn, hạn chế phụ thuộc vào các nguồn vay vốn bên ngoài như ngân hàng để tránh những rủi ro pháp lý cũng như ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh sau này.
  • Chào bán chứng khoán sẽ là động lực để công ty hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn. Bởi để có thể thành công việc niêm yết trên sàn chứng khoán thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể về tài chính, kế toán, pháp lý như tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 đến 5 năm gần nhất, các quy định về bộ máy hoạt động doanh nghiệp,…

Ngoài những vai trò chính của việc chào bán chứng khoán đối với các tổ chức phát hành, thì đối với các nhà đầu tư, cổ phiếu vừa được phát hành sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn so với những cổ phiếu khác.

Với những tổ chức trung gian thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán thì bên cạnh việc đem lại một lợi nhuận không nhỏ từ nghiệp vụ của mình, nó còn giúp cho những tổ chức này liên tục nâng cao và cải thiện chuyên môn nhằm giúp doanh nghiệp chào bán chứng khoán có một chiến lược phát hành phù hợp và hiệu quả.

Nhìn xa hơn, vai trò chào bán chứng khoán đối với nền kinh tế vĩ mô là thúc đẩy nền kinh tế tích cực hoạt động, gia tăng năng suất, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, từ đó góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà.

Phương thức chào bán chứng khoán

Các phương thức chào bán chứng khoán sẽ được chia làm hai loại là phát hành chứng khoán riêng lẻ và phát hành chứng khoán ra công chúng.

Chào bán chứng khoán riêng lẻ

Chào bán chứng khoán riêng lẻ là hình thức phát hành chứng khoán tới 1 đối tượng nhà đầu tư nhất định như những nhà đầu tư tiềm năng, nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp,… thay vì hướng đến nhóm đối tượng nhà đầu tư phổ thông.

Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ là gì?

  • Các văn bản về phương án phát hành, kế hoạch sử dụng số vốn thu được, các mục tiêu cần đạt trước và sau khi chào bán chứng khoán,… tất cả đều phải được thông qua và quyết định bởi đại hội đồng cổ đông
  • Thời gian chuyển nhượng chứng khoán là 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, tính từ thời điểm ngày hoàn thành được chào bán
  • Những đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ không được phát hành thường xuyên mà mỗi đợt phải cách nhau ít nhất là 6 tháng.

Việc chào bán chứng khoán riêng lẻ thông thường sẽ xuất phát từ những doanh nghiệp nhỏ lẻ, vậy thì lợi ích hay ưu điểm mà phương pháp chào bán chứng khoán này mang lại là gì?

  • Thủ tục đơn giản: điều kiện phát hành chứng khoán riêng lẻ được đánh giá đơn giản và ít phức tạp, một phần vì phạm vi phát hành nhỏ nên phương thức chào bán riêng lẻ sẽ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên mặc dù phương thức này có thủ tục đơn giản nhưng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo cung cấp các thông tin đầy đủ và hợp pháp về tình trạng hoạt động, các nội dung liên quan khác đến việc chào bán chứng khoán
  • Cải thiện nội bộ doanh nghiệp: Bởi vì phạm vi huy động vốn của phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ tương đối nhỏ nên phương thức này sẽ giúp cải thiện các hoạt động nội bộ công ty như: củng cố mối quan hệ giữa công ty phát hành và những nhà đầu tư chiến lược, các cổ đông tiềm năng của doanh nghiệp

Và dĩ nhiên là bất kỳ phương thức nào cũng sẽ có hai mặt. Nhược điểm lớn nhất của phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ là hiệu quả truyền thông hay đơn giản hơn là mức độ nhận diện của doanh nghiệp sẽ không được cao. Vì đối tượng góp vốn thông qua hình thức này chỉ là một nhóm các nhà đầu tư, điều đó cũng đồng nghĩa với việc huy động vốn sẽ không mang lại giá trị cao bởi phạm vi hẹp.

Chào bán chứng khoán ra công chúng

Khác với phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ thì chào bán chứng khoán ra công chúng được hiểu là việc doanh nghiệp chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp tới toàn bộ nhà đầu tư.

Phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ được thực hiện bởi các doanh nghiệp muốn tăng vốn để mở rộng hoặc phát triển kinh doanh thông qua huy động vốn từ công chúng.

Bên cạnh đó phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng cũng có những mặt lợi ích và hạn chế nhất định. Đầu tiên có thể kể đến về ưu điểm mà phương thức chào bán chứng khoán này mang lại như sau:

  • Các chứng khoán phát hành bằng phương thức này đều sẽ được giao dịch tại thị trường tập trung, nơi diễn ra các giao dịch của đa dạng nhà đầu tư, từ đó những chứng khoán này sẽ dễ dàng được giao dịch, tính thanh khoản chứng khoán cao hơn.
  • Giá chứng khoán khi được phát hành ra công chúng cũng sẽ được định giá cao hơn, mang lại nhiều lợi ích giá trị cho nhà đầu tư
  • Mặc dù phải trải qua nhiều quy định khắc nghiệt để có thể thành công lên sàn giao dịch đại chúng, nhưng cũng nhờ quy định này, công ty chứng minh được tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của mình, từ đó mang lại tác động truyền thông tích cực và tăng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
  • Khi nhà đầu tư bỏ tiền vào những chứng khoán được phát hành bằng phương thức này thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều vốn để tích cực phát triển, nâng cao hiệu suất và đem lại sản phẩm chất lượng. Từ đó giá trị ròng của doanh nghiệp sẽ ngày được nâng cao, giúp tổ chức phát hành có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp.

Tuy nhiên phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng cũng mang lại những nhược điểm nhất định như:

  • Chi phí để phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng [IPO] khá đắt đỏ bởi hầu như các dịch vụ pháp lý, bảo lãnh phát hành đều là do công ty bỏ tiền ra.
  • Điều kiện để chào bán chứng khoán ra công chúng lần đầu khá khó khăn và phức tạp
  • Ngoài ra bởi vì là hướng đến mục tiêu là doanh nghiệp đại chúng, nên các thông tin được công bố phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt dựa trên luật chứng khoán. Ví dụ như công bố về tình hình hoạt động công ty, các giao dịch với những chủ thể có quan hệ với công ty, các dự án sắp tới, báo cáo tài chính, những tác động tiêu cực đến công ty,… điều này sẽ gây ra bất lợi cho các doanh nghiệp phát hành vì khi đối diện với các thông tin tiêu cực từ phía doanh nghiệp mình đang mua cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng rút vốn và ít đầu tư vào doanh nghiệp nhiều hơn.
  • Doanh nghiệp dễ vướng phải nhiều thông tin thông tin tiêu nếu giá cổ phiếu giảm, gây ảnh hưởng đến uy tín.
  • Bởi vì là doanh nghiệp đại chúng nên truyền thông sẽ hướng rất nhiều sự quan tâm đến với doanh nghiệp. Hệ quả là những quyết định của nhà lãnh đạo đưa ra chỉ mang được tác động tích cực đến doanh nghiệp trong ngắn hạn thay vì dài hạn bởi lúc này các quyết định đưa ra đều được dựa trên giá cổ phiếu và mong muốn dư luận quan tâm đến doanh nghiệp.

Dù là với các phương thức chào bán chứng khoán nào thì mục đích chính của các tổ chức phát hành đó chính là huy động vốn để liên tục cải thiện và nâng cao năng suất kinh doanh của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho người đọc thêm kiến thức về

Chủ Đề