Thế nào là một cuộc phỏng vấn thành công năm 2024

Để phỏng vấn xin việc thành công cần có sự chuẩn bị. Không có sự chuẩn bị, khả năng thành công của bạn sẽ không phải là điều chắc chắn. Khi bước vào một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn về khả năng đóng góp của bạn cho công ty, hay những thông tin về lợi nhuận năm trước và những sản phẩm mới nhất của họ là gì để chắc chắn bạn đã biết rõ mọi thứ ở nhà. Không gì thất vọng hơn là khi một ứng viên cứ nói liên hồi về sự nhiệt tình nhưng lại thực sự không biết đến những thông tin và số liệu cơ bản nhất về công ty đang phỏng vấn.

Dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn trước khi bước vào buổi phỏng vấn xin việc:

Tìm kiếm thông tin online

Website của công ty là nơi tốt nhất để bắt đầu quá trình tìm kiếm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những thông tin chính thức, những sản phẩm cũng như những dịch vụ mà công ty hiện có. Bạn cũng có thể nhìn thấy phần nào phong cách và văn hóa công ty qua cách thức thể hiện website của họ.

Dành thời gian để tìm trên mạng những thông tin khác về công ty. Gõ tên của công ty trên Google để xem có những tin tức nào viết về công ty gần đây hay không. Bạn cũng có thể tham khảo một số thông tin từ những người đang làm việc tại đó, chẳng hạn như lý do tại sao họ lại thích làm việc tại môi trường này.

Các nguồn thông tin về ngành nghề

Không chỉ cần thông tin về công ty, bạn cũng có một kiến thức nền tốt về lĩnh vực ngành nghê liên quan để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Do đó, việc xem qua các ấn phẩm kinh doanh và các website để xem những thông tin về công việc tiềm năng của bạn và ngành nghề liên quan sẽ giúp bạn có thông tin nhiều hơn.

Nếu chuyên ngành của bạn đã phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển, bạn có thể hỏi thêm bạn bè để có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà công ty bạn ứng tuyển đang tham gia, hay những kiến thức nhóm ngành cần thiết,… nếu họ biết về công ty đó.

Tự chuẩn bị những thứ cần thiết

Thông thường, các ứng viên thường quên dành đủ thời gian để tự chuẩn bị những thứ cần thiết. Điều này cũng giống như khi bạn bước vào một buổi kiểm tra, có sự chuẩn bị đầy đủ sẽ giúp cảm thấy tự tin hơn, giúp bạn tin tưởng mình sẽ vượt qua hết tất cả các câu hỏi và cảm thấy tâm trạng thật tốt. Khi đó, bạn sẽ tỏa sáng.

Sau đây là một số mẹo nhỏ để bạn tham khảo:

- Có một cuộc phỏng vấn giả với một người bạn dựa trên những câu hỏi phỏng vấn phổ biến thường gặp.

- Hãy chắc chắn bạn nắm rõ thời gian, địa điểm của cuộc phỏng vấn và tên của những người phỏng vấn bạn.

- Nếu bạn ăn mặc tươm tất, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Để mọi thứ thuận lợi, tránh hoảng loạn vào phút cuối, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước trang phục vào đêm trước đó.

- Không nên mang quá nhiều thứ khi đi phỏng vấn – về tâm lý lẫn thể chất. Hãy chuẩn bị ở mức tối thiểu những thứ cần mang theo để bạn có thể tập trung vào cuộc phỏng vấn và không bị xao nhãng bởi thứ gì khác.

- Nếu bạn được yêu cầu mang theo các văn bằng, chứng chỉ, các giấy tờ khác có liên quan,… thì hãy chuẩn bị sẵn sàng để không phải tốn thời gian tìm kiếm cả buổi sáng trước ngày phỏng vấn trọng đại.

Chuẩn bị một cách có phương pháp

Đọc CV và ghi chú lại, tương tự như khi bạn đang chuẩn bị cho bài kiểm tra. Nghiên cứu những ghi nhận về công việc của bạn, tại sao bạn phù hợp với công việc này và bạn đã đạt được điều gì. Bạn nhìn thấy bản thân mình như thế nào? Bạn đã làm được gì trước đó? Những thành tựu nào bạn đã đạt được?

Cố gắng liên hệ những phần cụ thể của CV với những mô tả về công việc. Điều này giúp làm rõ hơn cho nhà tuyển dụng vì sao họ nên chọn bạn ở vị trí này.

Bạn nên nhớ, một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất chính là “Hãy nói về bản thân bạn?”. Do đó hãy chuẩn bị trước một câu trả lời ngắn gọn và xúc tích cho câu hỏi này, chứ không phải kể một câu chuyện dài về cuộc đời bạn. Hãy trả lời một cách nhanh chóng và đừng để bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Tránh những vấn đề nhạy cảm như chính trị và tôn giáo.

Bạn là sinh viên mới ra trường, chưa từng có kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến phỏng vấn? Hoặc đơn giản là bạn đã phỏng vấn rất nhiều lần nhưng chưa thành công! Đừng quá lo lắng, trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết phỏng vấn trực tiếp thành công đến 99% để có thể gây được ấn tượng tốt với các Headhunter.

Tầm quan trọng của việc phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp là hình thức được hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Việc gặp mặt trực tiếp ứng viên sẽ giúp doanh nghiệp thấy được tác phong, thái độ của họ để có thêm cơ sở cân nhắc có nên lựa chọn ứng viên này hay không. Nếu cử chỉ, lời nói và cách giao tiếp của ứng viên tốt sẽ ghi được điểm cộng trong lòng nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội đậu phỏng vấn cao hơn.

Phỏng vấn trực tiếp là một dịp để nhà tuyển dụng thử phản ứng và khả năng thích ứng của ứng viên với doanh nghiệp. Nếu thể hiện tốt, dù không đậu phỏng vấn thì bạn vẫn sẽ nằm trong tệp ứng viên tiềm năng sau này của công ty.

Phỏng vấn trực tiếp rất quan trọng

Về phía ứng cử viên, phỏng vấn trực tiếp là cơ hội để bạn trải nghiệm văn hóa làm việc của doanh nghiệp mình đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có thêm quyết định là có nên tham gia vào công ty này hay không. Đây là một trải nghiệm quý giá mà phỏng vấn online không thể đem tới cho bạn.

Một lợi thế khác mà phỏng vấn trực tiếp đem lại cho cả nhân viên và công ty đó là giúp hai bên hiểu nhau hơn, tránh tình trạng hiểu lầm. Phỏng vấn trực tuyến thường gặp vấn đề về đường truyền nên cuộc nói chuyện có thể bị gián đoạn thường xuyên khiến cả hai bên hiểu lầm hoặc không hiểu đối phương đang muốn nói với vấn đề gì.

Bí quyết phỏng vấn trực tiếp thành công

Bạn muốn có một cuộc phỏng vấn muốn thành công? Vẫy hãy lưu ngay những bí quyết nhỏ mà Unica chia sẻ dưới đây nhé:

Nghiên cứu về đơn vị bạn đang ứng tuyển

Có ít hoặc không có kiến ​​thức về công ty là sai lầm phổ biến nhất của người tìm việc khi phỏng vấn. Phỏng vấn chỉ đơn giản là khó nếu bạn không biết công ty làm gì!

Vì vậy, tìm hiểu kỹ về công ty trước khi phỏng vấn là mẹo phỏng vấn quan trọng nhất của chúng tôi để thành công. Kiểm tra trang web của công ty, các bài báo gần đây trên mạng, các kênh truyền thông xã hội và bất cứ điều gì khác mà bạn có thể tìm thấy. Mục tiêu là để có được kiến ​​thức làm việc về các dịch vụ, giá trị và văn hóa của công ty, cũng như bối cảnh cạnh tranh. Bằng cách đó, bạn sẽ ở một vị trí tốt hơn để bán chính mình; bạn có cơ hội để suy nghĩ xem những phẩm chất hoặc kinh nghiệm nào của bạn có thể giúp họ đạt được mục tiêu nếu bạn được thuê.

Nếu bạn biết tên của những người mà bạn sẽ gặp, hãy tiến thêm một bước và tra cứu họ trên Google. Điều này sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết về nền tảng của họ và các lĩnh vực quan tâm chung giữa bạn và người phỏng vấn.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi đi phỏng vấn

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ bao gồm: sơ yếu lý lịch, bản sao giấy khai sinh, bản sao bằng tốt nghiệp, giấy khám sức khỏe thậm chí là cả giấy và bút để có thể ghi chú trong cuộc phỏng vấn.

Trước khi phỏng vấn, hãy đảm bảo rằng bạn có địa điểm phỏng vấn chính xác và tra cứu hướng dẫn đến địa điểm. Điều này sẽ giúp tránh căng thẳng không cần thiết vào ngày phỏng vấn.

Chuẩn bị những câu trả lời

Bạn nên chuẩn bị trước một số câu trả lời mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình. Ví dụ như: mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, bạn có khả năng làm tốt các công việc này không đừng để mình rơi vào thế bị động khi nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi này, bạn hãy chuẩn bị kỹ những câu trả lời cho câu hỏi dạng này. Đừng bỏ qua bất cứ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng gợi ý cho bạn, vì đó là cái mà nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu bạn.

Chuẩn bị câu hỏi trước buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Lựa chọn trang phục phù hợp

Một trong những bí quyết phỏng vấn trực tiếp thành công đó là việc lựa chọn trang phục. Thay vì lựa chọn một chiếc đầm quá sặc sỡ hoặc một bộ quần áo thoải mái như khi đi chơi thì lựa chọn hoàn hảo chính là những bộ vest trang trọng hoặc những chiếc sơ mi đơn giản kết hợp với quần tối màu. Trang phục tuy đơn giản nhưng lại thể hiện sự nghiêm túc và trang trọng đối với người đối diện sẽ giúp bạn ghi điểm trong suốt quá trình phỏng vấn đấy nhé !

Đến đúng giờ

Đúng giờ là điều quan trọng với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Việc bạn đến trễ trong buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không coi trong buổi phỏng bấn này. Để tránh đến muộn giờ phỏng vấn bạn nên xem trước bản đồ chỉ đường và ước lượng được thời gian mình sẽ đi được đến đó đảm bảo mình sẽ đến trước hoặc đúng giờ.

Bạn nên đến trước 15 phút để có sự chuẩn bị hay thời gian chỉnh đốn trang phục, những giấy tờ cần thiết cần mang theo cũng như có chút thời gian tập trung và thoải mái nhất.

Trở thành chuyên gia tuyển dụng bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng quy trình tuyển dụng nội bộ phù hợp, nắm vững & sử dụng thành thạo các Nguồn/ Kênh tuyển dụng hiện nay, xây dựng được tiêu chí đánh giá ứng viên, hệ thống bản JD phù hợp,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ tuyển dụng - X-Hunter 4.0

Nguyễn Đức Hải

Hướng dẫn tuyển dụng và đào tạo lãnh đạo cấp độ 5

Vũ Thùy Linh [Linh Vũ]

Tuyển dụng thực chiến

Lương Ngọc Sơn

Giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp

Cách để ghi điểm với nhà tuyển dụng là hãy giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp. Những vấn đề bạn nên đề cập trong lúc giới thiệu bản thân là tên, tuổi, địa chỉ, học vấn, kinh nghiệm làm việc. Phần quan trọng nhất là kinh nghiệm làm việc, bạn hãy tập trung nói nhiều về phần này.

Một chú ý nhỏ là chỉ nên nói những kinh nghiệm liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển, đừng nói dài dòng quá vì điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng khó tập trung cũng như đánh giá không cao khả năng chọn lọc và trình bày thông tin của bạn. Phần lớn các nhà tuyển dụng đều không có thời gian nên bạn đừng nói dài dòng quá, phần giới thiệu chỉ nên kéo dài tối đa 3 hoặc 4 phút.

Giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và tiếng nói tự tin

Ngôn ngữ cơ thể là một điểm cộng trong giao tiếp, người biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể thành thạo thường là người tự tin dẫn dắt mọi cuộc nói chuyện. Nếu không biết cách dùng ngôn ngữ cơ thể, lời khuyên cho bạn là hãy đăng ký ngay một khóa học online/offline để làm chủ kỹ năng này.

Tiếng nói cũng là yếu tố quan trọng của bí quyết phỏng vấn trực tiếp. Người tự tin thường nói chuyện ở tông giọng đủ nghe, không quá lớn cũng không quá nhỏ. Tiếng nói rõ ràng, câu chữ rành mạch, ngôn từ mạch lạch được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Tốc độ khi nói của những người ngày được điều chỉnh ở mức độ vừa vặn, không quá nhanh cũng không quá chậm.

Nghe kỹ câu hỏi và đưa ra câu trả lời cụ thể

Một kỹ năng phỏng vấn cực kỳ quan trọng khi tham gia phỏng vấn là khả năng lắng nghe. Nhớ là đừng vội vàng nói khi nhà tuyển dụng chưa dứt câu nhé, đây sẽ là điểm trừ khiến bạn mất cơ hội làm việc tại vị trí mong muốn. Trong lúc lắng nghe, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ về phương án trả lời nên đáp án đưa ra thường chính xác cao. Nhà tuyển dụng thường chỉ chú ý tới câu trả lời chính xác và bỏ qua những câu nói dư thừa vì điều này làm tốn thời gian của họ.

Sử dụng ví dụ, chứng minh kinh nghiệm và kỹ năng

Cách chứng minh kinh nghiệm và kỹ năng bản thân thông minh và hiệu quả nhất là hãy lấy ví dụ minh họa. Phải có kinh nghiệm thực tiễn, bạn mới có thể đưa ra những ví dụ chi tiết thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Một số đơn vị sẽ yêu cầu bạn cung cấp tư liệu hoặc thực hành trực tiếp kỹ năng mình có nên nhớ phải chuyển bị phỏng vấn cẩn thận để giúp mình có nhiều điểm cộng nhất nhé.

Sử dụng ví dụ là bí quyết chứng minh năng lực khi phỏng vấn trực tiếp

Thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt câu hỏi cho bên tuyển dụng

Bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách đưa ra bình luận hoặc nhận xét một cách khách quan, thậm chí là bằng cách đặt câu hỏi. Bạn có thể chuẩn bị trước các câu hỏi ở nhà để không bị rơi vào trạng thái bị động. Việc đặt câu hỏi ngược lại sẽ khiến nhà tuyển dụng vô cùng thích thú bởi sự quan tâm của bạn đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển cũng như cơ hội được tìm hiểu về môi trường của công ty.

Hãy nhấn mạnh vào việc bạn phù hợp với vị trí này

Bạn hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng, kinh nghiệm giúp công ty tìm ra các giải pháp tăng trưởng doanh số bán hàng, giảm thiểu chi phí...bằng cách đưa ra những bảng thống kê hay sơ đồ minh họa những ý tưởng đó của mình, hãy sử dụng số liệu thực tế nhất.

Việc bạn tiềm hiểu kỹ lưỡng về vị trí ứng tuyển rất quan trọng giúp bạn chứng minh với nhà tuyển dụng là bạn đủ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng có thể đáp ứng được như cầu của nhà tuyển dụng. Hãy chứng minh cho họ biết bạn là lựa chọn tốt nhất của họ.

Cảm ơn người phỏng vấn

Việc nói lời cảm ơn sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn và thể hiện mong muốn được làm việc ở công ty vừa thể hiện bạn là người lịch sự, tôn trọng người khác. Khi nói lời cảm ơn lời phỏng vấn, đừng chỉ nói “Cảm ơn ông/bà”. Thay vào đó, hãy nói “Cảm ơn ông/bà vì đã dành thời gian quý báu để trao đổi với tôi. Tôi biết là ông bà rất bận” hoặc “Cảm ơn ông/bà vì đã không cười những mục tiêu nghề nghiệp buồn của tôi” hoặc “Cảm ơn ông/bà. Ông/bà đúng là những người phỏng vấn tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp”.

Các lỗi thường gặp khi phỏng vấn trực tiếp và cách khắc phục

Lỗi mà các ứng viên thường gặp khi tham gia phỏng vấn đó là thiếu sự chuẩn bị khi phỏng vấn, trả lời câu hỏi chung chung, nói quá ít hoặc quá nhiều hoặc không thể hiện sự đồng tình, tôn trọng nhà tuyển dụng. Từng lỗi cụ thể sẽ được Unica trình bày chi tiết dưới đây:

Thiếu sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Không chuẩn bị phỏng vấn kỹ càng là biểu hiện của những người mất tập trung, cẩu thả, không tôn trọng công việc đang ứng tuyển. Những người này thường không được đánh gia cao, trong lúc phỏng vấn thường bị nói vấp hoặc trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi. Việc này không chỉ khiến người nghe cảm thấy khó chịu mà còn làm nhà tuyển dụng không có cái nhìn tốt về ứng viên. Kinh nghiệm rút ra là dù phỏng vấn ở vị trí nào, bạn cũng nên chuẩn bị kỹ càng, chuẩn bị không bao giờ là thừa nhé.

Không chuẩn bị trước khi phỏng vấn là lỗi nhiều người mắc phải

Không trả lời câu hỏi một cách cụ thể

Mục đích cuối cùng của phỏng vấn đó là tìm được ứng viên cho vị trí còn trống của doanh nghiệp. Bởi vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên trả lời câu hỏi ngắn gọn, xúc tích và có trọng tâm. Những ứng viên trả lời dài dòng, không rõ ràng và thiếu sự nhất quán sẽ bị đánh giá năng lực tư duy kém nên khó được nhận vào làm việc.

Nói quá nhiều hoặc quá ít

Nói quá ít trong buổi phỏng vấn sẽ khiến nhà tuyển dụng không nắm được thông tin của ứng viên. Ngược lại, việc nói quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng khó tập trung vào câu chuyện, tệ hơn là họ sẽ nhắc nhở bạn cần nói ngắn lại và có trọng điểm. Bí quyết phỏng vấn trực tiếp đạt hiệu quả là nên tập trả lời các câu hỏi phổ biến thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn biết được cách nhà tuyển dụng đặt câu hỏi để từ đó biết được mình nên nói gì trong quá trình phỏng vấn.

Không thể hiện được sự đồng tình và tôn trọng

Lỗi không thể hiện được sự đồng tình và tôn trọng xảy ra ở khá nhiều ứng viên ở mọi độ tuổi. Với những người trẻ tuổi, các bạn còn ít kinh nghiệm nên việc thể hiện quan điểm cá nhân nhiều lúc sẽ bị thái quá khiến đối phương cảm thấy bạn không tôn trọng họ. Còn với người có tuổi và dạn dày kinh nghiệm làm việc sẽ thể hiện quan điểm một cách rất thẳng thắn nên có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không được đồng tình.

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu các bí quyết phỏng vấn trực tiếp thành công. Một gợi ý cho bạn đọc về khái niệm Overqualified để bạn có thể tránh được trong phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

Chủ Đề