Thôn tân hải xã hải lộc hậu lococj thanh hóa năm 2024

Cũng như họ Tô xã Ngư Lộc, họ Tô xã Hải Lộc do không còn phả gốc nên cũng chưa rõ nguồn gốc tổ tiên. Theo lời truyền lại thì Thủy tổ Tô Tường Vân là người miền ngoài vào đất Thanh Hóa khoảng giữa thế kỷ 12. Biết làng Vích [xã Hải Lộc ngày nay] là một bãi bồi ven biển. Ngài đến xem thấy phong cảnh hữu tình, trên bến dưới thuyền, có biển, có sông, có núi, Ngài quyết định ở lại, đưa con cháu đến làm ăn, lập nên dòng họ Tô ở huyện Hậu Lộc ngày nay.

Vì không còn phả gốc nên họ Tô Hải Lộc hiện nay mới chắp nối được đến cụ tổ 10 đời là cụ Tô Đăng Khâm. Còn từ cụ Tô Đăng Khâm đến Thủy tổ Tô Tường Vân là bao nhiêu đời, hiện nay chưa biết.

Cụ tổ Tô Đăng Khâm giỗ vào ngày 6 tháng Hai âm lịch. Theo lời truyền lại thì cụ Tô Đăng Khâm sinh được 3 người con trai:

Cụ Tô Phúc Phú là con cả

Cụ Tô Phúc Quý là thứ hai

Cụ Tô Phúc Thọ là thứ ba

Cụ Tô Phúc Phú và Tô Phúc Thọ ở lại làng Vích [xã Hải Lộc ngày nay], Cụ Tô Phúc Quý định cư ở làng Diêm Phố trở thành chi họ Tô xã Ngư Lộc. Về điềm này thì hai chi họ chưa thống nhất, họ Tô Hải Lộc thì cho là làng Vích là gốc, còn họ Tô Ngư Lộc lại xác định Diêm Phố [xưa là Cồn Bò] là gốc.

Tuy nhiên điều dị biệt này cũng không ảnh hưởng đến tình đoàn kết của 2 chi họ. Hai chi họ nhận nhau là anh em vì cùng thờ Thủy tổ Tô Tường Vân và cùng cúng giỗ vào ngày 25 tháng Hai. Vì không còn phả gốc nên cũng không phân được cành trên cành dưới mà thống nhất xưng hô ai hơn tuổi là anh.

Về nguồn gốc của chi họ thì khoảng năm 1990, được sự giúp đỡ nghiên cứu của Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thanh Hóa và gần đây [năm 2013] được sự giúp đỡ của Thường trực Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đã hé mở những thông tin quan trọng.

Ở phía Nam Lạch Trường, đối diện với xã Hải Lộc là xã Hoằng Trường. Ở đấy từ lâu có một ngôi đình thờ Đức Tô Hiến Thành. Lễ hội của Đình [ngày hóa của Đức Thánh] là ngày 5 tháng Chín. Khoảng năm 1990, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thanh Hóa sau khi khảo sát đình Hoằng Trường và lấy thần phả về nghiên cứu đã nói là vị thánh thờ ở Đình Hoằng Trường [Đức Tô Hiến Thành] là ông tổ của họ Tô Ngư Lộc. Từ đó họ Tô Ngư Lộc đã cung tiến vào đình Hoằng Trường một pho tượng Đức Tô, xin rước chân nhang thờ Ngài về thờ ở nhà thờ họ Tô xã Ngư Lộc và hàng năm làm giỗ Ngài vào ngày 5 tháng Chín.

Cuối năm 2013, Thường trực Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đã về thăm nhà thờ họ Tô xã Ngư Lộc, có đại diện họ Tô Hải Lộc cùng dự. Theo đề nghị của đoàn, chúng tôi đã làm lễ xin phép mở các hộp thần chủ. Ngoài biển thờ và thần chủ của Thủy tổ Tô Tường Vân và các vị cao tổ các đời kế tiếp, còn tìm thấy một tấm biển thờ ghi dòng chữ Hán: Khởi tổ khảo đệ đại, đại tướng quân Tô Quý công tự Hiến Thành hóa nhật sơ ngũ cửu nguyệt. Tạm dịch là; Ông tổ đầu đời của dòng họ là đại tướng quân tên chữ là Hiến Thành, hóa ngày 5 tháng Chín. Như vậy tên chữ và ngày hóa hoàn toàn trùng khớp với vị thần thờ ở đền Hoằng Trường. Từ đó xác định Đức Tô Hiến Thành là khởi tổ của họ Tô xã Ngư Lộc và họ Tô xã Hải Lộc.

Lịch sử đình Hoằng Trường tương truyền là năm 1161, Đức Tô Hiến Thành đi tuần du ven biển có vào đây tránh bão nên sau này nhân dân lập đền thờ. Như phần đầu bài viết này đã nói là Thủy tổ Tô Tường Vân về làng Vích lập nghiệp khoảng giữa thế kỷ 12 tức là cùng khoảng thời gian Đức Tô Hiến Thành vào đây tránh bão. Từ sự kiện này đặt ra hai giả thuyết:

- Thủy tổ Tô Tường Vân là con trai hay cháu nội Đức khởi tổ Tô Hiến Thành. Ngài về đây lập nghiệp chắc phải sau năm 1161 [năm Đức Tô đi tuần du] và khi đó tuổi đời ít nhất đã 20 tức là sinh muộn nhất khoảng năm 1142 hoặc trước nữa và Thủy tổ kém Khởi tổ nhiều nhất là 40 tuổi [1102-1142]. Như vậy Tô Tường Vân chỉ có thể là con trai hoặc cháu nội Đức Tô Hiến Thành.

- Thủy tổ về đây lập nghiệp có thể là do Đức Tô vào đây tránh bão thấy đất đai mầu mỡ nên đã cho con [cháu] vào thực hiện chủ trương khai hoang lấn biển mà Người đã đề ra và kiên trì chỉ đạo suốt cả cuộc đời. Hoặc chính Thủy tổ Tô Tường Vân có mặt tham gia đoàn quân tuần du của Đức Tô và thấy nơi đây cảnh vật tốt tươi, khi về đã xin phép cha [ông] về đây lập nghiệp.

Họ Tô Hải Lộc hiện có 49 hộ với 192 nhân khẩu [98 nam, 94 nữ].

Ngành nghề chính trong họ là làm muối ven biển đuổi nắng tránh mưa và làm thêm nông nghiệp. Đời sống trung bình và khá, còn 2 hộ nghèo.

Về trình độ, trong họ có 2 kỹ sư, 8 cử nhân, 3 y bác sĩ, 5 giáo viên trung học.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chi họ có 28 người tham gia lực lượng vũ trang, có 3 liệt sĩ và hai mẹ Việt Nam anh hùng [bà Tô Thị Tân là con gái họ Tô Hải Lộc có 1 con trai độc nhất là liệt sĩ và bà Trần thị Cân, con dâu họ Tô có 2 con là liệt sĩ], có 14 quân nhân xuất ngũ, nghỉ hưu trong đó có 2 thương binh, 3 bệnh binh.

Họ Tô Hải Lộc trước nay vẫn thờ Tổ ở nhà ông trưởng tộc nên tâm nguyện nóng bỏng của bà con trong họ muốn có được nhà thờ riêng để phụng thờ tiên tổ nhưng còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được, đặc biệt là đất đai và kinh phí. Đầu năm 2011, hai khó khăn trên đã có thể giải quyết:

Về đất xây nhà thờ, ông Tô Xuân Thành nhượng lại cho 1 mảnh đất rộng 150m2 giá 150.000.000 đồng nhưng mới nhận 80 triệu còn 70 triệu để họ nợ lại trong 5 năm không tính lãi.

Về kinh phí ngoài việc đóng góp theo suất đinh [75 suất đinh, mỗi suất góp 2 triệu đồng], nhiều người trong họ có mức đóng góp cao như ông Tô Xuân Thành, Tô Xuân Bảng, Tô Xuân Chí… Các nhánh họ Tô Hải Lộc ở thành phố Hồ Chí Minh và Tuyên Quang cũng gửi tiền về đóng góp. Tổng số tiền thu được là 450 triệu đồng.

Sau gần 4 tháng thi công, ngôi nhà thờ đã hoàn thành và ngày 15 tháng Sáu năm Tân Mão [2011] đã làm lễ khánh thành.

Hiện nay điều hành việc họ là Ban hội đồng Tô tộc gồm 7 người do ông Tô Xuân Đồng là trưởng ban và ông Tô Xuân Sanh là phó trưởng ban.

Chủ Đề