Thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung là gì năm 2024

Cổ tử cung là phần nối khoang tử cung và phần trên của âm đạo. Nó có chức năng là lối vào của tinh trùng để thụ tinh với trứng.

Polyp cổ tử cung là gì?

Polyp cổ tử cung là khối u lành tính phát triển từ mô đệm cổ tử cung và được che phủ bởi biểu mô, xuất phát từ ống cổ tử cung, có chân hoặc không có chân, kích thước có thể thay đổi từ vài mm đến vài cm, thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Người bệnh có polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể ra khí hư nhiều, rong huyết, ra máu sau giao hợp. Phần lớn polyp cổ tử cung lành tính, nhưng khoảng 1% trường hợp chuyển dạng ác tính.

Polyp là cấu trúc dễ vỡ, phát triển từ cuống ở bề mặt của cổ tử cung hoặc bên trong của ống cổ tử cung. Polyp cổ tử cung thường có màu hồng, mềm, khi chạm vào rất dễ chảy máu.

Polyp cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50. Đa số polyp cổ tử cung không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi khám phụ khoa định kỳ.

Nguyên nhân polyp cổ tử cung hiện giờ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp cổ tử cung bao gồm:

  • Nồng độ Estrogen cao, đặc biệt phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh.

Hàm lượng estrogen tự nhiên luôn dao động trong suốt cuộc đời mỗi phụ nữ. Nồng độ estrogen cao nhất trong những năm sinh đẻ và trong những tháng bắt đầu mãn kinh. Hoá chất nhân tạo giống với estrogen xuất hiện trong các sản phẩm thịt và sữa ngoài thị trường, đồng thời nó cũng có thể được giải phóng vào thức ăn khi hộp đựng được làm bằng nhựa. Đó là những nguyên nhân làm tăng nồng độ estrogen, nâng cao khả năng xuất hiện polyp cổ tử cung.

  • Bệnh lý viêm nhiễm âm đạo - cổ tử cung.

Polyp cổ tử cung thường không có biểu hiện rõ ràng nên thường rất khó phát hiện và nhầm lẫn với 1 số các bệnh khác.

  • Ra máu âm đạo bất thường: là triệu chứng thường gặp nhất
  • Tính chất xuất huyết: thường chảy rỉ rả, xuất huyết nặng hơn trong chu kỳ [cường kinh]
  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục.
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh.
  • Ra máu sau khi thụt rửa âm đạo.
  • Ra máu sau mãn kinh.
  • Đôi khi ra dịch tiết âm đạo quá nhiều, thay đổi màu sắc: quá trắng hoặc quá vàng
  • Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu

Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi khảo sát hiếm muộn, hoặc qua xét nghiệm tế bào học cổ tử cung

Những dấu hiệu trên cũng có thể là biểu hiện sớm của ung thư cổ tử cung, nên bạn hãy đến sớm các cơ sở y tế để được khám và có chẩn đoán chính xác.

​​​​

  • Thường xuyên khám cổ tử cung thường xuyên nhằm phát hiện sự tăng trưởng sớm của polyp
  • Nên dùng đồ lót bằng chất coton nhằm giúp không khí thông thoáng và ngăn ngừa được nhiệt độ cũng như độ ẩm quá mức quy định.
  • Quan hệ đúng cách và sử dụng bao cao su.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và làm Pap tầm soát ung thư cổ tử cung

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp chẩn đoán để xác định bệnh:

  • Siêu âm vùng chậu: siêu âm đầu dò âm đạo là lựa chọn đầu tiên để đánh giá bệnh lý phụ khoa ở những trường hợp ra máu âm đạo bất thường
  • Chẩn đoán xác định tính chất lành tính hay ác tính polyp cổ TC cần dựa trên đánh giá mô học sau khi đã sinh thiết [hoặc can thiệp cắt bỏ] khối polyp.

Một số trường hợp polyp cổ tử cung sẽ tự thoái triển.

Tùy thuộc vào từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị polyp cổ tử cung cụ thể, có trường hợp chỉ cần điều trị nội khoa. Các bác sĩ thường không loại bỏ polyp trừ khi chúng gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

Phương pháp loại bỏ polyp cổ tử cung bao gồm:

  • Xoắn polyp cổ tử cung: là một thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh
  • Buộc dây phẫu thuật quanh gốc polyp và cắt bỏ nó đi
  • Sử dụng vòng kẹp để loại bỏ polyp khỏi âm đạo.
  • Các phương pháp loại bỏ phần gốc của polyp cổ tử cung bao gồm:
  • Nitơ lỏng
  • Dao điện đốt chân
  • Tia lazer

Đối với những trường hợp polyp ống cổ tử cung, chân polyp to: phẫu thuật mở ống cổ tử cung cắt polyp và đốt chân, sau đó sẽ khâu phục hồi ống cổ tử cung.

Polyp cổ tử cung khi mang thai không phổ biến. Phụ thuộc vào kích thước, vị trí của polyp cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, những ảnh hưởng của polyp đến mẹ và thai nhi… mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai phù hợp. Mẹ bầu bị polyp cổ tử cung khi mang thai cần làm gì và lưu ý những gì? ThS.BS Sao Hieng, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là những khối u nhỏ, dài, có hình giọt nước nhô ra khỏi cổ tử cung. Khối polyp có kết cấu mịn hoặc hơi xốp và có thể chảy máu khi chạm vào. Một số polyp có cuống dài và mỏng. Kích thước polyp từ vài milimet đến vài centimet hoặc lớn hơn. [1]

Hầu hết phụ nữ bị polyp cổ tử cung không xuất hiện triệu chứng hoặc gặp phải những triệu chứng mơ hồ, khó phân biệt và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác như:

  • Rong kinh;
  • Chảy máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh;
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi hoặc giống như có mủ.

ThS.BS Sao Hieng chia sẻ, polyp cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ đã trải qua sinh nở, sinh nhiều con và sau những năm sinh sản khoảng 40-50 tuổi. Hầu hết các trường hợp polyp cổ tử cung là lành tính, hiếm khi là ung thư, tuy nhiên một số polyp có thể tiến triển ác tính thành ung thư. Vì thế, các chuyên gia Sản khoa khuyến cáo cần can thiệp loại bỏ polyp ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường để tránh nguy hiểm.

Tham khảo: Polyp tử cung là gì?

Vị trí xuất hiện của polyp cổ tử cung

Nguyên nhân nào gây polyp cổ tử cung khi mang thai?

Một số nguyên nhân có thể dẫn việc hình thành polyp cổ tử cung khi mang thai gồm: [2]

1. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Rối loạn nội tiết tố nữ, cụ thể là sự gia tăng nồng độ hormone Estrogen ở mẹ bầu chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ khiến mẹ bị polyp cổ tử cung khi mang thai.

2. Tiền sử hoặc chưa điều trị dứt điểm bệnh phụ khoa

Phụ nữ có tiền sử lạc nội mạc tử cung chưa điều trị dứt điểm có thể hình thành các khối polyp cổ tử cung khi mang thai. Sau khi lớp niêm mạc bị bong tróc nhưng không được đào thải ra ngoài sẽ dính vào các bộ phận khác, như tử cung hoặc cổ tử cung hình thành nên polyp.

Bên cạnh đó, khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút, việc vệ sinh vùng kín gặp nhiều khó khăn dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Tình huống này nếu không được can thiệp hiệu quả và đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các khối polyp ở cổ tử cung hoặc polyp trong lòng tử cung.

3. Hệ quả từ việc nạo phá thai không an toàn

Việc nạo phá thai không an toàn, thực hiện phá thai tại những cơ sở y tế không uy tín có thể làm sót nhau thai trong tử cung. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các khối polyp.

Dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung khi mang bầu là gì?

Trên thực tế, mẹ bầu phát hiện bị polyp cổ tử cung khi mang thai nhờ tuân thủ lịch khám thai định kỳ bởi các triệu chứng của polyp cổ tử cung không điển hình, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và can thiệp kịp thời, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Tuân thủ lịch khám thai định kỳ là cách giúp mẹ bầu phát hiện sớm polyp cổ tử cung khi mang thai

“Một số trường hợp mẹ bầu bị chảy máu ít rồi ngừng nên chủ quan mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngay khi nhận thấy sự chảy máu, dù nhiều hay ít mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng can thiệp xử trí kịp thời để tránh khối polyp phát triển gây nguy hiểm”, bác sĩ Phương Nga khuyến cáo.

Mẹ bầu bị polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ, mức độ nguy hiểm của polyp cổ tử cung khi mang thai sẽ phụ thuộc vào vị trí, mật độ và kích thước của các khối polyp. Với những polyp nhỏ và không gây triệu chứng, bác sĩ cân nhắc đề nghị mẹ bầu chấp nhận “sống chung” với bệnh thay vì can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, với những khối polyp kích thước lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ tiến triển ác tính, bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

1. Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Các triệu chứng của polyp cổ tử cung có thể tác động đến tâm lý của mẹ bầu, khiến mẹ luôn trong trạng thái lo lắng và khó chịu trong suốt thai kỳ, vô hình chung ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Theo thời gian, khối polyp phát triển lớn dần sẽ bịt kín cổ tử cung, gây cản trở đường ra của thai nhi, khiến mẹ khó sinh thường [sinh qua ngả âm đạo].

Khối polyp cổ tử cung khi mang thai có thể cản trở đường ra của thai nhi khiến mẹ khó sinh thường

2. Ảnh hưởng đến thai nhi

Khi khối polyp phát triển tăng dần về kích thước hoặc số lượng sẽ chiếm nhiều vị trí trong tử cung hoặc cổ tử cung, điều này dẫn đến việc chèn ép lên sự phát triển của thai nhi, khiến thai phát triển không bình thường, tăng nguy cơ bị dị tật hoặc sảy thai, sinh non. Tỷ lệ sảy thai và sinh non ở mẹ bị polyp cổ tử cung khi mang thai cao hơn những mẹ bầu bình thường.

Điều trị polyp cổ tử cung khi có thai như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể như các triệu chứng gặp phải, tình trạng sức khỏe của mẹ, vị trí, kích cỡ và sự phát triển của khối polyp cổ tử cung mà bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.

Đối với những khối polyp nhỏ, không gây triệu chứng hoặc không có yếu tố nguy cơ, mẹ bầu sẽ tạm thời “sống chung” với polyp và chỉ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ polyp sau khi sinh xong. Việc can thiệp phẫu thuật trong thai kỳ chỉ là chỉ định trong những tình huống bắt buộc và khẩn cấp để tránh nguy cơ gây viêm nhiễm, thậm chí là sảy thai.

Đối với những khối polyp kích thước lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật thích hợp, có thể là:

  • Xoắn polyp cổ tử cung: dùng kẹp giữ phần chân [cuống] polyp rồi vặn, xoắn nhẹ nhàng kéo polyp ra ngoài. Đây là tiểu phẫu khá đơn giản và ưu tiên áp dụng ở mẹ bầu bị polyp cổ tử cung khi mang thai.
  • Phẫu thuật cắt polyp tử cung: trong tình huống không thể áp dụng cách xoắn polyp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ polyp kết hợp đốt chân polyp để ngăn chặn sự tái phát trong tương lai.

“Việc điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai đòi hỏi sự chẩn đoán và đánh giá chính xác từ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào khi chưa có lời khuyên của bác sĩ”, bác sĩ Sao Hieng nhắn nhủ.

Cách phòng ngừa bị polyp cổ tử cung khi mang thai

Sau khi trải qua điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai, ngoài tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, chị em cũng cần ghi nhớ những điều sau: [3]

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, dịu nhẹ, không chất tẩy rửa.
  • Không thụt rửa trong âm đạo và ngâm mình quá lâu.
  • Sau khi đi vệ sinh nên vệ sinh từ trước ra sau.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và đảm bảo sự phát triển cho thai nhi.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục tối thiểu 4-6 tuần sau điều trị.

Tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai định kỳ là cách theo dõi sự phát triển của thai nhi, cũng là cách phát triển các vấn đề sức khỏe như polyp cổ tử cung khi mang thai để can thiệp điều trị sớm và hiệu quả.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, liên kết chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Sơ sinh… theo dõi chặt chẽ thai kỳ bởi chuyên gia đầu ngành, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe xảy ra trong thai kỳ, can thiệp sớm và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.

Để đặt lịch hẹn khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ bầu vui lòng liên hệ đến:

Trên đây là những thông tin tổng quan về polyp cổ tử cung khi mang thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ bầu có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Hiện tại, mức chi phí trung bình dành cho mỗi ca phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung dao động khoảng từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung được đánh giá là ca phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao với thời gian phục hồi dao động trong khoảng 10 - 14 ngày.

Sau khi xoắn polyp cổ tử cung kiêng quan hệ bao lâu?

Lưu ý, người bệnh sau khi thực hiện thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung phải kiêng quan hệ tình dục 1-2 tuần theo lời dặn của bác sĩ.

Cắt polyp cổ tử cung có phải kiêng gì không?

Cụ thể, sau khi cắt polyp cổ tử cung nên kiêng ăn một số thực phẩm sau: Tránh các loại đồ uống có cồn như rượu bia, nước ngọt công nghiệp,... do chứa các thành phần không tốt cho máu, khiến máu bị loãng, ảnh hưởng đến thời gian phục hồi. Kiêng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc an thần, thuốc ngủ,...

Có ai bị polyp tử cung khi mang thai như mình không?

Trên thực tế, mẹ bầu phát hiện bị polyp cổ tử cung khi mang thai nhờ tuân thủ lịch khám thai định kỳ bởi các triệu chứng của polyp cổ tử cung không điển hình, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

Chủ Đề