Thời gian làm thêm tối đa trong 1 ngày là bao nhiêu

Cụ thể, theo Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của NLĐ trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội quy định như sau:

NLĐ làm thêm tối đa 60 giờ/tháng, không quá 300 giờ/năm [Ảnh minh họa]

Được làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm

Cụ thể, theo Nghị quyết này, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

- NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

- NLĐ là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng

- NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Lưu ý: Không áp dụng quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm nêu trên đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động. Cụ thể, người sử dụng lao động được sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

“Trong bối cảnh cả nước đang phục hồi sau thời gian dài chịu ảnh hưởng Covid-19, việc tăng giờ làm thêm sẽ giải quyết bài toán thiếu hụt lao động cho doanh nghiệp, về phần người lao động sẽ có thêm thu nhập để trang trải bớt khó khăn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài, doanh nghiệp cần có giải pháp thay thế như cải thiện hệ thống quản lý, làm chủ công nghệ, tăng năng suất lao động,...” Đây là chia sẻ của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

Được làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng

Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng NLĐ làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.

>>> Xem thêm : Từ ngày 01/04/2022, người sử dụng lao động muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ phải thực hiện thủ tục gì?

Công ty ép buộc làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động thì có bị xử phạt hay không?

Công ty không trả lương làm thêm giờ cho người lao động thì có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Ngày hỏi:19/02/2022

Mong cung cấp cho tôi quy định về làm thêm giờ cụ thể, thời giờ làm thêm tối đa trong một ngày là bao nhiêu? Số giờ làm thêm trong ngày cuối tuần là bao nhiêu? Đi làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần được hưởng lương bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi: Thời giờ làm thêm tối đa trong một ngày là bao nhiêu giờ? Cảm ơn.

Trả lời: Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời giờ làm thêm tối đa trong một ngày, như sau:

Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Và theo quy định tại Khoản 2b Điều 107 Bộ luật này thì:

Số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.

Mặt khác theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật này thì:

Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Như vậy, thời giờ làm thêm tối đa trong một ngày là 12h/ngày hoặc 9h/ngày [đối với công việc có tính chất nguy hiểm, độc hại].

Doanh nghiệp em làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 ngày làm 8 tiếng. Vậy cho em hỏi số giờ làm thêm trong 1 ngày của em là không quán 4h/1 ngày đúng không ạ? Còn làm vào ngày cuối tuần là không quá 12h?

Trả lời, Tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về số giờ làm thêm trong ngày cuối tuần, như sau:

- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

+ Phải được sự đồng ý của người lao động;

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

...

Như vậy, theo quy định này thì số giờ làm thêm trong 1 ngày là không quán 4h, làm vào ngày cuối tuần là không quá 12h.

Bình thường công ty tôi làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ bảy chủ nhật. Dạo gần đây công ty yêu cầu đi làm thêm giờ vào thứ 7, chủ nhật. Cho tôi hỏi tôi sẽ chỉ nhận được 100% lương vào hôm đó hay như thế nào?

Trả lời, Theo Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.

- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, khi bạn làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần, bạn sẽ được nhận ít nhất bằng 200% mức lương ngày làm việc bình thường.

Trân trọng!

Ngày đăng: 22/12/2021 07:47

Ngày 15/12/2021, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Cụ thể, giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm của người lao động như sau: trong một ngày không quá 12 giờ; trong một tuần không quá 72 giờ; trong một tháng không quá 40 giờ; tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.

Người lao động được nghỉ ít nhất một ngày [24 giờ liên tục] hằng tuần. Đối với những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.

Bên cạnh đó, hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau: ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ; ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; cho nghỉ trọn ngày.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2022./.

Thu Hà

Có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2022, Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 đã tăng giới hạn thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng và trong năm so với quy định tại Bộ luật Lao động 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Cụ thể như sau:

* Thời gian làm thêm giờ trong tháng:

Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15

Bộ luật Lao động năm 2019

Tối đa 60 giờ/tháng.

Tối đa 40 giờ/tháng.

Chỉ áp dụng với trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm.

Áp dụng với tất cả các trường hợp.

* Thời gian làm thêm giờ trong năm:

Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15

Bộ luật Lao động năm 2019

Tối đa 300 giờ/năm

Được thực hiện khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động đồng ý làm thêm giờ.

Áp dụng với tất cả các ngành nghề nhưng không áp dụng đối với các đối tượng người lao động sau:

- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

- Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 

Chỉ được thực hiện đối với một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.

-  Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.

- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.

- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.

- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước.

- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ/tuần.

Lưu ý: Mặc dù pháp luật cho phép tăng số giờ làm thêm nhưng người sử dụng lao động chỉ được tận dụng lao động giờ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.

Việc tăng số giờ làm thêm không chỉ giúp doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động để trang trải cuộc sống.


Khi làm thêm giờ, người lao động được trả lương bao nhiêu?

Hiện nay, tiền lương làm thêm giờ của người lao động đang được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, hướng dẫn chi tiết tại Điều 55 và Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

* Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương làm thêm

=

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150%
hoặc 200% hoặc 300%

x

Số giờ làm thêm

Trong đó:

- Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được tính theo công thức sau:

Tiền lương giờ thực trả của ngày bình thường

=

Tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng/tuần/ngày

:

Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng/tuần/ngày

Tiền lương thực trả của công việc đang làm không bao gồm lương làm thêm giờ, lương trả thêm khi làm việc ban đêm; lương của ngày lễ, tết, nghỉ có lương; tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ khác không liên quan đến thực hiện công việc/chức danh.

- Mức 150%: Áp dụng khi làm thêm vào ngày thường.

- Mức 200%: Áp dụng khi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.

- Mức 300%: Áp dụng khi làm thêm vào ngày lễ, Tết, nghỉ có lương, chưa tính tiền lương của ngày nghỉ đó.

* Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:

Trong đó:

- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định như trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày.

- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

+ Ngày bình thường:

  • Trước đó không làm thêm giờ vào ban ngày: Ít nhất 100% lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
  • Trước đó có làm thêm giờ vào ban ngày]: Ít nhất 150% lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

+ Ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất 200% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;

+ Ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ có lương: Ít nhất 300% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

Như vậy, có thể thấy, lương làm thêm giờ được tính cao hơn lương làm việc của ngày bình thường khá nhiều. Do đó, khi tăng số giờ làm thêm, người lao động cũng có thêm cơ hội để gia tăng thu nhập nhờ việc đăng ký làm thêm.

Mức tăng thu nhập cụ thể sẽ phụ thuộc vào số giờ làm thêm, ngày mà người lao động làm thêm cùng tiền lương mà doanh nghiệp trả người đó. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ mới nhất

Trên đây là thông tin về việc tăng giờ làm thêm đối với người lao động trong thời gian sắp tới. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ giải đáp.

>> Sử dụng lao động làm thêm giờ phải có văn bản đồng ý?

Video liên quan

Chủ Đề