Thiên thạch rơi xuống trái đất 2023

Ngày 21/10, sau gần 2 năm quay quanh tiểu hành tinh Bennu có khả năng gây họa cho Trái đất, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đã “hạ cánh” thành công xuống bề mặt hành tinh và tiến hành thu thập mẫu vật.

Tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA sẵn sàng chạm vào bề mặt tiểu hành tinh Bennu - Ảnh: NASA

Theo Đài CNN, sứ mệnh lịch sử này của NASA gọi là sự kiện thu thập “chạm-và-đi” [Touch-and-Go]. Con tàu mang kích thước tương đương một xe tải, tiếp cận một vị trí trên tiểu hành tinh Bennu, còn được gọi là Nightingale [Chim sơn ca].

Sau đó, một cánh tay robot vươn ra và thu thập khoảng 60g đến 2kg mẫu vật trên bề mặt Bennu rồi tiếp tục hành trình về Trái đất. Mẫu vật dự kiến sẽ được gửi về vào năm 2023.

Tiểu hành tinh với tuổi đời xấp xỉ Hệ Mặt trời đã nhiều lần sượt ngang qua Trái đất, được NASA đánh giá là có xác suất va chạm tương đối cao, có thể gây thảm họa cho nhân loại vào thế kỷ 22. Ước tính, sức công phá của tiểu hành tinh vào cỡ hàng chục nghìn quả bom nguyên tử.

Hôm 8-10, nhóm nghiên cứu của NASA đã công bố trên tạp chí Science and Science Advances rằng họ quan sát được vật liệu rất có thể là carbonite, cùng với các hợp chất hữu cơ.

Theo NASA, bằng chứng này củng cố cho giả thuyết sự sống trên Trái đất được hình thành từ vật chất của các tiểu hành tinh và sao chổi. Vì lẽ đó, sứ mệnh lần này của NASA không chỉ nhằm nghiên cứu phương án phòng thủ với “kẻ thù số 1” mà còn kỳ vọng mở ra khám phá về nguồn gốc sự sống.

“Đây là một kỳ công khó tin. Một mẩu đá nguyên thủy từng chứng kiến toàn bộ lịch sử của Hệ Mặt trời giờ đây đã sẵn sàng trở về nhà”, ông Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Sứ mệnh khoa học của NASA, nhận định.

Sứ mệnh OSIRIS-REx bắt đầu từ tháng 9-2016. Vào thời điểm tiếp cận, Bennu đang ở cách Trái đất hơn 300 triệu km. Nếu mẫu vật đạt yêu cầu về khối lượng, dự kiến con tàu quay đầu vào tháng 3-2021, ngược lại, họ sẽ thực hiện thu thập một lần nữa vào tháng 1-2021 nếu cần thiết.

Theo Tuổi trẻ

Trái Đất xuất hiện "mùa mới" gây hại cho con người

Theo các nhà khoa học tại Đại học Porto, Bồ Đào Nha, Trái Đất đang dần hình thành một kiểu thời tiết và mùa mới do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Cụ thể, nhiều khu vực trên hành tinh của chúng ta đang trải qua những kiểu khí hậu khác lạ, như nóng tới bất ngờ vào mùa đông hay những đợt lạnh trái mùa vào tháng 5, tháng 6.

Điều này có thể khiến khí hậu Trái Đất sẽ dần hình thành một mức nhiệt độ trung bình mới, cao hơn so với hiện nay dẫn đến mực nước biển dâng và xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn. Đặc biệt, các chuyên gia dự đoán khí hậu trên Trái Đất sẽ hỗn loạn, không có trạng thái cân bằng và sự lặp lại.

Xem thêm: Sự xuất hiện của các "mùa mới" và lời dự đoán Trái Đất hết hy vọng hồi phục.

Hố sụt "tử thần" xuất hiện liên tục ở Việt Nam, nguyên nhân do đâu?

Thời gian gần đây, nhiều hố sâu đã xuất hiện ở các khu vực tỉnh Nghệ An khiến nhiều người dân hoang mang. Cụ thể, 3 hố "tử thần" xuất hiện tại các bản ở xã Châu Hồng, huyện Quỳnh Hợp, Nghệ An. 

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các hố sụt là do hiện tượng tự nhiên song vẫn chịu sự tác động của con người. Khi nước ngầm hay nước mưa ngấm vào khoảng trống bên dưới bề mặt, phần không gian bên dưới trở nên quá rộng khiến phần đất bên trên bị sụp xuống kéo theo các vật thể, công trình, đường xá, ô tô…

Bên cạnh đó, có những lập luận cho rằng hiện tượng hố tử thần xảy ra như một hệ quả của cơ sở hạ tầng được quy hoạch kém, khiến chất lượng hệ thống địa chất có vấn đề sau nhiều năm đưa vào hoạt động.

Xem thêm: Hố sụt "tử thần" xuất hiện do nguyên nhân nào?

Trái Đất bị đe dọa bởi một tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh này đang có quỹ đạo về hướng Trái Đất với vận tốc 76.000 km/h, gấp 4 lần tòa nhà Empire State ở Mỹ, sẽ tiến vào Trái Đất. Theo các nhà khoa học, tiểu hành tinh này di chuyển qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 4 triệu km, gấp 10 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ [NASA] đã phóng một tàu du hành làm chệch hướng tiểu hành tinh khỏi hành trình của chúng nhằm mục đích loại trừ các mối đe dọa va chạm với Trái Đất trong tương lai.

Xem thêm: Tiểu hành tinh đường kính 1,8 km "có khả năng nguy hiểm" với Trái Đất.

Việt Nam chế tạo, vận hành vệ tinh quan sát Trái Đất

Ngày 23/05, Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ký kết với chính phủ Việt Nam Hiệp định vốn vay ODA trị giá 18.871 triệu yên cho Dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất [Giai đoạn II].

Theo đó, dự án sẽ cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động phát triển và sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất tại Hòa Lạc, Hà Nội. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao tự lực cho đội ngũ cán bộ vận hành và bảo trì thiết bị.

Dự án này sẽ góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam, tăng cường các biện pháp đối phó với thiên tai và lập các kế hoạch khác nhau trên cơ sở dự báo mức độ gia tăng của các thảm họa thiên tai do khí hậu gây ra.

Dự kiến tháng 12/2023 sẽ hoàn thành thử nghiệm đưa vệ tinh số 1 vào quỹ đạo.

Xem thêm: Việt Nam vay gần 19 tỷ yên chế tạo, vận hành vệ tinh quan sát Trái Đất.

Pháo sáng từ vết đen Mặt Trời khổng lồ lao về hướng Trái Đất

Vết đen Mặt Trời khổng lồ AR3014 đã bắn ra vài quả pháo sáng ở cấp độ cao của loại M - M3.03 gần đạt đến loại mạnh nhất. Theo tờ Space, đích đến của các quả pháo sáng từ vết đen trên chính là Trái Đất, đây còn được gọi là hiện tượng bão Mặt Trời.

Khi tiếp xúc với Trái Đất có thể tác động xấu đến hệ thống vô tuyến, định vị ở một số khu vực bị ảnh hưởng, điển hình nhất là hiện tượng mất hiện vô tuyến sóng ngắn.

Xem thêm: "Họng súng trụ" gấp 7 lần Trái Đất khai hỏa về phía chúng ta.

Chủ Đề