Thu ngân sách Thừa Thiên Huế 2022

TTH.VN - Tại hội nghị tổng kết ngành tài chính tỉnh năm 2021, ngành đã đưa ra con số phấn đấu tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 12.000 tỷ đồng.

Trong những tiêu chí để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có một chỉ tiêu quan trọng là phấn đấu tự cân đối ngân sách vào năm 2025, tức là nguồn thu ngân sách đảm bảo cân đối nhiệm vụ chi. Đây được cho là một tiêu chí khó khăn đối với điều kiện kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Thế nhưng, kết thúc năm 2021, nếu cân đối giữa nguồn thu và chi, chúng ta đã gần tiệm cận được điều này. Theo số liệu của Sở Tài chính, năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 11.330 tỷ đồng và tổng chi là 11.918 tỷ đồng, chênh lệch âm 588 tỷ.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp [Sở KH-ĐT] trao đổi công tác tư vấn thành lập cho doanh nghiệp. Ảnh: A.T 

Nguồn thu ngân sách thường dựa vào chính yếu là từ sự phát triển của nền kinh tế, tức là tăng trưởng GDP [tổng sản phẩm quốc nội]. Tương tự với GDP ở địa phương là GRDP [tổng sản phẩm nội địa]. Đây được coi là nền kinh tế thực tạo ra sản phẩm hàng hóa. Nghĩa là, nền kinh tế tăng trưởng, phát triển tốt sẽ đóng góp vào tăng thu ngân sách.

Nhưng có vẻ như, mấy năm qua, không phải bao giờ tăng thu ngân sách trên địa bàn cũng đi cùng với tăng trưởng kinh tế mà thường là mức tăng trưởng cao hơn. Tức là có những nguồn thu dựa vào các yếu tố ngoài nền kinh tế sản xuất hàng hóa, trong đó có tỷ lệ không nhỏ thu từ đất đai, mà nhiều ý kiến cho rằng nguồn thu này thiếu bền vững!

Tạm gác qua chuyện nguồn thu có bền vững hay không bền vững, mà chỉ xem xét thử mục tiêu đặt ra cho thu ngân sách năm 2022 có khả năng đạt được hay không và nếu đạt được thì từ những yếu tố nào?

Trước tiên là dựa vào tăng trưởng kinh tế. Năm 2021 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế Thừa Thiên Huế nói riêng. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng dịch bệnh. Khu vực ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là dịch vụ du lịch. Theo số liệu thống kê, năm 2021, khu vực dịch vụ nói chung chiếm tỷ trọng 46,5%. Thế nhưng năm 2021 tăng trưởng GRDP của tỉnh vẫn đạt được 4,36%, cao hơn nhiều so với năm 2020 là 2,6%. Năm 2021, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và nông nghiệp không ảnh hưởng nhiều lắm. Năm nay, tình hình sẽ khả quan hơn cùng với định hướng mở cửa hoàn toàn nhờ kiểm soát được dịch bệnh, nên sẽ thu hút một nguồn lực cho tăng trưởng từ lĩnh vực dịch vụ. Thêm vào đó là hàng chục nghìn tỷ đồng được đầu tư từ khu vực doanh nghiệp như thành lập mới doanh nghiệp, tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũ… Nói nôm na, điều kiện và nguồn lực của năm 2022 sẽ khác và có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2021. Có phải vậy chăng mà ngành tài chính dự báo GRDP của tỉnh sẽ phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 6,5 đến 7,5%?

Một yếu tố quan trọng khác để tăng nguồn thu ngân sách là từ khu vực phi sản xuất, đó là nguồn thu từ đất. Thời gian qua, nguồn thu này chiếm tỷ trong lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh, như năm 2019 thu được 1.300 tỷ đồng thì năm 2020 đã thu được 2.100 tỷ đồng, năm 2021 còn cao hơn. Tốc độ tăng trưởng từ nguồn thu này liên tục tăng. Mấy năm qua, thị trường bất động sản ở Huế sôi động và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại trong năm 2022. Cùng với đó, những thông tin thuận lợi cho việc hỗ trợ thị trường này phát triển đó là, phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch mở rộng địa giới hành chính TP. Huế; Trung ương ban hành cơ chế đặc thù cho Thừa Thiên Huế; Hạ tầng cơ sở tiếp tục được đầu tư nhiều; các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ… Những yếu tố này kỳ vọng sẽ có tác động làm cho nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng tiếp tục tăng trưởng.

Một yếu tố khác có thể lấy làm tham chiếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế bao giờ cũng cao hơn mức trung bình của cả nước. Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5%.

Tóm lại, đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đề ra hay không, phải đợi một thời gian nữa, ít nhất là nửa năm tới liên quan đến việc kiểm soát dịch bệnh. Nhưng với những dự báo các yếu tố tác động lớn vào nguồn thu ngân sách như đã nêu, chúng ta kỳ vọng con số tăng trưởng GRDP của tỉnh thấp nhất là 6,5% cho năm 2022 hoàn toàn có thể đạt được.

Nguyên Lê

Ngày 29/6, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của địa phương này. 

Theo số liệu thống kê, trong nửa đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP của Thừa Thiên Huế ước đạt 6,92% so cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,72% của 6 tháng đầu năm 2021; mức tăng này thuộc nhóm tăng trưởng khá trong khu vực. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,25%, khu vực dịch vụ tăng 7,89%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 7,49%.

Theo lý giải của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, khu vực công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao là do sự tăng trưởng cao của ngành điện, tăng 72,81%. Ngoài ra, một số sản phẩm chủ lực của tỉnh tiếp tục duy trì năng lực sản xuất cao như: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, sản xuất sợi, sản xuất trang phục, chế biến dăm gỗ tăng; cùng với đó là việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc công nghệ một số nhà máy trên địa bàn: mở rộng nhà máy kéo sợi của công ty sợi Phú Bài, mở rộng nhà máy sợi công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng; Nhà máy gạch men Mikado Huế, Nhà máy dệt Sunjin AT&C Vina; nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ ô tô Nakamoto Việt Nam,...

Theo công bố, quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 của Thừa Thiên Huế theo giá hiện hành ước đạt 29.993 tỷ đồng. Về cơ cấu, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,94%; khu vực dịch vụ chiếm 48,23%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,98%.

Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh ước đạt 5.636,5 tỷ đồng, bằng 82,1% dự toán năm. Trong đó, nguồn thu nội địa ước đạt 4.454 tỷ đồng, thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 250 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 246 tỷ đồng; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.486 tỷ đồng; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 860 tỷ đồng; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 360 tỷ đồng; thuế bảo vệ môi trường 285 tỷ đồng.

Ông Ngô Liều, Cục Trưởng Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế có bước phát triển với nhiều điểm sáng, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá. Kết quả này có được là nhờ sự chỉ đạo chủ động, linh hoạt của chính quyền địa phương trong đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế xã hội; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

Mã ngoại tệ Tên ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán
USD Đô la Mỹ 23,270.00 23,310.00 23,750.00
EUR EURO 23,172.00 23,265.00 23,720.00
GBP Bảng Anh 0.00 27,403.00 0.00
SGD Đôla Singapore 16,595.00 16,703.00 17,030.00
HKD Đô la Hồng Kong 0.00 0.00 0.00
JPY Yên Nhật 168.75 169.60 172.92
AUD Đô la Úc 15,792.00 15,895.00 16,271.00
CAD Đô la Canada 17,754.00 17,861.00 18,211.00
KRW Won Hàn Quốc 0.00 17.55 0.00
CHF Franc Thụy Sĩ 0.00 24,251.00 0.00
THB Baht Thái Lan 0.00 651.00 0.00
TWD Tân Đài tệ 0.00 0.00 0.00
NZD Đô la New Zealand 0.00 14,345.00 0.00

Nguồn: ACB Bank

1table

Mua vào Bán ra SJC HCM 1-10L SJC Hà Nội DOJI HCM DOJI HN PNJ HCM PNJ Hà Nội Phú Qúy SJC Bảo Tín Minh Châu Mi Hồng EXIMBANK SCB TPBANK GOLD
66,200 67,200
66,200 67,220
66,400 67,100
66,100 67,100
66,200 67,100
66,200 67,200
66,200 67,150
66,24030 67,140
66,500100 66,900100
66,000 67,000
66,000 67,000
66,100 67,100
Cập nhật thời gian thực 24/24

3419

Nguồn: giavangsjc.net

  • 15, Tháng 08, 2022 | 15:50

  • 20, Tháng 08, 2022 | 07:00

  • 15, Tháng 08, 2022 | 17:04

  • 15, Tháng 08, 2022 | 17:39

  • 21, Tháng 08, 2022 | 07:38


Video liên quan

Chủ Đề