Thị trấn đinh văn lâm hà lâm đồng năm 2024

Thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030, trong đó phát triển thành 2 khu đô thị trung tâm và đô thị phía Nam.

Thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030, trong đó phát triển thành 2 khu đô thị trung tâm và đô thị phía Nam.

Cụ thể, khu đô thị trung tâm Đinh Văn với quy mô dân số 20.300 người, diện tích khoảng 515 ha, chức năng là khu trung tâm hành chính - chính trị, thương mại - dịch vụ của huyện Lâm Hà. Cơ cấu gồm hơn 418 ha đất xây dựng đô thị và gần 97 ha các loại đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất công nghiệp, mặt nước.

Khu đô thị phía Nam thị trấn Đinh Văn với tổng diện tích 344 ha, dân số 9.700 người. Đây là khu trung tâm giáo dục, thương mại, dịch vụ, phát triển du lịch... của huyện Lâm Hà. Cụ thể, diện tích đất dân dụng và ngoài khu dân dụng gần 237 ha; đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và đất trồng lúa gần 107 ha.

2.3Các nguồn tài liệu, số liệu [tài liệu thống kê tổng hợp, tài liệu QH chuyên ngành...]:

  • Các kết quả điều tra, khảo sát, tài liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, hiện trạng kinh tế, xã hội có liên quan.
  • Các đồ án và quyết định phê duyệt quy hoạch chuyên ngành tại tỉnh Lâm Đồng:
  • Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
  • Quyết định số 2221/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v ban hành quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050;
  • Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
  • Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
  • Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 04/03/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt dự án rà soát quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 của tỉnh Lâm Đồng;
  • Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
  • Quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025;
  • Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 21/07/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Đề án rà soát phát triển thuỷ lợi nhỏ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020;
  • Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
  • Quyết định số 936/QĐ-TTg, ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020;
  • Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 23/04/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
  • Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 22/06/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính Viễn thông tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
  • Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 09/07/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Đề án xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020;
  • Quyết định phê duyệt số 1202/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
  • Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 17/1/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
  • Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
  • Quyết định số 2633/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học huyện Lâm Hà đến năm 2020;
  • Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
  • Thông tư 27/VBHN-BNNPTNT ngày 06/05/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-TTG, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Quyết định 2261/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt quy hoạch phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020;
  • Quyết định 2644/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
  • Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
  • Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
  • Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
  • Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
  • Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
  • Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 23/1/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
  • Quyết định 691/QĐ-TTg ngày 05/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành tiêu chí xã nông thôn kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020;
  • Quyết định 2016/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 03 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030;
  • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
  • Đề án xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020;
  • Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;
  • Các tài liệu quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn huyện Lâm Hà đến 2015 và 2020 [giao thông, dự án thuỷ điện, thuỷ lợi, ...];
  • Niên giám thống kê huyện Lâm Hà năm 2019.
  • Báo cáo tổng kết Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 – tỉnh Lâm Đồng.
  • Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
  • Các cơ sở bản đồ:
  • Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 huyện Lâm Hà.
  • Bản đồ khảo sát đo đạc tỷ lệ 1/5000, hệ tọa độ VN 2000.
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Đinh Văn năm 2020;

3.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG:

3.1Quan điểm nghiên cứu lập quy hoạch:

  • Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Đinh Văn phải phù hợp với chiến lược phát triển đô thị của tỉnh Lâm Đồng, phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tình hình thực tiễn, xu hướng phát triển đô thị;
  • Kế thừa và phát huy định hướng phát triển của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được UBND tỉnh phê duyệt năm 2006.
  • Đề xuất điều chỉnh có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với khả năng và tiềm lực của địa phương;
  • Phát triển và hoàn thiện các khu chức năng của đô thị, tránh tình trạng dàn trải phân tán, lãng phí không gian và quỹ đất.

3.2Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị:

  • Đảm bảo các tiêu chí phát triển thị trấn Đinh Văn lên đô thị loại IV đến năm 2025.
  • Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính Phủ định hướng vùng Đà Lạt – Lạc Dương – Đức Trọng – Đơn Dương – Lâm Hà phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
  • Khắc phục các điểm bất hợp lý và bất cập trong quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đinh Văn đang quản lý, thực hiện với yêu cầu và thực trạng phát triển của thị trấn Đinh Văn. Tốc độ đô thị hóa còn hạn chế, kiểm soát không gian đô thị chưa chưa hiệu quả, từ đó chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh riêng của đô thị.
  • Dự tính quy mô dân số cho giai đoạn dài hạn đến năm 2030, dựa trên cơ sở về quy luật tăng dân số tự nhiên, cơ học và tốc độ đô thị hoá, từ đó có định hướng cho việc phát triển đô thị.
  • Xác định tính chất của đô thị Đinh Văn.
  • Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội cho phạm vi toàn đô thị mà khu trung tâm đã quy hoạch chưa thể hiện được; làm cơ sở định hướng phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao…theo hướng bền vững, mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
  • Quy hoạch chung xây dựng đô thị điều hòa sự phát triển của các bộ phận chức năng trong đô thị và các vùng ảnh hưởng ở bên ngoài đô thị, nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên cảnh quan đô thị.
  • Đề xuất giải pháp tổ chức không gian, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật thích ứng với diễn biến biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững. Lập điều chỉnh quy hoạch là bước đầu của chiến lược kêu gọi đầu tư, là cơ sở lập dự án đầu tư, thu hút đầu tư có hiệu quả.
  • Khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên văn hóa, xã hội, lịch sử và nguồn lực của khu vực cho việc phát triển kinh tế xã hội; định hướng phát triển không gian đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại; làm cơ sở để kiểm soát phát triển không gian đô thị, lập các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, các dự án phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Đinh Văn và huyện Lâm Hà.

3.3Nhiệm vụ quy hoạch:

  • Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tiềm năng kinh tế - xã hội làm cơ sở phát triển và mở rộng đô thị.
  • Đánh giá và phân tích các dự án, đồ án quy hoạch liên quan đến thị trấn Đinh Văn và khu vực xung quanh.
  • Đề xuất phương án quy hoạch chung đô thị đến năm 2030 như: định hướng phát triển không gian, phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới hạ tầng xã hội đô thị như: khu nhà ở, thương mại dịch vụ, y tế, giáo dục, văn hóa thể dục thể thao,..v.v….
  • Nghiên cứu thiết kế đô thị trên cơ sở đưa ra các giải pháp tổ chức cảnh quan, không gian trong các khu chức năng quan trọng, các trục không gian chính và các khu vực liên quan có yêu cầu theo quy định.
  • Thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành phù hợp với tiêu chí đô thị loại IV.
  • Đánh giá môi trường chiến lược trong khu vực lập quy hoạch.
  • Soạn thảo Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị.

4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH

4.1Phạm vi nghiên cứu mở rộng:

  • Quá trình nghiên cứu đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Đinh Văn cần nghiên cứu trên các cơ sở lý luận sau:
    • Đặt sự phát triển của thị trấn trong bối cảnh phát triển chung của huyện Lâm Hà.
    • Sự phát triển và hướng phát triển của thị trấn gắn với các yếu tố động lực khác như tuyến QL27, giữa các đô thị lân cận như Liên Khương – Prenn, huyện Đức Trọng.

4.2Phạm vi nghiên cứu trực tiếp:

  • Diện tích điều chỉnh quy hoạch: 3.511ha [toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà], bao gồm 22 TDP: TDP An Lạc, Bồ Liêng, Đa Huynh, Đoàn Kết, Đồng Tâm, Gia Thạnh, Hòa Lạc, Kon Tách Đăng, Cô Gia, Pốt Pe, Quảng Đức, Sêr Nhắc, Ri ông Se, Sơn Hà, Tân Tiến, Tiên Phong, Văn Hà, Văn Tâm, Soan, Yên Bình, B’Nông Rết, Cam Ly.

Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Lâm Hà

4.3Các giai đoạn nghiên cứu quy hoạch:

  • Các giai đoạn nghiên cứu lập quy hoạch: giai đoạn đến năm 2030
  • Tỷ lệ lập bản đồ quy hoạch: 1/5000.

CHƯƠNG II: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

1.ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

  1. Vị trí địa lý, giới hạn khu đất
  2. Thị trấn Đinh Văn là thị trấn huyện lỵ của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, có vị trí nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km về phía Tây.
  3. Ranh giới thị trấn Đinh Văn có giới cận như sau:
    • Phía Bắc giáp: xã Đạ Đờn và xã Nam Hà
    • Phía Đông và Nam giáp: huyện Đức Trọng
    • Phía Tây giáp: xã Tân Văn.

Hình 2. Vị trí huyện Lâm Hà trong tỉnh Lâm Đồng

  1. Khí hậu:

Khí hậu của huyện Lâm Hà mang tính chất khí hậu gió mùa nhiệt đới; do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu ở đây có những nét đặc trưng sau:

  • Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700ml/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 100C, một ngày có đặc điểm khí hậu của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
  • Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 210C - 220C, tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 180C - 190C và tháng 4, tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất khoảng 240C - 250C. Khí hậu ôn hòa mát mẻ, độ ẩm cao thuận lợi cho sức khỏe con người và trồng trọt, chăn nuôi, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
  • Hướng gió chính vào mùa khô là hướng Bắc, Đông Bắc; hướng gió thịnh hành về

    mùa mưa là Tây, Tây Nam.

    1. Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn:

Đặc điểm địa hình, địa chất:

  • Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, có 3 dạng địa hình chính: dốc núi cao, đồi thấp và thung lũng.
  • Lâm Hà có các loại đất chính đó là đất phù sa, đất dốc tụ, trong đó đất đỏ Bazan phù hợp với việc trồng các loại cây như chè, cà phê, dâu tằm.

Thủy văn:

  • Lâm Hà có nhiều sông, suối bắt nguồn từ các vùng núi cao. Sông Đạ Dâng bắt nguồn từ vùng núi Lang Biang chảy theo hướng Đông - Nam; Suối Cam Ly, Đạ Mê, Đạ SeĐang chảy theo hướng Bắc - Nam. Các dòng sông, suối trên địa bàn huyện là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tiềm năng để xây dựng các nhà máy thuỷ điện, xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ngoài hệ thống sông, suối, Lâm Hà còn nhiều đầm, hồ với hơn 1.800 ha mặt nước như hồ Đạ Sa ở Liên Hà, hồ Ri hin, hồ Đa Dưng, hồ Phúc Thọ ở Phúc Thọ, hồ Tân Thanh, hồ Bãi Công ở Nam Ban.
    1. Các tài nguyên tự nhiên:

Tài nguyên đất:

  • Thị trấn Đinh Văn có 05 loại đất chính: nhóm đất phù sa [đất phù sa ngòi suối], nhóm đất đen [đất xám trên phù sa cổ], nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi trong đó nhóm đất đỏ vàng chiềm tỷ lệ lớn [khoảng 75%] thích hợp trồng các loại cây lâu năm, cây ăn quả và lương thực thực phẩm...

Tài nguyên nước:

  • Nguồn nước mặt: chủ yếu của Lâm Hà được cung cấp từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đa Dâng với 02 phụ lưu chính là suối Cam Ly và suối Đạ K’Nàng, và các ao hồ lớn trong huyện.
  • Sông Đa Dâng: từ các đỉnh núi cao phía Bắc và Tây Bắc của huyện Lâm Hà như Hòn Nga [1998m], Beno Dan Sera [1931m], Chu Yan Cao [1940m], hướng chảy chính là Bắc Nam, chảy qua thị trấn Đinh Văn.
  • Suối Cam Ly: là phụ lưu của sông Đa Dâng phát nguyên từ cao nguyên Langbiang, đoạn chảy qua thị trấn Đinh Văn dài 6km theo hướng Đông Tây và nhập vào sông Đa Dâng cuối thôn Hòa Lạc.
  • Sông có nước quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu nông nghiệp và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.
  • Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở huyện Lâm Hà khá đa dạng, được chứa trong tất các cac tầng đất, đá với trữ lượng và độ tinh khiết, được chia thành 3 địa tầng chứa nước khác nhau.

2.HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT:

2.1Tổng diện tích tự nhiên:

Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Đinh Văn là 3.511 ha.

  • Diện tích đất nông nghiệp [bao gồm đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm] chiếm khoảng

2.592,2 ha, chiếm khoảng 73,8%.

  • Diện tích đất rừng sản xuất chiếm khoảng 450,1 ha, chiếm khoảng 12,82%.
  • Diện tích đất công trình công cộng chiếm khoảng 57,5 ha, chiếm khoảng 1,64%.
  • Diện tích đất ở chiếm khoảng 252,9ha, chiếm khoảng 7,21%.

Bảng 1. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất:

Stt

Loại đất

Diện tích [m²]

Tỷ lệ [%]

A

Đất ở hiện trạng

2.529.965

7,21

B

Đất công trình công cộng

367.211

1,05

B-1

Công trình cơ quan hành chính các cấp

50.023

0,14

1

UBND huyện Lâm Hà

25.344

2

UBND thị trấn Đinh Văn

4.186

3

Nhà máy nước

2.752

4

Trung tâm phát triển quỹ đất

1.149

5

Ngân hàng nhà nước

1.391

6

Kho bạc

921

7

Tòa án

867

8

Viện kiểm sát

2.405

9

Trung tâm nông nghiệp

528

10

Thanh tra Lâm Hà

638

11

UB dân số Lâm Hà

678

12

Phòng giáo dục và đào tạo

799

13

Trạm quản lý khai thác thủy lợi Lâm Hà

325

14

Đài phát thanh Lâm Hà

1.310

15

Bảo hiểm Lâm Hà

276

16

Chi cục thi hành án dân sự

772

17

Điện lực Lâm Hà

3.492

18

Chi cục thuế Lâm Hà

2.190

B-2

Công trình thương mại, dịch vụ công cộng

32.501

0,09

1

Trung tâm thương mại Lâm Hà

21.606

2

Chợ Lâm Hà

5.757

3

Bưu điện Lâm Hà

3.820

4

Cây xăng

1.190

5

Bưu điện

128

B-3

Công trình giáo dục

169.689

0,48

1

Trường mầm non khu đô thị mới Đinh Văn [dự án]

5.500

2

Trường mầm non Đinh Văn 1

3.027

3

Trường mầm non Đinh Văn 1 phân hiệu Ri Ông Se

465

4

Trường mầm non Hoa Hướng Dương

2.230

5

Trường mầm non Đồ Rê Mí

2.635

6

Trường mầm non 3 Hòa Lạc

5.528

7

Trường mẫu giáo thôn Cô Gia [dự án]

3.259

8

Điểm trường mẫu giáo Đa Huỳnh

832

9

Điểm trường mẫu giáo An Lạc

895

10

Điểm trường mẫu giáo Tiên Phong [dự án]

1.757

11

Trường THPT Lê Quý Đôn

5.577

12

Trường tiểu học Đinh Văn 2

6.253

13

Trường tiểu học Đinh Văn 3

10.542

14

Trường tiểu học Đinh Văn 4

13.732

15

Trường tiểu học Đinh Văn 5

4.295

16

Trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng [dự án]

30.479

17

Trường trung học Hòa Lạc

12.051

18

Trường PTTH Lâm Hà

25.642

19

Trung tâm bồi dưỡng chính trị

5.859

20

Trung tâm dạy nghề, GDTX

10.062

21

Trung tâm dạy nghề

7.119

22

Trường tiểu học Đinh Văn 1

3.527

23

Trường THCS Lý Tự Trọng

8.423

B-4

Công trình y tế

20.665

0,06

1

Trung tâm y tế huyện Lâm Hà

19.511

2

Trạm y tế thị trấn Đinh Văn

1.154

B-5

Công trình văn hóa - TDTT

94.333

0,27

1

Tượng đài liệt sĩ

61.722

2

Trung tâm văn hóa TDTT - nhà thi đấu đa năng

19.649

3

Hội trường khu phố An Lạc

683

4

Hội trường khu phố Tiên Phong

1.748

5

Hội trường khu phố Sơn Hà

871

6

Hội trường khu phố Sê Nhắc

180

7

Hội trường khu phố Đồng Tâm

207

8

Hội trường khu phố Tân Tiến

386

9

Hội trường khu phố Quảng Đức

767

10

Hội trường khu phố Đa Huynh

202

11

Hội trường khu phố Văn Hà

527

12

Hội trường khu phố Đar Măng

345

13

Hội trường khu phố Kon Tách Đăng

646

14

Hội trường khu phố Pốt Pe

495

15

Hội trường khu phố Hòa Lạc

2.809

16

Hội trường khu phố Păng Pung

799

17

Hội trường khu phố Gia Thạnh

1.219

18

Hội trường khu phố Soan

1.078

C

Đất an ninh quốc phòng

13.600

0,04

1

Công an huyện Lâm Hà

12.135

2

Công an thị trấn Đinh Văn

1.465

D

Đất tôn giáo tín ngưỡng

19.808

0,06

1

Giáo xứ Đoàn Kết

13.796

2

Nhà thờ Tin lành Đinh Văn Păng Pung

2.890

3

Hội thánh Tin lành Đar măng

849

4

Chùa Bửu Thạnh

1.705

5

Đình Gia Thạnh

568

E

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

30.215

0,09

1

Bến xe Lâm Hà

12.213

2

Khu xử lý rác

18.002

F

Đất nghĩa trang

143.480

0,41

1

Nghĩa địa thị trấn Đinh Văn

40.346

2

Nghĩa địa khu phố Sê Nhắc - Bồ Liêng

61.059

3

Nghĩa địa khu phố Ri ông se

5.592

4

Nghĩa địa khu phố Tiên Phong

2.957

5

Nghĩa địa khu phố Soan

15.387

6

Nghĩa địa khu phố Kon Tách Đăng

5.764

7

Nghĩa địa khu phố Hòa Lạc

4.121

8

Nghĩa địa khu phố Păng Pung

8.254

G

Đất khác

31.360.992

89,32

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

17.974.443

Đất trồng cây hàng năm [đất trồng lúa]

7.947.554

Đất rừng sản xuất

4.501.027

Đất công nghiệp

154.290

Mặt nước

783.678

H

Đất giao thông

644.729

1,84

Tổng

35.110.000

100,00

2.2Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội:

2.2.1 Hiện trạng công trình công cộng:

  1. Trụ sở các cơ quan quản lý hành chính:
  • Trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện và thị trấn tập trung hai bên đường Hùng Vương [Quốc lộ 27] UBND huyện Lâm Hà, UBND thị trấn Đinh Văn, hầu hết các công trình đã được đầu tư xây dựng đảm bảo quy mô phục vụ cho người dân trong huyện Lâm Hà và thị trấn Đinh Văn.
  • Các công trình nhà làm việc bao gồm: Nhà máy nước Lâm Hà, Chi cục thi hành án dân sự, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm văn hóa, Trung tâm nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách, Kho bạc, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, Điện lực, Bưu điện, Chi cục thuế, Thanh tra huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo...
  1. Công trình công cộng:
  • Khu vực trung tâm thị trấn Đinh Văn: Có các công trình Trung tâm y tế huyện Lâm Hà, Trạm y tế, Khu trung tâm văn hóa thể thao huyện Lâm Hà, Quảng trường trung tâm, Hội trường các TDP hiện nay đã được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong khu vực trung tâm thị trấn.

Tượng đài liệt sỹ

Nhà thi đấu đa năng

Quảng trường trung tâm

Tòa án nhân dân

  • Mạng lưới trường học: Hiện nay đã bố trí và đầu tư xây dựng tương đối phù hợp với các điều kiện địa lý, dân cư và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện nhằm đáp ứng như cầu học tập của người dân.
  • Hiện nay, số trường có trong khu vực thị trấn Đinh Văn là [Nguồn: Quyết định 2663/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v phê duyệt QH mạng lưới trường học

huyện Lâm Hà đến năm 2020]:

  • Trường Mầm non: 5 trường chính công lập và 2 Mầm non tư thục.
  • Trường tiểu học: 05 trường tiểu học công lập.
  • Trường THCS: 02 trường công lập [Trường THCS Lý Tự Trọng, THCS Hòa Lạc].
  • Trường THPT: 01 trường THPT Lâm Hà.
  • Trung tâm Giáo dục thường xuyên - dạy nghề huyện Lâm Hà.

Trường TH Đinh Văn 5

Trường PTTH Lâm Hà

Trường PTTH Lê Quý Đôn

  1. Công trình thương mại, dịch vụ:
  2. Hiện trạng chợ Đinh Văn quy mô 5.757m2 nằm trên Quốc lộ 27 hiện nay đã xuống cấp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân thị trấn Đinh Văn và các khu vực lân cận trong tương lai. Dự án trung tâm thương mại thị trấn Đinh Văn đã xây dựng tương đối hoàn thiện, tại khu đô thị mới thị trấn Đinh Văn – Lâm Hà với quy mô 2,16 ha.
  3. Các cửa hàng dịch vụ, bách hóa chủ yếu nhà nhà dân, buôn bán nhỏ lẻ dọc theo Quốc lộ 27, các công trình ngân hàng ...tại trung tâm thị trấn Đinh Văn.
  4. Các công trình khác:
  5. Công trình văn hóa: Tượng đài liệt sĩ, hội trường khu phố Tiên Phong, hội trường khu phố Tân Tiến, hội trường khu phố Đạ Rơ Măng, hội trường khu phố Pot Pe, hội trường khu phố Hòa Lạc.
  6. Công trình an ninh quốc phòng: Công an huyện Lâm Hà, công an thị trấn Đinh Văn.
  7. Công trình tôn giáo tín ngưỡng: Giáo xứ Đoàn Kết, nhà thờ Tin lành Đinh Văn, Pang Bung, Chùa Bửu Thạnh.

2.1 Hiện trạng dân cư:

  • Dân số hiện trạng thị trấn Đinh Văn khoảng 5440 hộ, khoảng 20.716 người tháng 12/2019 [Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà – xuất bản tháng 6/2020].
  • Nhà ở tập trung tại khu vực trung tâm thị trấn, dọc theo Quốc lộ 27 và các trục đường chính, chủ yếu là nhà xây dựng với mật độ cao, cao khoảng 3-4 tầng.
  • Có 03 loại hình nhà ở chính:
    • Nhà phố: chủ yếu nằm dọc các trục đường phố chính của thị trấn Đinh Văn, kết hợp nhà ở với kinh doanh thương mại dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ, cao khoảng 3-4 tầng.
    • Nhà ở liên kế sân vườn: nằm phía sau các dãy nhà phố, chủ yếu tập trung khu vực các xa đường chính, nhà chủ yếu cao 2-3 tầng.
    • Nhà ở có sân vườn: chủ yếu nằm xa khu trung tâm, rải rác trong các khu vực làm nông nghiệp.

3.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

  1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
    1. Hệ thống giao thông:
  2. Giao thông đối ngoại:
  3. Huyện Lâm Hà có vị trí thuận lợi có Quốc lộ 27 [đường Hùng Vương] đi ngang qua trung tâm thị trấn Đinh Văn và huyện Lâm Hà, đoạn đi qua thị trấn Đinh Văn có chiều dài 5km, hiện trạng đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, lộ giới 30m.
  4. Tỉnh lộ 725 [đường Quang Trung] hiện trạng là đường bê tông nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, kết nối từ Quốc lộ 27 đi Di Linh, Bảo Lâm, lộ giới 24m.
  5. Đường ĐH1 [đường Lê Lợi], đường Nguyễn Trãi kết nối từ trung tâm Đinh Văn đi Đức Trọng lộ giới 27m.
  6. Đường ĐH3 [đường Hoàng Diệu] kết nối thị trấn Đinh Văn và xã Nam Hà, lộ giới 27m.
  7. Giao thông nội thị:
  8. Đường Võ Thị Sáu lộ giới 34m mới được đầu tư xây dựng kết nối từ thị trấn Đinh Văn và khu đô thị mới - Trung tâm thương mại.
  9. Các trục đường chính tại khu trung tâm:
  10. Đường Đoàn Kết lộ giới 16m.
  11. Đường Nơ Trang Long lộ giới 16m.
  12. Đường Chu Văn An lộ giới 16m.
  13. Đường nội bộ khu ở: hệ thống đường nội bộ kết nối các khu dân cư hiện trạng.
  14. Bến bãi:
  15. Bến xe liên tỉnh tại trung tâm thị trấn Đinh Văn nằm trên Quốc lộ 27, quy mô 1,2ha, đạt tiêu chuẩn loại III, hoạt động từ năm 2009.
    1. Hiện trạng nền, thoát nước mưa:
  16. Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa thị trấn hiện tại là mạng thoát nước chung và tập trung chủ yếu ở khu trung tâm và một số tuyến đường ở phía Bắc cũng như một số khu dân cư phát triển mới, hướng thoát nước về phía Tây là sông Đạ Dâng. Các khu vực còn lại nước mưa đang chảy tự nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên không gây hiện tượng ngập úng.
  17. Hệ thống thoát nước là mương thu nắp đan kết hợp cống tròn BTCT một số tuyến đường có mương hở dọc theo 2 bên đường.
    1. Hệ thống cấp điện:
  18. Lưới điện cao thế sử dụng dây dẫn ACSR 240/32 cấp vào trạm 110KV Lâm Hà với chiều dài khoảng 13km.
  19. Khu vực đã có lưới điện trung thế được cấp từ trạm 110KV Lâm Hà xuất tuyến T1 40 MVA tuyến trung thế 471 - 76
  20. Lưới điện hạ thế 0,4KV đi nổi trên các trụ BTLT cấp cho các hộ dân cư hiện hữu nhưng chưa có quy hoạch hoàn chỉnh.

Hệ thống chiếu sáng công cộng:

  • Đã có một số tuyến đường sử dụng đèn chiếu sáng công cộng tuy nhiên chưa đồng bộ, một số bóng sử dụng đèn SODIUM, một số bóng sử dụng đèn LED, ngoài ra tại một số tuyến đường nội bộ trong khu vực sử dụng đèn COMPACT do người dân tự phát.
  • Toàn khu chưa có quy hoạch hệ thống chiếu sáng công cộng thống nhất.
    1. Hệ thống cấp nước:
  • Trong khu quy hoạch hiện đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt của nhà máy nước Lâm Đồng, công suất hiện tại của nhà máy xử lý nước cấp là 3.000 m3/ngày. đêm.
  • Nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông Đạ Dâng.
  • Vị trí nhà máy xử lý nước nằm gần chân cầu Tân Văn.
  • Nước sau khi được xử lý sẽ được bơm lên bể nước 200 m3 nằm trên đồi cao cạnh nhà máy nước và ra ngoài mạng lưới cấp nước.
  • Tuyến ống cấp nước chính gồm tuyến ống gang D200 nằm trên đường Quang Trung, tuyến ống PVC D150 chạy dọc theo đường Hùng Vương từ ngã ba Sơn Hà đến cây xăng Lâm Hà, tuyến ống PVC D150 trên đường Lê Lợi.
  • Dọc theo các đường nhánh trong khu quy hoạch có các ống phân phối STK và PVC đi dọc đường cấp nước vào từng hộ dân.
  • Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Lâm hà chủ yếu được cung cấp từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đa Dâng với 2 phụ lưu chính là suối Cam Ly và suối Đạ K’Nàng, các ao hồ lớn nhỏ trong huyện.
    1. Hệ thống thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
  • Thị trấn Đinh Văn hiện chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải các công trình chủ yếu là thoát chung với hệ thống thoát nước mưa và tự thấm đối với toàn bộ khu vực.
  • Hiện tại, nước thải của dân cư trong thị trấn mới chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại.
  • Rác thải của người dân trong thị trấn cũng chỉ mới được thu gom tại khu vực trung tâm với tỷ lệ thu gom khoảng 80%. Đối với khu vực nhà vườn và khu dân cư thưa, chủ yếu đổ ra vườn và đốt tại chỗ. Rác thải hiện nay được thu gom và đưa về bãi rác của huyện vị trí đặt tại khu phố Soan, hình thức xử lý chôn, đốt, chưa đạt tiêu chuẩn.
  • Trong thị trấn có nhiều khu nghĩa trang nhân dân tập trung nằm rải rác, hiện trạng có một số nghĩa trang nằm trong khu vực trung tâm thị trấn như Nghĩa trang thị trấn Đinh Văn [4ha], nghĩa trang Sê Nhắc - Bồ Liêng [6ha], nghĩa trang Riongse [khoảng 0,5ha], nghĩa trang Tiên Phong [0,3], nghĩa địa khu phố Soan [1,5ha], nghĩa trang Kon Tách Đăng và nghĩa trang Hòa Lạc hiện nay đã ngưng chôn cất, nghĩa trang Pang Pung - Cam Ly [0,8ha].
    1. Hệ thống thông tin liên lạc:
  • Hiện tại thị trấn có Bưu cục Lâm Hà và 01 tuyến cáp quang đấu nối với tổng đài Host của tỉnh. Từ tổng đài Lâm Hà các số nối với các cơ quan và khu dân cư đi theo các đường hiện có, cùng đi chung với tuyến trụ của điện lực trong khu dân cư.
  • Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và các tổ chức trên địa bàn.
    1. Thực trạng môi trường:
  • Thị trấn Đinh Văn có sông Đạ Dâng nằm giáp phía Tây của thị trấn đồng thời có nhiều cây xanh và ý thức của người dân tốt, nên đây là điểm tốt về môi trường sinh thái góp phần làm trong lành không khí. Hiện tại môi trường không khí cũng như môi trường nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm vẫn nằm trong phạm vi cho phép của TCVN. Tuy nhiên hiện nay mức độ ô nhiễm do tiếng ồn và bụi đang gia tăng ở dọc hai bên QL27. Đồng thời, dưới tốc độ đô thị hóa, dân số ngày càng phát triển kéo theo mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm cũng đang bị ảnh hưởng.
  • Trong tương lai cần có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải, trồng cây xanh nhằm đảm bảo môi trường sinh thái không bị ảnh hưởng theo sự phát triển của xã hội cũng như phấn đấu đạt tiêu chuẩn theo đánh giá của tiêu chuẩn đô thị loại IV.

4.ĐÁNH GIÁ CHUNG:

4.1Điểm mạnh:

  • Thị trấn Đinh Văn được kết nối trực tiếp với thành phố Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc bởi Quốc lộ 20, các tỉnh vùng Tây Nguyên bởi Quốc lộ 27, 28, sân bay Liên Khương đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn sân bay Quốc tế, có thể kết nối các vùng trong nước và Quốc tế, thuận lợi trong mối liên hệ với các khu vực lân cận, các vùng trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • Là vùng có khí hậu ôn hòa, lợi thế lớn về tài nguyên đất, rừng, nước, phát triển nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc.
  • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…, phát triển nông nghiệp bền vững, mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

4.2Điểm yếu:

  • Hiện nay hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ, một số tuyến đường quan trọng đã bị xuống cấp gây khó khăn cho việc thông thương và di chuyển trong và ngoài khu vực.
  • Hệ thống hạ tầng xã hội của thị trấn chưa được đầu tư, thiếu quỹ đất xây dựng các công trình công cộng, văn hóa – thể dục thể thao cho thị trấn.

4.3Cơ hội:

  • Khu vực có mối quan hệ gắn bó với thủ đô Hà Nội nên được nhiều sự hỗ trợ từ thủ đô tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
  • Hiện nay thị trấn có nhiều dự án có tiềm năng nhằm thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng sống trong khu vực.

4.4Thách thức:

  • Tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ dẫn đến các các vấn đề về môi trường, chất lượng sống, cần phải đánh giá được tác động của môi trường chiến lược khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, từ đó có giải pháp thích hợp để thích ứng với các quá trình phát triển và diễn biến biến đổi khí hậu.
  • Quy mô dân số đô thị tăng nhanh cũng là thách thức để quy hoạch các phân khu chức năng, các công trình công cộng, dịch vụ đô thị đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dân định hướng đến năm 2030.

5.ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN THEO QUY HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT:

5.1Tình hình phát triển đô thị:

Sau khi đồ án quy hoạch chung thị trấn Đinh Văn được phê duyệt năm 2006, qua một số lần điều chỉnh cục bộ, thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư một số dự án tại thị trấn Đinh Văn, công tác xây dựng phát triển đô thị được quan tâm, các tuyến đường trong đô thị, đường trục thôn...hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đẩy mạnh đầu tư; UBND huyện Lâm Hà, Thị trấn Đinh Văn đã phối hợp với các ngành, nhà đầu tư đã và đang triển khai một số quy hoạch, dự án như sau:

  • Đã đầu tư xây dựng mới Dự án Khu đô thị mới - trung tâm thương mại thị trấn Đinh Văn, quy mô 33,45ha, bố trí khoảng 847 lô nhà [bao gồm nhà liên kế và biệt lập] và 1 khu đất nhà ở xã hội [S=4399m2].
  • Đã lập quy hoạch phân khu và chi tiết của một số khu vực:
  • QHCT khu dân cư dọc tuyến đường Đinh Văn – Đạ Đờn [đường vành đai] thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 38,1593ha – 434 lô nhà biệt lập + nhà liên kế;
  • QHCT điểm dân cư Khu phố Văn Tâm – Quảng Đức – Yên Bình, thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 82,94ha.
  • QHCT khu tái định cư cụm công nghiệp Đinh Văn, thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 6,37ha – 193 lô biệt lập và liên kế.
  • QHCT khu tái định cư Tân Tiến, thị trấn Đinh Văn; quy mô 2,74ha gồm 67 lô nhà liên kế
  • QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phía Đông thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 14 ha và khoảng 2508 người.
  • Kế hoạch lập quy hoạch phân khu giai đoạn 2019-2020:
  • Quy hoạch phân khu Quảng Đức – Văn Hà, quy mô 150ha.
  • Quy hoạch phân khu khu trung tâm thị trấn Đinh Văn, quy mô 150ha.

5.2Đánh giá thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

  1. Giao thông đối ngoại:
  • Quốc lộ 27 kết nối từ Quốc lộ 20 đi ngang thị trấn Đinh Văn đã được nâng cấp đầu tư, xây dựng vỉa hè và mương thoát nước dọc trục quốc lộ 27.
  • Tỉnh lộ 725 đi các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng đã được nâng cấp đầu tư.
  1. Đường chính đô thị:
  • Đường vành đai Đinh Văn - Đạ Đờn đang chuẩn bị đầu tư.
  • Đường Quảng Đức khu vực tại TDP Văn Hà, đầu tư xây dựng đường bê tông bằng nguồn vốn công trình kiên cố hóa kênh mương đi qua tổ dân phố Sơn Hà, Bồ Liêng, Văn Tâm với chiều dài 1,8km.
  • Thực hiện kế hoạch chỉnh trang, nâng cấp đường các TDP đồng bào dân tộc, đã triển khai làm 1.306m đường bê tông tại TDP: Đa Huynh 466m, B’Nông Rết 262m, Hòa Lạc nhánh 1 là 442m, nhánh 2 là 136m

5.3Các vấn đề cần giải quyết trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Đinh Văn:

  • Thay đổi một số khu chức năng trong thị trấn thay đổi vị trí, quy mô như: Khu đô thị mới - Trung tâm thương mại, các khu công viên cây xanh, Chợ Lâm Hà cũ, một số vị trí trường học thay đổi: Trường THCS Lý Tự Trọng, bổ sung một số công trình giáo dục như Trường Mầm non Đinh Văn 2, Đinh Văn 4... dẫn đến làm thay đổi chức năng sử dụng đất một số khu vực trên địa bàn thị trấn.
  • Do giới hạn về quy mô diện tích quy hoạch, vì vậy chưa có quy hoạch một số công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ chung cho cả đô thị như: Khu xử lý nước thải cho toàn đô thị, khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, hệ thống giao thông chưa được quy hoạch tổng thể cho cả đô thị… Cần quy hoạch riêng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và thoát nước mưa…
  • Theo tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như thị trấn, cần điều chỉnh các hạng mục về hạ tầng như: Cụm công nghiệp Đinh Văn.
  • Điều chỉnh, cập nhật và điều chỉnh hướng tuyến của một số tuyến giao thông,..

CHƯƠNG III: TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH ĐÃ PHÊ DUYỆT

I.ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN ĐINH VĂN HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG [Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 6/4/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng]

1.TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ

  • Thị trấn Đinh Văn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của huyện Lâm Hà, bao gồm các cơ quan hành chính, dịch vụ như cơ quan Huyện ủy, UBND huyện, Tòa án,Viện kiểm sát, Công an, Ban chỉ huy quân sự, Bệnh viện, Nhà văn hóa, Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Ngân hàng, Tài chính, Tín dụng, Kho bạc nhà nước, Bưu điện...

2.QUY MÔ DÂN SỐ

  • Dân số hiện trạng năm 2005: 17512 người.
  • Dân số dự báo đến năm 2010: 21.000 người [tỷ lệ tăng dân số đô thị: 4,0%, trong đó tăng tự nhiên là 1,5% và tăng cơ học là 2,5%].
  • Dân số dự báo đến năm 2020: 28.000 người [tỷ lệ tăng dân số đô thị: 4,4%, trong đó tăng tự nhiên là 1,5% và tăng cơ học là 3,0%].

3.QUY MÔ ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

  • Đất xây dựng đô thị dự kiến đến năm 2010: 260 ha, bình quân 120 m2/người. Trong đó:
  • Đất dân dụng : 190,8 ha.
  • Đất ngoài dân dụng : 69,2 ha.
  • Đất xây dựng đô thị dự kiến đến năm 2020: 362,5 ha, bình quân 129 m2/người. Trong đó:
  • Đất dân dụng : 267,5 ha.
  • Đất ngoài dân dụng : 95 ha.

4.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ:

4.1Quy hoạch sử dụng đất:

  • Hướng chọn đất phát triển:
    • Giữ nguyên các khu dân cư hiện hữu đã ổn định, làm động lực cho đô thị phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
    • Phát triển các khu chức năng mới bằng cách khai thác quỹ đất nông nghiệp cho năng suất thấp, đất chưa sử dụng.
    • Khai thác các yếu tố thuận lợi về đất đai, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, địa hình tự nhiên sông suối, kênh mương để tạo nên sắc thái riêng cho thị trấn.
    • Đô thị phát triển theo hướng Bắc và hướng Đông – Nam với sưac thu hút là Quốc lộ 20 về hướng thành phố Hồ Chí Minh và đô thị cửa ngõ quốc tế Đức Trọng.
    • Cơ cấu sử dụng đất và phân vùng chức năng:

Tổng diện tích đất quy hoạch 362,5 ha được phân thành các khu chức năng chủ yếu như sau:

  • Khu trung tâm công cộng: quy mô 46,9 ha.
  • Khu ở: quy mô 161,4 ha.
  • Khu công viên, cây xanh – thể dục thể thao và hệ thống sông suối: quy mô 39,9 ha.
  • Khu công nghiệp, kho tàng bến bãi: quy mô 28,5 ha.
  • Đất giao thông [đối nội, đối ngoại]: quy mô 81,8 ha.

4.2Định hướng kiến trúc và cảnh quan:

  • Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên như sông suối, ao hồ, kênh mương, các mảng cây xanh tự nhiên, địa hình đồi núi và các công trình kiến trúc tạo cho đô thị có cảnh quan đô thị đặc trưng.
  • Công trình công cộng: các công trình công cộng hiện hữu cần cải tạo, chỉnh trang phù hợp với cảnh quan của khu vực. Các công trình công cộng, thương mại – dịch vụ xây mới cần có hình thức kiến trúc hiện đại, màu sắc hài hòa, thể hiện nét đặc trưng của vùng.
  • Kiến trúc nhà ở: loại hình nhà ở đô thị bao gồm nhà liên kế và nhà biệt lập. Các khu nhà liên kế cần tập trung thành từng khối tạo sự thống nhất, hình thức kiến trúc mặt đứng hiện đại, linh hoạt, tuân thủ chặt chẽ các chỉ tiêu về quy hoạch và kiến trúc như: mật độ xây dựng, tầng cao, khoảng lùi...
  • Kiến trúc khu công nghiệp: không gian kiến trúc các cụm công nghiệp được tổ chức hiện đại theo các modul linh hoạt.

4.3Một số chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc xây dựng:

Bảng 2.

Stt

Loại đất

Mật độ

xây dựng

Tầng cao

trung bình

Hệ số

sử dụng đất

Khoảng lùi

[m]

1

Khu trung tâm hành chính

≤ 30 %

2~3 tầng

0,6~0,9 lần

2

Khu trung tâm thương mại

30~40 %

2~5 tầng

0,2~0,6 lần

3

Khu giáo dục đào tạo

≤ 35 %

1~3 tầng

0,3~1,0 lần

4

Khu trung tâm văn hóa

≤ 30 %

2 tầng

0,7 lần

5

Khu trung tâm y tế

≤ 30 %

2 tầng

0,6 lần

6

Khu công viên cây xanh

≤ 5 %

7

Khu nhà liên kế

≤ 60 %

3 tầng

Theo tuyến đường

8

Khu nhà biệt lập, nhà vườn

≤ 30 %

2 tầng

Theo tuyến đường

9

Khu công nghiệp, kho tàng bến bãi

30~50 %

2 tầng

5.QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG XÃ HỘI:

  • Nhà ở:
    • Khu dân cư hiện hữu: bao gồm các khu nhà ở hiện hữu dọc Quốc lộ 27, các thôn định cư của đồng bào dân tộc bản địa, các khu nhà ở nằm trên đường vào Quảng Đức ... Các khu này cần cải tạo chỉnh trang cho phù hợp với quy hoạch, tạo vẻ mỹ quan cho khu vực thị trấn.
    • Khu dân cư phát triển mới: phát triển các khu dân cư mới về phía Bắc và phía Đông – Nam của đô thị, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân thị trấn trong tương lai.
  • Công trình công cộng:
    • Trung tâm hành chính: khu trung tâm hành chính hiện hữu, giữ nguyên hiện trạng.
    • Trung tâm thương mại – dịch vụ: được bố trí tại vị trí trung tâm mới, dọc theo trục chính của đô thị theo hướng Bắc Nam.
    • Trung tâm văn hóa TDTT: giữ nguyên vị trí dự kiến theo quy hoạch cũ, gắn với khu vực đài liệt sỹ.
    • Công trình giáo dục: được giữ lại theo hiện trạng, bố trí một số trường tiểu học, trung học cơ sở, nhà trẻ, mẫu giáo trong các khu dân cư mới.
    • Trung tâm y tế: nâng cấp cơ sở vật chất của trung tâm y tế hiện nay thành bệnh viện đa khoa cấp huyện.

Đồ án điều chỉnh QHC thị trấn Đinh Văn được phê duyệt theo Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 6/4/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng

6.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

6.1Về giao thông:

Mở mới, nâng cấp mở rộng các tuyến đường như: đường cành đai phía Bắc, đường Quốc lộ 27 [đoạn qua thị trấn], tuyến đường ngả 3 Quảng Đức – Tân Hội, tuyến đi Tân Hà và các tuyến đường chính, đường khu vực và đường nội bộ, cụ thể như sau:

  • Hệ thống giao thông đối ngoại:
    • Mở mới đường vành đai phía Bắc thị trấn có điểm đầu giáp Quốc lộ 20 về hướng Đông Bắc tại cửa ngõ thị trấn, điểm cuối tại khu vực Đài tưởng niệm hiện hữu.
  • Hệ thống giao thông đối nội:
    • Quốc lộ 27 [đoạn qua thị trấn] đầu tư nâng cấp mở rộng thành đường trục chính của đô thị có lộ giới 30m.
    • Trục giao thông chính của đô thị nối hai tuyến đường Quốc lộ 27 – đường vành đai ngay tại trung tâm hành chính của huyện có lộ giới 34m.
    • Tuyến đường từ ngã ba Quảng Đức đi Tân Hội mở rộng có lộ giới 28m.
    • Tuyến đường từ Quốc lộ 27 [đường mới] đến đường đi Tân Hội mở mới lộ giới 28m.
    • Tuyến đường đi Tân Hà lộ giới 24 m.
    • Các tuyến giao thông nội bộ trong trung tâm nối từ các trục chính đến các trung tâm hành chính và các khu dân cư của huyện có lộ giới 21m, 20m và 16m.
  • Các công trình đầu mối phục vụ giao thông:
    • Xây dựng trạm xăng dầu – bến xe tại vị trí cửa ngõ thị trấn.

6.2Về cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:

  • Cấp nước:
    • Hiện tại nhà máy nước Lâm Hà sử dụng nguồn nước sông Đa Dâng với công suất Q=800m3/ngày đêm, dự kiến đến năm 2006 nâng công suất lên Q=2000m3/ngày đêm.
    • Giai đoạn 2005-2020 do nhu cầu dùng nước sinh hoạt tăng nên khoan thêm giếng nước ngầm.
  • Thoát nước:
    • Nước mặt thoát theo địa hình tự nhiên.
    • Nước thải sinh hoạt xử lý qua bể tự hoại, tập trung theo các tuyến cống chính về xử lý trước khi xả ra sông suối.
  • Vệ sinh môi trường: rác thải sinh hoạt của thị trấn được thu gom rồi đưa về bãi xử lý rác chung của huyện tại phía Bắc thị trấn.
  • Nghĩa trang: sử dụng nghĩa trang hiện trạng của huyện tại phía Bắc thị trấn.

6.3Về cấp điện:

  • Nguồn điện cấp cho khu quy hoạch từ lưới điện Quốc gia thông qua tuyến trung thế 22KV từ thị trấn Liên Nghĩa – Đức Trọng.
  • Xây dựng các tuyến nhánh trung thế 22KV trong khu đô thị mới với tổng chiều dài 4,4km.
  • Xây dựng các tuyến hạ thế 22KV/0,4KV trong khu quy hoạch với tổng chiều dài 32,5km.
  • Bố trí 16 trạm hạ thế với tổng công suất 10.266,56KVA.

7.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CỦA ĐỒ ÁN ĐƯỢC DUYỆT:

vCăn cứ vào đồ án được duyệt, hiện nay đã và đang triển khai một số quy hoạch, dự án như sau:

  • Đã đầu tư xây dựng mới Dự án Khu đô thị mới - trung tâm thương mại thị trấn Đinh Văn, quy mô 33,45ha.
  • Đã lập quy hoạch phân khu và chi tiết của một số khu vực:
    • QHCT khu dân cư dọc tuyến đường Đinh Văn – Đạ Đờn [đường vành đai] thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 38,1593ha.
    • QHCT điểm dân cư Khu phố Văn Tâm – Quảng Đức – Yên Bình, thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 82,94ha.
    • QHCT khu tái định cư cụm công nghiệp Đinh Văn, thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 6,37ha.
    • QHCT khu tái định cư Tân Tiến, thị trấn Đinh Văn; quy mô 2,74ha
    • QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phía Đông thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 14 ha.
  • Kế hoạch lập quy hoạch phân khu:
    • Quy hoạch phân khu Quảng Đức – Văn Hà, quy mô 150ha.
    • Quy hoạch phân khu khu trung tâm thị trấn Đinh Văn, quy mô 150ha.
  • Quốc lộ 27 kết nối từ Quốc lộ 20 đi ngang thị trấn Đinh Văn đã được nâng cấp đầu tư, xây dựng.
  • Đường vành đai Đinh Văn - Đạ Đờn đang chuẩn bị đầu tư.

vTuy nhiên hiện nay một số khu vực chức năng không còn phù hợp với đồ án:

  • Thay đổi một số khu chức năng trong thị trấn thay đổi vị trí, quy mô như: Khu đô thị mới - Trung tâm thương mại, các khu công viên cây xanh, Chợ Lâm Hà cũ, một số vị trí trường học thay đổi: Trường THCS Lý Tự Trọng, bổ sung một số công trình giáo dục như Trường Mầm non Đinh Văn 2, Đinh Văn 4... dẫn đến làm thay đổi chức năng sử dụng đất một số khu vực trên địa bàn thị trấn.
  • Một số hướng tuyến đường giao thông và khu ở dân cư hiện trạng không còn phù hợp quy hoạch.

II.ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ CỤM CÔNG NGHIỆP ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ [Quyết định 1143/QĐ-UBND ngày 23/06/2009 của UBND huyện Lâm Hà].

1.Vị trí: thôn Văn Tâm – thị trấn Đinh Văn:

2.Giới cận:

  • Bắc giáp: Khu quy hoạch dân cư đường vành đai;
  • Nam giáp: Khu dân cư hiện hữu, đường kênh dẫn nước nội đồng;
  • Đông giáp: Khu dân cư hiện hữu, Trung tâm y tế huyện;
  • Tây giáp: Kênh thủy lợi nội đồng.

3.Diện tích đất quy hoạch: 6,37 ha. Trong đó:

  • Đất xây dựng: 3,735 ha, [chiếm 58,63%];
  • Đất ở nhà liên kế có sân vườn: 1,685ha
  • Đất ở nhà biệt lập: 2,04ha
  • Đất công trình công cộng: 0,20ha [3,45%];
  • Đất công viên, thể dục thể thao: 0,245ha [3,84%];
  • Đất giao thông: 2,17 ha [34,18%].

4.Nội dung quy hoạch:

  • Quy hoạch đất xây dựng:
    • Đất nhà ở liên kế có sân vườn gồm: 113 lô, diện tích trung bình 150m2 /lô, chiều ngang 6,0m, chiều dài 25,0m;
    • Đất nhà ở biệt lập: gồm 68 lô, diện tích trung bình 300m2 /lô, chiều ngang 12m, chiều dài 25,0m;
  • Công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật:
    • Hệ thống giao thông gồm các tuyến sau:
      • Đường giao thông chính của dự án quy hoạch: lộ giới 16m.
      • Đường giao thông nội bộ của dự án quy hoạch: lộ giới 10,9m và 5m.
      • Bãi đỗ xe công cộng bố trí kết hợp trong đất cây xanh.
    • Cấp nước:
      • Nguồn nước sử dụng từ nguồn nước của Nhà máy thủy điện Đinh Văn;
      • Thoát nước:
        • Hệ thống thoát nước mưa, nước mặt thu vào các hệ thống cống BTCT, mương xây dọc theo các trục đường giao thông, dẫn vào hệ thống mương tiêu thủy lợi nội đồng.
        • Hệ thống thoát nước sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại và dẫn về khu xử lý nước thải tập trung của khu vực.
    • Cấp điện:
      • Nguồn điện cung cấp cho khu quy hoạch lấy từ nguồn điện trung thế 22kV của thị trấn [QL 27].

5.Một số chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc xây dựng:

Bảng 3.

Stt

Loại đất

Diện tích đất

Mật độ

xây dựng

Tầng cao

trung bình

Khoảng lùi

1

Nhà biệt lập

300 m2

45%

2 tầng

5 m

2

Nhà ở liên kế sân vườn

150 m2

68% - 74%

3 tầng

5 m

3

Công trình công cộng

[nhà văn hóa]

60%

2 tầng

5 m

III.ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH CẬP NHẬT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ CỤM CÔNG NGHIỆP ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ [Quyết định 2532/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND huyện Lâm Hà].

1.Diện tích đất quy hoạch: 6,37 ha. Trong đó:

  • Đất xây dựng: 3,616 ha, [chiếm 57,76%];
    • Đất ở nhà liên kế có sân vườn: 1,801ha
    • Đất ở nhà biệt lập: 1,815ha
  • Đất công trình công cộng: 0,1882ha [2,95%];
  • Đất công viên, thể dục thể thao: 0,2097ha [3,29%];
  • Đất giao thông: 2,356 ha [37,0%].

2.Các nội dung điều chỉnh cập nhật:

  • Đường giao thông:
    • Điều chỉnh giảm khoảng cách giữa 2 trục đường số 7 và số 10 là 01m.
    • Điều chỉnh mở thêm trục đường giao thông số 6 nối từ tuyến số 8, đến tuyến số 7 và đến tuyến số 1.
    • Điều chỉnh mở rộng tuyến số 3 đoạn nối từ đường dẫn ngoài dự án tới tuyến số 8.
  • Đất nhà liên kế có sân vườn: điều chỉnh từ 113 lô lên 119 lô.
  • Đất nhà biệt lập: điều chỉnh tăng 06 lô

3.Một số chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc xây dựng:

Bảng 4.

Stt

Loại đất

Diện tích đất

Mật độ

xây dựng

Tầng cao

trung bình

Khoảng lùi

1

Nhà biệt lập

300 m2

45% - 50%

2 tầng

5 m

2

Nhà ở liên kế sân vườn

150 m2

74%

3 tầng

5 m

3

Công trình công cộng [nhà văn hóa]

60%

2 tầng

5 m

4.Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện của đồ án được duyệt:

  • Hiện nay, đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp điện, cấp nước... tại khu quy hoạch.

IV.ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ [LẦN 2] QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG [Quyết định 1663/QĐ-UBND ngày 28/07/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng].

1.Diện tích điều chỉnh cục bộ: 31,03 ha.

2.Quy mô đất quy hoạch xây dựng đô thị:

Đất xây dựng đô thị dự kiến đến năm 2020: 362,8 ha, trong đó:

  • Đất dân dụng : 268,98 ha, gồm:
    • Đất ở : 168,70 ha, chiếm 46,53%.
    • Đất công trình công cộng : 19,71 ha, chiếm 5,44%.
    • Đất công viên cây xanh, TDTT : 26,07 ha, chiếm 7,18%.
    • Đất giao thông nội thị : 52,50ha, chiếm 14,48%.
  • Đất ngoài khu dân dụng : 95,57 ha, gồm:
    • Đất công nghiệp, kho tàng, bến bãi : 35,46 ha, chiếm 9,78%.
    • Đất giao thông đối ngoại : 27,31 ha, chiếm 7,53%.
    • Đất sông suối, đồi núi : 9,0 ha, chiếm 2,48%.
    • Đất cơ quan, thương mại, dịch vụ : 23,8 ha, chiếm 6,57%.

3.Nội dung điều chỉnh quy hoạch:

  • Khu trung tâm văn hóa thể thao: quy mô đất điều chỉnh giảm từ 12,91 ha thành 9,7 ha.
  • Cụm công nghiệp Đinh Văn: quy mô đất điều chỉnh tăng từ 28,35 ha thành 35,46 ha.
  • Khu tái định cư Cụm công nghiệp Đinh Văn: điều chỉnh đất ở dạng biệt lập thành đất ở dạng liên kế có dân vườn.
  • Khu trường mầm non 1 chuyển sang đất ở dạng nhà phố.
  • Khu trung tâm thương mại – dịch vụ:
    • Điều chỉnh 6,4 ha đất dịch vụ thành đất ở liên kế sân vườn
    • Điều chỉnh 2,6 ha đất ở biệt lập thành đất ở dạng nhà phố.
  • Điều chỉnh quy hoạch khu cây xanh thành đất ở dạng nhà phố.
  • Điều chỉnh chức năng khu cây xanh sang đất nhà ở dạng nhà biệt lập.
  • Khu dân cư yên bình: điều chỉnh 4,1 ha đất ở biệt lập thành đất ở liên kế sân vườn.
  • Trung tâm dạy nghề huyện Lâm Hà: điều chỉnh 1,85 ha đất ở đô thị và đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng Trung tâm dạy nghề.

V. ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG PHÂN LÔ KHU TÁI ĐỊNH CƯ TÂN TIẾN, THỊ TRẤN ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ [Quyết định 1724/QĐ-UBND ngày 06/08/2010 của UBND huyện Lâm Hà].

1.Địa điểm: Ngã ba đi thôn Đoàn Kết, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà.

2.Giới cận khu quy hoạch:

  • Bắc giáp: Đất Trung tâm y tế huyện Lâm Hà.
  • Nam giáp: Đường nội thị của thị trấn Đinh Văn đi thôn Đoàn Kết.
  • Đông giáp: Đồi thông đang bị đào lấy đất.
  • Tây giáp: Đường quốc lộ 27.

3.Quy mô diện tích:

  • Diện tích đất quy hoạch :2.74 Ha.

Trong đó:

  • Đất xây dựng nhà ở :0.738 Ha [26.93%].
    • Đất xây dựng nhà liên kế có sân vườn :0.738 Ha.
    • Đất công trình công cộng :0.417 Ha [15.21%].
    • Đất giao thông :1.576 Ha [57.51%].

4.Một số chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc xây dựng:

Bảng 5.

Stt

Loại đất

Diện tích đất

Mật độ

xây dựng

Tầng cao

trung bình

Khoảng lùi

1

Nhà liên kế sân vườn

110 – 150 m2/lô

70% – 76%

3 – 4 tầng

3m – 4m

2

Công trình công cộng

30%

2 tầng

5.Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện của đồ án được duyệt:

  • Hiện nay, đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp điện, cấp nước... tại khu quy hoạch.

VI.ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/500 ĐIỂM DÂN CƯ TỔ DÂN PHỐ VĂN TÂM, VĂN MINH, QUẢNG ĐỨC VÀ YÊN BÌNH, THỊ TRẤN ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ [Quyết định 2772/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 của UBND huyện Lâm Hà].

1.Địa điểm: Tổ dân phố Văn Tâm, Văn Minh, Quảng Đức và Yên Bình, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà.

2.Giới cận:

  • Phía Đông giáp: Khu tái định cư Cụm công nghiệp Đinh Văn và Quốc lộ 27
  • Phía Tây giáp: Hệ thống suối và đường quy hoạch.
  • Phía Bắc giáp: Mương thủy lợi và khu tái định cư Cụm công nghiệp Đinh Văn.
  • Phía Nam giáp: đường quy hoạch chung.

3.Quy mô dân số:

  • Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 là 8.500 người.
  • Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 là 11.000 người.

4.Nội dung quy hoạch:

  • Diện tích quy hoạch là 82,94 ha, trong đó:
    • Đất ở: 34,12 ha [43,74%]
    • Đất công trình công cộng: 9,79 ha [12,18%]
    • Đất cây xanh: 9,8 ha [8,21%]
    • Đất công trình thủy lợi: 1,80 ha [3,07%]
    • Đất giao thông: 27,40 ha [32,80%].

6.Một số chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc xây dựng:

Bảng 6.

Stt

Loại đất

DT đất

tối thiểu

Mật độ

xây dựng

Tầng cao

trung bình

1

Nhà ở biệt lập

240 m2

50%

2 tầng

2

Nhà ở liên kế sân vườn

72 m2

70%

3 tầng

3

Nhà ở liên kế phố

40m2

80%

3 tầng

4

Công trình công cộng, hành chính, giáo dục, y tế

40%

2 tầng

7.Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện của đồ án được duyệt:

  • Một số khu vực theo đồ án quy hoạch là đất công viên cây xanh, tuy nhiên hiện nay dân cư đã ở dày đặc, do đó việc bố trí đất cây xanh tại các khu dân cư hiện trạng theo đồ án là không còn phù hợp.
  • Một số hướng tuyến giao thông theo quy hoạch cũng không phù hợp với hiện trạng phát triển của dân cư.

VII. ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐIỀU CHỈNH KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐINH VĂN – TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI THỊ TRẤN ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ [Quyết định 235/QĐ-UBND ngày 23/1/2017 của UBND huyện Lâm Hà].

1.Địa điểm: Khu phố Bồ Liêng I, Đồng Tâm và Đồng Tiến, thị trấn Đinh Văn.

2.Giới cận:

  • Phía Đông Bắc giáp: Đường Âu Cơ; quy hoạch chung điều chỉnh cục bộ năm 2016 [QHC].
  • Phía Tây Nam giáp: Đường đất mương thủy lợi, khu dân cư hiện hữu; một phần giáp Quốc lộ 27, đường Nguyễn Viết Xuân, đường Nguyễn Chí Thanh [đất chợ hiện hữu].
  • Phía Đông Nam giáp: Đất lúa nước.
  • Phía Tây Bắc giáp: Đường Bồ Liêng.

3.Diện tích đất quy hoạch: 33,4536 Ha.

  • Chỉ tiêu sử dụng đất:

Bảng 7.

Stt

Loại đất

Số lô

Diện tích [m2]

Tỷ lệ [%]

A

Đất công trình công cộng

29

49.514,7

14,80

1

- Hội trường khu phố

2

1.500,0

0,45

2

- Trường mầm non

1

5.331,0

1,59

3

- Đất dịch vụ,thương mại

25

21.077,7

6,30

4

- Đất chợ

1

21.606,0

6,46

B

Đất ở

848

138.772,4

41,48

1

- Đất nhà liên kế phố

739

102.805,7

30,73

2

- Đất nhà biệt lập

102

31.550,8

9,43

3

- Đất nhà ở xã hội

1

4399,0

1,31

C

Đất công viên cây xanh

2

20.659,4

6,18

D

Đất công trình hạ tầng kỹ thuật

7.322,6

2,19

1

- Hành lang kỹ thuật

5.733,8

1,71

2

- Khu xử lý nước thải

970,8

0,29

3

- Bãi tập kết rác

618,0

0,18

E

Đất giao thông

118.284,8

35,36

Tổng cộng

334.537,0

100,00

4.Một số chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc xây dựng:

Bảng 8.

Stt

Loại đất

Mật độ

xây dựng

Tầng cao

trung bình

Khoảng lùi

[m]

1

Nhà ở xã hội

50%

2

Nhà ở liền kề

68% - 86%

4 tầng

3m

3

Nhà ở biệt lập

50%

2 tầng

3m

4

Chợ, nhà trẻ, mẫu giáo

40%

3 tầng

6m

5

Nhà dịch vụ, thương mại

50%

5 tầng

6m

6

Nhà sinh hoạt cộng đồng

50%

3 tầng

6m

7

Công viên, thể thao

50%

2 tầng

6m

5.Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện của đồ án được duyệt:

  • Theo đồ án được duyệt, trong khu vực đã đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước...
  • Đang xây dựng và hoàn thiện trung tâm thương mại thị trấn Đinh Văn.
  • Đang chuẩn bị đầu tư mở rộng trục đường Võ Thị Sáu nối khu quy hoạch với Quốc lộ 27.

VIII.CHỦ TRƯƠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT PHẦN KHU DÂN CƯ VẠN TÂM, THỊ TRẤN ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ [Quyết định số 697/QĐ-UBND ngày 01/04/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng].

1.Mục tiêu dự án:

  • Xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh [đường giao thông, vỉa hè có cây xanh, công trình cấp thoát nước, cấp điện, phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu gom rác thải... ] đảm bảo chất lượng kỹ thuật tốt cho các khu đất thuộc một phần tiểu khu 3 và một phần tiểu khu 4 theo quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 của UBND huyện Lâm Hà về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 điểm dân cư tổ dân phố Văn Tâm, Văn Minh, Quảng Đức và Yên Bình thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà; sau đó thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô, bán nền cho người sử dụng xây dựng nhà ở theo đúng quy hoạch chi tiết nêu trên.

2.Địa điểm, giới cận thực hiện dự án: Khu phố Văn Tâm, Quảng Đức và Yên Bình, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, có giới cận như sau:

  • Phía Đông: Giáp khu tái định cư Cụm công nghiệp Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và Quốc lộ 20.
  • Phía Tây: Giáp hệ thống suối và đường quy hoạch.
  • Phía Bắc: Giáp mương thủy lợi và Khu tái định cư Cụm công nghiệp Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Nam: Giáp đường quy hoạch chung.

3.Quy mô dự án:

  • Quy mô diện tích: Tổng diện tích đất dự án sử dụng: 91.926 m², bao gồm:
    • Đất ở: 46.407 m² [chiếm 50,48%]
    • Đất chuyên dùng: 45.518 m² [chiếm 49,52%], gồm đường giao thông, đất vỉa hè có cây xanh, công trình cấp thoát nước, điện, dải phân cách đường, hệ thống thu gom rác thải.
  • Quy mô dân số:
    • Số lượng dân cư: khoảng 742 người.
    • Mật độ cư trú: khoảng 160 người/ha đất ở.

4.Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện của đồ án được duyệt:

  • Đang triển khai thực hiện giai đoạn lập dự án.

IX. ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500 KHU DÂN CƯ PHÍA ĐÔNG THỊ TRẤN ĐINH VĂN, HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG.

1.Diện tích đất quy hoạch: 140.030,2 m2.

2.Quy mô dự án:

  • Quy mô diện tích:
    • Đất ở: 57.603,3 m² [chiếm 41,14%]
    • Đất công cộng: 840,0 m² [chiếm 0,60%]
    • Đất giáo dục: 3.085,8 m² [chiếm 2,20%]
    • Đất cây xanh dân dụng: 28.058,1 m² [chiếm 20,04%]
    • Đất giao thông dân dụng: 44.896,1 m² [chiếm 32,06%]
    • Thương mại dịch vụ: 874,5 m² [chiếm 0,62%]
    • Đất đầu mối hạ tầng: 4.672,3 m² [chiếm 3,34%]
  • Quy mô dân số: khoảng 2508 người.

3.Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện của đồ án được duyệt:

  • Đang triển khai thực hiện giai đoạn lập dự án.

CHƯƠNG IV: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

MỤC TIÊU, TÍNH CHẤT VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

1.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ:

  • Đảm bảo các tiêu chí phát triển thị trấn Đinh Văn lên đô thị loại IV đến năm 2025.
  • Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính Phủ định hướng vùng Đà Lạt – Lạc Dương – Đức Trọng – Đơn Dương – Lâm Hà phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao;
  • Khắc phục các điểm bất hợp lý và bất cập thực trạng phát triển của khu vực hiện nay. Hiện nay chưa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, kiểm soát không gian đô thị chưa tốt, chưa khai thác tiềm năng và thế mạnh riêng của đô thị.
  • Dự tính quy mô dân số cho giai đoạn dài hạn đến năm 2030, dựa trên cơ sở về quy luật tăng dân số tự nhiên, cơ học và tốc độ đô thị hoá, từ đó có định hướng cho việc phát triển đô thị.
  • Xác định tính chất của đô thị, phạm vi ranh đất quy hoạch phát triển đô thị, các khu chức năng, các quỹ đất dự án kêu gọi đầu tư, mối quan hệ vùng và giao thông đối ngoại. Đảm bảo sự phát triển ổn định, hài hòa và cân đối giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài đô thị, bảo đảm sự cân đối và thống nhất giữa các chức năng hoạt động trong và ngoài đô thị.
  • Đô thị ngày càng phát triển và mở rộng không gian ra các vùng ngoại ô, lấn chiếm đất nông nghiệp và các vùng cảnh quan thiên nhiên khác. Quy hoạch chung xây dựng đô thị điều hòa sự phát triển của các bộ phận chức năng trong đô thị và các vùng ảnh hưởng ở bên ngoài đô thị, nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên cảnh quan đô thị, bảo tồn các di tích và an toàn cho đô thị có tính đến hậu quả của thiên tai và các sự cố kĩ thuật khác có thể xảy ra.
  • Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu nhằm đề xuất giải pháp tổ chức không gian, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, giải pháp về phân bổ hệ thống đô thị thích ứng với diễn biến biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững.
  • Lập quy hoạch là bước đầu của chiến lược kêu gọi đầu tư một cách hiệu quả.
  • Đảm bảo điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của người dân đô thị.
  • Quy hoạch xây dựng đô thị nghiên cứu các hình thức tổ chức cuộc sống và cơ cấu chức năng hoạt động của các bộ phận trong đô thị, nhằm tạo điều kiện cho con người có nhiều thuận lợi nhất trong cuộc sống mới ngày càng cao ở đô thị.
  • Tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, là thế mạnh của huyện Lâm Hà.

2.TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ:

Theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng, thị trấn Đinh Văn có các tính chất sau:

  • Là trung tâm chính trị – hành chính của huyện Lâm Hà;
  • Là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế theo mô hình nông lâm kết hợp;
  • Là trung tâm phát triển du lịch, văn hóa – xã hội, thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch;
  • Đồng thời được định hướng là đô thị loại IV đến năm 2025 và năm 2035.

3. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ:

3.1Về vị trí và mối quan hệ kinh tế trong tỉnh và huyện:

  • Nằm trên đường QL.27, kết nối với QL.20 và TL 725 là 2 tuyến đường giao thông quan trọng Tp. Hồ Chí Minh – Đà Lạt, Đắk Lắk, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, liên kết các tỉnh, các đô thị lân cận.
  • Nằm tiếp giáp sân bay quốc tế Liên Khương.
  • Nằm tiếp giáp đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây đang chuẩn bị đầu tư.

3.2Tiềm năng, động lực hình thành và phát triển đô thị:

  • Huyện Lâm Hà cùng với thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương tạo nên vùng tập trung phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch.
  • Thị trấn Đinh Văn thuộc tiểu vùng II trong tổng thể phát triển của vùng tỉnh Lâm Đồng, nằm giáp đô thị phát triển là thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng nên có nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; là vùng đệm sinh thái bao gồm các huyện Di Linh, Đam Rông và phía Tây huyện Lâm Hà.
  • Định hướng phát triển của tiểu vùng II: phát triển đô thị dọc theo Quốc lộ 27
  • Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; chú trọng phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp.
  • Tầm nhìn đến năm 2030:
    • Vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh và nông nghiệp công nghệ cao.
    • Vùng có chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện với môi trường, phát triển không gian vùng theo hướng bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

4.LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÂN KHU PHÁT TRIỂN:

4.1Phương án 1:

Kế thừa các định hướng của tỉnh, tập trung vào các yếu tố:

  • Phát triển dọc theo Quốc lộ 27 là trục chính đô thị, đóng vai trò giao thông đối ngoại kết nối Đinh Văn với các vùng kinh tế khác.
  • Xem xét phân cấp hệ thống phân khu theo mức độ ảnh hưởng và phát triển dân cư của thị trấn Đinh Văn.

Định hướng phân khu:

  • Khu đô thị trung tâm [I]: là khu trung tâm hành chính, chính trị của huyện Lâm Hà, đô thị phát triển dọc theo Quốc lộ 27.
  • Khu đô thị phía Nam [II]: là khu vực trung tâm giáo dục, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm phát triển du lịch và khu ở.

Nhận xét và khuyến cáo:

  • Phù hợp với xu hướng chung của tỉnh, kế thừa được các định hướng đã được xem xét, điều chỉnh.
  • Khả năng phân bố các khu chức năng, dịch vụ khá phù hợp với yêu cầu của thị trấn.
  • Phù hợp yêu cầu phân cấp quản lý phát triển không gian, gắn kết và kiểm soát chung các khu đô thị.
  • Nâng cao tính liên kết các khu đô thị bằng sự phân bổ hệ thống giao thông và các công trình dịch vụ một cách hợp lý.

4.2Phương án 2:

Phát triển cân đối giữa các khu vực về kinh tế - xã hội.

Định hướng phân khu:

  • Khu đô thị trung tâm [I]: là một khu trung tâm hành chính, chính trị của huyện Lâm Hà, đô thị phát triển dọc theo một đoạn Quốc lộ 27.
  • Khu đô thị phía Nam [II]: là khu vực trung tâm giáo dục, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm phát triển du lịch và khu ở.
  • Khu đô thị phía Bắc [III]: là khu vực đất ở và đất nông nghiệp.

Nhận xét và khuyến cáo:

  • Phát triển theo định hướng các phân khu đã phê duyệt, tuy nhiên hiện nay các định hướng này không còn phù hợp. Hiện nay đô thị phát triển theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng [đô thị phát triển dọc theo Quốc lộ 27, đóng vai trò giao thông đối ngoại kết nối Đinh Văn với các vùng kinh tế khác].

4.3Lựa chọn phương án:

Qua các phân tích, phương án 1 đảm bảo tính khả thi cao trong công các kiểm soát phát triển các không gian kinh tế – xã hội trong thị trấn Đinh Văn. Do vậy lựa chọn phương án 1 là phương án chọn để phát triển các định hướng phát triển cho thị trấn Đinh Văn là hợp lý.

5.CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT:

5.1Chỉ tiêu về sử dụng đất:

  • Căn cứ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2019/BXD thì chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị là 28 – 45 m2/người, tuy nhiên thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà là đô thị miền núi nên chỉ tiêu đất ở đô thị trung bình khoảng 70 – 90 m2/người.
  • Chọn chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng đạt chuẩn đô thị loại IV.
  • Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: 160 – 220 m2/người.
    • Chỉ tiêu đất dân dụng: 120 – 150 m2/người; trong đó:
  • Chỉ tiêu sử dụng đất ở đô thị: 70 – 90m2/người
  • Chỉ tiêu đất công trình công cộng: 10 – 12 m2/người
  • Chỉ tiêu đất cây xanh: 12 – 16 m2/người
  • Chỉ tiêu đất giao thông: 28 – 32 m2/người
    • Chỉ tiêu đất ngoài dân dụng: 40 – 70 m2/người.

5.2Chỉ tiêu về các công trình dịch vụ – công cộng:

  • Quy hoạch chung xây dựng đô thị cần xác định cấu trúc quy hoạch các dịch vụ đô thị thiết yếu, gắn với các cấu trúc phát triển không gian đô thị. Trong đó, xác định được chỉ tiêu quy hoạch hệ thống công trình dịch vụ phù hợp với các quy định, có xét đến nhu cầu của các khu vực lân cận và nhu cầu phát triển theo các giai đoạn.

Bảng 9. Quy mô tối thiểu đối với các công trình dịch vụ – công cộng cấp đô thị:

Loại công trình

Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu

Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu

Dân số 34.000 người

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Diện tích tiêu chuẩn [ha]

  1. Giáo dục

1. Trường trung học phổ thông

học sinh/1000 người

40

m2/1 học sinh

10

1,36

  1. Y tế

2. Bệnh viện đa khoa

giường/1000 người

4

m2/giường bệnh

100

1,36

  1. Văn hóa - thể dục thể thao

4. Sân thể thao cơ bản

m2/người

0,6

2,04

ha/công trình

1

5. Trung tâm văn hóa – thể thao

m2/người

0,8

2,72

ha/công trình

3

6. Nhà văn hóa

[Cung văn hóa]

chỗ/ 1000 người

8

ha/công trình

0,5

272 chỗ

  1. Nhà thiếu nhi

[Cung thiếu nhi]

chỗ/ 1000 người

2

ha/công trình

1

68 chỗ

  1. Thương mại

8. Chợ

công trình

1

ha/công trình

1

Bảng 10 . Quy mô tối thiểu đối với các công trình dịch vụ – công cộng cấp đơn vị ở:

Loại công trình

Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu

Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu

Dân số 34.000 người

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Diện tích tiêu chuẩn [ha]

  1. Giáo dục

1. Trường mầm non

cháu/1000 người

50

m2/1 cháu

12

2,04

2. Trường tiểu học

học sinh/1000 người

65

m2/1 học sinh

10

2,21

3. Trường trung học cơ sở

học sinh/1000 người

55

m2/1 học sinh

10

1,87

  1. Y tế

4. Trạm y tế

trạm

1

m²/trạm

500

  1. Văn hóa - TDTT

5. Sân chơi

Bán kính 300m

m²/người

0,8

2,72

6. Sân tập luyện

m²/người

0,5

1,70

  1. Thương mại, dịch vụ

7. Trung tâm thương mại

Công trình

1

m²/công trình

2000

0,2

  1. Đất cây xanh

m²/người

4

13,6

  1. Bãi đậu xe

m²/người

2,5

8,50

5.3Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật:

Áp dụng các chỉ tiêu của hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị loại IV.

Bảng 11. Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật:

Stt

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm tính

2030

1

Giao thông:

Đường chính đô thị

- Mật độ đường [tính đến đường có chiều rộng đường đỏ ≥ 7,5m]

km/km2

≥ 6

- Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị/ đất xây dựng

%

≥ 12

- Diện tích đất giao thông/dân số nội thị

m2/ng

≥ 7

- Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng

%

≥ 3

Đường cấp khu vực

- Đường từ huyện đến xã, liên xã, đường từ xã xuống thôn.

cấp

≥ VI [mặt đường ≥ 3.5m, nền đường ≥ 6.5m]

2

Hệ thống Cấp nước

Cấp nước sinh hoạt

lít/người/ngày %

≥ 100

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh

%

≥ 90

3

Hệ thống thoát nước

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý

%

≥ 20

Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới có trạm xử lý nước thải

%

≥ 60

3

Hê thống cấp điện và CSCC

Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt

KW/ng/năm

≥ 350

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng

%

≥ 90

Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng

%

≥ 50

4

Thu gom xử lý chất thải và nghĩa trang

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị

%

≥ 70

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý

%

≥ 65

Tiêu chuẩn nhà tang lễ

Cơ sở

Có dự án

6.QUY MÔ ĐÔ THỊ:

6.1Dự báo phát triển kinh tế:

  • Các cơ sở kinh tế kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao là động lực phát triển đô thị: nông nghiệp hướng vào sự phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng chè, cà phê, trồng màu … nhằm cung cấp cho các cơ sở chế biến trên địa bàn thị trấn.
  • Phát triển dịch vụ: dịch vụ thương mại cũng là động lực của thị trấn, có khả năng hình thành các dịch vụ như dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông cũng như dịch vụ về nhà ở., v.v…dọc theo trục Quốc lộ 27.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm. Tỷ trọng trong các khu vực kinh tế có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ.

6.2Dự báo quy mô dân số:

Áp dụng công thức tính toán dân số qua một số thời kỳ:

Nt = No *[1 + [Ttn + Tch]]t

Trong đó:

+ Nt : Dân số năm dự báo

+ No: Dân số năm hiện trạng

+ Ttn: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

+ Tch: Tỷ lệ tăng dân số cơ học

+ t: Số năm trong khoảng thời gian dự báo.

  • Tăng cơ học do nguyên nhân chủ yếu từ khu vực lân cận dịch cư đến và sự hình thành và phát triển khu dân cư trong tương lai, hiện nay trong khu vực trung tâm thị trấn đã hình thành một số dự án khu dân cư:
  • Đã đầu tư xây dựng mới Dự án Khu đô thị mới - trung tâm thương mại thị trấn Đinh Văn, quy mô 33,45ha, bố trí khoảng 847 lô nhà [bao gồm nhà liên kế và biệt lập] và 1 khu đất nhà ở xã hội [S=4399m2], dự báo khoảng 3600 dân.

Đã lập quy hoạch phân khu và chi tiết của một số khu vực:

  • QHCT khu dân cư dọc tuyến đường Đinh Văn – Đạ Đờn [đường vành đai] thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 38,1593ha – 434 lô nhà biệt lập + nhà liên kế; dự báo khoảng 1700 dân.
  • QHCT điểm dân cư Khu phố Văn Tâm – Quảng Đức – Yên Bình, thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 82,94 ha, dự báo đến năm 2030 khoảng 11.000 dân.
  • QHCT khu tái định cư cụm công nghiệp Đinh Văn, thị trấn Đinh Văn, quy mô khoảng 6,3ha – 193 lô biệt lập và liên kế, khoảng 770 dân.
  • QHCT khu tái định cư Tân Tiến, thị trấn Đinh Văn; quy mô 2,74ha, 67 lô liên kế, khoảng 270 dân.

Kế hoạch lập quy hoạch phân khu giai đoạn 2019-2020:

  • Quy hoạch phân khu Quảng Đức – Văn Hà, quy mô 150ha.
  • Quy hoạch phân khu khu trung tâm thị trấn Đinh Văn, quy mô 150ha.

Dự báo quy mô dân số giai đoạn 2030:

  • Dân số hiện trạng thị trấn Đinh Văn khoảng 5440 hộ, khoảng 20.716 người tháng 12/2019 [Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà năm 2019].
  • Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 là 34.000 người; tỷ lệ tăng dân số đô thị là 4,52% [trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,02%, tăng cơ học là 3,5%].

6.3Dự báo đất xây dựng đô thị:

Dự kiến tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị 160 – 220 m2/người, trong đó đất dân dụng 120 – 150 m2/người và nhu cầu đất đai cho đô thị theo từng giai đoạn như sau:

Bảng 12.

Năm

2019

2030

Dân số đô thị [người]

20.716

34.000

Quy mô đất đô thị [ha]

550 – 800

Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 550 – 800 ha.

CHƯƠNG V: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

1.CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN ĐẤT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

  • Ưu tiên chọn các khu vực phát triển đô thị hiện có các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để khai thác điều kiện sẵn có.
  • Căn cứ hiện trạng sử dụng đất, hạn chế sử dụng phát triển đô thị vào các khu vực đất sản xuất nông nghiệp có năng suất cao. Khai thác quỹ đất chưa sử dụng.
  • Khai thác các khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, địa hình bằng phẳng và liên kết với các tuyến giao thông thuận lợi.
  • Ưu tiên phát triển theo hướng lấy các khu vực dân cư tập trung hiện hữu làm nền tảng từ đó phát triển mở rộng ra các khu vực có quỹ đất thuận lợi xung quanh, khai thác các quỹ đất có vị trí sinh lợi tạo ra giá trị của đất đai.
  • Gắn kết với các dự án động lực phát triển đô thị.

2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ:

2.1Quy hoạch công trình công cộng:

  1. Khu trung tâm hành chính các cấp của đô thị:
  2. Các công trình hành chính cấp Huyện và thị trấn Đinh Văn tập trung chủ yếu dọc Quốc lộ 27, tại khu vực UBND và Huyện ủy hiện hữu, trên trục đường Hùng Vương và trục đường nội bộ, có tầm nhìn ra hướng QL27.
  3. Một số công trình nằm giáp Quốc lộ 27 và quảng trường trung tâm [công trình điện lực Lâm Hà, chi cục thuế Lâm Hà, bưu điện Lâm Hà] dự kiến chuyển về khu trung tâm hành chính của huyện, khu vực này dự kiến sẽ mở rộng khu vực quảng trường và xây dựng thành khu công viên cảnh quan, cửa ngõ của khu vực trung tâm hành chính, kết hợp với hồ cảnh quan tạo thành điểm nhấn cho khu vực trung tâm huyện và thị trấn Đinh Văn.
  4. Bao gồm các trục sở các cơ quan Đảng, Chính quyền, các Ban Ngành đoàn thể,…và khu chức năng phụ trợ.

Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:

  • Mật độ xây dựng tối đa: các đô thị hiện hữu chỉnh trang có MĐXD tối đa là 70%, đô thị xây dựng mới có MĐXD tối đa là 40%.
  • Tầng cao xây dựng tối đa: 4 - 5 tầng.
  • Hệ số sử dụng đất: 1,6 - 3,5 lần.
  • Trung tâm Văn hóa – thể dục thể thao:
  • Khu trung tâm văn hóa thể thao huyện đã được đầu tư xây dựng, nằm phía Tây thị trấn Đinh Văn, nút giao đường Quang Trung và đường Hùng Vương, gồm các công trình như: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Lâm Hà, các sân tập thể thao, nhà thi đấu đa năng.
  • Theo đồ án quy hoạch, giữ lại vị trí trung tâm văn hóa hiện trạng, xây dựng thêm một số hạng mục đảm bảo quy mô hoạt động trong đô thị như: thư viện, hồ bơi.
  • Căn cứ Thông tư 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định tiêu chí của Trung tâm văn hóa – thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quy định:

Bảng 13.

Stt

Tiêu chí

Nội dung

Tiêu chí cụ thể theo vùng

Miền núi, hải đảo

1

Tên gọi

Tên gọi được áp dụng cho từng vùng, miền

- Trung tâm Văn hóa -Thể thao [có thể tách riêng Trung tâm Văn hóa; Trung tâm Thể dục thể thao]

2

Tổng diện tích đất

sử dụng

2.1. Diện tích đất được quy hoạch [không kể diện tích của các công trình thể dục thể thao trong nhà và ngoài trời]

- Tối thiểu 2500m2

2.2. Diện tích hoạt động trong nhà:

- Văn phòng

- Phục vụ hoạt động chuyên môn

- Tối thiểu 150m2

- Tối thiểu 600m2

2.3. Diện tích hoạt động ngoài trời

- Tối thiểu 1.750m2

Quy hoạch xây dựng

3.1. Hội trường

- Tối thiểu 300 chỗ ngồi

3.4. Công trình thể dục thể thao

- Có ít nhất hai trong các công trình:

+ Sân vận động

+ Bể bơi

+ Nhà tập luyện thể thao

3.5. Công trình phụ trợ

- Sân khấu phục vụ tập luyện và biểu diễn nghệ thuật trong nhà

- Khu triển lãm, biểu diễn ngoài trời

- Khu dịch vụ, vui chơi giải trí, vườn hoa

- Tối thiểu 9m x 6m

- Tối thiểu 400m2

- Tối thiểu 500m2

  • Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:
  • Mật độ xây dựng tối đa: 40%;
  • Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
  • Hệ số sử dụng đất: 0,5 – 2,0 lần.
  • Trung tâm y tế:
  • Khu Trung tâm y tế huyện có vị trí nằm giáp Quốc lộ 27, trên đường Hùng Vương, thị trấn Đinh Văn, có quy mô 120 giường, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.Tuy nhiên, hiện nay, lối chính khu trung tâm y tế, nhà dân xây dựng tương đối dày, không thể giải tỏa mở rộng lối tiếp cận công trình.
  • Dự kiến, hiện nay dự án đường vành đai ngoài thị trấn Đinh Văn chuẩn bị đầu tư xây dựng, sẽ mở rộng trung tâm y tế về phía đường vành đai, đảm bảo quy mô hoạt động cho công trình y tế cấp huyện.
  • Các cơ sở y tế khu vực [hiện trạng có trạm y tế tại TDP Hòa Lạc] cần được cải tạo, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho các khu dân cư trong đô thị.
  • Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:
  • Mật độ xây dựng tối đa: 35%;
  • Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng.
  • Hệ số sử dụng đất: 1,4 – 1,8 lần.
  • Trung tâm thương mại dịch vụ:
  • Trung tâm thương mại nằm trong dự án Khu đô thị mới – trung tâm thương mại thị trấn Đinh Văn đã được đầu tư xây dựng, thay thế khu vực chợ cũ Đinh Văn nằm trên Quốc lộ 27, đây là công trình điểm nhấn cảnh quan cho khu vực trung tâm thị trấn; góp phần đảm bảo nhu cầu, quy mô và vị trí phù hợp theo quy định, đảm bảo phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa cho người dân trong khu vực trung tâm thị trấn cũng như các khu vực lân cận.
  • Các khu dịch vụ theo dạng nhà phố hai bên Quốc lộ 27 cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động thương mại vụ cho thị trấn cũng như Huyện, loại hình dịch vụ này cần được giữ lại, tuy nhiên cũng cần có biện pháp quản lý về nhiều mặt để không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự công cộng cũng như an toàn giao thông hai bên Quốc lộ 27. Ngoài ra cũng tổ chức các công trình dịch vụ tại các khu ở, nhóm ở.
  • Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:
  • Mật độ xây dựng tối đa: ≤ 40% [đối với công trình xây dựng mới];

≤ 70% [đối với công trình hiện hữu cải tạo];

  • Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng; đối với công trình điểm nhấn trong đô thị: 7 tầng
  • Hệ số sử dụng đất: 2,0 – 4,9 lần.
  • Công trình giáo dục phổ thông:
  • Trường Mầm non: hiện trạng có 05 Mầm non công lập và 02 trường tư thục
  • Trường Mầm non khu đô thị mới thị trấn Đinh Văn: 0,55ha
  • Trường Mầm non Đinh Văn 1 và trường mầm non Đinh Văn 1 phân hiệu Ri-ông-se: dự kiến mở rộng các vị trí trường học này, tổng diện tích khoảng 0,76ha.
  • Trường Mầm non Đinh Văn 2 [TDP Ser Nhắc]; Trường Mầm non Đinh Văn 3 [TDP Păng Pung]; giữ nguyên vị trí và quy mô đất; Trường Mầm non Đinh Văn 4 [TDP An Lạc].
  • Trường tiểu học: bao gồm các trường TH Đinh Văn 1 [TDP Ser Nhắc] thành lập trên vị trí trường Lê Quý Đôn; TH Đinh Văn 2 [bỏ trường tại TDP Cô Gia và chuyển về trường TH Đinh Văn 4 và chuyển thành Trường TH Đinh Văn 2] và trường TH An Lạc;
  • Trường THCS: hiện nay trường THCS Lý Tự Trọng nằm trên đường Hùng Vương, không đảm bảo quy mô học tập và giảng dạy, do đó vị trí trường THCS Lý Tự Trọng dự kiến chuyển về đường vành đai ngoài dự kiến [quy mô 2,9ha]; trường THCS Hòa Lạc [1,2ha]: đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ cho khu vực trung tâm thị trấn Đinh Văn.
  • Trường THPT: giữ nguyên vị trí và quy mô trường PTTH Lâm Hà [quy mô 2,56ha], nằm tại QL27 đảm bảo quy mô cho người dân huyện Lâm Hà; với quy mô trên 34.000 dân đến năm 2030, không cần bố trí thêm quỹ đất để xây dựng trường PTTH.
  • Trường dạy nghề: hiện nay trên địa bàn thị trấn Đinh Văn có 01 trường dạy nghề kết hợp trung tâm giao dục thường xuyên nằm trên trục Quốc lộ 27 [đường Hùng Vương], phục vụ đào tạo nghề cho nguời dân thị trấn và các xã trên địa bàn huyện. Cần được nâng cấp đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung các hạng mục nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người dân.
  • Mật độ xây dựng tối đa 60%
  • Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng
  • Trung tâm bồi dưỡng chính trị: quy mô 0,58ha phục vụ cho nhu cầu học tập cuả huyện Lâm Hà.

Bảng 14. Chỉ tiêu đối với công trình giáo dục:

Loại công trình

Cấp quản lý

Chỉ tiêu sử dụng công trình

tối thiểu

Chỉ tiêu sử dụng đất đai

tối thiểu

Hiện trạng 2019 [ha]

Diện tích tiêu chuẩn [ha]

Định hướng QH 2030 [ha]

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Dân số

20716

34000

34000

  1. Trường mẫu giáo

Đơn vị ở

cháu/

1000 người

50

m2/1 cháu

12

2,61

2,04

3,27

  1. Trường tiểu học

Đơn vị ở

hs/1000 người

65

m2/1 hs

10

3,83

2,21

3,90

  1. Trường trung học cơ sở

Đơn vị ở

hs/1000 người

55

m2/1 hs

10

5,10

1,87

4,14

  1. Trường phổ thông trung học, dạy nghề

Đô thị

hs/1000 người

40

m2/1 hs

10

2,56

1,36

2,56

  1. Công trình an ninh, quốc phòng:
  2. Công trình công an huyện Lâm Hà nằm dọc Quốc lộ 27, giữ nguyên vị trí và quy mô công trình.

2.2Cây xanh, công viên cảnh quan, thể dục thể thao:

  • Công trình tượng đài liệt sỹ đã được xây dựng tại ngã ba Sơn Hà, bên cạnh là các công trình sân thể dục thể thao như: cầu lông, tenis, bóng chuyền phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân.
  • Công viên cây xanh bố trí tập trung tại khu vực trung tâm thị trấn, hiện nay là quảng trường trung tâm huyện, chuyển đổi chức năng khu vực quảng trường trung tâm thành công viên cảnh quan đồng thời mở rộng công viên cây xanh về phía Đông, kết hợp mặt nước hồ cảnh quan tạo điểm nhấn cho khu vục trung tâm huyện Lâm Hà.
  • Khu vực phía sau UBND huyện được định hướng là đất công viên cảnh quan của đô thị.
  • Dọc suối Cam Ly bố trí dải cây xanh cách ly nhằm bảo vệ nguồn nước hạn chế bị ô nhiễm, đồng thời tạo cảnh quan cho đô thị.
  • Các khu công viên khác của đô thị bố trí theo bán kính phục vụ và phân tán nhằm phù hợp với đặc thù về địa hình và sự phân bố dân cư và công trình công cộng của đô thị, quy mô trung bình khoảng 2-3ha.
  • Ngoài ra, tại một số địa hình không thuận lợi cho việc bố trí dân cư và xây dựng công trình công cộng, tổ chức các khu công viên cây xanh kết hợp mặt nước, đặc biệt là khu vực giáp sông Đạ Dâng. Tuyến cây xanh, cảnh quan và công viên chuyên đề cuả đô thị được gắn với các yếu tố tự nhiên tiềm năng rừng và mặt nước trong đô thị.
  • Bố trí khu công viên cây xanh, sân bóng tập luyện thể dục thể thao của thị trấn tại khu vực cây xanh TDP Quảng Đức – Văn Hà, quy mô khoảng 4,96 ha.
  • Mật độ xây dựng: Công viên khu ở: ≤ 5%, Công viên cây xanh chuyên đề: ≤ 25%
  • Tầng cao xây dựng: Công viên khu ở ≤ 1 tầng; Công viên cây xanh chuyên đề : ≤ 2 tầng

2.3Các khu nhà ở:

  • Tổng diện tích đất ở khoảng 463,99 ha, chiếm tỷ lệ 70,03 % đất dân dụng.
  • Các khu nhà ở được bố trí với tính chất phù hợp theo từng khu vực, các khu ở mật độ cao tập trung chủ yếu dọc theo các trục giao thông chính đô thị [Quốc lộ 27, tỉnh lộ 725, các trục đường có tên trong đô thị] trong đô thị hiện hữu, khu đô thị mới và trung tâm thương mại vừa được đầu tư xây dựng.
  • Các khu ở mật độ trung bình và thấp bố trí lùi vào trong dọc theo các trục đường khu vực, các loại hình nhà ở chủ yếu là nhà liên kế có sân vườn, nhà biệt thự, biệt thự tiêu chuẩn, nhà vườn,… có diện tích lô đất tương đối rộng và mật độ xây dựng vừa phải.
  • Các khu ở trong đô thị gồm hai khu vực chủ yếu:
  • Khu ở hiện hữu:

Đối với khu ở hiện hữu, giải pháp chủ yếu là cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới xen cài, các tiêu chuẩn xây dựng cho phép cao hơn quy định, cụ thể:

  • Mật độ xây dựng:
  • Nhà phố, nhà liên kế tự cải tạo: Mật độ xây dựng tối đa 100%;
  • Nhà liên kế có sân vườn: Mật độ xây dựng tối đa 90%;
  • Biệt thự, biệt thự tiêu chuẩn, song lập, nhà vườn: Mật độ xây dựng tối đa 50%.
  • Tầng cao:
  • Nhà phố, nhà liên kế tự cải tạo: Dọc hai bên tuyến quốc lộ: tầng cao xây dựng tối đa 5 tầng; đối với các tuyến đường, khu vực khác: Tầng cao xây dựng tối đa 4 tầng;
  • Nhà liên kế có sân vườn: Tầng cao xây dựng tối đa 4 tầng;
  • Biệt thự, biệt thự tiêu chuẩn, song lập, nhà vườn: Tầng cao xây dựng tối đa 3 tầng.
  • Khu ở xây dựng mới:

Đối với khu đô thị mới, khu dân cư đã hình thành theo các dự án đầu tư xây dựng đô thị: Thống nhất quản lý theo quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết từng khu vực, hoặc quy định của dự án đầu tư các khu dân cư. Trường hợp chưa quy định cụ thể thì áp dụng theo quy định như sau:

  • Mật độ xây dựng:
  • Nhà phố: Mật độ xây dựng tối đa 100%;
  • Nhà liên kế có sân vườn: Mật độ xây dựng tối đa 80%;
  • Nhà ở song lập, biệt thự tiêu chuẩn: Mật độ xây dựng tối đa 50%;
  • Nhà vườn: Mật độ xây dựng tối đa 30%.
  • Tầng cao:
  • Nhà phố: dọc hai bên trục quốc lộ 27, tỉnh lộ 725, ĐH1 [Đinh Văn – Ba Cản] và ĐH3 [Đinh Văn – Nam Hà], tầng cao tối đa là 5 tầng; dọc hai bên các tuyến đường theo quy hoạch có lộ giới ≥ 14m thì tầng cao tối đa 4 tầng; nhà dọc hai bên các tuyến đường theo quy hoạch có lộ giới từ 4-14m tầng cao tối đa 3 tầng; các khu vực còn lại tầng cao tối đa 2 tầng;
  • Nhà ở liên kế có sân vườn: Dọc hai bên các tuyến đường theo quy hoạch có lộ giới ≥14m thì tầng cao tối đa 4 tầng; nhà dọc hai bên các tuyến đường theo quy hoạch có lộ giới từ 4-14m tầng cao tối đa 3 tầng; các khu vực còn lại tầng cao tối đa 2 tầng;
  • Biệt thự, biệt thự tiêu chuẩn, song lập, nhà vườn: Dọc hai bên các tuyến đường theo quy hoạch có lộ giới ≥12m thì tầng cao tối đa 3 tầng; nhà dọc hai bên các tuyến đường theo quy hoạch có lộ giới từ 4,0-12m tầng cao tối đa 3 tầng các khu vực còn lại tối đa 2 tầng.

2.4Cụm công nghiệp:

  • Trước đây, cụm công nghiệp được bố trí tại khu vực giáp xã Đạ Đờn, tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của địa phương, nên định hướng mở rộng cụm tiểu thủ công nghiệp về vị trí khu phố Soan [quy mô khoảng 70ha]
  • Hiện nay đã xây dựng một số công trình tại khu vực khu phố Soan, dọc theo đường ĐH3 Đinh Văn – Nam Hà.
  • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cụm công nghiệp Đinh Văn xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho tiêu dùng như mây tre, may mặc, cơ khí...
  • Cụm công nghiệp Đinh Văn [huyện Lâm Hà]: định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng;

3.QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TOÀN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2030:

3.1Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Đinh Văn:

Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Đinh Văn là 3511ha.

Bảng 15. Bảng cân bằng sử dụng đất thị trấn Đinh Văn đến năm 2030.

Stt

Hạng mục

Diện tích [ha]

Tỷ lệ [%]

XD [%]

Tầng cao [tầng]

Hệ số SDĐ [lần]

DÂN SỐ ĐÔ THỊ

34000

I

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

809,79

23,06

A

Đất dân dụng

662,52

100,00

1

Đất ở

464,00

70,03

Khu ở cải tạo, chỉnh trang

281,26

70-100

3-5

2,1 - 5,0

Khu ở mới

182,74

50-80

2-4

1,0 - 3,2

2

Đất công trình công cộng

40,50

6,11

Công trình thương mại, dịch vụ công cộng

11,62

40-70

5-7

2,0- 4,9

Công trình giáo dục

13,87

40-60

3-5

1,2 - 3,0

Công trình văn hóa - TDTT

15,01

25-40

2-5

0,5 - 2,0

3

Đất cây xanh, công viên cảnh quan, TDTT

43,62

6,58

5,0

1,0

0,05

4

Đất giao thông

114,41

17,27

B

Đất ngoài khu dân dụng

147,26

1

Đất cơ quan hành chính các cấp

4,12

40-70

4-5

1,6 - 3,5

2

Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo

3,04

40-60

3-5

1,2 - 3,0

3

Đất trung tâm y tế

2,55

35

4-5

1,4 - 1,8

4

Đất an ninh, quốc phòng

1,27

40-70

3

1,2 - 2,1

5

Đất tôn giáo tín ngưỡng

1,93

25

3

0,75

6

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

8,77

40

2

0,8

7

Đất nghĩa trang

42,98

60

2

1,2

8

Đất dự trữ phát triển du lịch

34,19

50

3

1,5

9

Đất giao thông

48,41

II

ĐẤT KHÁC

2701,21

76,94

1

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

1490,28

2

Đất trồng lúa

507,49

3

Đất trồng cây hàng năm khác

91,08

4

Đất rừng sản xuất

448,65

5

Đất công nghiệp

91,18

70

2

1,4

6

Mặt nước

72,53

Tổng cộng

3511,00

100,00

Bảng 16.

Stt

Ký hiệu

Loại đất

Diện tích [m²]

Tỷ lệ [%]

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

8.097.881

I

Đất dân dụng

6.625.239

100,00

A

Đất ở

4.639.964

70,03

1

Khu ở cải tạo, chỉnh trang

2.812.612

2

Khu ở mới

1.827.352

B

Đất công trình công cộng

404.987

6,11

B-1

Công trình thương mại, dịch vụ công cộng

116.152

1,75

1

CC1

Trung tâm thương mại Lâm Hà

21.606

2

CC2

Đất công cộng dự trữ

33.172

3

CC3

Đất công cộng dự trữ

3.371

4

CC4

Đất công cộng dự trữ

11.170

5

CC5

Đất công cộng dự trữ

17.721

6

CC6

Đất công cộng dự trữ

28.214

7

CC7

Cây xăng

770

8

CC8

Bưu điện

128

B-2

Công trình giáo dục

138.735

2,09

B-2.1

Trường mầm non

32.709

1

GD1

Trường mầm non khu đô thị mới Đinh Văn [Xây mới]

5.500

2

GD2

Trường mầm non Đinh Văn 1 [mở rộng]

4.963

3

GD3

Trường mầm non Đinh Văn 1 phân hiệu Ri Ông Se

[mở rộng]

2.609

4

GD4

Trường mầm non Hoa Hướng Dương [hiện trạng]

2.061

5

GD5

Trường mầm non Đồ Rê Mí [hiện trạng]

2.563

6

GD6

Trường mầm non 3 Hòa Lạc [hiện trạng]

5.528

7

GD7

Trường mẫu giáo thôn Cô Gia [xây mới]

3.259

8

GD8

Điểm trường mẫu giáo Đa Huỳnh [mở rộng]

1.163

9

GD9

Điểm trường mẫu giáo An Lạc [mở rộng]

3.306

10

GD10

Điểm trường mẫu giáo Tiên Phong [xây mới]

1.757

B-2.2

Trường tiểu học

39.001

1

GD11

Trường tiểu học Đinh Văn 1 [vị trí trường THPT Lê Quý Đôn hiện trạng]

4.926

2

GD12

Trường tiểu học Đinh Văn 2 [mở rộng]

5.691

3

GD13

Trường tiểu học Đinh Văn 3 [hiện trạng]

10.542

4

GD14

Trường tiểu học Đinh Văn 4 [hiện trạng]

13.732

5

GD15

Trường tiểu học Đinh Văn 5 [hiện trạng]

4.110

B-2.3

Trường trung học cơ sở

41.383

1

GD16

Trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng [xây mới]

29.332

2

GD17

Trường trung học Hòa Lạc [hiện trạng]

12.051

B-2.4

Trường phổ thông trung học

25.642

1

GD18

Trường PTTH Lâm Hà [hiện trạng]

25.642

B-3

Công trình văn hóa - TDTT

150.100

2,27

1

VH1

Tượng đài liệt sĩ [hiện trạng]

66.046

2

VH2

Trung tâm văn hóa TDTT - nhà thi đấu đa năng

[hiện trạng]

19.574

3

HT1

Hội trường khu phố Đoàn Kết [xây mới]

939

4

HT2

Hội trường khu phố An Lạc [hiện trạng]

683

5

HT3

Hội trường khu phố Tiên Phong [hiện trạng]

2.019

6

HT4

Hội trường khu phố Sơn Hà [hiện trạng]

590

7

HT5

Hội trường khu phố Sê Nhắc [hiện trạng]

180

8

HT6

Hội trường khu phố Đồng Tâm [hiện trạng]

207

9

HT7

Hội trường khu phố Tân Tiến [hiện trạng]

386

10

HT8

Hội trường khu phố Quảng Đức [hiện trạng]

1.320

11

HT9

Hội trường khu phố Đa Huynh [hiện trạng]

202

12

HT10

Hội trường khu phố Văn Hà [hiện trạng]

808

13

HT11

Hội trường khu phố Đar Măng [hiện trạng]

345

14

HT12

Hội trường khu phố Kon Tách Đăng [hiện trạng]

487

15

HT13

Hội trường khu phố Pốt Pe [hiện trạng]

495

16

HT14

Hội trường khu phố Hòa Lạc [hiện trạng]

2.809

17

HT15

Hội trường khu phố Cam Ly [hiện trạng]

1.064

18

HT16

Hội trường khu phố Soan [hiện trạng]

698

19

HT17

Hội trường khu phố Gia Thạnh [hiện trạng]

1.220

20

HT18

Hội trường khu phố Bồ Liêng [xây mới]

392

21

TT

Khu công viên TDTT

49.636

C

Đất cây xanh, công viên cảnh quan, TDTT

436.237

6,58

E

Đất giao thông

1.144.051

17,27

II

Đất ngoài khu dân dụng

1.472.642

A

Đất cơ quan hành chính các cấp

41.207

1

1

UBND huyện Lâm Hà

22.480

2

2

UBND thị trấn Đinh Văn

4.186

3

3

Nhà máy nước

2.752

4

4

Chi cục thi hành án dân sự

1.149

5

5

Ngân hàng nhà nước

1.391

6

6

Kho bạc

871

7

7

Tòa án

839

8

8

Viện kiểm sát

2.405

9

9

Trung tâm nông nghiệp

458

10

10

Thanh tra Lâm Hà

268

11

11

UB dân số Lâm Hà

866

12

12

Phòng giáo dục và đào tạo

799

13

13

Trạm quản lý khai thác thủy lợi Lâm Hà

325

14

14

Đài phát thanh Lâm Hà

1.310

15

15

Bảo hiểm Lâm Hà

276

16

16

Trung tâm phát triển quỹ đất

832

B

Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo

30.407

1

GD19

Trung tâm bồi dưỡng chính trị [hiện trạng]

5.859

2

GD20

Trung tâm dạy nghề, GDTX [hiện trạng]

11.913

3

GD21

Trung tâm dạy nghề [hiện trạng]

12.635

C

Đất trung tâm y tế

25.509

1

YT1

Trung tâm y tế huyện Lâm Hà [mở rộng]

24.460

2

YT2

Trạm y tế thị trấn Đinh Văn [hiện trạng]

1.049

D

Đất an ninh, quốc phòng

12.698

1

AN1

Công an huyện Lâm Hà

11.255

2

AN2

Công an thị trấn Đinh Văn

1.443

E

Đất tôn giáo tín ngưỡng

19.259

1

TG1

Giáo xứ Đoàn Kết

13.268

2

TG2

Nhà thờ Tin lành Đinh Văn Păng Pung

3.018

3

TG3

Hội thánh Tin lành Đar măng

791

4

TG4

Chùa Bửu Thạnh

1.614

5

TG5

Đình Gia Thạnh

568

F

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

87.737

1

P1

Bến xe Lâm Hà

17.804

2

P2

Bãi đậu xe

7.968

3

P3

Bãi đậu xe

3.690

4

XLNT1

Khu xử lý nước thải thị trấn Đinh Văn

6.206

5

XLNT2

Khu xử lý nước thải khu công nghiệp Đinh Văn

3.785

6

XLR

Khu xử lý rác

43.765

7

TBA

Trạm biến áp 110/22KV Lâm Hà

4.519

G

Đất nghĩa trang

429.822

1

NĐ1

Nghĩa địa thị trấn Đinh Văn [mở rộng]

202.162

2

NĐ2

Nghĩa địa khu phố Sê Nhắc - Bồ Liêng

61.157

3

NĐ3

Nghĩa địa khu phố Ri ông se

41.724

4

NĐ4

Nghĩa địa khu phố Tiên Phong

9.460

5

NĐ5

Nghĩa địa khu phố Soan [mở rộng]

86.953

6

NĐ6

Nghĩa địa khu phố Kon Tách Đăng

5.764

7

NĐ7

Nghĩa địa khu phố Hòa Lạc

4.121

8

NĐ8

Nghĩa địa khu phố Cam Ly

18.481

H

Đất dự trữ phát triển du lịch

341.939

I

Đất giao thông

484.064

ĐẤT KHÁC

27.012.119

1

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

14.902.828

2

Đất trồng lúa

5.074.865

3

Đất trồng cây hàng năm khác

910.832

4

Đất rừng sản xuất

4.486.491

5

Đất công nghiệp

911.803

CN1

707.308

CN2

68.062

CN3

68.933

CN4

67.500

6

Mặt nước

725.300

Tổng

35.110.000

3.2Quy hoạch sử dụng đất các khu đô thị trong thị trấn:

Dự kiến phân chia thành 2 khu vực trong đô thị:

  1. Khu đô thị trung tâm [I]:
  2. Với quy mô dân số khoảng 20.300 người, diện tích khu vực khoảng 514,85 ha.
  3. Chức năng là khu vực trung tâm hành chính - chính trị của huyện và thị trấn, trung tâm thương mại, dịch vụ.
  4. Tổ chức không gian: Khu vực phát triển hỗn hợp dọc theo Quốc lộ 27, có công trình điểm nhấn là trung tâm hành chính của huyện, Trung tâm thương mại tổng hợp, công trình y tế, các khu ở mật độ cao kết hợp thương mại dịch vụ.

Hình. Sơ đồ định hướng phát triển khu đô thị trung tâm

Bảng 17. Thống kê sử dụng đất khu đô thị trung tâm:

Stt

Hạng mục

Diện tích [ha]

Tỷ lệ [%]

MĐXD tối đa [%]

Tầng cao tối đa [tầng]

Hệ số SDĐ [lần]

DÂN SỐ ĐÔ THỊ

20.300

I

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

418,35

81,26

A

Đất dân dụng

404,34

100,00

1

Đất ở

254,21

62,87

Khu ở cải tạo, chỉnh trang

141,79

70-100

3-5

2,1 - 5,0

Khu ở mới

112,42

50-80

2-4

1,0 - 3,2

2

Đất công trình công cộng

32,07

7,93

Công trình thương mại, dịch vụ công cộng

8,70

40-70

5-7

2,0- 4,9

Công trình giáo dục

9,18

40-60

3-5

1,2 - 3,0

Công trình văn hóa - TDTT

14,19

25-40

2-5

0,5 - 2,0

3

Đất cây xanh, công viên cảnh quan, TDTT

32,93

8,14

5,0

1,0

0,05

4

Đất giao thông

85,13

21,05

B

Đất ngoài khu dân dụng

14,01

1

Đất cơ quan hành chính các cấp

4,12

40-70

4-5

1,6 - 3,5

2

Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo

2,84

40-60

3-5

1,2 - 3,0

3

Đất trung tâm y tế

2,44

35

4-5

1,4 - 1,8

4

Đất an ninh, quốc phòng

1,27

40-70

3

1,2 - 2,1

5

Đất tôn giáo tín ngưỡng

0,21

25

3

0,75

6

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

3,13

40

2

0,8

II

ĐẤT KHÁC

96,50

18,74

1

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

52,12

2

Đất trồng lúa

2,84

3

Đất rừng sản xuất

30,58

4

Đất công nghiệp

7,25

5

Mặt nước

3,71

Tổng cộng

514,85

100,00

  1. Khu đô thị phía Nam [II]:
  2. Với quy mô dân số khoảng 9.700 người, diện tích khu vực khoảng 343,43 ha.
  3. Chức năng là khu vực trung tâm giáo dục, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm phát triển du lịch và khu ở.
  4. Tổ chức không gian: khu vực phát triển theo trục đường huyện ĐH1 và Quốc lộ 27, chủ yếu bố trí một số công trình giáo dục, còn lại là đất ở mật độ cao kết hợp đất ở mật độ trung bình và thấp.

Hình. Sơ đồ định hướng phát triển không gian khu đô thị phía Nam

Bảng 18. Thống kê sử dụng đất khu đô thị phía Nam

Stt

Hạng mục

Diện tích [ha]

Tỷ lệ [%]

MĐXD tối đa [%]

Tầng cao tối đa [tầng]

Hệ số SDĐ [lần]

DÂN SỐ ĐÔ THỊ

9.700

I

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

236,82

68,96

A

Đất dân dụng

202,25

100,00

1

Đất ở

139,59

69,02

Khu ở cải tạo, chỉnh trang

95,82

70-100

3-5

2,1 - 5,0

Khu ở mới

43,77

50-80

2-4

1,0 - 3,2

2

Đất công trình công cộng

7,16

3,54

Công trình thương mại, dịch vụ công cộng

2,91

40-70

5-7

2,0- 4,9

Công trình giáo dục

3,76

40-60

3-5

1,2 - 3,0

Công trình văn hóa - TDTT

0,49

25-40

2-5

0,5 - 2,0

3

Đất cây xanh, công viên cảnh quan, TDTT

10,68

5,28

5,0

1,0

0,05

4

Đất giao thông

44,82

22,16

B

Đất ngoài khu dân dụng

34,57

1

Đất tôn giáo tín ngưỡng

0,38

25

3

0,75

2

Đất dự trữ phát triển du lịch

34,19

50

3

1,5

II

ĐẤT KHÁC

106,61

31,04

1

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

75,82

2

Đất trồng lúa

30,79

Tổng cộng

343,43

100,00

4.CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ:

4.1 Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị

  • Khu vực đô thị hiện hữu; khu vực dự kiến phát triển mới; khu vực cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo: các đô thị hiện hữu bao gồm các khu vực xung quanh khu trung tâm hành chính huyện Lâm Hà, dọc theo trục Quốc lộ 27 kết nối đi các xã trong huyện Lâm Hà và đi huyện huyện Đam Rông, phía Đông kết nối với huyện Đức Trọng; cảnh quan dọc theo sông Đạ Dâng và Cam Ly, các khu vực có địa hình đồi núi cao.

4.2 Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị

  1. Quy định chung:
  2. Tại các khu nhà hiện hữu: cải tạo nâng cấp bộ mặt kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, tăng tỷ lệ cây xanh, xen cấy các khu nhà ở liên kế một số vị trí thích hợp. Từng bước thay thế các khu vực nhà ở, công trình công cộng đã xuống cấp, thấp tầng, mật độ cao bằng các khu nhà ở hiện đại.
  3. Tại các đô thị mới phải thiết kế với bố cục không gian thông thoáng, đảm bảo tỷ lệ cây xanh, giao thông tĩnh và các dịch vụ công cộng.
  4. Bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước trong đô thị.
  5. Vùng ven và các khu vực hồ trên địa bàn thị trấn, khu vực canh tác nông nghiệp nhằm tạo ra hành lang xanh thông thoáng cho đô thị.
  6. Kiến tạo các mảng xanh tập trung của đô thị kết hợp với các quần thể công trình công cộng là không gian công cộng mang tính chất phục vụ quần chúng dân cư địa phương và khách tham quan du lịch, mặt khác nó tạo được động lực phát triển và nối kết không gian trung tâm đô thị và các khu vực phụ cận.
  7. Định hướng tổ chức không gian các khu trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa - thể thao, tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế cho phù hợp với tính chất, chức năng đô thị:
  8. Tập trung phát triển hệ thống công trình công cộng, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân theo các giai đoạn quy hoạch.
  9. Các công trình hành chính nên ưu tiên giải pháp hợp khối trong bố cục tổng thể.
  10. Các công trình dịch vụ, thương mại có thể đứng độc lập, bố trí dọc theo các tuyến phố chính như ngân hàng, bưu điện, nhà văn hóa....
  11. Tại khu vực các giao lộ lớn, cần ưu tiên bố trí các công trình có quy mô lớn và chiều cao tạo điểm nhấn cho đô thị như các siêu thị, trung tâm thương mại.
  12. Trung tâm các khu ở lấy trung tâm thương mại, dịch vụ, trường mẫu giáo làm hạt nhân. Các công trình trung tâm khu ở bố trí thấp tầng, nhằm làm bố cục không gian cho các công trình nhà ở và dịch vụ xung quanh.
  13. Các khối công trình cần tuân thủ quy định khoảng cách theo quy chuẩn Nhà nước hiện hành.
  14. Các công trình phúc lợi thuộc khu ở bố trí bên trong các khu dân cư tránh tiếp xúc các đường đối ngoại, đường chính đô thị, v.v…Tổ chức sân vườn hài hòa, tuân thủ khoảng lùi xây dựng.
  15. Tổ chức các trục không gian chính:
  16. Định hướng kiến trúc cho các trục đường chính [Quốc lộ 27, ĐH1 và ĐH3], các khu vực đặc trưng trong đô thị theo nguyên tắc đảm bảo sự chuyển tiếp về hình ảnh kiến trúc đô thị đã phát triển qua các giai đoạn.
  17. Đề xuất bảo tồn, khai thác cảnh quan thiên nhiên hiện hữu về địa hình, cây xanh, sông hồ, mặt nước [dọc theo sông Đa Dâng và Cam Ly, hồ cảnh quan tại khu vực trung tâm thị trấn...], bổ sung thiết kế cảnh quan nhân tạo.
  18. Tổ chức không gian quảng trường:
  19. Quy mô, tính chất của quảng trường theo cấp địa phương trong đô thị.
  20. Nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh quảng trường trước khu vực trung tâm hành chính huyện Lâm Hà; hiện nay dự kiến kết hợp quảng trường trung tâm, mặt nước cảnh quan hồ và cây xanh tạo thành không gian điểm nhấn cho đô thị.
  21. Tổ chức không gian tại các điểm nhấn đô thị:
  22. Vị trí điểm nhấn của toàn đô thị và từng khu vực đô thị
  23. Trung trung tâm hành chính của huyện Lâm Hà kết hợp công viên quảng trường trung tâm đô thị và khu trung tâm hành chính của thị trấn [dự kiến bố trí khu đất bên phải của trung tâm hành chính huyện].
  24. Khu liên hợp văn hóa – thể thao – tượng đài liệt sỹ tại nút giao Quốc lộ 27 và ĐT 725.
  25. Cụm công trình thương mại thuộc dự án khu đô thị mới – khu thương mại dịch vụ thị trấn Đinh Văn.
  26. Trong trường hợp điểm nhấn là công trình kiến trúc hoặc cụm công trình kiến trúc, cần đề xuất định hướng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh cho phù hợp; trường hợp tận dụng cảnh quan tự nhiên làm điểm nhấn cần có định hướng tôn tạo, khai thác.
  27. Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước

Không gian xanh của đô thị, bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị:

  • Các khu vực cây xanh tại trung tâm đô thị hiện hữu, phát triển thêm không gian xanh tại các trung tâm cho từng khu vực đô thị, đất rừng phòng hộ thiết lập nên một cấu trúc xanh liên tục, kết hợp nguồn nước sông Cam Ly và sông Đạ Dâng, xây dựng đường cảnh quan và hệ thống kè dọc theo các bờ hồ nhằm bảo tồn những khu vực quan trọng có thể chứa nước trong mùa mưa, một mặt làm tôn thêm cảnh quan hai bên bờ, mặt khác có thể giảm thiểu được tác hại của sự xói lở khu vực xung quanh bờ hồ.
  • Hệ thống công viên cây xanh đô thị, cây xanh tập trung, công viên khu ở:
  • Mật độ xây dựng: ≤ 5%, tầng cao 1 tầng đối với công trình công viên và phụ trợ;
  • Các công trình trong khu Trung tâm TDTT khi đầu tư xây dựng phải phù hợp với cảnh quan thiên nhiên xung quanh, cây xanh công trình phải phù hợp với khí hậu địa phương, thay đổi theo mùa.
  • Mật độ xây dựng: ≤ 40%, tầng cao ≤ 5 tầng đối với công trình TDTT;

Hình. hệ thống cây xanh, mặt nước trong đô thị

  1. Khu vực trồng cây lâu năm và khu canh tác nông nghiệp công nghệ cao.
  2. Các TDP Đa Huynh, B’Nông rết, Cam Ly, Hòa Lạc, Kon Tách Đăng, Soan phần lớn là đất nông nghiệp [đất lúa và đất trồng cây hàng năm...].
  3. Khu vực trồng cây lâu năm: thị trấn được bao bọc bởi các không gian cây lâu năm. Một vành đai xanh tự nhiên giữa vai trò phân lớp các không gian trong thị: khu vực đô thị > vành đai xanh > không gian nông nghiệp.
  4. Chức năng: điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái cho đô thị, tạo nên nét đặc trưng riêng, tạo không gian mở cho các hoạt động dã ngoại, giáo dục môi trường. Mặt khác, đây là khu vực có vai trò rất quan trọng trong vấn đề phát triển đô thị bền vững bậc nhất, là “lá phổi” của đô thị, có chức năng giữ đất và nước, chống sự bào mòn, xói lở và giữ ổn định cho khu vực canh tác nông nghiệp phía bên trong.
  5. Giải pháp: hạn chế tối đa việc phát triển đô thị trong khu vực, mở rộng hệ thống vành đai xanh khu vực phía Đông Bắc và phía Nam thị trấn, giữ khu vành đai xanh phát triển tự nhiên, tạo lập môi trường sinh thái ổn định, nhằm bảo vệ bề mặt đất, tăng cường khả năng thẩm thấu và phục hồi nguồn nước ngầm, điều hòa vi khí hậu.
  6. Đối với các khu vực nhà kính phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, cần có thiết kế quy hoạch với đầy đủ hệ thống hạ tầng, quy định mật độ cụ thể cho từng khu vực, không được xây dựng công trình kiên cố nếu không lập quy hoạch, thiết kế và chức năng phù hợp, hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp.
  7. Mật độ xây dựng nhà kính ≤ 70%, còn lại là hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
  8. Khu vực đất rừng sản xuất:
  9. Bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đất rừng tại thị trấn Đinh Văn là rừng sản xuất.
  10. Nếu không có sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp thì trong phân khu dịch vụ hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu khoa học: Tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích để phục vụ du lịch.
  11. Nếu có sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trên phần diện tích không có rừng thì diện tích cả 2 loại không vượt quá 25% diện tích.

4.3 Chỉ tiêu quản lý kiến trúc, quy hoạch:

  1. Khu vực trung tâm đô thị:
  2. Khu trung tâm hành chính sử dụng mái ngói, vừa mang tính hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc, và đặc thù. Công trình cơ quan các ban ngành, phòng ban tổ chức liên cơ quan tầng cao tối đa 5 tầng.
  3. Các công trình thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa-TDTT: hình thức kiến trúc đa dạng, phong phú phù hợp với tính chất công trình.
  4. Các công trình nên hợp khối tạo không gian kiến trúc khang trang và tăng khối tích cho từng tổng thể công trình.

Bảng 19. Bảng quy định các chỉ tiêu xây dựng cho các trung tâm chuyên ngành

Stt

Hạng mục

Mật độ

xây dựng [%]

Tầng cao

[tầng]

Hệ số SDD

[lần]

1

Công trình hành chính

40-70

4-5

1,6 – 3,5

2

Công trình thương mại - dịch vụ

40-70

5-7

2,0 – 4,9

3

Công trình y tế

35

4-5

1,4 – 1,8

4

Công trình giáo dục đào tạo

40-60

3-5

1,2 – 3,0

5

Công trình văn hóa - TDTT

25-40

2-5

0,5 – 2,0

6

Đất cây xanh, công viên chuyên đề

5 - 25

1-2

0,05 - 0,5

  1. Khu ở:
  2. Nhà ở liên kế bố trí trên các trục chính và đường khu vực, kiến trúc hiện đại; nhà ở biệt thự, nhà vườn và các công viên trung tâm, tầng cao 2-3 tầng, mật độ xây dựng thấp 30-50%, khai thác đường nét kiến trúc khu vực kết hợp kiến trúc hiện đại.
  3. Cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu để tạo bộ mặt cho đô thị.
  4. Xây dựng nhà ở cần tuân thủ khoảng lùi chỉ giới xây dựng [tùy thuộc vào lộ giới đường giao thông], cần xác định khoảng lùi cho khu vực nhà liên kế phố kết hợp thương mại, dành không gian vỉa hè cho khách bộ hành, để xe … và đối với khu nhà liên kế ở đơn thuần có thể tạo thêm diện tích trồng cây xanh tạo được vách phố đồng bộ cho đô thị.
  5. Nhà ở biệt thự, biệt lập, song lập mật độ xây dựng thấp, trồng thêm cây xanh.

Bảng 20. Bảng quy định các chỉ tiêu xây dựng cho khu ở

STT

Loại nhà ở

Lộ giới [đường, đường hẻm]

Mật độ xây dựng [%]

Khoảng lùi [m]

Tầng cao tối đa [tầng]

1

Nhà biệt thự

Lộ giới ≥ 12m

30

4,5

3

Lộ giới < 12m

30

3,0

2

2

Nhà biệt lập

Lộ giới ≥ 12m

50

4,5

3

Lộ giới Lộ giới ≥ 4m

80

2,4

3

Lộ giới < 4m

80

2,4

2

4

Nhà phố

14m ≥ Lộ giới > 4m

100

0,0

5

5

Chung cư NOXH

40

6,0

5

CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

1.HỆ THỐNG GIAO THÔNG:

1.1 Các căn cứ, tiêu chuẩn - qui trình, qui phạm áp dụng

  • Quy chuẩn và qui phạm thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.
  • Quy chuẩn xây dựng đường đô thị – yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007.
  • Quy trình thiết kế áo đường mềm số 22-TCN 211-2006
  • Quy chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05
  • Căn cứ theo số liệu khảo sát của công ty Kiến Trúc Lâm Đồng
  • Các văn bản hướng dẫn có liên quan.

1.2Nguyên tắc thiết kế quy hoạch hệ thông đường giao thông

  • Sử dụng đường giao thông sẵn có [điều chỉnh, mở rộng].
  • Hạn chế san gạt địa hình.
  • Mạng lưới giao thông được thiết kế bám vào địa hình tự nhiên tránh phá vỡ địa hình khi xây dựng.
  • Điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông, trong đó lộ giới các tuyến đường tuân thủ Quyết định 41/2017/QĐ-UBND về quy định lộ giới và các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch, xây dựng đối với nhà ở, công trình riêng lẻ trên địa bàn thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Đề xuất thay đổi quy mô lộ giới một vài đoạn tuyến cho phù hợp với cấp đường quy hoạch.
  • Từ những nguyên tắc trên hệ thống đường giao thông trong khu quy hoạch được bố trí như sau:
  • Giao thông đối ngoại:
  • Dự kiến bố trí tuyến tránh thị trấn Đinh Văn về phía Bắc Quốc lộ 27, cách TT.Đinh Văn 1,3 – 1,8km và đi ngoài khu vực quy hoạch TT. Đinh Văn với quy mô đường cấp IV đồng bằng như tuyến chính.
  • Kiến nghị mở đường vành đai ngoài dự kiến có lộ giới 28m về phía Bắc khu trung tâm để đường QL27 cũ thành trục chính đô thị của thị trấn Đinh Văn.
  • Giữ nguyên và mở rộng tỉnh lộ 725 [đường Quang Trung] lộ giới 24m.
  • Giữ nguyên và mở rộng ĐH1 [đường Lê Lợi] lộ giới 28m.
  • Giữ nguyên và mở rộng đường Nguyễn Trãi từ TT Đinh Văn đi Đức Trọng lộ giới 28m.
  • Giữ nguyên và mở rộng ĐH3 [đường Hoàng Diệu] kết nối TT Đinh Văn và xã Nam Hà, lộ giới 27m.
  • Định hướng xây dựng tuyến đường nối thị trấn Nam Ban và xã Đạ Đờn [vị trí tại ngã ba Sơn Hà nối với tuyến Quốc lộ 27], lộ giới 30m [theo Quyết định 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ].
  • Giao thông đối nội:
  • Đường trung tâm [Võ Thị Sáu và đường nối dài từ Võ Thị Sáu đến đường đi lên Đài truyền hình] là tuyến đường chính kết nối giữa khu trung tâm và đường kiến nghị làm tuyến tránh của QL27; lộ giới 34m.
  • Kiến nghị Quốc lộ 27 [đường Hùng Vương] đi ngang qua trung tâm thị trấn Đinh Văn thành đường trục chính đô thị của trung tâm thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà.
  • Từ các trục chính đô thị như: đường Hùng Vương lộ giới 30m, đường Võ Thị Sáu lộ giới 34m, đường Nguyễn Trãi lộ giới 28m, hệ thống đường giao thông nội bộ có lộ giới 12m ® 20m để liên kết từ đường trục chính tới từng khu công trình, nhà ở tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn, hoàn chỉnh.
  • Quy mô các tuyến đường:
  • Đường trục chính [Võ Thị Sáu] và Võ Thị Sáu nối dài: lộ giới 34m.

Lòng đường : 11+11=22 m

Dãi phân cách : 2m

Vỉa hè : 5 + 5 = 10m

  1. Đường trục chính [Hùng Vương – QL27, đường nối Nam Ban - Đạ Đờn]: lộ giới 30m.

Lòng đường : 9 + 9 = 18m

Dãi phân cách : 2m

Vỉa hè : 5 + 5 = 10m

  1. Đường trục chính [Lê Lợi, Nguyễn Trãi và đường vành đai ngoài]: lộ giới 28m.

Lòng đường : 16 m

Vỉa hè : 6 + 6 = 12m

  1. Đường trục chính: [Hoàng Diệu], lộ giới 27m.

Lòng đường : 15 m

Vỉa hè : 6 + 6 = 12m

  1. Đường trục chính [Quang Trung]: lộ giới 24m.

Lòng đường : 14m

Vỉa hè : 5 + 5 = 10m

  1. Đường nội bộ: lộ giới 20m.

Lòng đường : 12m

Vỉa hè : 4 + 4 = 8m

  1. Đường nội bộ: lộ giới 16m.

Lòng đường : 9 m

Vỉa hè : 3,5 + 3,5 = 7m

  1. Đường nội bộ: lộ giới 12m.

Lòng đường : 7 m

Vỉa hè : 2,5 + 2,5 = 5m

  1. Đường nội bộ: lộ giới 5m.

Lòng đường : 5 m

  1. Tuyến đường tránh thị trấn Đinh Văn [tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng]: lộ giới 9m

Lòng đường : 7 m

Gia cố lề và lề đất: 1 + 1 = 2m

  1. Bến bãi:
  2. Bến xe liên huyện tại trung tâm thị trấn Đinh Văn nằm trên Quốc lộ 27, quy mô 1,2ha, đạt tiêu chuẩn loại III, hoạt động từ năm 2009. Dự kiến bố trí thêm 01 bãi đậu xe, giải quyết giao thông tĩnh cho đô thị trung tâm thị trấn: vị trí nằm trên trục đường vành đai ngoài thị trấn.
  3. Vận tải hành khách công cộng:
  4. Theo quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đô thị Đinh Văn có một số tuyến vận tải hành khách công cộng nội tỉnh đi qua. Trong đó:
  5. Nâng cấp các tuyến hiện hữu:
  6. Tuyến xe Đà Lạt – Phú Sơn.
  7. Tuyến xe Tân Thanh – Đức Trọng
  8. Tuyến xe buýt dự kiến mở mới giai đoạn đến 2020:
  9. Tuyến xe Liên Nghĩa – Tân Hà
  10. Các tuyến xe buýt dự kiến mở mới giai đoạn 2021- 2030:
  11. Tuyến xe Đinh Văn – Bảo Lâm
  12. Tuyến xe Nam Ban – Đạ Đờn.

2.CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ĐẤT XÂY DỰNG:

2.1Quy hoạch cao độ nền:

  • Quan điểm điều chỉnh là không thay đổi phương pháp và giải pháp nền so với đồ án quy hoạch năm 2006.
  • Thiết kế nền: cơ bản giữ nguyên địa hình tự nhiên, giải pháp nền là san lấp cục bộ theo tuyến đường giao thông đảm bảo độ dốc an toàn, đối với các khu vực xây dựng công trình chỉ tiến hành san lấp cho từng công trình, tránh đào đắp lớn dễ gây sạt lở. Các khu vực nhà vườn, khu cây xanh có địa hình dốc tự nhiên lớn để nguyên địa hình tự nhiên để bảo vệ đất và chống xói mòn.

2.2 Quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa:

  • Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa thị trấn hiện tại là mạng thoát nước chung và tập trung chủ yếu ở khu trung tâm và một số tuyến đường ở phía Bắc cũng như một số khu dân cư phát triển mới, hướng thoát nước về phía Tây là sông Đạ Dâng. Các khu vực còn lại nước mưa đang chảy tự nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên không gây hiện tượng ngập úng.
  • Định hướng thiết kế thoát nước mưa: Nạo vét và cải tạo các tuyến mương cống hiện có dọc theo một số tuyến đường hiện hữu tăng khả năng thoát nước như các tuyến đường QL27, Quang Trung, Lê Lợi, Hoàng Diệu, Võ Thị Sáu, Đoàn Kết…;
  • Xây dựng mới hệ thống thoát nước theo các tuyến đường kết nối với các tuyến thoát nước hiện hữu;
  • Quan điểm thiết kế vẫn giữ hệ thống thoát nước là hệ thống thoát riêng giữa nước mưa với nước thải sinh hoạt;
  • Hướng thoát nước mưa xây dựng hoàn toàn phù hợp với địa hình tự nhiên. Do địa hình có độ dốc lớn nên không gây hiện tượng ngập úng;
  • Toàn bộ hệ thống thoát nước của thị trấn phía Tây là sông Đạ Dâng;
  • Hệ thống thoát nước là hệ thống mương thu nắp đan kết hợp với mương đậy đan. Với đặc thù khu vực có độ dốc địa hình lớn, do vậy việc bố trí các cửa thu nước cần được bố trí với khoảng cách thích hợp, kiến nghị khoảng cách nhỏ hơn 40m.

3.QUY HOẠCH CẤP NƯỚC:

3.1Căn cứ lập quy hoạch

  • QCXDVN 01-2008/BXD. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Quy hoạch xây dựng.
  • QCVN 14-2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
  • TCXD 33-2006. Cấp nước. Mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCXD 51-2008. Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4513-1988. Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.

3.2Quy hoạch cấp nước:

  1. Hiện trạng cấp nước:
  2. Trong khu quy hoạch hiện đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt của Nhà máy nước Lâm Hà, công suất hiện tại của nhà máy xử lý nước cấp là 3.000 m3/ ngày. đêm.
  3. Nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông Đạ Dâng.
  4. Vị trí nhà máy xử lý nước nằm gần chân cầu Tân Văn.
  5. Nước sau khi được xử lý sẽ được bơm lên bể nước 200 m3 nằm trên đồi cao cạnh nhà máy nước và ra ngoài mạng lưới cấp nước.
  6. Tuyến ống cấp nước chính gồm tuyến ống gang D200 nằm trên đường Quang Trung, tuyến ống PVC D150 chạy dọc theo đường Hùng Vương từ ngã ba Sơn Hà đến cây xây Lâm Hà, tuyến ống PVC D150 trên đường Lê Lợi.
  7. Dọc theo các đường nhánh trong khu quy hoạch có các ống phân phối STK và PVC đi dọc đường cấp nước vào từng hộ dân.
  8. Giải pháp cấp nước:
  9. Nâng cấp nhà máy nước cấp có công suất từ 3.000 m3/ngày.đêm lên 8.135 m3/ngày.đêm.
  10. Do khu quy hoạch thuộc quy hoạch chỉnh trang đô thị, các trục đường giao thông được cải tạo mở rộng và làm mới. Hệ thống ống cấp nước nằm trên các tuyến đường này sẽ được di dời sang vị trí mới cho phù hợp. Trong khu quy hoạch có một số tuyến đường giao thông xây dựng mới, do đó sẽ bổ sung hệ thống đường ống cấp nước cho các tuyến đường này. Hệ thống ống cấp nước chôn ngầm dưới đất với độ sâu tối thiểu đối với ống cấp nước chính là 0,8m – 1,2m , ống cấp nước phân phối là 0,4 m.
  11. Nhằm đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt và độ bền của vật liệu ống theo thời gian, lựa chọn vật liệu ống cấp nước chính là ống nhựa HDPE và PVC, ống cấp nước phân phối là ống HDPE với những ưu điểm ống HDPE là nhẹ, độ bền cao, dẻo dễ dàng uốn nắn, không bị ăn mòn, rỉ sét theo thời gian và đảm bảo chất lượng nước sử dụng lâu dài.
  12. Để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy trong khu vực, trên các tuyến đường giao thông trong khu quy hoạch bố trí thêm các trụ chữa cháy với khoảng cách giữa các trụ chữa cháy là khoảng 150m.
  13. Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước

Tính toán nhu cầu dùng nước:

  • Lưu lượng nước sinh hoạt:

Qsh = [q x N x f] /1000 = [120 x 34.000 x 95%]/1000 = 3.876 m3/ng.đ

Trong đó:

  • q : tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: q = 120 lít/ người.ng.đ.
  • N : số người cấp nước: N = 34.000 người.
  • f : tỉ lệ người được cấp nước: f = 95%.
  • Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ:

Qdv = 10% x Qsh = 3.876 x 10% = 388 m3/ng.đ

  • Nước cấp cho tưới cây, rửa đường:

Qt = 10% x Qsh = 10% x 3.876 = 388 m3/ng.đ

  • Nước cho cụm công nghiệp Đinh Văn:

Qcn = qcn x F = 22 x m81 = 1782 m3/ng.đ

Trong đó:

  • qcn : tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: q = 22 lít/ ha.ng.đ.
  • F : diện tích của khu công nghiệp: F = 81 ha.
  • Nước dự phòng, rò rỉ:

QDP = 15% x [Qsh + Qdv + Qt + Qcn ] = 15% x [3.876 + 388 + 388 + 1782] = 961 m3/ng.đ

  • Nước cấp cho trạm xử lý:

Qtxl = 10% x [Qsh + Qdv + Qt + Qcn + Qtxl] = 10% x [3.876 + 388 + 388 +1782 + 961] = 740 m3/ng.đ

  • Tổng công suất thiết kế của toàn thị trấn:

Q = Qsh + Qdv + Qt + QDP + Qtxl = 3.876 + 388 + 388 + 1782 + 961 + 740

\= 8.135 m3/ng.đ

Þ Chọn: Tổng công suất thiết kế của nhà máy xử lý nước cấp là: 8.135 m3/ng.đ.

4.QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN [CTR] VÀ NGHĨA TRANG:

4.1 Hệ thống thoát nước thải:

  1. Hiện trạng thoát nước thải:
  • Trong khu vực chưa có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt. Nước mưa và nước thải sinh hoạt từ các khu nhà thoát ra hệ thống thoát nước chung.
  • Giải pháp thoát nước thải:
  • Nước thải sinh hoạt:
  • Dựa vào vấn đề kinh tế, môi trường… chọn hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải là hai hệ thống riêng biệt. Nước mưa được thu gom bằng hệ thống thoát nước dọc đường giao thông dẫn thoát ra sông suối, nước thải sinh hoạt được thu gom hệ thống riêng và dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung dự kiến đặt tại cuối nguồn của suối Cam ly đoạn gần cầu Ba Cản.
  • Do địa hình khu quy hoạch có độ đốc lớn, vì vậy, giải pháp thoát nước thải của khu quy hoạch là tự chảy từ cao xuống thấp, một số vị trí có địa hình không thuận lợi sử dụng các trạm bơm nâng bơm nước thải về các nút ở vị trí cao hơn; các hộ dân sẽ đấu nối đường ống thoát nước thải của mình vào hệ thống thu gom nước thải tập trung.
  • Hệ thống thu gom nước thải bao gồm các hố ga và các đường ống dẫn nước. Toàn bộ đường ống dẫn và hố ga được xây dựng ngầm. Với đặc điểm thành phần nước thải gồm các thành phần có độ ăn mòn cao, hệ thống ống dẫn xây dựng bằng các ống nhựa PVC và các hố ga được xây dựng bằng loại bê tông chống ăn mòn đúc sẵn. Trạm bơm nâng xây dựng bằng loại bê tông chống ăn mòn đúc sẵn, bơm chuyên dụng thoát nước thải được đặt chìm dưới nước và bơm hoạt động tự động hoàn toàn.
  • Lưu lượng thoát nước thải sinh hoạt: lấy bằng 80% lượng nước cấp sinh hoạt của toàn thị trấn.

Qt = 80% x Qsh = 80% x 3.876 = 3.100 [m3/ngày. đêm]

Þ Chọn: Tổng công suất thiết kế của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của thị trấn là: 3.100 m3/ng.đêm.

  • Nước thải của cụm công nghiệp Đinh Văn:
  • Xây dựng một trạm xử lý nước thải riêng biệt cho cụm công nghiệp Đinh Văn.
  • Công suất của trạm xử lý cụm công nghiệp Đinh Văn lấy bằng 100 % lượng nước cấp cho cụm công nghiệp.

Qtcn = 100% x Qcn = 100% x1.782 = 1.782 [m3/ngày. đêm]

Þ Chọn: Tổng công suất thiết kế của nhà máy xử lý nước thải cho cụm công nghiệp Đinh Văn là: 1.782 m3/ng.đêm.

4.2 Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn:

  • Tiêu chuẩn 0,9kg/người ngày.
  • Cần xử lý rác theo hướng phân loại rác thải và tái chế, do vậy cần đầu tư dây chuyền xử lý và tái chế rác thải tại bãi rác tập trung, hạn chế xử lý rác thải bằng cách chôn lấp và đốt cháy gây ô nhiễm môi trường.
  • Rác thải của người dân trong thị trấn cũng chỉ mới được thu gom tại khu vực trung tâm với tỷ lệ thu gom khoảng 80%. Đối với khu vực nhà vườn và khu dân cư thưa, chủ yếu đổ ra vườn và đốt tại chỗ. Rác thải hiện nay được thu gom và đưa về bãi rác của huyện vị trí đặt tại khu phố Soan, với quy mô khoảng 4,37ha [được định hướng là khu xử lý rác cấp vùng huyện]. Đối với các loại CTR nguy hại của huyện được định hướng đưa về khu xử lý rác Tân Thành thuộc huyện Đức Trọng [định hướng là khu xử lý rác cấp vùng tỉnh].

4.3 Nghĩa trang:

  • Trong thị trấn có nhiều khu nghĩa trang nhân dân tập trung nằm rải rác, hiện trạng có một số nghĩa trang nằm trong khu vực trung tâm thị trấn như Nghĩa trang thị trấn Đinh Văn [4ha], nghĩa trang Sê Nhắc - Bồ Liêng [6ha], nghĩa trang Riongse [khoảng 0,5ha], nghĩa trang Tiên Phong [0,3], nghĩa địa khu phố Soan [1,5ha], nghĩa trang Kon Tách Đăng và nghĩa trang Hòa Lạc hiện nay đã ngưng chôn cất, nghĩa trang Pang Pung - Cam Ly [0,8ha].
  • Quy hoạch định hướng phát triển mở rộng nghĩa trang thị trấn Đinh Văn, nghĩa trang khu phố Soan và nghĩa trang khu phố CamLy. Tạm dưng chôn cất tại các nghĩa trang khu phố Riongse, Tiên Phong, Kon Tách Đăng và Hòa Lạc.

5.QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN:

5.1Căn cứ tiêu chuẩn - quy chuẩn lập quy hoạch:

  • Căn cứ QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
  • Căn cứ TCXDVN 333-2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • Căn cứ TCVN 4400-1987: Kỹ thuật chiếu sáng.
  • Căn cứ TCXDVN 259-2001: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.
  • Căn cứ TCVN 5828-1994: Đèn chiếu sáng đường phố. Yêu cầu kỹ thuật.
  • Căn cứ các quy phạm trang bị điện:
  • Căn cứ 11 TCN 18-2006: Quy phạm trang bị điện. Quy định chung.
  • Căn cứ 11 TCN 19-2006: Quy phạm trang bị điện. Hệ thống đường dẫn điện.
  • Căn cứ 11 TCN 20-2006: Quy phạm trang bị điện. Bảo vệ và tự động.
  • Căn cứ 11 TCN 21-2006: Quy phạm trang bị điện. Thiết bị phân phối và trạm biến áp.
  • Căn cứ TCVN 2328-1978: Môi trường lắp đặt thiết bị điện.
  • Căn cứ TCVN 4086-1985: Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
  • Căn cứ TCVN 4756-1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
  • Căn cứ TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • Căn cứ TCVN 2622-95: Tiêu chuẩn an toàn về phòng chống cháy, nổ.

5.2Dự báo nhu cầu sử dụng điện:

Căn cứ theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - 2010 và Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 01-2008 và 2014”, chỉ tiêu cấp điện cho sinh hoạt dân dụng, công trình công cộng khu quy hoạch được tính như sau:

  • Sinh hoạt dân dụng
    • Chỉ tiêu cấp điện cho sinh hoạt dân dụng đô thị [loại IV~V] là 400 kWh/người/năm.
  • Công cộng và dịch vụ
    • Chỉ tiêu cấp điện cho công cộng và dịch vụ khu vực đô thị lấy bằng 30% điện sinh hoạt dân dụng.
    • Phụ tải điện

* Chỉ tiêu cung cấp điện:

Quy hoạch đô thị Đinh Văn là khu đô thị loại IV~V, các hộ tiêu thụ điện chủ yếu thuộc hộ tiêu thụ loại III. Chỉ tiêu áp dụng cho tính toán điện năng tiêu thụ trong khu quy hoạch áp dụng theo QCXDVN 01:2008/BXD:

  • Cho sinh hoạt dân dụng: lấy theo tiêu chuẩn đô thị loại IV [bảng thống kê phụ tải điện sinh hoạt dân dụng]:

+ Giai đoạn hiện tại: 400 KW/ng/năm.

+ Giai đoạn đến năm 2030: 1000 KW/ng/năm.

  • Cho sinh hoạt công cộng và dịch vụ: 30% phụ tải điện sinh hoạt dân dụng.

* Phụ tải điện:

Hiện tại khu vực này đã có khoảng 20.679 người dân đã được cung cấp điện. Do đó, nhu cầu cung cấp điện trong thời gian định hướng như sau:

Phụ tải điện sinh hoạt dân dụng:

Bảng 21. Bảng thống kê phụ tải điện sinh hoạt dân dụng

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thời điểm tính toán

Hiện tại

Giai đoạn đến năm 2030

1

Dân số

người

20.700

34.000

2

Chỉ tiêu sử dụng điện

KWh/người/năm

400

1.000

3

Tổng nhu cầu sử dụng điện

KWh/năm

8.280.000

34.000.000

4

Số giờ sử dụng điện năng cực đại

h/năm

2.000

3.000

5

Tổng phụ tải tính toán

KW

4.140

11.333

6

Tính bình quân theo đầu người

W/người

200

333

Các công trình công cộng và dịch vụ:

  • Hiện tại : 4.140 KW x 30% = 1.242 KW.
  • Giai đoạn đến năm 2030: 11.333 x 30% = 3.400 KW.

Tổng hợp các phụ tải điện:

Bảng 22. Bảng tổng hợp các phụ tải điện

Stt

Tên phụ tải

Phụ tải tính toán [KW]

Giai đoạn

hiện tại

Giai đoạn

đến năm 2030

1

Sinh hoạt dân dụng

4.140

11.333

2

Công cộng đô thị và dịch vụ

1.242

3.400

3

Dự phòng và tổn thất điện lưới 15%

800

2.210

Tổng cộng

6.182

16.943

  • Tuy nhiên đây là tổng phụ tải sinh hoạt công cộng và công trình đô thị, ngoài ra trong khu quy hoạch còn có các nhà máy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vật liệu.... có nhu cầu sử dụng điện cao khoảng 30~50% phụ tải tổng cụ thể như sau:

+ Phụ tải tổng hiện tại = 6.182 + 3.091 =9.273KW

+ Phụ tải tổng đến năm 2030 = 16.943 + 5.082 =22.025 KW

* Tổng phụ tải điện yêu cầu của thị trấn Đinh Văn trên thanh cái 22KV:

Lấy hệ số công suất trung bình Cosj = 0,85. Do đó, suất phụ tải điện tính toán ở mỗi giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn hiện tại: 9.273 KW/0,85 = 10.910 KVA.

Trong đó:

+ Phụ tải điện phục vụ sinh hoạt dân dụng là: 4.870 KVA.

+ Phụ tải điện phục vụ công cộng và dịch vụ, dự phòng và tổn thất điện áp là: 2.402 KVA.

+ Phụ tải điện phục sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vật liệu: 3.636 KVA.

  • Giai đoạn đến năm 2030: 22.025 KW/0,85 = 25.911 KVA.

Trong đó:

+ Phụ tải điện phục vụ sinh hoạt dân dụng là: 11.333 KVA.

+ Phụ tải điện phục vụ công cộng và dịch vụ, dự phòng và tổn thất điện áp là: 5.610 KVA.

+ Phụ tải điện phục sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vật liệu: 5.082 KVA.

5.3 Nguồn điện:

  • Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch là nguồn điện lưới quốc gia qua các tuyến trung thế 22kV từ trạm biến thế 110/22 KV Lâm Hà, công suất 1x40MVA.Trạm biến thế này được cấp điện từ thanh cái C11 tại trạm 220/110KV Đức Trọng 2.Tương lai cần nâng cấp thành trạm 1x40MVA + 1x25MVA để đảm bảo cấp điện cho thị trấn và khu vực lân cận.

5.4 Lưới điện và trạm điện:

  1. Phụ tải điện:

Trên địa bàn quy hoạch có các tuyến cao thế 110kV đi ngang qua, tuyến này cần có hành lang bảo vệ, với:

  • Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 15m.
  • Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp là ≥ 6m.
  • Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau:
  • Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.
  • Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh là ≥ 4m.
  • Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định ≥ 3m.
  • Tuyến trung thế:
  • Điện áp chuẩn cho thị trấn Đinh Văn và các khu vực lân cận là cấp điện áp 22KV, 3 pha 4 dây, trung tính nối đất .Lưới điên trung thế 1 - 3 pha 12,7 – 22KV cấp điện cho toàn khu thị trấn Đinh Văn - huyện Lâm Hà được cấp từ trạm biến áp 110/22KV – 40MVA Lâm Hà với tuyến xuất 471,473, 475 đi nổi dọc theo các con đường giao thông: Hoàng Diệu, QL27-Hùng Vương, Đoàn Kết, Nguyễn Trãi, Lạc Long Quân ... và lưới điện hạ thế 0,4KV cung cấp cho các hộ dân cư hiện hữu thông qua các trạm biến áp thuộc tài sản điện lực và các trạm biến áp tài sản khách hàng 3pha và 1pha: 22-0,4KVA , 12,7-0,23KVA:

- Xuất tuyến 471: cấp điện cho các trạm biến áp khu vực : Nhà Văn Hóa, Bơm Thái Hòa, Nhà máy nước , Sơn Hà với tổng công suất là 4.240 KVA

- Xuất tuyến 473: cấp điện cho các trạm biến áp khu vực Ngã Ba Xoan, xóm Xoan, đi theo tuyến các tuyến đường cấp vào khu Quảng Đức, B’ Nông Ret61L , Hòa Lạc, Đoàn Kết, Tiên Phong, Y tế Lâm Hà, Trung tâm chính tri, UBND huyện, Bưu điện, công an huyện v.v... với tổng công suất là 10.155 KVA

- Xuất tuyến 475:cấp điện vào khu vực Hoàng Đạo, một số TBA khách hàng với tổng công suất là 2.657 KVA

Tổng suất phụ tại đã được cấp tại các trạm biến áp là 14.495KW ~ 17.052KVA

  1. Trạm hạ thế:
  2. Cấp điện áp của trạm hạ thế phân phối là 22/0,4KV.
  3. Trong trung tâm thị trấn, các trạm sinh hoạt nên dùng trạm tập trung đặt trong nhà, hoặc trạm compact có dung lượng lớn từ 250kVA ÷ 1.000kVA
  4. Cấp điện áp của trạm hạ thế phân phối là 22/0,4KV.
  5. Khu vực ngoại thị, nông thôn, sử dụng các máy biến áp ba pha có gam công suất từ 100kVA ÷ 250kVA hoặc máy biến áp 1 pha công suất 15kVA ÷ 75kVA;
  6. Các trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng được thiết kế phù hợp với quy mô phụ tải và nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
  7. Lưới hạ thế
  8. Cấp điện áp chuẩn: 380/220V, 3 pha 4 dây, trung tính nối đất.
  9. Cấp điện áp chuẩn: 380/220V, 3 pha 4 dây, trung tính nối đất.
  10. Trong khu thị trấn cáp điện dùng cáp XLPE 0,6/1KV ruột đồng cho cáp ngầm và khu vực ngoại thị, nông thôn là loại cáp nhôm vặn xoắn [cáp ABC] cho đường dây trên không.
  11. Bán kính cấp điện của trạm hạ thế không lớn hơn 600 mét ở khu vực ngoại thị, nông thôn và 400 mét ở các khu dân cư tập trung.

5.5 Định hướng quy hoạch mạng lưới cung cấp điện:

  1. Giải pháp cấp điện:
  2. Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch là nguồn điện lưới quốc gia qua các tuyến trung thế 22kV từ trạm biến thế 110/22 KV Lâm Hà, công suất 1x40MVA.Trạm biến thế này được cấp điện từ thanh cái C11 tại trạm 220/110KV Đức Trọng 2.
  3. Do đó, trong thời gian trước mắt sẽ sử dụng lưới điện trung thế 22KV hiện hữu để cung cấp cho khu quy hoạch này. Điện áp chuẩn cho thị trấn Đinh Văn và các khu vực lân cận là cấp điện áp 22KV, 3 pha 4 dây, trung tính nối đất .Lưới điên trung thế 1 - 3 pha 12,7 – 22KV cấp điện cho toàn khu thị trấn Đinh Văn - huyện Lâm Hà được cấp từ trạm biến áp 110/22KV – 40MVA Lâm Hà với tuyến xuất 471, 473, 475 đi nổi dọc theo các con đường giao thông: Hoàng Diệu, QL27-Hùng Vương, Đoàn Kết, Nguyễn Trãi, Lạc Long Quân ... về đến các trạm biến áp xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp các tuyến trung thế 22KV đã có sẵn ở trên.
  4. Lưới điện hạ thế 0,4KV trong khu quy hoạch: sẽ cải tạo, nâng cấp các tuyến hạ thế hiện có và xây dựng thêm mới các tuyến chưa có nhằm cung cấp điện cho các phụ tải xây dựng mới trong khu quy hoạch.
  5. Lưới điện:
  6. Quy hoạch mạng lưới điện cho khu quy hoạch: trong thời gian trước mắt sẽ sử dụng lưới điện nổi nhằm chiết giảm kinh phí đầu tư ban đầu, đồng bộ với lưới điện hiện có và thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành. Nhưng trong tương lai cần phải chuyển sang lưới điện ngầm để đảm bảo vẻ mỹ quan cho một khu đô thị.
  7. Hầu hết các tuyến trung thế - hạ thế hiện hữu sẽ được giữ lại, cải tạo nâng cấp và dịch chuyển theo việc mở rộng lòng lề đường,
  8. Xây dựng mới các tuyến nhánh trung thế 22KV trong khu đô thị mới. Lưới điện trung thế 22KV xây dựng mới được đi nổi trên các trụ BTLT-14,0m, móng trụ sử dụng móng neo bê tông và móng bê tông toàn khối; các trụ cách nhau khoảng 50 – 70m. Dây dẫn sử dụng loại dây AC có tiết diện 50 – 240mm², điện áp 24KV.
  9. Các tuyến trung thế 22KV tại khu trung tâm nên khép thành mạch vòng kín qua máy cắt trung thế.
  10. Xây dựng mới các tuyến hạ thế 0,4KV trong khu quy hoạch. Lưới điện hạ thế 0,4KV xây dựng mới được thiết kế đi nổi trên các trụ BTLT-8,4m, móng trụ sử dụng móng neo bê tông và móng bê tông toàn khối, khoảng cách giữa các trụ này là 30 - 40m. Dây dẫn sử dụng cáp vặn xoắn LV-ABC có tiết diện 50 – 120mm², điện áp 600V.
  11. Các tuyến đường dây trung thế 22KV trong thị trấn bố trí theo vỉa hè đảm bảo hành lang an toàn lưới điện 2m mỗi bên [với cáp ngầm 22 KV là 1m mỗi bên]. Các tuyến đường dây hạ thế 0,4KV trong thị trấn bố trí theo vỉa hè đảm bảo hành lang an toàn lưới điện 1,0m mỗi bên [với cáp ngầm 0,4KV là 0,5m mỗi bên].
  12. Các trạm biến áp 22/0,4KV sử dụng loại trạm treo hoặc trạm giàn. Nhưng trong tương lai cần phải thay thế bằng các trạm trong nhà hoặc trạm Compact trong khu thị trấn để đảm bảo vẻ mỹ quan cho một khu đô thị. Các trạm đặt tại trung tâm phụ tải điện các khu vực, với bán kính phục vụ của lưới điện hạ thế £ 400m, vỏ trạm đảm bảo mỹ quan đô thị. Tổng dung lượng trạm biến áp hạ thế trong khu quy hoạch cần nâng cấp xây dựng mới là 35.057 KVA. Các trạm biến áp xây dựng mới này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu điện sinh hoạt dân dụng, các công trình công cộng đô thị và dịch vụ. Các nhà máy sản xuất....

Trong đó: Ở giai đoạn đến năm 2030 cần xây lắp thêm các trạm biến áp mới và nâng công suất cho các trạm biến áp hiện hữu. Tổng dung lượng trạm hạ thế trong khu quy hoạch hiện hữu là 17.052KVA cần năng cấp và xây mới để tổng công suất đạt 28.600 KVA nhằm đảo bảo nhu cầu cấp điện trong tương lai.

  1. Chiếu sáng đường phố:
  2. Đèn chiếu sáng đường giao thông dùng loại đèn Led, công suất 80W đến 185W, ánh sáng trắng vàng, cấp bảo vệ IP66, đi trên trụ kết hợp BTLT trung – hạ thế và trụ sắt tráng kẽm.Ngoài ra còn có thể sử dụng các bóng đèn Sodium, compact để đồng bộ với một số tuyến đường đã có chiếu sáng hiện hữu, nhằm giảm chi phí đầu tư.
  3. Lưới điện chiếu sáng cần đảm bảo vẻ mỹ quan cho đô thị, độ chiếu sáng phải đạt theo TCXDVN 259-2001của Bộ Xây dựng, chọn độ rọi tiêu chuẩn là 10lux.
  4. Đối với các đường có bề rộng mặt đường nhỏ hơn hay bằng 12 mét sẽ bố trí trụ đèn chiếu sáng một bên đường.
  5. Đối với các đường có bề rộng mặt đường lớn hơn 12 mét sẽ bố trí trụ đèn chiếu sáng hai bên đường.
  6. Các tuyến đèn đường được điều khiển đóng mở tự động bằng các rơ le thời gian hay rờ le quang điện.
  7. Nguồn điện cấp cho các tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường sẽ lấy từ 1 lộ trong tủ phân phối điện hạ thế của trạm biến áp hạ thế gần nhất.
  8. Hệ thống đèn chiếu sáng đi trên trụ sắt tráng kẽm: sử dụng cáp điện ngầm chôn trực tiếp trong đất, cáp điện ruột đồng cách điện PVC có tiết diện từ 14 - 25,0mm².
  9. Hệ thống đèn chiếu sáng đi trên trụ kết hợp [trụ BTLT trung và hạ thế] và trên trụ sắt tráng kẽm : sử dụng cáp vặn xoắn LV-ABC hoặc cáp điện ruột đồng cách điện PVC đi nổi trên các trụ BTLT trung và hạ thế và cáp CXV đi ngầm.

6. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC:

6.1Dự kiến nhu cầu:

Bảng 23.

Stt

Hạng mục

Kiểu thuê bao

Người, Hộ, Điểm

Dự kiến [người/ thuê bao]

Số thiết bị cần thiết

Mật độ

1

Dân số

Thuê bao cố định

34.000

12 người /1 thuê bao

2.833

8,33tb/100 dân

2

Dân số

Thuê bao di động

34.000

0,8 người/ 1 thuê bao

42.500

125tb/100 dân

3

Hộ sử dụng

Thuê bao Internet

5.666

06 người/ 1 thuê bao

5.666

16,67tb/100 dân

4

Hộ sử dụng

Thuê bao Truyền hình

6.800

05 người/ 1 thuê bao

6.800

20tb/100 dân

5

Điểm

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

340

100 người/ 1 thuê bao

340

01tb/100 dân

Tổng [thiết bị]: 58.140 [thiết bị]

6.2Mạng chuyển mạch:

  • Dự kiến nâng cấp và tăng dung lượng tổng đài trong thị trấn Đinh Văn để phục vụ người dân trong thị trấn cũng như các khu vực lân cận, đồng bộ với hệ thống đang khai thác trên mạng, bao gồm cả các trang thiết bị phụ trợ như: máy phát điện dự phòng, hệ thống tiếp đất và chống sét, trạm điện, hệ thống báo cháy,…

6.3Hệ thống truyền dẫn:

  • Tiếp tục nâng cấp tuyến truyền dẫn dự phòng và có biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn khi thiên tai, sự cố xảy ra.
  • Vận hành song song 2 phương thức cáp quang [sử dụng chính] và vi ba [để dự phòng] cho hệ thống viễn thông.
  • Nâng cấp dung lượng các tuyến truyền dẫn , đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng trong tương lai.

6.4Mạng ngoại vi:

Mục tiêu của thị trấn Đinh Văn –Lâm Hà là nằm trong các nhóm thị trấn, thành phố trực thuộc trung ương có hệ thống hạ tầng, đường dây thông tin liên lạc phát triển tiên tiến, hiện đại từ đó làm cơ sở để các ngành, các doanh nghiệp viễn thông làm căn cứ xây dựng kế hoạch, cụ thể là:

  • Quy hoạch sử dụng đất xây dựng các công trình: nhà trạm, cột ăng ten, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin công cộng, hạ tầng kỹ thuật, cột treo cáp.
  • Số lượng nhà tạm, cột ăn ten đảm bảo phù hợp với phát triển hệ thống viễn thông, truyền hình theo công nghệ mới, đáp ứng chung việc sử dụng hạ tầng. Đảm bảo số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin công cộng đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn thị trấ.
  • Ngầm hóa 100% hạ tầng đường dây thông tin liên lạc tính theo các tuyến đường phố nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo mỹ quan đô thị. Đảm bảo sử dụng chung hệ thống hạ tầng cho các doanh nghiệp trên các địa bàn thị trấn Đinh Văn kinh doanh các dịch vụ viễn thông, internet, và truyền hình bắt buộc phải sử dụng chung hạ tầng viễn thông [bao gồm các cột thu, phát sóng thông tin di động, nhà trạm, hạ tầng cáp ngoại vi viễn thông, phát thanh, truyền hình ....] đạt 80%.
  • Nâng cấp mạng thông tin di động đáp ứng yêu cầu công nghệ mới [ công nghệ 4G,5G, không dây...] với độ phủ sống thông tin liên lạc đảm bảo chất lượng 95% tại các khu vực dân cư trên địa bàn thị trấn. Xây dựng mạng dịch vụ băng thông rộng WIFI phủ sóng khu vực nội bộ thị trấn , các khu du lịch quan trọng trong thị trấn.

6.5Số máy điện thoại, thuê bao thông tin dự kiến:

  • Đến năm 2030 tổng số thuê bao điện thoại cố định là 2.833 thuê bao là :8,33tb/100 dân.
  • Đến năm 2030 Tổng số thuê bao điện thoại thông tin di động đạt 42.500, mật độ thuê bao điện thoại thông tin di động đạt 125tb/100 dân .
  • Đến năm 2030 tổng số thuê bao Internet đạt 5.666 thuê bao, mật độ thuê bao internet đạt 16,67tb/100 dân .
  • Đến năm 2030 tổng số thuê bao truyền hình đạt 6.800 mật độ thuê bao truyền hình cáp đạt 20tb/100 dân
  • Đến năm 2030 tổng số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người, không người phục vụ người dân khoảng: 340 thuê bao mật độ đạt 1tb/100 dân.

6.6Các dịch vụ bưu chính:

  • Hoàn thành việc phát triển mạng lưới, phát triển rộng khắp các dịch vụ bưu chính. Mở rộng lĩnh vực cung cấp dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Ứng dụng công nghệ hiện đại để triển khai tự động hóa trong khai thác, tin học hóa các công đoạn bưu chính.
  • Phát triển hệ thống các điểm Bưu điện văn hoá xã và các điểm truy cập Internet công cộng. Phát hành báo điện tử qua bưu điện, phát triển dịch vụ mua hàng qua Bưu điện. Cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng, phục vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

6.7Các dịch vụ viễn thông:

Quy hoạch phát triển nhà trạm, hạ tầng mạng ngoại vi:

  • Triển khai xây dựng hạ tầng cống bể cáp ngầm hóa mạng ngoại vi trên địa bàn thị trấn, ưu tiên tại các khu vực:
  • Khu vực trung tâm hành chính: Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Hà, Ủy ban Nhân dân thị trấn Đinh Văn, Chi cục thi hành án, Kho bạc, Ngân hàng, Tòa án, Viện kiểm soát, Đài phát thanh v.v...
  • Lộ trình ngầm hóa đến năm 2030: Đối với khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, cụm công nghiệp: cần ngầm hóa 100% từ ban đầu.
  • Công trình cáp treo: Treo cáp viễn thông ngoài những khu vực quy hoạch ngầm hóa mạng viễn thông trên địa bàn, các tuyến đường nhánh trong thị trấn có dung lượng cáp nhỏ không quá 50 đôi, khu vực nông thông trên địa bàn, khu vực tuyến hướng có địa hình khó khăn không thể triển khai ngầm hóa
  • Quy hoạch tuyến hướng được treo trên cột điện lực: Khu vực không có khả năng đi ngầm cáp trong các công trình ngầm tại các khu vực đô thị, khu vực không thể xây dựng tuyến cột treo cáp viễn thông riêng biệt tại khu vực đô thị, khu vực chưa thể xây dựng cống bể để hạ ngầm cáp viễn thông, khu vực nông thôn có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông thấp.
  • Quy hoạch hệ thống thông tin vô tuyến:
  • Quy hoạch và phát triển hạ tầng cột ăng ten di động trên địa bàn thị trấn trong thời gian tới đảm bảo đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu: đảm bảo tận dụng tối đa việc dùng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo không gây bức xúc cộng đồng, tăng cường số lượng cột ăng ten thân thiện môi trường nhằm giảm chi phí đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo 100% khu vực dân cư trên địa bàn có sóng thông tin di động tốt nhất .
  • Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, có độ bao phủ rộng khắp. Phát triển mạnh mạng thế hệ sau [NGN] nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất. Đẩy mạnh phát triển mạng truy nhập băng rộng để bảo đảm phát triển các ứng dụng trên mạng như: chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo, khám chữa bệnh từ xa và các ứng dụng khác.
  • Các mạng viễn thông di động phát triển hệ thống thông tin di động thứ 4,5 [4G, 5G] và các thế hệ tiếp sau. Phát triển các dịch vụ phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông, đáp ứng kịp thời nhu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội, thỏa mãn đời sống của người dân trong khu vực.
  • Xây dựng mạng chuyển mạch đa dịch vụ tốc độ cao với công nghệ chuyển mạch theo giao thức IP và ATM. Bên cạnh đó cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng viễn thông thụ động [điểm phục vụ công cộng, nhà, trạm, cột ăng ten, cống bể cáp ngầm…] để đảm bảo cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị.

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

  1. PHẦN MỞ ĐẦU:

1.1Phạm vi nghiên cứu, phân tích, đánh giá môi trường chiến lược:

  • Phạm vi không gian: quy hoạch thị trấn Đinh Văn, có quy mô quy hoạch là 3.511 ha.
  • Phạm vi thời gian: thu thập các thông tin, đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội, môi trường và dự báo xu thế diễn biến trong tương lai.

1.2Các cơ sơ khoa học của phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐMC:

  1. Một số văn bản pháp luật liên quan đến ĐMC:
  2. Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng, ngày 27/1/2011 Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
  3. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 7.
  4. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 22/11/2006 về “Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển”.
  5. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.
  6. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc “Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường”.
  7. Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 29/05/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  8. Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  9. Tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện ĐMC:
  10. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2016 của Bộ tài nguyên và môi trường.

1.3Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng:

Các vấn đề môi trường chính:

  • Suy thoái tài nguyên đất
  • Ô nhiễm môi trường nước
  • Ô nhiễm môi trường đất
  • Không gian kiến trúc cảnh quan

Các mục tiêu môi trường:

  • Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
  • Cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các hồ, ao, kênh, mương.
  • Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cao.

1.4Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi chưa thực hiện quy hoạch xây dựng:

Hiện trạng môi trường:

  • Hiện trạng môi trường nước:
  • Lâm Hà có nhiều sông, suối bắt nguồn từ các vùng núi cao. Sông Đạ Dâng bắt nguồn từ vùng núi Lang Biang chảy theo hướng Đông - Nam; Suối Cam Ly chảy theo hướng Bắc - Nam. Các dòng sông, suối trên địa bàn thị trấn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tiềm năng để xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ngoài hệ thống sông, suối, trong khu vực còn có nhiều đầm, hồ, ao, kênh mương thuỷ lợi với khoảng 78 ha mặt nước.
  • Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
    • Ô nhiễm nguồn nước mặt:
      • Nước thải sinh hoạt: trong khu vực chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, phần lớn nước thải sinh hoạt của người dân chỉ được xử lý qua hệ thống tự hoại hoặc bán tự hoại, có nơi còn xả thẳng xuống sông, suối, ao hồ, sau đó chảy vào suối Cam Ly và sông Đạ Dâng... gây ô nhiễm nước sông hồ và cảnh quan.
      • Các KCN trong khu vực cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng.
      • Nước thải ở các trung tâm y tế cũng chỉ xử lý sơ bộ đảm bảo yêu cầu theo quy định.
      • Ngoài ra nước mặt còn bị ô nhiễm bởi tình trạng xói mòn và rửa trôi, do canh tác trên đất quá dốc.
    • Ô nhiễm nguồn nước ngầm:
      • Nước ngầm bị ô nhiễm do các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
      • Ô nhiểm từ các nghĩa trang, nghĩa địa nhỏ lẻ, phân tán.
  • Hiện trạng môi trường không khí:
  • Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực quy hoạch chủ yếu từ các hoạt động: GTVT, nâng cấp hạ tầng đô thị, xây dựng đường, cầu cống, xây dựng nhà cửa, sinh hoạt của người dân đô thị...
  • Bên cạnh đó, trong lĩnh vực công nghiệp, trong khu vực có một số nhà máy cơ sở sản xuất khí thải gây ô nhiễm.
  • Khu vực hiện trạng đang sản xuất nông nghiệp, phần lớn là trồng lúa, cà phê, do đó phân bón ảnh hưởng đến chất lượng không khí tại khu vực.
  • Ảnh hưởng mùi từ rác người dân vứt bừa bãi.
  • Hiện trạng môi trường đất:
  • Đất bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động khai thác khoáng sản...
  • Chất thải rắn:
  • Phần lớn khu vực người dân còn vứt rác bừa bãi như trên đường, trên suối, ao, sau nhà, ... không được thu gom xử lí, vì vậy rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước, cùng với việc bốc mùi gây ô nhiễm nguồn không khí xung quanh nhà dân, khu dân cư tập trung.
  • Cây xanh:
  • Mảng xanh trong khu vực dân cư có mật độ tương đối thấp, chủ yếu là cây xanh của các hộ gia đình, thiếu các mảng xanh tập trung, mảng xanh cho các nhóm ở, hiện nay trồng lúa, cà phê; thiếu cây xanh đường phố.
  • Tai biến thiên nhiên, sự cố môi trường:
  • Các thiên tai xảy ra trên địa bàn thị trấn Đinh Văn là lũ lụt, cháy rừng, hạn hán, sụt lở đất và các sự cố về môi trường.
  • Hạn hán làm khô héo và chết hàng loạt cây trồng và gây thiếu nước sinh hoạt.
  • Sạt lở đất: do kết quả của những chấn động tự nhiên của trái đất làm mất sự liên kết của đất và đá trên sườn đồi, núi của những vùng có địa hình dốc lớn, địa chất yếu có độ rỗng lớn, đất pha đá cát, vùng rừng thưa;
    • Do nắng nóng kéo dài gây ra nứt đất, khi có mưa to sẽ tạo thành đường trượt gây ra sụt hay sạt lở đất.
    • Do các nguyên nhân mà con người tạo ra như: việc quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng, đường giao thông, nhà cửa ở các triền núi cao nhưng không có biện pháp xử lý phù hợp.
    • Do khai thác tài nguyên không hợp lý [khai thác cát sỏi tại lòng sông làm sạt lở bờ sông hoặc đào bạt đồi núi làm công trình hay khai thác đất... ].
  • Dự báo diễn biến môi trường:
  • Đất bị ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
  • Lượng nước thải chứa các chất gây ô nhiễm từ việc tưới cây chiếm tỷ trọng lớn nhất.
  • Dọc các trục đường giao thông chính, hệ thống vỉa hè, mương cống thoát nước… chưa hoàn thiện, chưa có hệ thống thu gom rác, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cảnh quan.

1.5Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng:

Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của dự án và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường:

Quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam:

  • Chiến lược phát triển bền vững: Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự phát triển đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
  • Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia và định hướng đến năm 2030:

Quan điểm:

  • Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
  • Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.
  • Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
  • Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.
  • Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Định hướng đến năm 2030:

  • Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững đất nước, bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do nhà nước quy định.

1.6Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường đã được nhận diện:

  • Phân tích dự báo ô nhiễm môi trường không khí:
  • Thị trấn Đinh Văn theo quy hoạch sẽ phải mở rộng, nâng cấp mạng lưới giao thông quốc lộ, giao thông đô thị và giao thông nông thôn. Khi đó chất lượng đưởng sẽ tốt hơn, tình trạng quá tải giảm, do đó nồng độ ô nhiễm bụi mặt đường sẽ giảm dần.
  • Các KCN sẽ được bố trí tập trung và cách xa khu dân cư nên tác động của nó lên môi trường sống của khu dân cư là không đáng kể.
  • Phân tích dự báo ô nhiễm do nước thải:
  • Nước thải sinh hoạt: dự báo lưu lượng nước thải của thị trấn Đinh Văn khoảng 3.000 m3/ng.đêm. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải đô thị, trong đồ án quy hoạch cũng đã đề xuất việc xây dựng các nhà máy XLNT tập trung xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
  • Phân tích dự báo ô nhiễm do chất thải rắn [CTR]:
  • Theo quy hoạch: vị trí khu xử lý rác và nghĩa trang đều nằm trong khu vực có thể đánh giá là phù hợp về mặt môi trường. Tuy nhiên cần lưu ý để hạn chế các sự cố môi trường.
  • Đối với khu xử lý rác: hạn chế biện pháp chôn lấp, ưu tiên các công nghệ xử lý rác tiên tiến, khả thi về mặt tài chính như phân loại tái chế xử dụng rác.
  • Đối với nghĩa trang: hạn chế hình thức hung táng để tránh gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
  • Phân tích dự báo sự cố, tai biến môi trường:
  • Đồ án quy hoạch đã chú trọng đến các giải pháp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như sau:
    • Thiết kế cao độ nền cho các khu đô thị để đảm bảo cho khả năng thoát nước và chống ngập lũ. Xây dựng hệ thống thoát nước cho các khu đô thị.
    • Thiết lập các vành đai xanh, tăng diện tích công viên, mặt nước: làm tăng khả năng thoát nước đồng thời cũng giúp điều hòa điều kiện vi khí hậu của thị trấn, đặc biệt khi có nắng nóng.
    • Ngăn ngừa sạt lở: có biện pháp thích hợp cho các công trình kiến trúc trên triền dốc, không làm thay đổi mặt phủ để tránh lở đất.

1.7Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện và chương trình giám sát môi trường:

Các giải pháp quy hoạch xây dựng: Xem xét không bố trí các dự án ở các vùng dự báo nguy cơ sạt lở, xói mòn. Những nơi có địa hình khó xây dựng. Trường hợp bất khả kháng thì phải có các giải pháp thiết kế quy hoạch xây dựng giảm thiểu tác động do ngập lụt.

Đề xuất các giải pháp kỹ thuật:

  • Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí:
  • Giảm thiểu ô nhiễm do xây dựng, cải tạo đô thị, cơ sở hạ tầng.
  • Chủ đầu tư các dự án đầu tư phải thực hiện đúng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng như:
    • Che chắn công trường, giảm thiểu phát tán bụi và tiếng ồn.
    • Phun nước quét đường thườn xuyên.
    • Điều phối xe hợp lý tránh ảnh hưởng gây ùn tắc giao thông.
    • Sử dụng trang thiết bị tiên tiến ít gây ô nhiễm và tiếng ồn.
    • Hạn chế thi công vào ban đêm ở các khu vực đông dân cư sinh sống.
    • Thực hiện dự án theo đúng tiến độ và không kéo dài
  • Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông
    • Lắp đặt các biển báo và các tín hiệu giao thông phù hợp để điều phối lưu thông phù hợp, đặc biệt ở các nút giao lộ, đường dẫn ra vào KCN và đô thị để tránh gây ùn tắc giao thông, vốn là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cục bộ.
    • Khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch.
    • Phát triển mạng lưới giao thông công cộng.
  • Các giải pháp giảm thiểu tác động do nước thải:

Tiêu chuẩn xử lý nước thải:

  • Nước thải tử các khu đô thị phải được xử lý đạt QCVN 14: 2008/BTNMT.
  • Nước thải từ các KCN phải được xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT.
  • Có chính sách khuyến khích sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong khu vực dân cư và công nghiệp.
  • Giảm thiểu tác động do chất thải rắn và nghĩa trang:
  • Kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn của đô thị Đinh Văn từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý.
  • Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
  • Đối với các khu quy hoạch xử lý chất thải, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ xử lý tiên tiến, có thể phân loại, tái chế rác, chỉ chôn lấp những phần rác còn lại không thể xử lý. Bãi chôn lấp phải đạt tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trường, có hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác. Lò đốt rác phải có hệ thống xử lý khí thải.
  • Giáo dục ý thức cộng đồng dân cư không vứt rác bừa bãi, lắp các bể tự hoại tại nhà.
  • Giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu, lũ lụt, sạt lở đất:
  • Hạn chế xây dựng các công trình hạ tầng, đường giao thông, nhà cửa ở các triền núi cao mà không có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Bảo vệ rừng và phát triển thêm rừng, nhất là khu rừng đầu nguồn nước.
  • CÁC KIẾN NGHỊ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TỪ ĐMC:
  • Phòng ngừa, giảm thiểu suy giảm nguồn tài nguyên nước: Nước ngầm có thể được khai thác sử dụng cho một số mục đích như cấp nước sinh hoạt và các hoạt động khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mục đích cấp nước sinh hoạt trong thời gian tới thì nên hạn chế tối đa việc khai thác nhỏ lẻ theo quy mô gia đình vì rất khó kiểm soát về mặt chất lượng và rất khó quản lý phòng ngừa nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm, thay vào đó là đó là tổ chức khai thác và xử lý theo mô hình cấp nước tập trung cho cụm/tuyến dân cư.
  • Phòng ngừa, giảm thiểu suy thoái tài nguyên đất: Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là yếu tố quan trọng của môi trường và mặt bằng phát triển. Việc sử dụng đúng và hợp lý nguồn tài nguyên đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất nhưng vẫn bảo vệ được môi trường. Các định hướng nêu trong cơ cấu quy hoạch sử dụng đất của khu quy hoạch nhìn chung là phù hợp, cần bám sát và phát huy để tạo hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
  • ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ, HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG:
  • Bố trí đường giao thông bám theo địa hình tự nhiên của khu đất để hạn chế tối đa việc san gạt địa hình.
  • Để hạn chế ô nhiễm không khí và tiềng ồn, đưa ra những quy định cụ thể về tải trọng xe, điều kiện lưu thông đối với từng loại phương tiện và từng tuyến đường lưu thông, thường xuyên quét dọn đất cát và phun nước chống bụi ở các tuyến đường giao thông chính, trồng nhiều cây xanh ven đường.
  • Dành một diện tích nhất định để trồng cỏ, cây xanh bên trong khu quy hoạch để tạo cảnh quan môi trường thoáng mát, giảm ô nhiễm không khí.
  • Tổ chức tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
  • Hạn chế tối đa việc chôn lấp rác, tăng cường tái sinh, tái chế các thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt.
  • Để cải tạo cảnh quan môi trường thì đồ án sẽ phát triển, mở rộng diện tích đất công viên cây xanh càng nhiều càng tốt, tăng cường công tác chăm sóc cây xanh đô thị.
  • Cần tổ chức việc quét dọn, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cành lá cây.

CHƯƠNG VIII: CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1.CÁC TIÊU THỨC LỰA CHỌN:

  • Đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế [GDP] của địa phương.
  • Thu hồi vốn nhanh, có hiệu quả và tác động tích cực đến nền kinh tế của thị trấn và toàn huyện.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trấn Đinh Văn phát triển và hòa nhập với toàn huyện và tỉnh.
  • Có khả năng cao trong việc huy động các nguồn vốn cần thiết dành cho dự án bao gồm cả các khu vực tư nhân, trong nước và quốc tế.

2.CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ:

  1. Định hướng phát triển: Quy hoạch đến năm 2030 nhằm thực hiện định hướng điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Đinh Văn, trong đó xác định các chương trình ưu tiên phát triển của thị trấn Đinh Văn, tạo động lực cho phát triển đô thị.
  2. Các chương trình phát triển, dự án ưu tiên:

Bảng 24.

Chiến lược phát triển

Chương trình dự án

Phát triển các khu đô thị thị trấn Đinh Văn

Phát triển đô thị thị trấn Đinh Văn lên đô thị loại IV: Trong đó tập trung phát triển các chỉ tiêu còn thiếu bao gồm: Phát triển hạ tầng kỹ thuật gồm đường giao thông, cấp điện chiếu sáng, cấp thoát nước, chất thải rắn, nghĩa trang,... Phát triển hạ tầng xã hội gồm giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, y tế cấp đô thị.

Phát triển các dự án khu dân cư đường vành đai ngoài; điểm dân cư khu phố Văn Tâm – Quảng Đức – Yên Bình; khu đô thị mới Đinh Văn – trung tâm thương mại thị trấn Đinh Văn; khu dân cư Vạn Tâm; khu dân cư phía Đông thị trấn Đinh Văn,...

Xây dựng cụm công nghiệp Đinh Văn.

Phát triển các khu sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao.

Phát triển các tuyến đường chính

Đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27; cải tạo nâng cấp các tuyến đường ĐH1 [Đinh Văn – Ba Cản đi Đức Trọng] và ĐH3 [Đinh Văn đi Nam Hà].

Đầu tư xây dựng đường Trường Sơn Đông đoạn nối Nam Ban - Đạ Đờn.

Đầu tư xây dựng đường vành đai ngoài thị trấn Đinh Văn - Đạ Đờn.

Đầu tư xây dựng các trục đường vào các khu dân cư; đường nội thị.

Đầu tư xây dựng tuyến đường tránh thị trấn Đinh Văn.

Phát triển giao thông công cộng

Xây dựng bến xe trung tâm huyện, thị trấn; bãi đậu xe tại các khu dân cư tập trung.

Phát triển các công trình công cộng, dịch vụ

Đầu tư xây dựng khu trung tâm hành chính tập trung huyện Lâm Hà, bên cạnh đó xây dựng công viên cảnh quan kết hợp quảng trường.

Xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ khu dân cư và phục vụ sản xuất.

Xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo.

Xây dựng các khu công viên, các sân tập luyện thể dục thể thao.

Cải thiện môi trường đô thị

Mở rộng, nâng cấp nhà máy nước.

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải khu đô thị và khu cụm công nghiệp Đinh Văn.

Đầu tư xây dựng khu xử lý CTR.

Mở rộng nghĩa trang trung tâm thị trấn Đinh Văn, hạn chế việc chôn cất rải rác tại các khu vực trung tâm đô thị.

Cải tạo, xây dựng hệ thống hành lang các suối, hồ; đầu tư xây dựng các hồ cảnh quan, quảng trường tại khu vực trung tâm;

Làm há cảo bao nhiêu so với mực nước biển?

Huyện Lâm Hà nằm trong vùng cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, có rừng đầu nguồn của hệ thống sông lớn Đồng Nai.

Làm há cảo bao nhiêu mét?

Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, hồ đầm. Độ cao trung bình 1.000m so với mặt biển, cao nhất là dãy Hòn Nga có 4 ngọn cao trên 1.900m, trong đó đỉnh Hòn Nga cao 1.998m.

Làm hả bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Lâm Hà được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn: Đinh Văn [huyện lị], Nam Ban và 14 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn.

Lâm Đồng có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Hành chính. Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn. Sông Đa Mrong, đoạn chảy qua Đam Rông, Lâm Đồng.

Chủ Đề