Thông tư liên tịch hướng dẫn giám định tỷ lệ thương tật

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên - Gọi tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6198

Trong các vụ án hình sự có không ít những hành vi phạm tội liên quan đến thương tích, tổn hại sức khỏe của người bị hại. Để bảo vệ mình và mọi người, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ về cách giám định tổn thương cơ thể trong các vụ án hình sự để tìm hướng giải quyết sau này.

Theo quy định tại Điều 205, 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm:

[i] Khi đương sự hoặc người đại diện của họ đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ

[ii] Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết phải tiến hành trưng cầu giám định. Theo đó, có một số tội cụ thể cần phải tiến hành trưng cầu giám định như sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội hành hạ người khác; Tội hiếp dâm

Tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật.

Tỷ lệ thương tổn cơ thể được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 quy định về tỷ lệ thương tổn cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Cụ thể các tổn thương như sau: Tổn thương cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não; Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ – xương – khớp; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ do tổn thương phần mềm; Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng; Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác; Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt

Ngoài ra, nếu một người có nhiều vùng bị tổn thương thì việc xác định tỷ lệ % tổn thương có thể được tính theo phương pháp cộng

Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng cùng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân Tối cao vừa hoàn thành Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về một số hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự và đang trưng cầu các ý kiến đóng góp.

Một trong những nội dung chính của dự thảo là hướng dẫn cách giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Theo đó, khi xảy ra các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, liên quan đến thương tích, tổn hại sức khỏe của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản xem xét dấu vết thân thể, lập biên bản mô tả về thương tích, chụp ảnh vết thương… để làm căn cứ giải quyết sau này.

Việc giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tiến hành ngay sau khi người bị thương tích hoặc bị gây tổn hại về sức khỏe đã được điều trị ổn định do cơ sở khám, chữa bệnh xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền có thể trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời đối với người bị thương tích,

Tuy nhiên, cũng theo hướng dẫn này, bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền từ chối giám định bằng văn bản. Khi đó, cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định thương tích trên cơ sở hồ sơ bệnh án do cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp làm căn cứ tạm thời để giải quyết vụ án.

Công an xác định tuổi bằng cách nào?

Dự thảo Thông tư liên tịch cũng hướng dẫn cách xác định tuổi của người tham gia tố tụng. Theo đó, nếu tuổi của người bị buộc tội, bị hại có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc nghi ngờ về tính xác thực thì phải trưng cầu giám định tuổi.

Nếu có tài liệu xác định thời gian sinh hoặc có kết luận giám định tuổi nhưng chưa xác rõ ngày, tháng sinh của người bị buộc tội, bị hại thì xác định theo cách sau:

[i] Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không rõ ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh để xem xét trách nhiệm hình sự.

[ii] Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không rõ ngày, tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó làm ngày sinh.

[iii] Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm thì lấy ngày 30 tháng 6 của năm đó làm ngày sinh.

[vi] Nếu xác định được cụ thể nửa cuối năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa cuối năm thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

[v] Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

665_1616407522_4260586be2f371b.doc

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y, GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

Căn cứ Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Điều 1. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe sau đây được gọi chung là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể [sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT] sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, bao gồm:

1. Bảng 1: Tỷ lệ % TTCT do thương tích sử dụng trong giám định pháp y;

2. Bảng 2: Tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật sử dụng trong giám định pháp y;

3. Bảng 3: Tỷ lệ % TTCT do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não sử dụng trong giám định pháp y tâm thần;

4. Bảng 4: Tỷ lệ % TTCT do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y.

Điều 2. Nguyên tắc giám định

1. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.

3. Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.

Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

2. Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên [nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị].

5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

7. Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

8. Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần [theo quyết định trưng cầu/yêu cầu], thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp [cộng] tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn; trong đó:

Video liên quan

Chủ Đề