Thời hiệu vi phạm hành chính là gì


Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a] Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

b] Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c] Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

d] Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:

a] Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;

b] Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này;

c] Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;

d] Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.

Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 8. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính

1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

TIỆN ÍCH BỔ SUNG

1. Thời hiệu là gì? Thời hạn là gì?

 Thời hiệu là gì?

Đó là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự” được quy định tại Điều 154 Bộ luật dân sự 2005.

Thời hiệu là gì? Thời hạn xử lý vi phạm hành chính là gì?

Tại Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

  Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm hoặc 2 năm tùy từng lĩnh vực. Nếu hết thời gian đó thì người vi phạm sẽ không bị xử phạt và đồng nghĩa người có thẩm quyền không được xử phạt nữa.

Thời hạn là gì?

   Thời hạn theo Luật Xử lý vi phạm hành chính có 2 loại: Thời hạn để ban hành quyết định xử phạt [7 ngày, 30 ngày, 60 ngày tùy tính chất vụ việc] quá thời hạn thì không ban hành quyết định xử phạt mà quyết định khắc phục hậu quả. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý, tức là sau khi chấp hành quyết định xử phạt mà trong thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm họ không tái phạm thì xem là chưa vi phạm.

2. Cách tình thời hạn xử phạt

Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính như sau:

“Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc”.

[Xem các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính và cách khắc phục]

Theo Điều 147 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Thời điểm bắt đầu thời hạn quy định như sau:

“1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.”

Ngày lập biên bản không tính vào thời hạn xử phạt

Như vậy, theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn xử phạt 7 ngày, 30 ngày hoặc 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính và quy định cách tính thời hạn theo Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự quy định khi thời hạn tính bằng ngày hoặc một sự kiện thì ngày đầu tiên của thời hạn không tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định. Do đó, khi tính thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ngày lập biên bản không tính vào thời hạn, cho nên quy định là 7 ngày nhưng tính ra thì là 8 ngày [kể cả ngày lập biên bản vi phạm hành chính].

3. Ví dụ về thời hiệu là gì trong xử lý vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Ông Nguyễn Văn A có hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền từ tháng 01/2016 đến tháng 1/2018 cơ quan có thẩm quyền mới phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính. Căn cứ vào Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, thì hành vi của Nguyễn Văn A đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính [đã quá 02 năm kể từ ngày ông A chấm dứt hành vi vi phạm] nên ông A sẽ không bị xử phạt tiền, tuy nhiên vẫn bị áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả phá dỡ phần công trình xây dựng sai giấy phép xây dựng được cấp.

[Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất]

Xem video hướng dẫn cách xác định thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính

4. Ví dụ về thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính

Ông Nguyễn Văn A có hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền vào ngày 10/11/2017, ngày 11/11/2017 cán bộ địa chính xây dựng của phường nơi ông A có công trình xây dựng sai phép tới lập biên bản vi phạm hành chính và đình chỉ thi công. Nhưng do bận việc nên đến ngày 20/11/2017 cán bộ địa chính xây dựng mới tham mưu người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, lúc này thì không thể ban hành quyết định xử phạt ông A được vì đã hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Rubi

Chủ Đề